Mất Lễ Cho Người Am
MẤT LỄ CHO NGƯỜI Am
Hưong Xưa Bb
Sans Elle
MY WAY ( Bb)
MY WAY ( B tone)
Going Female
Giải pháp học piano trực tuyến trọn gói - Công nghệ Mỹ- Giáo dục Việt.
Mất Lễ Cho Người Am
MẤT LỄ CHO NGƯỜI Am
Hưong Xưa Bb
Sans Elle
MY WAY ( Bb)
MY WAY ( B tone)
Going Female
Nội dung bài viết:
Hiện nay Google đang áp dụng 1 số loại website cho phép người dùng được sử dụng miễn phí. Có thể kể đến 2 loại phổ biến là BlogSpot & Google Sites. Trong bài viết này, công ty thiết kế website BICTweb xin chia sẻ với bạn 1 số kiến thức về cách tạo website miễn phí với Google Sites, thao tác đơn giản. Đã có rất nhiều đơn vị ,cá nhân thực hiện thành công để đưa vào sử dụng.
Vào ngày 28/02/2008, Google đã đưa ra bản thử nghiệm Google Sites đầu tiên. Dịch vụ Google Sites thích hợp tạo 1 trang web cơ bản chia sẻ thông tin giữa 1 nhóm người làm việc trong công ty/doanh nghiệp, cá nhân hay nhóm tập thể. Chỉ bằng vài cú nhấp chuột, bất kì ai cũng có thể tạo ra 1 trang web có những tính năng cơ bản để phục vụ cho nhu cầu sử dụng riêng của mình. Ngoài ra với 1 số ưu thế về làm SEO website như: index nội dung nhanh chóng, dễ dàng tăng PR,… thì Google Sites luôn là sự chọn lựa phù hợp để tạo trang web vệ tinh phục vụ cho các chiến dịch SEO. Việc sử dụng trang web free bằng Google Sites cũng có ưu – nhược điểm nhất định. Bạn có thể tìm hiểu về vấn đề này ở cuối bài viết. Còn bây giờ hãy cùng BICTweb.vn tham khảo tài liệu hướng dẫn cách thiết kế website miễn phí trên Google Sites.
Google Sites là gì?
Google Sites là một dạng website 2.0 do chính Google tạo ra. Mặc dù Google Sites đang trong giai đoạn phát triển nhưng bạn hoàn toàn có thể tạo website, blog chuyên nghiệp tương tự như blogpost. Bên cạnh đó thì Google Sites có giao diện quản trị đơn giản, thân thiện với người dùng. Ngay cả khi bạn không có quá nhiều kiến thức về ngôn ngữ lập trình nhưng bạn vẫn có thể dễ dàng làm quen với Google Sites.
Các tính năng nổi bật của Google Sites:
– Tạo website miễn phí nhanh chóng, có thể chỉnh sửa nội dung một cách dễ dàng như soạn thảo văn bản mà không cần biết về Code hay lập trình.
– Upload, đính kèm tập tin với chức năng File Cabinet, dung lượng tối đa của một tập tin là 10MB trên một tài khoản. Google Sites miễn phí được cấp 10GB để chứa những tập tin do thành viên gửi lên, nhiều hơn cả những host free của các công ty thiết kế web cung cấp bây giờ.
Người dùng dễ dàng thay đổi giao diện của website theo nhu cầu sử dụng chỉ bằng 1 vài cú click chuột.
– Kết hợp với những dịch vụ khác của Google như Youtube, Docs, Calendar,…nên dễ dàng chèn giáo trình, tài liệu, video, bảng tính, Slideshow ảnh, các bài thuyết trình,…cho website tin tức hoặc website bán hàng.
– Có thể cài đặt, cho phép những thành viên khác cùng nhau làm việc bằng chức năng phân quyền: Owners (Chủ – quyền quản trị cao nhất), Collaborators (Cộng tác) và Viewers (Người xem).
Được tích hợp sẵn bộ máy tìm kiếm của Google để người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin trên website.
– Người dùng có thể tạo bất kỳ tên miền phụ (subdomain) free nào miễn là không bị trùng lặp với các tên miền đã tồn tại.
Hướng dẫn cách tạo website miễn phí với Google Sites
1. Đăng ký website
Bước 1: Trước tiên bạn cần truy cập vào trình duyệt web trên máy tính và gõ địa chỉ http://sites.google.com
Bước 2: Nhập địa chỉ Gmail cùng với mật khẩu. Tài khoản này sẽ là tài khoản quản lý trang web về sau. Trước khi đăng nhập, các bạn có thể chọn ngôn ngữ Tiếng Việt hay Tiếng Anh để thao tác. Sau 2 bước trên bạn bắt đầu tiến hành xây dựng website miễn phí. Hệ thống sẽ tự động chuyển sang trình duyệt như hình phía dưới.
