SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

TÌM HIỂU VỀ ĐÀN ORGAN ĐIỆN TỬ : Bài 2- Mua đàn để làm gì?


Mua đàn organ để làm gì?

Như đã đề cập trong bài trước, tôi đề nghị trước khi quyết định mua một cây đàn organ, bạn cần phải suy nghĩ xem “mua để làm gì”? Biết càng rõ lý do thì việc chọn mua đàn càng dễ dàng và đúng mong muốn của bạn.
Trong sản xuất đàn organ điện tử cũng vậy, khi thiết kế , sản xuất một mẫu mã đàn organ thì nhà sản xuất cũng phải phải suy nghĩ xem “ Cây đàn này sản xuất dành cho ai? Để làm việc gì?”. Các nhà sản xuất đàn như Casio, Yamaha, Roland.. cho rằng thị trường đàn organ có ba lý do để người ta chọn mua đàn: : 1- Mua để giải trí (Entertainment) 2- Mua để thưởng thức nghệ thuật (Enjoyment) 3- Mua để làm phương tiện học âm nhạc (Education). Do sản xuất công nghiệp nên nên mỗi mẩu mã (model) đều phải sản xuất với số lượng lớn, người ta không thể thiết kế sản xuất mỗi model đàn phục cụ một chức năng – hoặc giải trí, hoặc giáo dục – như thế số lượng quá lớn và giá thành sản phẩm quá cao rất khó phân phối. Do đó, để bán được hàng người ta luôn thiết kế mỗi mẩu mã đàn organ có thể đáp ứng cả ba tính năng, “mỗi thứ một chút” (Giải trí, thưởng thức, giáo dục) làm cho khách hàng vừa ý. Do đó, có những mẫu mả tính năng giáo dục nổi trội hơn và tính năng giải trí bớt đi hoặc có với một model đàn người ta chuyên dành cho biểu diễn nghệ thuật thì tính năng enjoyment sẽ nổi trội hơn các tính năng khác.  
 
      Trở lại câu hỏi “Mua đàn organ để làm gi?”. Như đã trình bày ở trên, đây là câu hỏi quan trọng và rất cần thiết cho bạn khi mua đàn. Nếu bạn muốn mua đàn để học organ, piano hay học âm nhạc, như vậy model đàn của hãng nào bạn chọn cũng sẽ phải có những tính năng làm phương tiện dạy học nổi trội.
      Ví dụ: -    Bàn phím phát sáng để học trực quan (Lighting key keyboard).
-         Phương pháp học đàn theo 3 bước (Three step lesson).
….
Các tính năng này sẽ có trong đàn Casio LK 266, Yamaha Ez- 220, Meike KL-816 hay Bee KL-92VN. Nếu người bán hàng giới thiệu một model organ nào đó đắt tiền mà không có các tính năng giáo dục thì bạn mua cũng sử dụng để học hiệu quả được. Vì âm sắc hay, điệu nhạc mới, tính năng tạo âm thanh đảo chiều.. làm cây đàn đắt tiền hơn nhưng chẳng ích lợi gì cho nhu cần học âm nhạc của bạn cả.
                                                                                                                      TTQ

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

TÌM HIỂU VỀ ĐÀN ORGAN ĐIỆN TỬ : Bài 1- Nên chọn mua đàn organ như thế nào?

Nên chọn mua loại đàn organ như thế nào là tốt nhất?
    1-Chọn đàn organ bằng cách hỏi các chuyên gia tư vấn 

Nếu bạn ngồi lên bàn phím và đặt câu hỏi bằng tiếng Việt cho Google “ Nên chọn mua loại đàn organ như thế nào là tốt nhất?”, bạn sẽ nhận được ngay được  452.000 câu trả lời. Nếu câu hỏi được giới hạn với phạm vi hẹp hơn : “ Nên mua loại đàn organ nào cho người mới học?”, bạn nhận được 169.000 câu trả lời. Nhưng nếu đặt câu hỏi như “Giáo viên dạy âm nhạc trường mầm non, tiểu học nên chọn loại đàn organ nào?”, bạn chỉ nhận được 7.300 câu trả lời và có đến 99% câu trả lời này đã “lạc đề” với câu hỏi – trả lời không đúng thắc mắc của người hỏi như “ bạn nên học đàn theo giáo trình ...” “trẻ nên học đàn ở …”. Như vậy, khi ta hỏi những câu hỏi khó như “chọn loại organ nào tốt nhất hiện nay?” ta lại có đến có 452.000 câu trả lời tư vấn, nhưng với câu hỏi dễ hơn như  “chọn đàn organ nào cho người mới học?” thì số câu trả lời lại giảm chỉ còn 1/3 với 169.000 câu trả lời. Như vậy câu hỏi khó thì có nhiều câu trả lời hơn câu hỏi dễ. Tư vấn việc chọn một cây đàn organ tốt nhất không lý dễ hơn tư vấn chọn cây đàn organ cho người mới học đàn ?!. Để kiểm tra lại trình độ của các nhà tư vấn Việt Nam, tôi lại đặt thêm câu hỏi trên Google: “ Đàn organ Casio, Yamaha loại nào tốt hơn?” tôi nhận được 76.000 câu trả lời như với nội dung trả lời chung chung, không tiểu chí để khẳng định. Cuối cùng tôi đưa ra câu hỏi so sánh: “Đàn organ thương hiệu Casio và thương hiệu Nord loại nào hay hơn?” hay “ Đàn Yamaha và Nord loại nào hay hơn?”, 90% câu trả lời đã chọn loại đàn hay hơn là đàn Casio và Yamaha. Điều này sai hoàn toàn với thực tế. Cây đàn organ điện từ hiệu Nord (Thụy Điển) là loại đàn organ chuyên nghiệp chuyên dành cho biểu diễn, giá đàn từ 3000 USD trở lên và là loại đàn keyboard mà các tay keyboard chuyên nghiệp trên thế giới đều ngưỡng mộ và được các tạp chí chuyên về keyboard chọn là cây đàn biểu diễn hay nhất trong 1017, 2018, doanh số Nord hiện nay đang rất nổi trội hơn. Tất cả những điều này thì các chuyên gia đàn organ tại nước ta lại không biết. Tại Việt Nam các “chuyên gia organ” không biết gì ngoài các loại đàn đang phổ biến trên thị trường nhạc cụ trong nước như Yamaha, Casio, Roland . Nếu tinh ý chúng ta sẽ nhận ra rằng các nhà “tư vấn nhạc cụ” này phần lớn chính là những người đang đứng bán hàng trong các shop nhạc cụ và cách tư vấn của họ trên mạng internet khi ta đọc được thấy khá “kỳ quặc” đến buồn cười: “Hãy chọn một cây đàn organ có nhiều lượng tiếng vì lượng tiếng càng nhiều thì tính năng càng tốt và chất lượng tốt hơn tất cả..”, “Chọn mua cây đàn organ là bạn đang chọn bước phát triển chuyên nghiệp của cuộc đời nghệ thuật của bạn. Hãy mạnh dạn chọn mua cây đàn có giá cao nhất để đảm bảo tương lai xứng tầm với sự nghiệp biểu diễn của bạn ?..”. Tóm lại, để chọn mua đàn tất nhiên chúng ta nên lắng nghe tư vấn của chuyên gia. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên chuẩn bị những câu hỏi của mình: “Mua organ cho ai? Mua để làm gì? Mua loại bao nhiêu tiền?”… Lúc nào cũng nên nhớ là “Mua cái mình cần, không phải chọn mua cái  người ta có” (Câu này vốn của giới marketing..). 

2- Chuẩn bị trước những yêu cầu, những mong muốn của mình trước khi hỏi tư vấn.

            2.1- Mua đàn cho trẻ con bắt đầu học đàn.

Theo quan điểm và kinh nghiệm của mình, dù chọn đàn cho trẻ nhỏ 3, 4 tuổi (là tuổi bắt đầu học đàn được) cũng chỉ nên chọn đàn có phím lớn, 5 octave ( 61 phím), chọn phím có cảm ứng – có thể bấm mạnh-nhẹ/ lớn, nhỏ; có tối thiểu 100 tiếng (tone), 100 điệu (rhythm) …giá tiền 3-4 triệu là được. Lý do mình chọn tiêu chí như trên đây vì nếu bàn phím nhỏ ( mini size) hay thiếu phím sẽ khó trong phát triển kỹ thuật ngón cho trẻ. Trẻ con bắt đầu học organ thì chỉ nên học như piano, không nên học đổi âm sắc, tiết điệu theo kiểu đàn “One man band”. Trên thế giới không có quốc gia nào cho trẻ học organ theo cách sử dụng tiếng (tone), điệu (rhythm) tự động. Cách đánh đàn “One man band” chỉ là cách chơi đàn “Karaoke” để giải trí của người lớn., ngay Nhật Bản cũng không cho trẻ con học đàn kiểu “one man band”. Nên lưu ý, trên thế giới hoàn toàn không có các giáo trình học đàn keyboard như tại Việt Nam mà chỉ có giáo trình học piano. Sách dạy đàn kiểu “One man band” thường được tặng kèm theo đàn Casio, Yamaha nhưng lại được chúng ta biên soạn thành giáo trình học đàn organ.
2.2- Mua đàn cho người lớn chơi đàn để giải trí.
Nếu không có thời gian thì người lớn học đàn kiểu “one man band” để giải trí cũng được và có thể sử dụng chung đàn với trẻ. Khi trẻ học đàn kiểu piano thì chỉnh đàn theo Normal, khi người lớn chơi đàn kiều “one man band” thì chỉnh đàn kiểu single chord hay Fingered chord . Thực ra, nếu có thời gian, có kiên nhẫn thì người lớn cũng nên học đàn phím theo kiểu piano… chơi piano bạn sẽ thấy tâm hồn mình thanh thản, bay bổng hơn lối đàn “one man band style”.



Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Một số hình ảnh về Hội thảo khoa học về mô hình tập huấn giáo viên âm nhạc mầm non, tiểu học năm 1998

Hội thảo khoa học "Để môn âm nhạc hấp dẫn, hiệu quả" tổ chức năm 1998 tại thành phố Hồ Chí Minh để tìm những giải pháp để nâng chất lượng dạy học âm nhạc nhưng cũng để tổng kết 5 năm triển khai mô hình tập huấn "trang bị kỹ năng sử dụng đàn organ điện tử cho giáo viên mầm non, tiểu học” . Đây là chương trình tập huấn 150 tiết/ 1 Gv đã tổ chức cho hơn 10.000 giáo viên mầm non, tiểu học các địa phương Tp.HCM, Long An, Đồng Nai, Bình dương, Bình phước, Lâm đồng, Tây ninh, Kiên giang, An giang, Đồng tháp, Cần thơ... tham gia. Chất lượng chương trình 150 tiết là “ đầu vào là giáo viên hoàn toàn không biết đàn, đầu ra giáo viên có thể đàn được 30-40 bài nhạc giáo dục trong sách giáo khoa”, không chỉ biểt đàn mà còn biết nhạc lý, biết hát các bài nhạc trước khi đàn. Chương trình này bước đầu đã được ngành giáo dục ghi nhận như là một giải pháp hiệu quả để xây dựng đội ngũ giáo viên dạy âm nhạc kiêm nhiệm cho các trường mầm non, tiểu học các địa phương và đặc biệt là lần đầu tiên việc tập huấn giáo viên đã được tiến hành từ nguồn lực xã hội hóa giáo dục. Đặc biệt hơn, chương trình tập huấn bước đầu đã liên kết với Trường SPMGTW2 (Nha Trang) để mở lớp chuyển tiếp từ tập huấn 150 tiết kết nối sang học chương trình cử nhân sư phạm âm nhạc 3 năm (chương trình tại chức học 2000 tiết), khoá đầu tiên đã tổ chức tại CĐSP Cần Thơ đã mở ra hướng đào tạo giáo viên nhạc trình độ cao đẳng cho các địa phương. Hội thảo tổng kết đã được tổ chức năm 1998 tại Tp.HCM với sự tham dự của Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Nhạc viện Tp.HCM và Lãnh đạo các Sở GDĐT đã liên kết tổ chức các lớp tập huấn. (Tư liệu: Thân Trọng Quốc)




Lưu trữ dữ liệu giữ vai trò quan trọng đối với đàn organ làm phương tiện dạy học âm nhạc cho các giáo viên.