2. Các cách tạo trang web với Google Sites
Trong mục “Trang web của tôi” (My website), bạn nhấn nút “Tạo” (Create). Với bước này cũng có 2 sự lựa chọn cho bạn. Nếu bạn chọn dòng “Ở trang web cổ điển” để bắt đầu tạo website theo phong cách cổ điển dạng cột thì đòi hỏi bạn phải thao tác nhiều. Còn nếu bạn chọn “ở Sites mới” thì cách làm sẽ đơn giản hơn rất nhiều khi thao tác lập trang web. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày cả 2 phương pháp để bạn tham khảo cùng thực hiện.
Cách 1: Làm website miễn phí đơn giản kiểu mới
Bước 1: Xây dựng giao diện trang chủ của website
– Đầu tiên bạn sẽ tiến hành để tạo Trang chủ trước. Tại mục chính giữa của màn hình, bạn nhập tiêu đề của trang, có thể là tên công ty, cá nhân kèm theo những sản phẩm, dịch vụ chính hoặc đơn thuần chỉ là Slogan hoạt động chẳng hạn.
– Tiếp đó, tại dòng “Thay đổi hình ảnh” bạn nên cập nhật hình nền cho trang chủ website. Nếu muốn đẹp thì bạn nên chọn hình ảnh có kích thước 1300×500 pixel.
Mục “Nhập tên trang web” ở góc trái phía trên màn hình, gõ tên website mà bạn cần tạo, có thể đính kèm logo bằng cách nhấp vào nút “Thêm biểu trưng”. Đối với các bạn làm SEO thì cần lưu ý rằng đây sẽ là đường dẫn của trang nên cần chọn sao cho ngắn gọn sẽ hỗ trợ tốt cho công việc sau này.
– Sau đó ở góc phải phía trên màn hình, bạn cần nhấp vào nút “Chèn” => Chọn tiếp biểu tượng “Aa Hộp văn bản” để tạo nội dung cần thiết cho trang chủ. Đây là 1 dạng khung soạn thảo văn bản nên bạn có thể xây dựng nội dung theo ý thích của mình. Sau đó bạn nhấp vào nút “Xuất bản” ở góc trên bên phải để hoàn thành công việc tạo giao diện trang chủ Google Sites.
Bước 2: Tạo giao diện cho các trang thư mục con
Nếu bạn muốn thêm các trang thư mục khác, ví dụ như module: giới thiệu, bảng giá, tin tức,…thì sẽ nhấp chọn vào nút “Trang” nằm phía trên góc phải màn hình, sau đó click vào biểu tượng thêm trang. Bạn cần đặt tên Module, sau đó chọn nút “Xong” (Hình minh họa phía dưới)
<img class="size-full wp-image-3679 aligncenter" src="https://bictweb.vn/wp-content/uploads/2020/05/Cach-tao-website-mien-phi-voi-google-site-5.png" alt="" width="600" height="320" />
Để cập nhập nội dung cho các trang con vừa tạo, bạn làm thao tác giống như Trang chủ ở trên, cũng chọn “Chèn” rồi sau đó chọn tiếp biểu tượng “Aa Hộp văn bản” rồi nhập text vào khung soạn thảo. Nếu trang con thuộc dạng module tổng hợp (chẳng hạn như : Dịch Vụ) bao gồm các module nhỏ hơn (chẳng hạn như: Thiết kế website, Google Adwords, SEO website) thì bạn có thể chọn “Tạo trang phụ”.
Sau khi hoàn tất những bước tạo trang web ở phía trên thì thành quả cuối cùng của bạn là 1 sản phẩm website miễn phí tương đối là hoàn chỉnh.
Cách 2: Làm website miễn phí cổ điển dạng cột
Trước tiên BICTweb chúng tôi xin lưu ý với bạn là: phương pháp này khi thực hiện sẽ phức tạp hơn 1 chút. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy khó thao tác thì có thể bỏ qua cho đỡ mất thời gian. Trong trường hợp bạn cần thiết kế website miễn phí hoặc thiết kế website hoàn 80% thì bạn có thể tham khảo dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp của chúng tôi.
Sau đây mời các bạn tiếp tục tham khảo hướng dẫn lập website miễn phí bằng Google Sites dạng cột cổ điển.