Lưu trữ bài hát là tính năng ưu việt của đàn organ điện tử 

Đàn organ điện tử (keyboard) là nhạc cụ tiêu biểu cho thời đại công nghệ nên từ khi ra đời đã có bao gồm rất nhiều tính năng hiện đại mà tất cả các loại nhạc cụ ra đời trước nó đều không thể có. Nổi bật nhất là khả năng lưu trữ nhiều âm sắc các nhạc cụ khác nhau (tone) và lưu trữ nhiều tiết điệu theo các cách diễn tấu của một ban nhạc thu nhỏ (rhythm) và đặc biệt quan trọng là lưu trữ các bản nhạc đã diễn tấu tạo thuận lợi cho các giáo viên dạy âm nhạc trường phổ thông. Nhạc cụ này được nghiên cứu làm sao cho dễ sử dụng, để chọn âm sắc và tiết điệu chỉ cần bấm vào các nút chức năng ... tay trái chỉ sử dụng hai ngón tay là có thể đệm đàn (single chord) nên người sử dụng chủ yếu chỉ học đàn giai điệu bằng tay phải. Dễ sử dụng hơn là đàn chỉ cần biết đàn ở chủ âm Do trưởng (C) và La thứ (Am), nếu gặp các chủ âm khác thì có thể dịch giọng (tranpose) còn cách điều khiển đàn vẫn không thay đổi. Do nhiều tính năng tạo thuận lợi như vậy nên khi vừa du nhập vào Việt Nam đã được các nhạc sĩ nghiên cứu viết giáo trình dạy sử dụng đàn organ điện tử. Những nhạc sĩ đã viết giáo trình cho organ thời kỳ này như NS.Nguyễn Hoành Thông đưa vào giáo trình sư phạm, kế tiếp có NS Xuân Tứ, NS Lê Chấn... viết cách học và luyện tập kỹ thuật ngón đàn organ. Tóm lại, đàn organ điện tử được các nhạc sĩ, các nhà giáo dục chọn để phát triển trong thời kỳ đầu - khi nền giáo dục âm nhạc Việt Nam còn "non trẻ" mới được hình thành chính thức. Việc lựa chọn này chủ yếu là vì những tiện ích của loại nhạc cụ này, đặc biệt là tiện ích lưu trữ bài nhạc dạng midi  tcó thể phát làm nhạc mẫu, nhạc đệm khi dạy âm nhạc cho học sinh . 

Những tiến bố trong viêc lưu trữ dữ liệu của đàn organ điện tử có tác động tích cực đến đến hiệu quả của hoạt động giáo dục âm nhạc.

Trong những năm 1990-2000, số giáo viên dạy âm nhạc biết sử dụng thành thạo đàn organ điện tử còn hiếm hoi. Các giáo viên "tạm thời" sẽ nhờ một giáo viên đàn giỏi để đánh đàn và thu sẵn vào bộ nhớ để khi đứng lớp sẽ phát nhạc để dạy. Đàn organ chỉ cho lưu trữ 2 bài nhạc nên chọn bài nhạc nào để lưu trữ khi các giáo viên dạy bài khác nhau cũng là khó khăn.



 Trong thực tế, nhiều trường phải tốn tiền thuê các "nhạc công" đánh đàn thu vào giúp! Lưu trữ nhạc vào đàn thì duy trì bộ nhớ bằng 6 pin, nếu vận chuyển đàn không cẩn thận để "lỏng" hộp pin là mất hết nhạc lưu trữ (!) - là một "tai nạn nghề nghiệp" của các giáo viên MN,TH.

Chúng tôi là những người tổ chức tập huấn hướng dẫn các giáo viên các tỉnh, thành sử dụng đàn organ nên một mặt tìm cách dạy hiệu quả để họ nhanh biết sử dụng đàn nhưng mặt khác cũng tính toán giúp cách "lưu trữ" thuận tiện nhất cho các giáo viên. Khoãng năm 2001, hộp đĩa "rời" FD-1 lưu trữ nhạc MIDI bằng đĩa 1,4Mb có thể lưu trữ nhạc được vài chục bài nhạc, hộp FD-1 có thể kết nối với đàn là một "cứu cánh" thức sự cho các giáo viên nhạc - và sau đó là các loại đàn organ có luôn ổ đĩa 1,4 Mb càng thuận lợi hơn. Với sự phát triển nhanh chóng của KHCN, việc lưu trữ dữ liệu bằng đĩa 1,4Mb được chuyển sang lưu trữ bằng thẻ nhớ SD lưu trữ hằng vài trắm bài nhạc midi. Đàn organ có tính năng lưu trữ bằng the nhớ SD được ra đời, nhiều hảng đàn lưu trữ sẵn midi các bài nhạc giáo dục. Vấn đề lưu trữ nhạc Midi để sử dụng khi dạy học không còn là vấn đề bận tâm của các giáo viên. 

Và đến thời đại công nghệ 4.0, việc lưu trữ của đàn organ đã chuyển sang lưu trữ điện toán đám mây (iCloud) - lưu trữ không giới hạn các tập tin Midi. Các giáo viên hiện nay có thể sử dụng các solfware hoặc các ứng dụng (App) của thiết bị di động (smartphone, tablet) để lưu trữ và truy xuất dữ liệu bằng cách vào kho lưu trữ của điện toán đám mây. 




                                                                                                               Người viết: TTQ


Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

Giải pháp để các giáo viên chuyển đổi cách sử dụng đàn organ khi dạy học âm nhạc trong trường phổ thông