Bạn cần nhấp vào nút “Tạo”, rồi chọn tiếp mục “Ở trang web cổ điển”. Trong cửa sổ mới, bạn sẽ phải thực hiện những thao tác sau:
– Chọn mẫu giao diện của trang web theo ý mình sao cho phù hợp với lĩnh vực hoạt động. Nếu bạn tạo trang web chỉ đơn thuần là làm site vệ tinh cho SEO thì chúng tôi khuyên bạn nên chọn giao diện đơn giản. Trong trường hợp mà bạn chưa hình dung được giao diện
trang web của mình như thế nào thì có thể click chuột vào mục “Duyệt qua thư viện để xem thêm”. Trong đó sẽ có 1 số mẫu giao diện sẵn có của Google để giúp cho bạn tham khảo.
– Đặt tên cho trang web theo ý muốn hoặc mục đích sử dụng của bạn. Sau khi bạn đặt tên trang, hệ thống tự động sẽ load URL.
– Chọn chủ đề của trang web, đặt đoạn mô tả cho trang web sao cho khái quát được hết lĩnh vực hoạt động, sản phẩm và dịch vụ cung cấp.
– Xác minh mã Captcha. Cuối cùng bạn cần nhấn nút “Tạo trang web” (Create new site) để hoàn thành công đoạn đăng ký để bắt đầu tiến hành thực hiện thiết kế trang chủ của website
3. Thiết kế website
Bước 1: Sau khi bạn đã tạo tài khoản xong, hệ thống sẽ tự động chuyển sang trang kế tiếp. Các bạn cần nhấp vào nút Edit Page để bắt đầu thiết kế giao diện trang chủ của website với các công cụ sẵn có. Công cụ này giống như Microsoft Words, rất thuận tiện cho việc chỉnh sửa, bao gồm những tính năng như: Insert (chèn ảnh, chèn link liên kết với những dịch vụ khác như Google Document, YouTube, Google Video), Format (gõ chỉ số trên, chỉ số dưới, căn lề), Layout (xây dựng số cột website), Table (chèn bảng tính). Tính năng HTML sẽ giúp cho bạn hiểu biết về ngôn ngữ này có thể kiểm tra, thêm bớt, chỉnh sửa các hiệu ứng cho trang web mà Google Sites không cung cấp sẵn 1 cách dễ dàng.
<img class="size-full wp-image-3683 aligncenter" src="https://bictweb.vn/wp-content/uploads/2020/05/Cach-tao-website-mien-phi-voi-google-site-8.jpg" alt="" width="510" height="572" />
Sau khi đã hoàn thành các công đoạn chỉnh sửa ở phía trên, bạn nhấn nút Save để lưu lại rồi chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 2: Nhấn nút “Site settings” rồi nhấp chọn “Change appearance” để bổ sung thêm hình nền, logo, thanh Side Bar,…với tính năng “Change appearance”. Trong cửa sổ mới sẽ xuất hiện những tính năng chính: Site Elements, Colors and Fonts và Themes.
Site Elements
– Phần Header: Bạn nhấn nút “Change logo” để cập nhật logo cho trang web của mình nếu muốn. Trong khung “Configure site logo”, bạn hãy chọn “Custom logo” rồi nhấn nút “Browse” để tìm logo trên máy tính cần chèn hoặc là không chọn logo tại “No logo”.
– Thanh Sidebar: Thông thường thì Google Sites sẽ cung cấp 2 thanh: Navigation (Các thư mục chính) & Recent site activity (Các hoạt động gần đây). Bạn có thể nhấn nút “Add a sidebar item” để tạo thêm những thanh khác như: Text, Countdown, My recent activity. Nếu bạn muốn chỉnh sửa 1 sidebar nào thì chỉ cần nhấn nút Edit. Ví dụ, đối với mục Navigation, bạn có thể thêm vào những mục (liên kết đến những trang web khác) bằng cách nhấn “Add page to sidebar navigation” hay có thể “Delete” chúng.
Colors and Fonts
Với tính năng của thẻ này sẽ giúp bạn có thể thay đổi hình nền website, màu sắc, tiêu đề trang, thanh sidebar, các page con. Nếu muốn chèn hay thay đổi hình nền, bạn có thể nhấn vào nút Browse để tìm duyệt hình trên máy tính rồi chờ cho hình ảnh upload lên máy chủ.
Themes
Tính năng này cho phép bạn có thể cập nhật lại giao diện của trang web. Nếu các bạn cảm thấy không thích giao diện đăng ký lúc ban đầu thì có thể chọn cách tạo trang web với giao diện khác ở phần này, gồm tổng cộng có 24 themes. Bạn cần lưu ý là sau khi thay đổi bất kỳ 1 thao tác nào đi chăng nữa thì đều phải nhấn nút “Save Changes” để lưu lại trước khi chuyển sang Page khác.
Bước 3: Sau khi bạn đã thiết kế xong trang đầu tiên, bạn có thể tiếp tục tạo thêm những trang khác. Để thực hiện công việc này, bạn cần nhấn vào nút “Create new page” rồi chọn một trong 05 hình thức: Web page, List, Dashboard, Announcements, File Cabinet. Đặt tên cho trang mới (Name), chọn nơi đặt trang: Đặt ở phần đầu trang (Put page at the top level), Đặt bên phần dưới trang chủ (Put page under “tên trang chủ”). Sau đó, bạn nhấn nút “Create page” để tạo trang mới rồi tiếp tục thực hiện những công đoạn hoàn thiện cho Page mới với những tính năng đã trình bày ở phần trên.
Sau khi kết thúc Bước 3 thì công việc thiết kế website miễn phí bằng Google Sites gần như là hoàn thành. Bạn có thể chia sẻ rộng rãi cho mọi người bằng công cụ Site settings => Share this site sau đó lựa chọn những hình thức phân quyền cho website. Nạn cần phải lưu ý là đánh dấu vào mục “Anyone in the world may view this site (make it public)” để tất cả mọi người trên toàn cầu có thể truy cập vào website của bạn.
Nhược điểm của google site
Dù có rất nhiều ưu điểm đã liệt kê ở phần trên, nhưng ứng dụng này vẫn còn 1 số nhược điểm cần khắc phục do tính miễn phí của nó như:
Mặc dù có nhiều tiện ích, Google Sites vẫn còn 1 số hạn chế nhỏ sau:
Lời kết
Đến đây thì công đoạn thiết kế website miễn phí với Google Sites đã hoàn thành. Bạn đã có thể tạo nội dung, bắt đầu quản trị website của mình rồi.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý rằng: việc sử dụng website miễn phí bằng Google Sites, WordPress hay Blogspot cũng đều tồn tại các nhược điểm riêng. Không phải ngẫu nhiên mà các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh chấp nhận đầu tư chi phí để thiết kế 1 website chuyên nghiệp chuẩn SEO riêng phục vụ cho công việc kinh doanh mà lại không sử dụng các website miễn phí ở trên.
Ngày 6/5, tại cơ sở 2 Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội đã diễn ra hội thảo với chủ đề “ Đào tạo văn hoá nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phục hồi sau đại dịch Covid-19” do Câu lạc bộ khối đào tạo giáo viên nghệ thuật trực thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức bằng cả hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Tham dự hội thảo có Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ- Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; ông Dương Trí Dũng - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
Phó giáo sư Đào Đăng Phượng- Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương kiêm chủ nhiệm Câu lạc bộ khối đào tạo giáo viên nghệ thuật; Đại tá Trần Xuân Thanh- Phó Hiệu trưởng trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội; Thạc sĩ Dương Minh Ánh- Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội; Tiến sĩ Ngô Hồng Điệp- Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thủ Dầu Một.
Hội thảo còn thu hút nhiều lãnh đạo và đại diện đến từ các đơn vị đào tạo có liên quan trong lĩnh vực nghệ thuật cả nước tham dự.
Phát biểu khai mạc, Phó giáo sư Đào Đăng Phượng- Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương kiêm chủ nhiệm Câu lạc bộ khối đào tạo giáo viên nghệ thuật cho biết, tác động của dịch Covid-19 không chỉ đối với Việt Nam mà cả thế giới gây những thiệt hại về kinh tế, văn hoá rất lớn. Ngành giáo dục mà đặc biệt là giáo dục nghệ thuật không tránh khỏi những tác động này. Giáo dục nghệ thuật gặp rất nhiều khó khăn trong việc đào tạo tuy nhiên hiện tại các hoạt động đã dần trở lại. Tất nhiên hoạt động như thế nào để thích ứng sau hậu Covid-19 và hội nhập quốc tế là vấn đề cần phải bàn đến để có giải pháp phù hợp.
“Vấn đề nóng hiện nay trong giáo dục là thiếu giáo viên nghệ thuật ở các trường, các địa phương. Nhất là khi năm học tới triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 10 nên vấn đề giáo viên nghệ thuật phải giải quyết như thế nào là một bài toán đang được quan tâm”, Phó giáo sư Đào Đăng Phượng nhấn mạnh.