Vấn đề chúng tôi muốn nêu ra ở đây là tìm "Giải pháp để các giáo viên thay đổi cách sử dụng đàn organ điện tử trong khi dạy âm nhạc cho học sinh phổ thông". Chúng tôi dùng chữ chuyển đổi tức là nhấn mạnh vẫn duy trì viêc sử dụng đàn keyboard là nhạc cụ giáo viên chứ không phải bỏ nhạc cụ này để chuyển sang sử dụng đàn piano và nhấn mạnh việc chuyển đổi này là do yêu cầu của nghiệp vụ sư phạm âm nhạc chứ không đề ra vấn đề đàn organ như thế nào là đúng hay sai, hay hay dở. 
Nói sử dụng đàn keyboard nhưng theo kỹ thuật ngón của đàn piano là do yêu cầu của nghiệp vụ sư phạm âm nhạc vì lý do đơn giản là trên thế giới không quốc gia nào cho phép sử dụng đàn organ theo cách khai thác các âm sắc "mô phỏng" và phần "đệm đàn tự động" trong giáo dục âm nhạc. Sử dụng đàn organ theo kiểu "One man band" chỉ để giải trí, không áp dụng trong giáo dục. Trong nhà trường, nếu sử dụng đàn keyboard là chỉ khai thác nhạc cụ này như một "đàn piano thu nhỏ", thế thôi.
Chúng tôi dùng thuật ngữ "chuyển đổi" với các ý sau đây:
1- Chúng tôi xem việc giáo viên học đàn piano chỉ là phạm trù chuyển đổi trong cách sử dụng nhạc cụ đàn phím - từ thói quen sử dụng đàn organ điện tử bằng cách sử dụng nhiều âm sắc "mô phỏng" và phần "đệm đàn tự động" nay chuyển sang học sử dụng đàn phím nhưng chỉ sử dụng một âm sắc duy nhất là tiếng piano và tự đệm đàn mà không sử dụng phần đệm tự động. Nói cách khác, học sử dụng đàn organ điện tử nhưng sử dụng tính năng NORMAL thay vì tính năng SINGLE CHORD hay FINGERED CHORD.

                                          Lớp học piano trong trường sư phạm tại Hoa kỳ.

2- Cơ sở khoa học của phương pháp học này là:
   2.1- Dựa trên kiến thức nhạc lý và kỹ năng đàn organ đã biết để hướng dẫn người học luyện tập thêm kỹ năng chưa biết. Nhạc lý cơ bản đương nhiên là kiến thức các GV đã biết. Biết đàn organ tất nhiên là cũng biết sử dụng tay phải đàn giai điện theo kỹ thuật piano - vì piano hay organ đều có kỹ thuật tay phải đàn giai điệu giống nhau. Như vậy, đối với các GV nhạc, nếu học đàn piano chỉ là học cách kỹ thuật di chuyển vị trí của bàn tay trái và sắp xếp các ngón tay trên bàn phím của đàn.
  2.2- Các giáo viên tất nhiên đều có đặc điểm chung là có tâm sinh lý người lớn - mạnh về tư duy, yếu về ghi nhớ, và thường động lực tạo tính tích cực cho bản thân hay gắn liền với trách nhiệm nhà giáo và định hướng mưu sinh cho gia đình.
       - Chuyển soạn toàn bộ các bài hát trong chương trình chính khóa của Bộ GDĐT sang bài diễn tấu đàn organ và piano để khai thác vốn kiến thức : đã biết nhạc lý, biết hát và đàn giai điệu các ca khúc (thường biết hát, biết đàn một bài nhạc thì học đàn piano và đệm đàn bài hát đó rất dễ dàng).
       - Dựa trên các bài hát trong sách giáo khoa (SGK), chúng tôi biên soạn thành giáo trình học piano gồm các phần: 1- Các bài tập luyện ngón (Exsecise); 2-Các Khúc luyện tập phối hợp hai tay (Etude); 3- Các Bài diễn tấu piano nhạc giáo dục 4- Các bài luyện tập đệm hát bằng piano.

Cụ thể giải pháp để các giáo viên học cách chuyển đổi cách sử dụng đàn được trình bày như dưới đây. Chúng tôi sẽ xây dựng chương trình tập huấn trực tuyến về phương pháp chuyển đổi sử dụng nhạc cụ này để các giáo viên dạy âm nhạc có thể tự học thuận lợi và tiết kiệm chi phí.

 Phương pháp dạy học được thiết kế thành quy trình gồm nhiều công đoạn.
Công đoạn 1: Nghe nhạc & có thể kết hợp hát và xướng âm tay- solfege hand (sử dụng tập tin audio MP3)
Công đoạn 2: Xem video diễn tấu mẫu và đọc sheet nhạc (sử dụng tập tin MP4 và PDF)
Công đoạn 3: Thực hành luyện tập bài piano (sử dụng tập tin MIDI của bài nhạc).
        + Bước 1: Thực hành thể hiện tiết điệu bài nhạc (gõ vào phím bất kỳ, yêu cầu phải đúng tiết điệu).
        + Bước 2: Thực hành từng ngón tay bấm đúng phím đàn, đúng nốt nhạc ( lần lượt tay trái và tay phải)
        + Bước 3: Tập diễn tấu bài nhạc kết hợp hai bàn tay đúng tốc độ.
Công đoạn 4: Kiểm tra khi diễn tấu xong một đoạn nhạc (phần mềm sẽ báo điểm và những chỗ sai cần tập lại).
Công đoạn 5: Kiểm tra khi hoàn tất bài nhạc (Xem điểm số kết quả luyện tập – theo Giỏi, Khá, Trung bình).


Xem các bài nhạc GD chuyển soạn sang organ và piano

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

25 năm tổ chức tập huấn các chuyên đề âm nhạc cho giáo viên mầm non


                                                                                          
Chương trình tập huấn nhằm trang bị kỹ năng âm nhạc cho các giáo viên mầm non (GVMN) được tiến hành nhằm đáp ứng một nhu cầu của thực tiễn của giáo dục âm nhạc trường phổ thông Việt Nam nói chung và đặc biệt là với giáo dục âm nhạc mầm non. Trong bối cảnh những năm 90 của thế kỷ trước, Vụ Giáo dục Mầm non trong giai đoạn này thường tổ chức các khóa  tập huấn ngắn hạn nhằm từng bước nâng các kỹ năng âm nhạc cho các GVMN tuy nhiên hiệu quả các khóa học này chưa cao và do điều kiện tổ chức khó khăn nên số lượng giáo viên tham dự khóa học còn rất ít. Khi đó, tôi dùng pháp nhân là Trường Suối Nhạc Tp.HCM để xây dựng dự án “Tập huấn chuyên đề âm nhạc cho giáo viên mầm non” trình lên Vụ GDMN và  được Lãnh đạo Vụ ủng hộ và đưa lên trình bày với Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ. Với sự quan tâm, ủng hộ của Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như lãnh đạo Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục tiểu học, chương trình “Tập huấn chuyên đề âm nhạc cho giáo viên” do chúng tôi tổ chức đã được tiến hành triển khai ở các Sở giáo dục và vừa làm vừa chỉnh sửa dần để trở thành chương trình được tổ chức phát triển trên 40 tỉnh, thành và kéo dài trong 25 năm cho đến nay. Dưới đây chúng tôi tổng kết lại một số điểm chính của chương trình tập huấn chuyên đề âm nhạc cho GVMN ( các lớp tập huấn cho GV tiểu học chúng tôi sẽ tổng kết trong một bài viết  riêng).