Mặc dù ảnh hưởng dịch bệnh nhưng các trường đào tạo nghệ thuật đã có những giải pháp thích ứng và hoàn thành kế hoạch giảng dạy các bộ môn nghệ thuật. Tuy vậy, để tiếp tục nâng cao chất lượng trong thời gian tới cũng cần bàn đến nhất là khi hội nhập quốc tế.
Chủ nhiệm Câu lạc bộ khối đào tạo giáo viên nghệ thuật cũng cho biết ban tổ chức hội thảo nhận được rất nhiều bài tham luận của các cơ sở đào tạo, các nhà nghiên cứu chứng tỏ đào tạo nghệ thuật sau dịch Covid -19 là vấn đề thiết thực cần có giải pháp. Đồng thời, các ý kiến thảo luận tại hội thảo hôm nay chính là tìm ra giải pháp tốt nhất để giáo dục nghệ thuật làm sao tốt nhất, hoà nhập quốc tế và thích ứng được với bối cảnh sau dịch bệnh.
Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ (áo trắng)- Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phát biểu tại hội thảo (ảnh: Lê Phương) |
Cũng tại hội thảo, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ- Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng đại dịch covid-19 đã gây những khó khăn cho giáo dục nói chung và giáo dục nghệ thuật nói riêng.
Việc tổ chức hội thảo này là một sự cố gắng lớn của Câu lạc bộ khối đào tạo giáo viên nghệ thuật và của Cơ sở 2 trường Đại học Văn hoá nghệ thuật Quân đội. Chủ đề hội thảo rất quan trọng, bên cạnh đó tìm giải pháp nâng tầm đào tạo của khối nghệ thuật thì nâng cao chất lượng đào tạo sau đại dịch rất đáng quan tâm. Những ý kiến, góp ý sẽ được Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tập hợp để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền tìm giải pháp.
Nhiều đề xuất tháo gỡ để đào tạo nghệ thuật phục hồi sau đại dịch
Tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lưu An - Giám đốc chương trình âm nhạc, trường Đại học Thủ Dầu Một cho biết, dù mới thành lập 2 năm nhưng chương trình đào tạo ngành âm nhạc của nhà trường đang góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho quá trình hội nhập quốc tế và phục hồi sau đại dịch Covid-19.
“Bên cạnh các tín chỉ dạy kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành thì sinh viên được học rất nhiều kỹ năng mềm để phục vụ cho việc học tập. Chương trình âm nhạc của trường cũng thường xuyên được đối sánh với các chương trình của các học viện nghệ thuật, các trường đại học đào tạo khối giáo viên nghệ thuật”, Tiến sĩ Lưu An chia sẻ.
Hội thảo chủ đề “ Đào tạo văn hoá nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phục hồi sau đại dịch Covid-19” thu hút nhiều đại biểu tham dự (ảnh: Lê Phương) |
Theo bà An, để đáp ứng yêu cầu nhân lực của xã hội, trường có quan điểm đào tạo để sinh viên thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đảm bảo hình thành những năng lực cần thiết của ngành mình đang học. Đồng thời, giúp sinh viên trao dồi thêm các kỹ năng như làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếp, biểu diễn và đặc biệt trang bị khả năng ngoại ngữ tốt.
Trong khi đó, Thượng tá, tiến sĩ Nguyễn Xuân Bắc- Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội trong tham luận của mình đã chỉ ra những khó khăn thách thức của việc đào tạo văn hoá nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Bên cạnh khó khăn bên ngoài thì Tiến sĩ Nguyễn Xuân Bắc cũng chỉ ra 8 khó khăn, thách thức ngay chính nội tại như: hạn chế về tư duy quản lý giáo dục, đào tạo văn hoá nghệ thuật, việc đầu tư chưa tương xứng; có xu hướng xa rời văn hoá nghệ thuật truyền thống; giáo dục đào tạo còn tách rời với thực hành biểu diễn…
Cũng từ đó Tiến sĩ Xuân Bắc gợi mở một số giải pháp như phải đổi mới tư duy về quản lý, chỉ đạo kiến tạo các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với mục tiêu, tầm nhìn chiến lược. Đồng thời nâng cao nhận thức, khơi dậy niềm tự hào, khát vọng của cán bộ, giảng viên và đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, tuyển sinh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đi kèm ưu tiên các đặc sản văn hoá nghệ thuật địa phương, truyền thống dân tộc; đẩy mạnh số hoá và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo nghệ thuật…
Còn theo Tiến sĩ Đặng Long Can - Trưởng phòng Khoa học công nghệ, trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh vấn đề nổi bật hiện nay là áp dụng đào tạo trực tuyến tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật.
“Từ trước chưa áp dụng hình thức đào tạo này do đặc thù ngành, nhưng do dịch bệnh kéo dài gần 2 năm nên lần đầu tiên trong lịch sử trường tổ chức tuyển sinh, đào tạo bằng hình thức online. Tuy vậy, sau công tác hậu kiểm, đánh giá cho thấy kết quả rất khả quan do đó việc áp dụng hình thức trực tuyến trong đào tạo nghệ thuật hoàn toàn khả thi”, tiến sĩ Long Can phát biểu .
Kết nạp thêm 5 thành viên mới vào Câu lạc bộ khối đào tạo giáo viên nghệ thuật
Ngay sau chương trình hội thảo, Câu lạc bộ khối đào tạo giáo viên nghệ thuật thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã công bố quyết định kết nạp 5 thành viên mới gồm: trường Đại học An Giang; trường Đại học Khánh Hoà; trường Đại học Thủ Dầu Một, trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng và trường Đại học Đồng Tháp.
Câu lạc bộ khối đào tạo giáo viên nghệ thuật thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã trao quyết định kết nạp các thành viên mới (ảnh: Lê Phương) |
Dịp này, Phó giáo sư Đào Đăng Phượng- Chủ nhiệm Câu lạc bộ khối đào tạo giáo viên nghệ thuật, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cũng đã trao cờ cho trường Đại học Thủ Dầu Một để đăng cai tổ chức hội thảo tiếp theo của Câu lạc bộ.
Được biết, vào tháng 10/2019 Câu lạc bộ Khối đào tạo giáo viên nghệ thuật, trực thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, chính thức được thành lập với 25 thành viên là các trường đại học, cao đẳng có đào tạo giáo viên các bộ môn nghệ thuật, kể cả các trường quân đội. Câu lạc bộ này hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của câu lạc bộ khối trường trực thuộc Hiệp hội.
“Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà là công việc của người khơi dậy ngọn lửa tâm hồn”, điều này đúng với thầy giáo – họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn (Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành, thuộc Trường Đại học sư phạm Hà Nội).
Không chỉ khẳng định mình trong lĩnh vực hội họa, thầy Nguyễn Tuấn Sơn còn là người gieo trồng “mỹ cảm” trong công tác giáo dục nghệ thuật nhiều năm nay.
Mỗi tiết học của thầy Sơn đều tràn ngập tiếng cười và sự vui thích của học sinh. (Ảnh: NVCC) |
‘‘Đây chính là con đường, là ngôi trường mà tôi nên tới”
Mối duyên giữa thầy Nguyễn Tuấn Sơn với Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành bắt đầu từ cuộc hội ngộ đặc biệt với Nhà giáo ưu tú, Phó giáo sư Vương Dương Minh – Hiệu trưởng đầu tiên của trường Nguyễn Tất Thành.
Thầy Nguyễn Tuấn Sơn chia sẻ: “Vào năm 2003, tôi có cơ hội gặp gỡ với thầy Vương Dương Minh. Khi đó, thầy Minh chia sẻ với tôi về dự định bồi dưỡng, phát triển các môn nghệ thuật cho học sinh nhà trường. Điều mà rất hiếm trường trung học phổ thông nào dám thử nghiệm thời điểm đó.”
Xúc động trước tầm nhìn của người lãnh đạo đáng kính, họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn, bấy giờ là chàng trai mới tốt nghiệp, đã tin tưởng rằng: ‘‘Đây chính là con đường, là ngôi trường mà mình nên tới.”
“Ban đầu, tôi được phân công dạy Mỹ thuật cho khối Trung học phổ thông hệ chất lượng cao. Thật may mắn khi lãnh đạo nhà trường, hội phụ huynh và các em học sinh đều hưởng ứng nhiệt tình, cứ thế ngoài việc là một họa sĩ, tôi còn mang chức trách của một người giáo viên.”
Trong nhiều năm giảng dạy, thầy Nguyễn Tuấn Sơn đã mang lại cho bộ môn Mỹ thuật trường Nguyễn Tất Thành nhiều thành tích đáng nể.
Tiêu biểu như học trò của thầy đã giành giải Vàng Liên hoan mỹ thuật quốc tế bậc trung học phổ thông; 03 giải Nhất cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới (ACAWC) cấp quốc gia; giải thưởng cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới (ACAWC) cấp quốc tế và nhiều giải thưởng mỹ thuật khác.
Thầy Sơn luôn tìm ra cách học mới và tự tay làm mẫu để giúp học trò tiếp thu bài tốt nhất. (Ảnh: NVCC) |
Trước bề dày thành tích đạt được, thầy Nguyễn Tuấn Sơn không cho đó là sự thành công. Đối với anh, việc bồi dưỡng, giúp học trò tìm ra con đường phát triển riêng mới là những thành công tuyệt vời nhất.
Thầy Sơn chia sẻ: “Là một họa sĩ mang sứ mệnh nhà giáo, tôi ý thức được việc của mình là phải đưa mỹ thuật phục vụ cho giáo dục đương đại. Với tôi, thành tích cá nhân không quan trọng mà sự trưởng thành của các em mới là những món quà quý giá".
Ở giờ học của thầy Nguyễn Tuấn Sơn, các em luôn được thoải mái sáng tạo và bung tỏa trí tưởng tượng. (Ảnh: NVCC) |
Dạy Mỹ thuật không nên dùng lối tiếp cận cứng nhắc…
Gần 20 năm công tác, tiết học Mỹ thuật của thầy Sơn luôn diễn ra trong sự mong đợi của các học trò. Mỹ thuật là môn học đòi hỏi tính sáng tạo nên thầy hướng tới việc giảng dạy ở những không gian mở, ví dụ như sân trường, vườn cây, các di tích văn hóa...
Thay vì bó buộc trong phòng học chật hẹp, giờ Mỹ thuật trở nên sôi động, rộn ràng như một chuyến đi dã ngoại. Bỏ qua mẫu vật khô khan, thầy Nguyễn Tuấn Sơn hướng dẫn các em quan sát thiên nhiên, kiến trúc, con người, dùng nền gạch làm giấy, lấy phấn thay chì màu, thỏa sức tô vẽ theo trí tưởng tượng.
Thầy Sơn cho biết: “Điều quan trọng để tiết học Mỹ thuật trở nên sôi động là không được dùng lối tiếp cận cứng nhắc. Phương pháp dạy truyền thống vẫn giúp học sinh hiểu bài nhưng lại cản trở sáng tạo, khiến các em biết vẽ nhưng khó vẽ đẹp, vẽ sâu. Quan trọng nhất, sự bó buộc khuôn mẫu sẽ làm các em mất đi cá tính.
Với mỗi tiết Mỹ thuật, tôi luôn cố gắng lắng nghe suy nghĩ của các em, đánh giá năng lực từng em và đưa ra yêu cầu phù hợp. Đặc biệt, giáo viên nên tôn trọng sáng tạo của học sinh và công nhận tác phẩm dù được hay chưa được.”
Theo thầy Nguyễn Tuấn Sơn, giáo viên dạy Mỹ thuật nói riêng hay nghệ thuật nói chung phải có ít nhất ba yếu tố “tri thức – sự thấu hiểu – khả năng tổ chức”. Đây là các điều kiện cần giúp giáo viên làm chủ được lớp học và truyền đạt kiến thức hiệu quả.
Ngoài ra, giảng dạy nghệ thuật cũng cần sự kiên trì và luôn luôn biết cách “chăm sóc tâm hồn”. Nếu người dạy Mỹ thuật không tạo được thú chơi xoay quanh môn học, để sức sáng tạo của bản thân bị mài mòn thì chắc chắn tiết học sẽ nhàm chán.
Các lớp học vẽ đầy màu sắc của thầy trò trường Nguyễn Tất Thành. (Ảnh: NVCC) |
Thầy Nguyễn Tuấn Sơn bày tỏ: “Xã hội càng hiện đại thì kỳ vọng với giáo viên nghệ thuật càng cao, do vậy, người giảng dạy các môn này cần trau dồi bản thân, tích lũy tri thức và tìm ra các phương pháp học tập kích thích sự sáng tạo.
Mặt khác, giáo viên Mỹ thuật phổ thông cần có chính kiến trước ngữ liệu giảng dạy, không nên ôm đồm hoặc dạy theo những ngữ liệu sai. Giáo án Mỹ thuật cũng cần phân bổ hợp lý giữa lý thuyết – thực hành. Đặc biệt, chúng ta nên tránh những giờ học “hình thức” bởi nó không phù hợp với các môn nghệ thuật.”
Giáo dục nghệ thuật là ‘‘hạt mầm” của chân, thiện, mỹ
Không dừng lại ở giáo dục Mỹ thuật, họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn còn đánh giá cao vai trò của giáo dục nghệ thuật trong nhà trường hiện nay.
Thầy Sơn chia sẻ: “Tôi cho rằng, việc đưa Âm nhạc và Mỹ thuật vào chương trình trung học phổ thông là hoàn toàn hợp lý. Chưa nói tới châu Âu, nhiều nước Đông Nam Á từ lâu đã áp dụng và thu được những tín hiệu tích cực. Tức là ngoài việc bồi dưỡng tri thức, học sinh còn được chú trọng bồi dưỡng tâm hồn.
Nói sâu hơn, giáo dục nghệ thuật giúp học sinh phát triển toàn diện và gieo mầm chân – thiện – mỹ trong mỗi con người. Mục đích cao nhất của giáo dục là giúp các em có tri thức, hiểu lễ nghĩa, hoàn thiện kỹ năng, sống nhân ái, biết phát hiện và cảm thụ cái đẹp.
Hơn nữa với học sinh trung học phổ thông (đặc biệt ở khối 10), đây là giai đoạn các em bắt đầu có định hướng nghề nghiệp. Sẽ thế nào nếu một em học sinh học rất giỏi nhưng lại sống thụ động, tương tác kém, năng lực hòa nhập kém? Giáo dục nghệ thuật sẽ lấp đầy những khoảng trống đó.”
Trước thực trạng các môn Âm nhạc, Mỹ thuật vẫn bị “ngó lơ” tại một số trường học, thầy Nguyễn Tuấn Sơn thẳng thắn bày tỏ:
“Cũng giống như các môn khác, Âm nhạc và Mỹ thuật đều cung cấp kiến thức, hình thành kỹ năng và dẫn dắt người học tới một trình độ nhất định".
Thầy giáo Nguyễn Tuấn Sơn, giáo viên Mỹ thuật trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành (ở giữa). (Ảnh: NVCC) |
Thầy Nguyễn Tuấn Sơn cũng khẳng định, tình trạng phân biệt “môn chính – môn phụ” thường xuất phát từ định hướng giảng dạy của nhà trường, tâm lý của phụ huynh và ‘‘khúc mắc” với môn học từ chính các em.
“Điều may mắn là chương trình giáo dục nghệ thuật cho khối phổ thông được trường Nguyễn Tất Thành áp dụng từ rất sớm. Vào năm 2003, trường chính thức triển khai môn Mỹ thuật cho các lớp chất lượng cao.
Tới nay, hoạt động âm nhạc, hội họa của trường vẫn luôn sôi nổi. Nhiều cuộc thi âm nhạc, mỹ thuật, trình diễn nghệ thuật được tổ chức xuyên suốt năm học. Đặc biệt, nhà trường thành lập các câu lạc bộ nghệ thuật chuyên sâu, giúp các em thỏa mãn đam mê và khám phá năng khiếu của chính mình.”
Thầy Nguyễn Tuấn Sơn cùng học trò tham gia giải Vô địch thiết kế đồ họa Quốc tế. (Ảnh: NVCC) |
Nên giáo dục nghệ thuật theo hướng quốc tế
Trước những ‘‘bước chạm” đầu tiên của chương trình phổ thông mới, quan điểm về các môn học nghệ thuật phần nào đã thay đổi. Thầy Nguyễn Tuấn Sơn mong muốn giáo dục nghệ thuật nước nhà đi theo hướng chuẩn quốc tế, bắt nhịp với xu hướng đào tạo nghệ thuật mới của Mỹ, Pháp, Anh hay Singapore. Việc chuẩn hóa này cần một thời gian dài nhưng chắc chắn “diện mạo” giáo dục nghệ thuật Việt Nam sẽ “thay da đổi thịt”.
“Tôi khuyến khích học sinh kết hợp giữa mỹ thuật và công nghệ - 2 nhân tố đại diện cho nghệ thuật và đặc trưng thời đại. Cùng một chủ đề nghệ thuật, các bạn có thể triển khai theo hình thức đa phương tiện như hội họa, hình ảnh, video, điêu khắc, sắp đặt…
Thời điểm hiện tại, tôi tiếp tục đồng hành cùng học sinh trong các dự án mỹ thuật, giúp các em thay đổi cách nhìn về môn học tưởng như “có hay không đều được”. Để làm được điều này, lãnh đạo - nhà trường - thầy cô chính là những người giữ chìa khóa.”