                    Lãnh đạo Vụ GD Mầm non khai mạc lớp tập huấn.

I. CÁC CHẶNG ĐƯỜNG

1. Năm 1993, chúng tôi kết hợp với Vụ GDMN để tổ chức tập huấn kỹ năng sử dụng đàn organ cho lớp “Tập huấn chuyên đề âm nhạc” do Vụ GDMN tổ chức tại Nha Trang cho các giáo viên phụ trách âm nhạc các tỉnh, thành.

2. Năm 1994, biên soạn xong giáo trình “Phương pháp dạy và học âm nhạc mầm non" và bắt đầu tổ chức nghiên cứu thực nghiệm với hình thức tổ chức tập huấn dạy chuyên đề âm nhạc cho GVMN tại 8 tỉnh: Tp. HCM, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng nai, Bình Dương, Kiên Giang, An Giang.
3. Năm 1995, kết hợp với Vụ GDMN trong tập huấn chuyên đề “Hướng dẫn thực hiện chương trình mầm non cải cách” để chính thức thực hiện tập huấn  trang bị kiến thức nhạc lý cơ bản và kỹ năng sử dụng đàn organ cho các GVMN.
4. Năm 1996-1997, kết hợp với Sở Giáo dục Đào tạo Tp.HCM tổ chức “Tập huấn kỹ năng sử dụng đàn organ cho GVMN thành phố Hồ Chí Minh” (chương trình 150 tiết/1 giáo viên) và trong hai năm đó đã đào tạo cho 4.000 GVMN (Sở GD&ĐT Tp.HCM cấp chứng chỉ). Trong thời gian này, vẫn tiếp tục triển khai tổ chức các lớp tập huấn cho 28 Sở GD&ĐT các địa phương để trang bị kỹ năng âm nhạc cho gần 2.000 GVMN.
5. Năm 1998, kết hợp với Vụ GDMN chuyên đề “Tổ chức lễ hội trong trường mầm non” đã  được tổ chức tại 5 cụm dành cho GVMN cả nước.
6. Năm 2000, phối hợp với Vụ GDMN tổ chức 9 lớp tập huấn cho GVMN toàn quốc với chuyên đề “Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc mầm non”, tại các tỉnh Cần Thơ, Tp.HCM, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẳng, Nha Trang (V.C.M.S tham gia biên soạn giáo trình tập huấn, Vụ GDMN phát hành).
7. Năm 2004, phối hợp với Vụ GDMN tổ chức 5 lớp tập huấn “Phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc” và “Phương pháp sử dụng đàn organ trong hoạt động giáo dục âm nhạc mầm non” cho giáo viên mầm non toàn quốc.
8. Từ Năm 2005 đến nay, thường xuyên kết hợp với các Sở GD&ĐT tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề ngắn hạn “ Hướng dẫn sử dụng đàn organ trong chương trình  mầm non mới” và các chuyên đề nâng cao kỹ năng âm nhạc khác (mỗi năm tổ chức tại 15- 20 Sở GD&ĐT ).

II. CÁC GIÁO TRÌNH
Từ yêu cầu của thực tiển giáo dục, các giáo trình tập huấn âm nhạc mầm non đã được V.C.M.S biên soạn phát hành với số lượng lớn:
- Giáo trình “Dạy và học âm nhạc mầm non”, năm 1994.
- Giáo trình “Nhạc Mầm Non” (5 tập), 1996.
- Giáo trình “Biên soạn mẫu hòa đệm cho nhạc lễ hội mầm non”, 1998.
- Giáo trình “ Hướng dẫn sử dụng bộ đồ chơi âm nhạc mầm non”, năm 1999.
- Giáo trình “ Sử dụng đàn organ cho chương trình mầm non mới”, năm 2006.
- Giáo trình “200 bài luyện tập đàn organ và piano cho giáo viên MN”, năm 2006.
- Giáo trình “Hướng dẫn thực hiện phần nhạc đệm và thu âm giọng hát bằng đàn organ CTK-7200”, năm 2013.
- Giáo trình “Hướng dẫn thực hiện các mẫu hòa đệm – Pattern Sequencer – cho dân ca, dân nhạc Việt Nam”, 2013.
- Giáo trình “ Hướng dẫn sử dụng đàn organ CTK-7200 để thực hiện phần âm nhạc cho các hoạt động trong trường mầm non”.

III. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Khoa học giáo dục đã xác định: Phương tiện dạy học giữ vai trò quan trọng đối với quy trình dạy học. Với các chương trình tập huấn của Suối Nhạc việc chọn lựa đàn organ thích hợp và nghiên cứu khai thác các tính năng hiện đại trong từng loại đàn để giúp các GVMN học tập thuận lợi, hiệu quả cao với thời gian ngắn là khâu quan trọng luôn được chú ý.
Lần lượt các loại đàn organ sau đây đã được sử dụng cho các lớp tập huấn trong từng thời kỳ:
- Loại đàn CTK-630 được nghiên cứu sử dụng phần Pad Music để giúp các GVMN trình độ cơ bản có thể diễn tấu nhạc mầm non dễ dàng và sinh động hơn.
- Loại đàn CTK-731 được khai thác phần pattern Sequencer giúp GVMN có thể tự làm phần nhạc đệm cho dân ca và khai thác phần lưu trữ tập tin Midi trong đĩa mềm (đĩa 1Mb4) giúp các giáo viên chuẩn bị giáo án âm nhạc trước khi đến lớp.
- Đàn organ phím sáng LK-200S được khai thác tính năng phím đàn phát sáng để hướng dẫn GVMN biết “Tự học đàn organ theo hướng dẫn của phím sáng” và sử dụng phần phát nhạc  đề hỗ trợ  GVMN dạy hát.
- Đàn phím sáng LK-300TV tiếp tục khai thác tính năng của phím sáng (như LK-200S) để dạy hát và kết hợp tính năng mới có thể  kết nối organ với máy thu hình và máy phóng để hướng dẫn các GVMN phương pháp tổ chức tự học âm nhạc  theo nhóm ở trường mầm non.
- Đàn CTK-7200 được chú trọng khai thác tính năng ưu việt  là đàn organ có thể thu giọng hátngười lưu trữ trong đàn (tập tin Casio Wave) để hướng dẫn GVMN tự thực hiện phần thu âm giọng hát của Cô và Cháu. Việc thu âm giọng hát có thể  giúp hoạt động giáo dục âm nhạc mầm non trở nên sinh động, tích cực hơn và  GVMN sẽ tự thực hiện phần biên tập âm nhạc của các hoạt động trong giáo dục mầm non như phần âm nhạc để hướng dẫn trẻ nghe nhạc, hát nhạc, vận động theo nhạc... Ngoài ra khai thác tính năng đản CTK-7200 có thể biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp để thu hút các GVMN đã có kỹ năng đánh đàn thành thạo có thể khai thác, sử dụng đàn vào dàn dựng chương trình biểu diễn âm nhạc trong các lễ hội trong trường mầm non.

IV. KẾT LUẬN
            1. Chương trình tập huấn chuyên đề âm nhạc cho giáo viên mầm non của V.C.M.S lúc khởi đầu  cũng chỉ được xem là một “hình thức tiếp thị” của một đơn vị kinh doanh nhạc cụ. Tuy nhiên, với tư tưởng mang tính cống hiến cho giáo dục, với tâm huyết khi mong muốn xây dựng một dự án nghiêm túc để tìm giải pháp cho giáo dục và một yếu tố rất quan trọng là đã được sự tài trợ của công ty kinh doanh nhạc cụ Casio tại Việt Nam để xây dựng một chương trình “hoàn toàn miễn phí” cho tất cả các khóa tập huấn cho mọi cơ sở giáo dục trong cả nước ... nên chương trình này đã được Bộ Giáo dục Đào tạo và Vụ Giáo dục Mầm non tạo điều kiện tiến hành trong thực tiễn giáo dục. Qua 20 năm, chương trình “Tập huấn chuyên đề âm nhạc miễn phí” của V.C.M.S đã từng bước phát triển và đã kết hợp tổ chức được với hầu hết các Sở GD&ĐT trong toàn quốc.
.           2. Chương trình “Tập huấn chuyên đề âm nhạc cho giáo viên mầm non” đã được Vụ Giáo dục Mầm non ghi nhận và bản thân tôi được nhận “Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục” của Bộ Giáo dục Đào tạo nhân Kỷ niệm 60 năm thành lập Ngành Giáo dục Mầm non- Quyết định số 7049/QĐ/BGDĐT do Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân ký ngày 24/11/2006.
3. Các công trình nghiên cứu khoa học để phục vụ cho chương trình tập huấn chuyên đề âm nhạc cho GVMN như “Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng kiến thức âm nhạc cho giáo viên mầm non theo tiếp cận mô-đun”,“Xây dựng phương pháp dạy-học âm nhạc theo quan điểm công nghệ giáo dục”, “Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào quy trình dạy-học âm nhạc” đã được trình bày trong các hội thảo khoa học của các Trường Cao đẳng sư phạm Trung Ương 1, 2, 3 và tại Viện Khoa Học Giáo dục Việt Nam ... đã là cơ sở khoa học để được biên soạn thành hệ thống giáo trình dành cho các chương trình tập huấn chuyên đề âm nhạc – hệ thống giáo trình đã tạo được nét đặc thù riêng trong cấu trúc nội dung, phương pháp dạy học và đã khẳng định được uy tín thương hiệu qua việc được các GVMN sử dụng rộng rãi hiện nay.

                                                                                                                             Thân Trọng Quốc

Hàn quốc tặng 10.000 cây đàn piano kỹ thuật số cho các trường tiểu học Việt Nam.


Cách đây 9 năm, ngành tiểu học Việt Nam đã được nhận một tài sản vô giá là 10.000 cây đàn piano kỹ thuật số do Hàn quốc tặng để làm phương tiện dạy học âm nhạc cho học sinh.

Một số hình ảnh cách đây 9 năm (năm 2010).





    Bộ GDĐT đã có kế hoạch phân chia công khai, công bằng 10.000 cây đàn piano Youngchang (HQ) đến các Sở giáo dục đào tạo và trong thực tế đã giao nhận đến tận địa chỉ các trường tiểu học được thụ hưởng (chỉ có một số ít chia cho ngành mầm non và trường CĐSP).





Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng tôi vẫn thấy rằng các giáo viên tiểu học sử dụng 10.000 cây đàn piano kỹ thuật số vẫn chưa thực sự hiệu quả. Đàn piano Youngchang chúng ta được tặng vốn là cây đàn được thiết kế chuyên dành làm phương tiện dạy học tại Hàn quốc. Đàn lưu trữ các bài nhạc trong sách giáo khoa Hàn quốc nên các giáo viên chỉ cần tay trái bấm vào bàn phím là đàn chọn trang  thuộc sách giáo khoa âm nhạc và tay phải bấm vào phím đàn để chọn bài hát nào trong trang sách sẽ phát ra để sử dụng trong dạy học.   Khi đàn Youngchang được tặng cho Việt Nam, đàn không lưu trữ nhạc giáo dục Việt Nam nên các giáo viên không thể sử dụng được. Về tiết điệu đệm tự động thì thiếu điệu bolero, điệu nhạc được sử dụng cho đa số các bài nhạc Việt Nam nên càng khó khăn cho các giáo viên hơn. Các giáo viên muốn học piano thì Bộ GDĐT không có chương trình tập huấn kỹ năng này, học bên ngoài thì chi phí học piano vài triệu đồng một tháng là quá cao so với thu nhập người giáo viên. Tóm lại sau 9 năm thì các giáo viên dạy nhạc tiểu học vẫn đang cần có giải pháp để giúp họ sử dụng hiệu quả số đàn piano kỹ thuật số này. 
                                                                                                        Thân Trọng Quốc

Vì sao việc đưa kèn melodion làm phương tiện dạy học và sử dụng cho đội nghi thức trong trường tiểu học tại Việt Nam đã không thành công.


               
Vai trò kèn melodion trong dạy-học âm nhạc.



     Kèn melodion (còn có tên melodica) là nhạc cụ thuộc bộ hơi, rất gọn nhẹ, dễ sử dụng vì có bàn phím như piano. Melodion là nhạc cụ nhưng cũng là phương tiện dạy-học âm nhạc rất phổ biến – tương tự như như cây thước trong học toán, hộp mầu trong học vẽ …

Vai trò giáo dục của đội kèn trong trường học:

Các trường học ở các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Nhật … thường trường nào cũng đều có đội nhạc diễu hành trong đó chủ yếu sử dụng nhiều loại kèn như trumpet, trompone, fluit.... Nhân sự các đội nhạc này thường được nhà trường tuyển chọn từ các học sinh tự nguyện tham gia. Nhạc cụ của đội nhạc được mua sắm từ tiền tài trợ của các doanh nghiệp hay mạnh thường quân mua tặng nhà trường. Vai trò giáo dục của đội kèn trong trường học đã được khoa học giáo dục khẳng định vừa tốt trong phát triển năng lực âm nhạc vừa tốt trong giáo dục đạo đức.



Hiện nay có nhiều nước trên thế giới sử dụng kèn melodion cho đội kèn diễu hành thay vì kèn trumpet , Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu là những nước đi tiên phong trong việc tìm ra hướng mới.  Họ bắt đầu bằng cách đưa kèn Melodion làm phương tiện dạy học âm nhạc trong trường tiểu học và trung học và từ đó chọn ra những em giỏi để lập thành đội kèn Melodion. 

Tại Châu Á, Thái Lan rất thành công trong xây dựng mô hình này.  Melodion được dạy ở khắp các trường học, và mỗi trường đều có đội kèn Melodion.  Hằng năm, họ còn tổ chức “liên hoan các đội kèn Melodion,” thu hút hàng ngàn đội kèn từ các nơi trên toàn vương quốc đổ về sân vận động thủ đô để tranh Cúp “Hoàng Hậu”

Việt Nam đưa kèn melodion và ngành giáo dục

Vì những lợi ích của kèn melodion trong học âm nhạc và vai trò giáo dục của đội kèn diễu hành trường học, ngành giáo dục Việt Nam đã quyết định đưa kèn melodion vào các trường học -Theo quyết định số 12/2003/BGD&ĐT của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 24 tháng 3 năm 2003, kèn Melodion đã được đưa vào danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2.  theo cấp số 3 kèn/1 lớp cho tất cả các trường tiểu học toàn quốc nên số lượng thiết bị này là rất lớn trong các trường học chúng ta.

Tại Việt Nam, đã có khá nhiều trường đã tổ chức được đội trống kèn nghi thức như trường tiểu học Ngô Quyền (Cần Thơ), Lê Hồng Phong (Kiên Giang), Đống Đa, Huỳnh Văn Chính, Trần Quốc Toản, Lê Đình Chính (Tân Bình ) 


Các cán bộ ngành giáo dục và các chuyên gia âm nhạc Việt Nam được công ty Suzuki (Nhật bản) tạo điều kiện đi nghiên cứu ở nước ngoài và Suzuki cũng hổ trợ tổ chức các chương trình tập huấn sử dụng kèn melodion dành cho giáo viên âm nhạc tiểu học ở các tỉnh, thành toàn quốc có nhu cầu như Hòa Bình, Hà Tây( Miền Bắc); Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế ( Miền Trung); Cần Thơ, Long An, Sóc Trăng, . . .(Tây Nam Bộ); Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Thuận (Đông Nam Bộ) ..



Melodion trong giờ học nhạc của học sinh Thái Lan.

                                               
                                          Melodion trong đội nhạc trường phổ thông Thái lan.

Giáo viên tại Thái lan sử dụng cùng lúc cả đàn keyboard và kèn melodion và học sinh các em đều mua sắm kèn riêng của mình để học âm nhạc – đội kèn của nhà trường hay “đội kèn nghi thức” học thường giao cho Hội Hướng đạo Thái Lan quản lý (Scout).

Tại sao việc đưa kèn melodion vào các trường học tại Việt Nam đã không thành công?


Qua nghiên cứu, tôi thấy có mấy nguyên nhân chính sau đây làm cho việc triển khai kèn melodion không như dự kiến của ngành giáo dục :
1-Các giáo viên nhạc không được trường sư phạm trang bị kiến thức và kỹ năng sử dụng các nhạc cụ định âm đơn giản, cơ động  (melodion, recorder, xylophone..). Quan sát các giáo viên ở Thái lan chỉ sử dụng đàn keyboard khi đứng trước lớp nhưng luôn sử dụng kèn mellodion khi đi xuống tiếp cận với học sinh – họ rất khéo léo trong sử dụng kết hợp giữa PTDH cố định và PTDH cơ động trong quy trình dạy âm nhạc. Khi phỏng vấn một giáo viên VN :” Tại sao không sử dụng kèn melodion trong khi dạy âm nhạc ?” câu trả lời sẽ là: “Vì trong lớp đã có đàn organ…”.
2-Chúng ta nên lưu ý, các hãng sản xuất nhạc cụ và công ty thiết bị thường chỉ “Tập huấn hướng dẫn sử dụng”. Hiểu “nôm na” là các nhà kinh doanh chỉ nhờ các chuyên gia đứng lớp tập huấn là để hướng dẫn “cách vận hành thiết bị”. Là người làm giáo dục, chúng ta đều biết từ khả năng vận hành nhạc cụ - thổi kèn cho thành tiếng - đến năng lực sử dụng kèn melodion như phương tiện dạy học để dạy nhạc cho học sinh là hai phạm trù khác nhau. Nếu hiểu như vậy chúng ta sẽ “tinh ý” hơn khi chọn kiến thức để học khi dự các lớp tập huấn sử dụng nhạc cụ của các hãng nhạc cụ.
3- Trên thế giới, kèn melodion là thiết bị dạy học “dùng riêng” (kèn của ai, người đó sử dụng), mỗi người phải tự mua kèn để sử dụng.  Tại Việt Nam, do còn nhiều khó khăn, ngành giáo dục chúng ta đã xem kèn melodion là “thiết bị dùng chung” với cấp số là 3 kèn/1 lớp. Như vậy, kèn đã được sử dụng như sau: giáo viên 1 kèn và 2 kèn dành thực hành chung cho cả lớp (30-40 hs). Và lý do đơn giản làm thầy và trò ngại sử dụng kèn chỉ vì vấn đề .. “vệ sinh” và kèn melodion đã chịu “số phận hẩm hiu” là không được sử dụng (!).
3- Do không đem kèn melodion sử dụng trong các tiết học âm nhạc nên các trường học của chúng ta cũng không có được nhân sự cho đội kèn nhà trường và đội kèn nghi thức không thể sử dụng  kèn melodion.



Chúng ta thấy, dù ngành giáo dục rất quan tâm, dù các chuyên gia âm nhạc rất tâm huyết, dù chúng ta cũng đã đi "tầm sư học đạo" ở các nước … kế hoạch sử dụng kèn melodion của chúng ta vẫn thất bại trong trong mục đích sử dụng làm PTDH. Thất bại của kèn  melodion cần được rút kinh nghiệm để tránh những “va vấp” trong tương lai khi chúng ta  có kế hoạch đưa các nhạc cụ khác tương tự vào hoạt động giáo dục âm nhạc trong các trường phổ thông Việt Nam.
                                   
                                                                                                                        Dr NO

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

Đàn keyboard phím sáng thời công nghệ 4.0

I- NHẠC CỤ CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC TRƯỜNG MN, TH, PTCS, PTTH.

Nhạc cụ dành cho giáo viên MN,TH,PTCS, PTTH theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ giáo dục VN gồm organ điện tử, đàn guitar và thêm đàn piano kỹ thuật số do Hàn quốc tặng. Chúng tôi chỉ chọn lọc để giới thiệu những nhạc cụ đang được ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0 nhằm tăng hiệu quả trong hai lĩnh vực: là phương tiện  tự học nâng kỹ năng âm nhạc cho giáo viên và phương tiện nâng hiệu quả cho nghiệp vụ sư phạm âm nhạc. 

1- ĐÀN KEYBOARD PHÍM SÁNG & CÔNG NGHỆ 4.0

ĐÀN PHÍM SÁNG (lighting key keyboardd) là thuật ngữ để gọi loại đàn organ điện tử có bàn phím có thể phát sáng. Hãng Casio cho ra đời dòng sản phẩm đàn phím sáng đầu tiên với thông điệp “Âm nhạc- không chỉ có thể nghe mà có thể NHÌN THẤY và LÀM RA ĐƯỢC” (Music- You can see and do it”) đã tạo được tiếng vang lớn và dòng sản phẩm này được ngành giáo dục khắp thế giới ủng hộ. Tại Việt Nam ngành giáo dục cũng đã chọn cây đàn phím sáng LK-55vn làm đàn giáo viên và đã đưa vào danh mục thiết bị dạy học tối thiếu bậc tiểu học (Đổi mới GD tiểu học năm 2000) và cây đàn LK-200s là loại đàn được chọn sử dụng trong thể nghiệm đổi mới giáo dục mầm non (Đồi mới GD mầm non 2002) – và sau đó là đàn phím sáng LK-300TV đã được phát triển mạnh trong giáo dục mầm non các địa phương.

ĐÀN PHÍM SÁNG là loại đàn chuyên dụng cho giáo dục nên trong giai đoạn cách mạng công nghệ 4.0 loại đàn phím sáng này đã nhanh chóng được ứng dụng các thành tựu mới. Điển hình như đàn keyboard hiện nay đã có thể kết nối với các thiết bị di động (phone, tablet, notebook ..) và từ những ứng dụng của 4.0 như “lưu trữ dữ liệu lớn” (Big data) bằng công nghệ đàm mây hay điện toán máy chủ ảo (iCloud hay cloud computing), từ ứng dụng thực tế ảo (Virtual reality) và trí tuệ nhân tạo ( Artificial intelligence), "Vạn vật kết nối" (Inernet of things) đã cho ra đời vô số các app ứng dụng cho đàn organ và các khái niệm như  “bàn phím ảo”, “ giáo viên ảo” đã là thuật ngữ trở thành quen thuộc với người sử dụng đàn Keyboard. Hiệu quả của 4.0 vào đàn organ điện tử phần nào cũng thể hiện trong slogan của đàn phím sáng hiện nay : Tự hào là một nhạc cụ giúp cho  “Ai cũng có thể học đàn piano và có thể học mọi lúc, mọi nơi” (Everyone can learn to play music & you can learn every where, everytime).

Hiện nay đàn phím sáng đã được nhiều nhà sản xuất nhạc cụ lớn trên thế giới tham gia sản xuất với những chiến lược kinh doanh và mục tiêu phục vụ giáo dục khác nhau. Những loại đàn phím sáng hiện nay đang nổi tiếng vì đã được ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất như:  Nhật bản với Casio LK-265 và LK-266, Yamaha với EZ 200 và EZ 220; Hoa kỳ với The ONE (61 phím & 77 phím), Bestman V1 (77 phím), JOY KL-92UT; Trung quốc với Meike KL-816 và Van Goa MK- 816… Đặc điểm chung của tất cả các loại đàn trên là có thương hiệu khác nhau từ nhiều quốc gia trên thế giới nhưng đều có nhà máy sản xuất đặt tại Trung quốc. Chúng tôi xây dựng loại đàn BEE KL-92 VN dựa trên loại đàn JOY KL-92UT rất nổi tiếng tại Hoa kỳ với những ưu điểm trong kết nối, trong phong phú âm sắc & tiết điệu và đặc biệt là loại đàn phím sáng này có hai pich bench (nắn tiếng) rất cần thiết khi diễn tấu âm sắc sáo, tranh, bầu... của nhạc dân tộc-  ngoại trừ đàn JOY 92 UT tại Hoa kỳ, hầu như các loại đàn phím sáng đều không có pich bench. Chúng tôi đả đàm phán với nhà sản xuất chấp thuận cho lưu trữ nhạc Việt Nam cũng như cho khai thác các tính năng giáo dục của đàn phím sáng này cho thư viện nhạc Midi Việt Nam của chúng tôi - điều này rất cần thiết cho người sử dụng tại Việt Nam, đặc biệt là với ngành giáo dục Việt Nam trong giai đoạn đang tiến hành đổi mới giáo dục âm nhạc các cấp học như hiện nay.


Danh sách 65 bài nhạc giáo dục Việt Nam lưu trữ trong Chip đàn BEE KL-92VN


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates