SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Tầm quan trọng và các mô hình kinh doanh phát triển hiện nay


Mô hình kinh doanh (viết tắt MHKD) trong tiếng Anh gọi là Business Model. Đây là một thuật ngữ bắt đầu phổ biến vào những năm 90 của thế kỉ 20 và ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu học thuật cũng như nghiên cứu ứng dụng.
Mô hình kinh doanh
Đây là một khái niệm trừu tượng và chưa có một sự thống nhất nào của các nhà nghiên cứu, mỗi người lại tiếp cận mô hình kinh doanh theo mục đích nghiên cứu riêng của mình. Do đó, mô hình kinh doanh được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau.

1. Định nghĩa mô hình kinh doanh như sau:

“Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một đại diện đơn giản hóa lí luận kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nó mô tả doanh nghiệp chào bán cái gì cho khách hàng, làm sao doanh nghiệp tìm đến và thiết lập quan hệ với khách hàng, qua những nguồn nào, những hoạt động và đối tác nào để đạt được điều đó và cuối cùng là, doanh nghiệp đó tạo ra lợi nhuận bằng cách nào”. (Theo “How to Describe and Improve your Business Model to Compete Better”, 2004 của Alexander Osterwalder)
hoặc “Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một kế hoạch hay một hình mẫu mô tả doanh nghiệp đó cạnh tranh, sử dụng những nguồn lực, các quan hệ với khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào để tồn tại và phát triển”. (Theo “Entrepreneurship: Successfully Launching New Ventures”, 2005 của Bruce R. Barringer, R. Duane Ireland)

2. Các yếu tố chính trong MHKD

Thực tế là không có cách cụ thể nào để xác định mô hình kinh doanh. Nhưng có một tiêu chuẩn được gọi là mô hình kinh doanh Canvas. Đây có lẽ là cách tốt nhận biết các thành phần chính của chuỗi tạo giá trị công ty.
Cụ thể, có 9 yếu tố chính tạo nên một mô hình kinh doanh thành công:
  • Đối tác chính
  • Các hoạt động chính
  • Đề xuất giá trị
  • Quan hệ khách hàng
  • Phân khúc khách hàng
  • Tài nguyên cốt lõi
  • Kênh phân phối
  • Cơ cấu chi phí
  • Nguồn thu nhập
Tuy nhiên, trong thế giới công nghệ thông tin chiếm ưu thế như hiện nay, càng nhanh càng tốt. Trong bối cảnh đó, Canvas đã cho ra đời một mô hình kinh doanh mớivới tên gọi lean startup canvas. Mô hình này nhằm thiết kế một mô hình kinh doanh hiệu quả, chính xác hơn cho các công ty startup .

Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh với doanh nghiệp

Có một thực tế, để bắt đầu kinh doanh không chỉ có vốn, có nguồn nhân lực, có cơ sở vật chất lượng, sang trọng là đã đủ cho việc kinh doanh thành công. Điều quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp chính là MHKD, vì tầm quan trọng của nó mà với những người trong nghề, ai cũng đều phải công nhận với nhau rằng “cốt lõi của doanh nghiệp chính là mô hình kinh doanh”.

1. Tại sao mô hình kinh doanh lại là cốt lõi của doanh nghiệp?

Đã bước chân vào kinh doanh, chúng ta đều hướng tới mục đích mặt hàng của mình sẽ đến với khách hàng và được họ tiếp nhận nhanh chóng, từ đó thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình. Thế nhưng nếu muốn có được những điều đấy, thì bạn phải có một mô hình kinh doanh và có mô hình rồi, chính là hướng chỉ ra cho bạn cách kiếm tiền, trả lời cho bạn 4 câu hỏi.
  • Khách hàng bạn hướng tới là ai?
  • Vấn đề bạn quyết định hướng tới họ là gì?
  • Sản phẩm bạn sử dụng để giải quyết vấn đề cho họ là gì?
  • Bạn thu phí cho hướng giải quyết đó như thế nào?
Khi MHKD trả lời cho bạn được 4 câu hỏi trên, chính là lúc bạn sẽ có cho mình một hướng đi thuận lợi nhất cho doanh nghiệp của mình.

2. Ví dụ

Bạn đang muốn kinh doanh trong mặt hàng thực phẩm chức năng, thuốc giảm cân. Thì việc xây dựng mô kinh doanh của doanh nghiệp bạn sẽ hướng tới các yếu tố sau.

Sản phẩm đảm bảo đúng nhu cầu

Đã lựa chọn kinh doanh thực phẩm chức năng, thuốc giảm cân thì đối tượng khách hàng mà bạn cần hướng tới phải là những người “béo”, những người đang muốn giảm cân mà chưa tìm được phương pháp hay thực phẩm chức năng nào phù hợp. Thường thì với những người béo, muốn giảm cân họ tìm tới thực phẩm chức năng là vị họ lười vận động, rất ngại vận động và sợ mệt. Vì thế, sản phẩm của bạn giới thiệu tới họ phải đảm bảo sẽ đáp ứng đúng như nhu cầu thực sự mà họ đang cần.

Những tiện ích mà thực phẩm chức năng của các bạn có những yêu điểm gì?

Để tạo được niềm tin cho họ thì bạn phải có những bằng chứng xác thực về hiệu quả mà thứ thuốc bạn muốn giới thiệu cho khách đã có bao người thành công? Rồi từ đấy thì hướng dẫn người ta cách sử dụng, những điều cần tránh và nên làm trong quá trình sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bạn.

Đưa định mức chắc chắn về sự thành công khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bạn

Hãy cho khách hàng của mình thấy được rằng, sản phẩm của doanh nghiệp bạn gửi tới họ sẽ giải quyết được vấn đề mà họ đang có cần, để tạo được niềm tin và sự lan tỏa sản phẩm được nhiều người biết tới hơn.

Giá thành sản phẩm

Khi đã đưa ra được tính năng, cũng như kết quả mà sản phẩm của bạn hướng tới khách hàng. Từ sự thành công đó, các bạn hãy đặt ra cho sản phẩm đó một giá thành nhất định, để chắc chắn một điều rằng chất lượng sản phẩm đúng với như hiệu quả của nó. Thường thì, càng những sản phẩm tốt thì giá thành sẽ cao, nhưng nếu như sự đầu tư vào sản phẩm không quá khắt khe và đòi hỏi cao thì giá thành cũng ở mức trung bình.
Để làm được những điều mà chúng tôi chỉ ra ở trên, thì vai trò của mô hình kinh doanh vô cùng quan trọng. Vì vậy, nếu đã muốn kiếm được nhiều tiền, kiếm tiền bằng kinh doanh thì đừng bỏ qua việc xây dựng MHKD.

 Những mô hình kinh doanh đang phát triển hiện nay

Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế, xã hội đời sống người dân ngày một nâng cao nên các mô hình kinh doanh từ đó cũng có nhiều hơn. Dưới đây là một số mô kinh doanh các bạn có thể tham khảo, bởi nó không tốn nhiều vốn nhưng vẫn thu được nhiều lợi nhuận.

1. Môi giới lao động giúp việc và làm việc nhà

Hiện nay, do nhu cầu của nhiều gia đình tại các khu vực thành phố, thành thị là cần người giúp việc nhưng lại không thể tìm được mà tìm tới các công ty mô giới. Hiểu được nhu cầu thực tiễn đó, đã rất nhiều công ty môi giới làm trong lĩnh vực này xuất hiện. Thực hiện theo đúng quy mô của một mô hình doanh, họ cũng sẽ khách hàng tìm tới công ty những người giúp việc theo yêu cầu và bù lại thì khách hàng đó sẽ phải trải cho công ty một khoản tiền “môi giới”.
Để có được nguồn nhân công phục vụ cho khách hàng của mình, các công ty này sẽ tìm đăng tuyển dụng trên mạng để thu hút đối tượng hoặc là những người nông dân ở vùng quê có nhu cầu tìm việc. Lợi nhuận thu lại sẽ là cả hai bên, công ty tìm việc cho người lao động, người lao động có công ăn việc làm và tiền từ người khách hàng của công ty.
Nếu thực hiện mô hình kinh doanh này, có một thực tế là bên nào cũng sẽ thu lại cho mình những lợi nhuận riêng. Bên cạnh đó, người làm được giới thiệu qua công ty, còn được đảm bảo về quyền lợi của mình qua các bản hợp đồng ký kết của các bên, cho thấy giá trị của bản thân được nâng cao.
Các dịch vụ mà bạn thường thấy trong loại hình này gồm có: thuê người dọn dẹp nhà cửa lâu ngày cố định, dọn dẹp theo giờ, dọn dẹp văn phòng theo giờ, đón con cái đi học về,…

2. Mô hình KD online

Hiện nay, kinh doanh online đang là một xu thế sự phát triển vượt bậc và được nhiều người áp dụng. Dựa vào nhu cầu đối tượng khách hàng, với các tính năng quảng  cáo trên mạng xã hội của zalo và facebook các bạn không cần phải bỏ ra quá nhiều vốn nhưng thu lại được rất nhiều lợi nhuận.

Ví dụ

Bạn kinh doanh mặt hàng cơm văn phòng, với việc bạn quảng cáo trên trang mạng xã hội hoặc là các trang web riêng của mình là con đường đưa bạn tiếp cận với khách hàng. Từ đó, với giá thành không quá cao, nhưng chất lượng lại “ok”, lại thêm dịch vụ ship cơm. Thì chắc chắn cửa hàng cơm của bạn sẽ được nhiều người biết tới, kinh doanh theo hình thức này bạn không phải bỏ ra quá nhiều vốn, lượng khách hàng thì đông.

Các yếu tố cấu thành mô hình kinh doanh

Một mô hình kinh doanh thường đóng vai trò trung gian trong việc kết nối giữa hai lĩnh vực đầu vào kĩ thuật (Technical inputs) và đầu ra kinh tế (Economics outputs) của một doanh nghiệp. Để thực hiện được điều đó, một MHKD cần phải bao gồm 4 trụ cột với 9 nhân tố sau đây:
  • Quản trị cơ sở hạ tầng (Khu vực hoạt động): hoạt động chính, năng lực cạnh tranh cốt lõi và mạng lưới đối tác
  • Sản phẩm (Khu vực sản phẩm/Dịch vụ): giá trị đề nghị
  • Khách hàng (Khu vực khách hàng): khách hàng mục tiêu, kênh phân phối và quan hệ khách hàng
  • Tài chính (Khu vực tài chính): cấu trúc chi phí và mô hình doanh thu
Nhìn vào sơ đồ (1), ta thấy mô hình này được chia làm 4 khối, trong đó:

1. Khu vực hoạt động

Gồm 3 nhân tố:
  • Các nguồn lực chính: hay còn gọi là khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Trong một lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp muốn thành công thì phải có một số năng lực cốt lõi nhất định, chính những nguồn lực này tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Mạng lưới đối tác: bao gồm những tổ chức có quan hệ hợp tác với doanh nghiệp. Các đối tác hợp tác với nhau để chia sẻ, bổ sung và khuếch đại các nguồn lực của nhau để tạo ra năng lực cạnh tranh bổ sung mới.
  • Các hoạt động chính: để thực hiện một mô hình kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện một số hoạt động chủ chốt. Doanh nghiệp có thể tự thực hiện các hoạt động này hoặc thông qua một mạng lưới đối tác khác.

2. Khu vực sản phẩm/dịch vụ: Giá trị đề nghị

Khu vực này gồm một nhân tố đề xuất về giá trị hay tuyên bố về giá trị. Đó là lời khắng định về giá trị/lợi ích của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ đem lại cho khách hàng. Điều này sẽ thu hút khách hàng và khiến cho khách hàng bỏ tiền ra để tiêu dùng sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ. Đề xuất giá trị này sẽ phác họa ra những gói sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể cho từng phân khúc khách hàng của doanh nghiệp.

3. Khu vực khách hàng bao

Gồm 3 nhân tố:
  • Phân đoạn khách hàng mục tiêu: là đối tượng khách hàng chính mà doanh nghiệp hướng đến, chính những khách hàng này quyết định sự sống còn của doanh nghiệp thông qua hành vi mua hàng. Mô hình kinh doanh cần phải mô tả rõ và thể hiện sự thấu hiểu đối với mỗi nhóm khách hàng mục tiêu và nhận biết được nhóm khách hàng tiềm năng cũng như nhu cầu của họ.
  • Kênh phân phối: là kênh mà doanh nghiệp thông qua đó để bán sản phẩm, dịch vụ; là sự kết nối giữa doanh nghiệp, những đề xuất giá trị của doanh nghiệp với khách hàng của nó. Kênh phân phối và liên lạc ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn trong việc thiết kế MHKD. Một kênh phân phối hiệu quả là một sự khác biệt lớn và tạo lợi thế tốt cho doanh nghiệp cạnh tranh.
  • Quan hệ khách hàng: là hình thức kết nối, tương tác, sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp với khách hàng. Việc quản trị mối quan hệ khách hàng trong mô hình kinh doanh là điều cốt yếu để thỏa mãn sự mong đợi của khách hàng. Khách hàng ở các phân khúc khác nhau sẽ có những mong muốn khác nhau về mối quan hệ với doanh nghiệp.

4. Khu vực tài chính bao

Gồm hai nhân tố: Cấu trúc chi phí và doanh thu.
  • Cấu trúc chi phí: những chi phí cần thiết mà doanh nghiệp phải chịu khi vận hành mô hình kinh doanh. Đây là kết quả từ các thành phần khác nhau của mô hình hay nói cách khác mỗi chi phí có thể truy ngược lại từ các thành phần khác nhau của mô hình kinh doanh.
  • Doanh thu: là nguồn mà qua đó doanh nghiệp sẽ có được thu nhập từ khách hàng nhờ giá trị tạo ra và những hoạt động tiếp xúc với khách hàng. Các nguồn doanh thu này đến từ một hoặc một vài phân khúc khách hàng, những người sẵn sàng trả tiền cho những giá trị mà họ nhận được từ doanh nghiệp.
Các tìm kiếm liên quan đến mô hình kinh doanh
  • các mô hình kinh doanh phổ biến
  • mô hình kinh doanh là gì
  • mô hình kinh doanh mới
  • sơ đồ mô hình kinh doanh
  • xây dựng mô hình kinh doanh
  • lựa chọn mô hình kinh doanh
  • trình bày mô hình kinh doanh
  • mô hình kinh doanh nhỏ


Bán hàng “độc đáo” để tạo thương hiệu.


BÍCH NGỌC
01/12/2019 - 10:00 1706      0
Cạnh tranh là trật tự tự nhiên trong kinh doanh, đặc biệt là đối với các thương hiệu thương mại điện tử nơi không chỉ là đối thủ cạnh tranh địa phương mà bạn cần phải lo lắng. Khách hàng bị choáng ngợp với các lựa chọn và họ muốn nhanh chóng hiểu điều gì làm cho một sản phẩm hoặc thương hiệu đó khác biệt so với sản phẩm khác. Biết cách đúng đắn để định vị bản thân và các sản phẩm của bạn có thể có nghĩa là sự khác biệt giữa nổi bật và hòa trộn.
Đó là lý do tại sao nó rất quan trọng đối với tất cả các doanh nhân để hiểu cách xác định một đề xuất bán hàng độc đáo (USP) để giúp hướng dẫn các quyết định tiếp thị và thương hiệu của bạn.

MỘT ĐỀ XUẤT BÁN HÀNG ĐỘC ĐÁO LÀ GÌ?

Một đề xuất bán hàng độc đáo, thường được gọi là USP (Unique Selling Proposition) là một điều làm cho doanh nghiệp của bạn tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Nó có một lợi ích cụ thể làm cho doanh nghiệp của bạn nổi bật khi so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng thị trường.
Hình thành một USP có chủ ý và có chủ ý giúp tập trung chiến lược tiếp thị của bạn và ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu, viết quảng cáo và các quyết định tiếp thị khác. Về cốt lõi, USP sẽ nhanh chóng trả lời một câu hỏi khách hàng tiềm năng nhất khi họ gặp phải thương hiệu của bạn:

NHỮNG GÌ LÀM CHO BẠN KHÁC BIỆT VỚI CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH?

USP của bạn phát huy thế mạnh của bạn và nên dựa trên những gì làm cho thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn có giá trị đặc biệt đối với khách hàng. Là độc nhất, hiếm khi là một USP mạnh. Bạn phải phân biệt xung quanh một số khía cạnh đối tượng mục tiêu mà bạn quan tâm, nếu không, thông điệp của bạn sẽ không mấy hiệu quả.
Một USP hấp dẫn phải là:
  • Quyết đoán, nhưng có thể phòng thủ: Một vị trí cụ thể buộc bạn phải đưa ra một trường hợp chống lại các sản phẩm cạnh tranh là đáng nhớ hơn là một lập trường chung chung, như việc bán các sản phẩm chất lượng cao.
  • Tập trung vào những gì khách hàng của bạn đánh giá cao: Sự độc đáo không có mấy ý nghĩa nếu nó không phải là thứ mà khách hàng mục tiêu của bạn thực sự quan tâm.
  • Không chỉ là một khẩu hiệu: Mặc dù khẩu hiệu là một cách mà USP của bạn có thể được truyền đạt, nhưng nó cũng là thứ mà bạn có thể thể hiện trong các lĩnh vực kinh doanh khác, từ chính sách hoàn trả cho chuỗi cung ứng của bạn. Bạn sẽ có thể vừa nói chuyện vừa đi bộ.
Đó không nhất thiết là những gì bạn bán phải là duy nhất, nhưng thông điệp bạn chọn để tập trung vào việc cạnh tranh của bạn thì không.

ĐÂY CÓ PHẢI LÀ MỘT ĐỀ XUẤT BÁN HÀNG ĐỘC ĐÁO KHÔNG

Tiếp thị cụ thể cung cấp chương trình khuyến mại như giảm giá 10%, giao hàng miễn phí, dịch vụ khách hàng 24/7 hoặc chính sách hoàn trả mạnh mẽ không phải là USPs. Thuyết phục và hiệu quả mặc dù có thể, chúng không phải là duy nhất, chúng cũng không phải là những vị trí dễ bảo vệ vì bất kỳ đối thủ nào của bạn cũng có thể sao chép chúng.
Một đề xuất bán hàng độc đáo là một tuyên bố bạn chọn để thể hiện sự khác biệt giữa sản phẩm và thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh khác.
Một USP cũng không chỉ là bản sao tiêu đề trên trang chủ của bạn. Đây là một vị trí mà doanh nghiệp nhỏ của bạn có thể kết hợp vào các sản phẩm, thương hiệu của bạn, trải nghiệm bạn cung cấp và bất kỳ điểm tiếp xúc nào khác mà khách hàng của bạn có với doanh nghiệp của bạn.
Cách tốt nhất để hiểu những gì tạo nên một USP mạnh mẽ là thông qua các ví dụ. Vì vậy, đây là mười ví dụ về các đề xuất bán hàng độc đáo làm cho nó đúng và những gì bạn có thể học hỏi từ mỗi đề xuất.

10 VÍ DỤ VỀ CÁC ĐỀ XUẤT BÁN HÀNG ĐỘC ĐÁO ĐƯỢC THỰC HIỆN ĐÚNG

1. SADDLEBACK LEATHER

Một trong những điều đầu tiên mà bạn chú ý về trang web của Leatherback Leatherback là khẩu hiệu nổi tiếng của họ: họ “Họ sẽ chiến đấu với nó khi bạn chết.”
 
Đó là một câu ngay lập tức chuyển tải giá trị duy nhất của các sản phẩm của Saddleback bằng giọng điệu không thay đổi đặc trưng của họ: sản phẩm này được xây dựng rất tốt, nó sẽ tồn tại lâu hơn chủ sở hữu của nó. Tin nhắn cũng đề cập trực tiếp đến bảo hành 100 năm của họ, điều này hứa hẹn với sự đảm bảo rằng các sản phẩm sẽ tồn tại suốt đời bạn và sau đó là một số. 
Tuổi thọ cao, đặc biệt đối với các sản phẩm mang theo hàng ngày, giá cao chắc chắn là một điểm bán hàng độc đáo, đặc biệt là khi rất nhiều đối thủ cạnh tranh tập trung vào việc định vị sản phẩm của họ như là biểu tượng trạng thái, xu hướng thời trang mà bạn muốn thay thế vào năm tới hoặc một giải pháp giá rẻ đến một cái nhìn đắt tiền.
Trên thực tế, khi các sản phẩm rẻ tiền của họ bắt đầu xuất hiện trên thị trường, Saddleback Leather đã coi đó là cơ hội để tạo ra một trò chơi thông minh như thế nào mà nó đã tạo ra video để củng cố chất lượng của nghề thủ công của họ.

2. PIPCORN

Bạn có thể mua bỏng ngô được bán sẵn tại cửa hàng đồng đô la địa phương của mình, vì vậy, loại bỏng ngô mini nhỏ trên chính nó là một phần lớn của USP.
 
Thay vào đó, Pipcorn là một trường hợp tuyệt vời của một thương hiệu sử dụng tính đặc thù để tạo ra vị trí độc đáo của riêng họ trên thị trường, thay vào đó chọn tập trung vào những gì làm cho sản phẩm của họ trở thành một lựa chọn thông minh cho người tiêu dùng có ý thức về sức khỏe hoặc thuần chay.
Các cụm từ như tất cả là tự nhiên, ngũ cốc, và các lô nhỏ, được nhìn thấy trên túi và trang web của họ nêu bật các lợi ích sức khỏe khác như không chứa gluten, không biến đổi gen và chất chống oxy hóa. Pipcorn cũng nhận được cụ thể về cách thức ăn nhẹ của họ lành mạnh thay vì chỉ nói rằng đó là, liệt kê các điểm khác biệt mà khách hàng của họ sẽ quan tâm.
Bằng cách định vị sản phẩm của họ theo xu hướng có ý thức về sức khỏe hiện tại, họ có thể tạo ra một USP không chỉ giúp họ thu hút khách hàng mới mà còn bán lẻ bỏng ngô như một sản phẩm cao cấp.

3. CÀ PHÊ DEATH WISH

Rất nhiều cửa hàng cà phê và nhà rang xay tuyên bố rằng họ có một tách cà phê mịn nhất hoặc hay nhất. Tuy nhiên, Death Wish Coffee đã chọn phục vụ cho những người cần sự khác biệt vào tách của họ bằng cách thay vào đó là bán cà phê mạnh nhất thế giới.
 
Death Wish Coffee là một ví dụ tuyệt vời về việc phát triển một sản phẩm dựa trên một đề xuất bán hàng độc đáo mà phần lớn không bị ảnh hưởng trong thị trường cà phê đông đúc. Đây không phải là một vị trí sẽ thu hút ngay lập tức mọi loại người uống cà phê, nhưng sản phẩm này hấp dẫn một cách chắc chắn đối với một bộ phận người tiêu dùng nhất định và thật khó để bắt chước.
Death Wish Coffee cũng ủng hộ nó. Ngoài việc mạnh dạn tuyên bố nó trên trang web và bao bì của họ, và phá vỡ cách thức sản xuất, họ cũng hoàn lại tiền đầy đủ cho bất cứ ai nói rằng cà phê không phải là cốc đậm nhất họ từng có.

4. MUSE

Muse là một ví dụ đáng chú ý về lý do tại sao bạn cần USP ngay cả khi các sản phẩm của bạn thực sự độc đáo. Muse là công cụ tiêu dùng đầu tiên ngoài kia có thể cung cấp phản hồi thời gian thực về hoạt động não của bạn khi bạn ngồi thiền.
Họ là công ty đầu tiên cung cấp những gì họ làm, nhưng không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp nào có nghĩa là họ không có bất kỳ sự cạnh tranh nào. Sau cùng mọi người đã làm tốt trong nhiều thế kỷ mà không có sản phẩm của họ.
 
Trong trường hợp này, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Muse là hiện trạng: thiền không trả tiền. Vì vậy, USP của họ, một cách tự nhiên, là xung quanh việc tăng cường thực hành hiện tại của bạn để có thể tận dụng tối đa thiền định. Bạn có thể thấy có bao nhiêu bản sao của họ, trong khi tập trung vào các điểm bán khác nhau, kết hợp với nhau theo ý tưởng duy nhất này.
Trong suốt nội dung và thông điệp tiếp thị, họ xây dựng một trường hợp cho cả trị liệu nói chung và thiền định được hỗ trợ bởi sản phẩm của họ. Đây là một ví dụ thông minh về việc thừa nhận các tiêu chuẩn để định vị bản thân như một giải pháp thực sự khác biệt.

5. TAYLOR STITCH

Taylor Stitch là một công ty quần áo dựa vào gây quỹ cộng đồng để phát triển các sản phẩm mới. Mặc dù một số người tiêu dùng có thể cau mày khi các thương hiệu được thành lập thúc đẩy gây quỹ cộng đồng, nhưng đó không phải là trường hợp ở đây vì cách họ biến nó thành một phần của USP.
Taylor Stitch thành công biến crowdfunding thành một lợi thế cạnh tranh: Chúng tôi thiết kế các sản phẩm mới. Đám đông tài trợ cho chúng.
Họ ngay lập tức cho khách hàng biết lý do tại sao các sản phẩm mới gây quỹ cộng đồng mang lại lợi thế cho các mô hình kinh doanh tự tài trợ hoặc nhà đầu tư truyền thống. Khách hàng yên tâm rằng:
  • Họ tiết kiệm 20% bằng cách sắp xếp trước.
  • Nó tốt hơn cho môi trường.
  • Họ nhận được những sản phẩm này trong tay khi bạn thực sự sử dụng chúng.
Đây là những yếu tố chính của gây quỹ cộng đồng đã được đưa lên bề mặt và chuyển thành giá trị cho khách hàng. Thật khó để tranh luận về việc tiết kiệm tiền và thân thiện với môi trường hơn, và hỗ trợ một doanh nghiệp mà bạn tin tưởng cũng là một phần thưởng tuyệt vời.
Bằng cách định vị mô hình kinh doanh độc đáo theo cách này, họ biến một quy trình đặt hàng trước có khả năng rủi ro thành một góc tiếp thị hấp dẫn.

6. TATTLY TATTOOS

Nhiều sản phẩm hình xăm tạm thời dành cho trẻ em và có thiết kế đơn giản và ngớ ngẩn. Hình xăm Tattly có một cách tiếp cận khác, cung cấp nghệ thuật tuyệt đẹp, phức tạp cho mọi người ở mọi lứa tuổi.
 
Những hình xăm tạm thời này có nghĩa là đẹp như hình xăm truyền thống, cho phép khách hàng thể hiện bản thân mà không cần sự cam kết hoặc chi phí cao của hình xăm thực sự.
Tattly không có nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp bán các thiết kế táo bạo tương tự được làm từ vật liệu an toàn. Điều này giúp họ dễ dàng phát triển USP hơn, theo lý thuyết, nhưng họ vẫn cần phân biệt với những so sánh không thể tránh khỏi giữa các sản phẩm của họ và các đối thủ  quen thuộc hơn.
Bằng cách tập trung vào nghệ thuật, họ có thể làm điều đó với USP mà họ thể hiện là: "Hình xăm giả của các nghệ sĩ thực thụ."
Nhiều thương hiệu thiết kế tập trung nguồn thiết kế từ các nghệ sĩ thực sự, nhưng Tattly trình bày thực tế này về kinh doanh của họ. Các nghệ sĩ đằng sau các thiết kế của họ cũng là một phần của những gì họ bán như hình xăm, nhận được hồ sơ nổi bật trên trang web của họ được tổ chức dưới một phần dành riêng cho Nghệ sĩ và tác phẩm của họ.
 
Họ có thể đã để nó như một dòng sao chép trên trang, nhưng thay vào đó họ chọn kết hợp các nghệ sĩ đằng sau sản phẩm vào thiết kế cửa hàng trực tuyến, củng cố ý tưởng rằng hình xăm là một hình thức nghệ thuật có thể đeo được.

7. THIRD LOVE

Đồ lót phụ nữ là một ngành công nghiệp hàng tỷ đô la, vì vậy người mới Third Love phải tìm cách để đảm bảo họ có thể cạnh tranh với các thương hiệu cũ.
Third Love đã biến chương trình của họ, chúng tôi có sự phù hợp với US USP, một phần không thể thiếu trong việc xây dựng thương hiệu của họ. Nó không chỉ là một phần quan trọng của tin nhắn trong quảng cáo của họ và bản sao trên trang web của họ, họ thậm chí còn có một bài kiểm tra Fit Finder cho phép khách hàng lần đầu tìm thấy sự phù hợp với họ.
 
Để đi sâu hơn vào lời hứa, họ cũng cung cấp một nửa kích thước và thử một lần trước khi bạn mua bảo lãnh.
Third love USP là một lời hứa mạnh mẽ. Và trong khi các thương hiệu khác có thể cung cấp biểu đồ kích thước để giúp người mua hàng, thì Third love  ưu tiên giúp bạn có được sự phù hợp dựa trên nhu cầu cá nhân.
Trong tất cả các thông điệp họ có thể tập trung vào, xung quanh phong cách hoặc chất lượng, họ nhấn mạnh vào một điểm khó khăn mà nhiều phụ nữ gặp phải khi mua áo ngực và họ chọn làm trầm trọng nó lên.

8. BEARDBRAND

Rất nhiều công ty mỹ phẩm phục vụ cho cả nam và nữ. Cố gắng cung cấp các bản sửa lỗi nhanh chóng với giá rẻ, giải quyết các triệu chứng thay vì nguyên nhân gốc rễ. Beardbrand từ USP có dạng ethos sản phẩm ngay lập tức làm cho chúng khác biệt với tiêu chuẩn công nghiệp.
Họ muốn tạo ra những sản phẩm mà xã hội làm việc với cơ thể của bạn, hóa học tự nhiên, thay vì ngụy trang hoặc thay đổi nó.
 
Họ cho người dùng biết rằng họ không có sản phẩm nhân tạo, khô, khắc nghiệt và thay vào đó sử dụng các loại dầu tự nhiên hoạt động với hóa chất cơ thể của khách hàng.
Ethos sản phẩm này có nghĩa là họ chỉ bán các sản phẩm sống theo tiêu chuẩn này và tự mình chống lại một vấn đề tràn lan trong ngành công nghiệp của họ.
Đặt tiêu chuẩn công nghiệp là một nhân vật phản diện là một chiến lược định vị thường được sử dụng bởi các thương hiệu tự tin về giải pháp của họ cho các vấn đề của khách hàng.

10. TWELVE SATURDAYS

Sinh viên đại học có thể có được đồng phục ở bất cứ đâu. Họ có các lựa chọn địa phương ngay trong khuôn viên trường, và hầu hết các cửa hàng lớn thậm chí còn mang theo thiết bị đại học địa phương. Vậy Twelve Saturdays cạnh tranh như thế nào?
Thay vì chỉ nhấn mạnh rằng họ có trang phục đại học, họ nhắc nhở sinh viên rằng có Twelve Saturdays trong một mùa bóng đá và các sản phẩm của họ có thể giúp bạn trông đẹp hơn cho mỗi người. Trò chơi bóng đá là sự kiện xã hội lớn cho sinh viên đại học, và nhiều người muốn xuất hiện với một diện mạo tươi mới hàng tuần. Họ không muốn mặc trang phục giống nhau nhiều lần, hoặc mặc trang phục giống như người khác.
 
Mười hai ngày thứ bảy đặt cược vào ý tưởng cung cấp cho sinh viên thời trang, trang phục tinh thần trường học đảm bảo họ trông đẹp và cảm thấy tốt trong tất cả các mùa. Họ thậm chí còn sở hữu một thực tế là các sản phẩm của họ không được dán bằng linh vật và logo, thay vào đó tập trung vào phong cách, cho phép họ mang ít sản phẩm hơn và nhắm vào nhiều trường học hơn.
Nhìn tốt, có thể nghe có vẻ không độc đáo khi liên quan đến may mặc. Trong thực tế, nó có vẻ hữu ích. Nhưng kết hợp nó với một hiện tượng văn hóa cho một đối tượng cụ thể, nhu cầu của bạn khiến nó trở nên mới mẻ, hấp dẫn và khác biệt.
Đây là một lời nhắc tốt rằng USP nên không phải là một biện pháp nửa vời, nhưng là một nỗ lực toàn tâm để xác định thương hiệu của bạn cho khách hàng của bạn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ VIẾT ĐỀ XUẤT BÁN HÀNG ĐỘC ĐÁO CỦA RIÊNG BẠN

Bây giờ chúng tôi đã xem xét mười ví dụ về USP mạnh từ các doanh nghiệp khác, bạn có thể tự hỏi làm thế nào bạn có thể tạo ra, phát hiện hoặc tinh chỉnh đề xuất bán hàng độc đáo của riêng bạn.
Mỗi USP sẽ trở thành, tốt, duy nhất nhưng điều đó không có nghĩa là có một quá trình bạn có thể làm theo để đưa mình đi đúng hướng. Đây là cách bạn có thể viết của bạn:
  1. Lập danh sách tất cả các yếu tố khác biệt tiềm năng của thương hiệu của bạn và những gì bạn bán.Và nhận được cụ thể. Các sản phẩm đột phá và thông điệp tiếp thị hấp dẫn dựa trên độ chính xác: họ giải quyết vấn đề chính xác và truyền đạt lợi ích đó cho khách hàng bằng lời nói của họ.
  2. Nghiên cứu sự cạnh tranh. Đối thủ của bạn là ai và USP của họ là gì? Tìm kiếm những khoảng trống nơi bạn có khả năng giới thiệu thương hiệu của bạn khác nhau. Ví dụ, các sản phẩm trong cùng một danh mục có thể được định vị theo những cách khác nhau, ví dụ, giày dép có thể nhấn mạnh phong cách, sự thoải mái hoặc độ bền.
  3. So sánh các góc độc đáo nhất của bạn với nhu cầu của khán giả. Có bất kỳ nhu cầu nào của khách hàng chưa  được đáp ứng? Bạn có thấy điểm yếu có thể thu hút mà đối thủ cạnh tranh của bạn không?
  4. Tổng hợp dữ liệu. Lấy thông tin mà bạn đã học được và sàng lọc thông tin đó để tìm ra USP mạnh nhất của bạn.
  5. Hãy suy nghĩ về những cách khả thi để áp dụng nó trên toàn doanh nghiệp của bạn. Áp dụng đúng cách, USP có thể được dệt vào các lĩnh vực khác nhau trong doanh nghiệp của bạn, từ tên thương hiệu đến chính sách hoàn trả của bạn để củng cố ý tưởng cho khách hàng của bạn.
Khi bạn có một ý tưởng mơ hồ về USP của bạn là gì, có thể giúp thể hiện nó như một tuyên bố định vị để bạn có thể đưa nó xuống giấy:
[THƯƠNG HIỆU CỦA BẠN] cung cấp [SẢN PHẨM / DỊCH VỤ] cho [THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU] cho [ĐỀ XUẤT GIÁ TRỊ].
Không giống như [THAY ĐỔI], chúng tôi [KHÁC BIỆT CHÍNH].
Điều này đã giành được chính xác những gì bạn quảng cáo trên trang web của bạn, nhưng nó sẽ giúp bạn làm rõ USP của bạn, đối tượng của nó và bất kỳ sự khác biệt cụ thể nào có thể đáng chú ý.

ĐỀ XUẤT BÁN HÀNG ĐỘC ĐÁO: XÁC ĐỊNH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA BẠN

Một USP không phải là một dòng sao chép thuyết phục trên trang chủ của bạn. Nó cuối cùng là cách bạn định vị sản phẩm hoặc thậm chí toàn bộ doanh nghiệp của bạn với phần còn lại của thế giới.
Các sản phẩm của bạn không cần phải hoàn toàn độc đáo để bạn có một đề xuất bán hàng độc đáo mạnh mẽ. Thay vào đó, hãy tìm một vị trí trong thị trường nơi bạn có thể cắm cờ tương đối không bị ảnh hưởng bởi đối thủ cạnh tranh.
Có thể có hàng tá cách bạn có thể bán sản phẩm của mình, nhưng USP của bạn là ý tưởng lớn giúp định vị tốt nhất thương hiệu của bạn theo những gì khách hàng quan tâm và những gì đối thủ của bạn phát sinh.

NGUỒN : THEO SAGA.VN

Mô Hình Khởi Nghiệp Tinh Gọn Lean Canvas: Hướng Đi Mới Cho Doanh Nghiệp StartUp

Bây giờ hiếm có thể tìm thấy một công ty khởi nghiệp nào tại Silicon Valley còn lập bản kế hoạch kinh doanh (business plan).  Đơn giản mọi thứ chúng ta có trong những ngày đầu khởi nghiệp là một seri các giả thiết chưa được kiểm chứng, nên sẽ vô cùng phí phạm thời gian để viết một kế hoạch hoành tráng với những con số không thực, vô giá trị cho sự sống còn của startup. Thay vào đó người ta làm một bản tóm tắt các giả thiết ấy trong một mô hình có tên gọi là Lean Canvas (tạm dịch bản vẽ mô hình kinh doanh tinh gọn). Đây chính là bản mô phỏng cách thức tạo ra giá trị của doanh nghiệp và cho khách hàng của doanh nghiệp đó.
Một mô hình Lean Canvas bao gồm chín cột: Problem (Vấn đề), Solution (Giải pháp), Key Metrics (Chỉ số chủ chốt), Unique Value Proposition (Tuyên bố giá trị khác biệt), Unfair Advantage (Lợi thế cạnh tranh độc quyền), Channels (Kênh bán hàng), Customer Segments (Phân khúc khách hàng), Cost Structure (Chi phí), Revenue Streams (Nguồn thu nhập). Chính giữa là một đường kẻ phân chia mô hình thành 2 phần: Product (Sản Phẩm) với Market (Thị trường)


Sau đây là giới thiệu ngắn gọn về cáo cột và thứ tự (mang tính chất gợi ý) hoàn thành nội dung:
Problem (Vấn đề): Giải thích ngắn gọn về 3 vấn đề mấu chốt mà dự án khởi nghiệp đang muốn giải quyết cho khách hàng.
Customer Segments (Phân khúc khách hàng): Ai là khách hàng/ người dùng chính trong dự án khởi nghiệp này? Có cách nàp để cụ thể hoá các phân khúc này không. Ví dụ : Nhiếp ảnh gia, Nhiếp ảnh gia nghiệp dư hay Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Một số chuyên gia gợi ý rằng nếu bạn có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, ví dụ như lập trình viên và luật sư, thì hãy lập những mô hình riêng biệt cho từng đối tượng này.
Unique Value Proposition (Tuyên bố giá trị khác biệt): Thông điệp quảng cáo chính cho sản phẩm và dịch vụ của bạn là gì? Điều gì làm nên sự khác biệt và lí do để khách hàng mua và sử dụng sản phẩm của bạn? Tiêu chí ở đây là : Đơn giả, rõ ràng.
Solution (Giải pháp): Hãy xác định 3 đặc điểm của sản phẩm tối thiểu khả dụng phù hợp với tuyên bố giá trị khác biệt được nêu phía trên.
Key Metrics (Chỉ số chủ chốt): Số liệu hoá những hoạt động chủ chốt của người dùng mà đem đến nguồn thu nhập cho công ty và khiến người dùng tiếp tục sử dụng, thậm chí giới thiệu sản phẩm cho người quen.
Channels (Kênh bán hàng): Lập danh sách tất cả các kênh giao tiếp và phân phối sản phẩm/ dịch vụ của bạn đến khách hàng, bao gồm cả những kênh miễn phí và kênh phải trả tiền.
Cost structure (Chi phí) : Mục lục tất cả những thứ tiêu tốn tiền cua công ty. Ví dụ như : Customer Acquisition Costs ( CAC- tạm dịch chi thu thập khách hàng), Distribution Cost ( Phí phân phối), Website host, Lương/ thưởng, v.v.
Revenue Stream (Nguồn thu nhập) Xác định nguồn thu nhập của công ty : bán thương quyền, thu nhập trực tiếp từ sản phẩm bán được, phí trả góp v.v.. Sau đó cố gắng lập một phép tính cụ thể dựa trên những thông tin thu thập được và cả sự phỏng đoán về lợi nhuận, điểm hoà vốn ( break-even point), v.v.
Unfair Advantage (Lợi thế cạnh tranh độc quyền): Với phần lớn startup, đây là cột khó nhất để điền chính xác. Các nhà sáng lập hay có thói quen cho vào những đặc điểm mà họ cho là lợi thế cạnh tranh nhưng thực sự không phải như vậy. Những điều công ty bạn làm tốt chưa thể coi là lợi thế cạnh tranh, trừ khi bạn làm điều đó tốt hơn đối thủ. Nên nhớ, một lợi thế cạnh tranh độc quyền không phải là thứ đi bắt chước hay mua được.

Tuy mang nhiều lợi thế, Lean Canvas không phải là một thứ dùng vô thời hạn. Sẽ có rất nhiều thông tin trong mô hình đầu tiên cần phải sửa đổi liên tục dựa trên những dữ liệu thu thập được từ hoạt động của công ty trên thị trường hay phản hồi của khách hàng. Hãy bắt đầu bằng việc tìm mô hình kinh doanh phù hợp nhất và phát triển kế hoạch hoạt động và dự báo tài chính dựa trên đó.

Khởi nghiệp tinh gọn Lean Startup và Mô hình Lean model canvas, Phần 2

Tổng quan Lean Model Canvas – Mô hình kinh doanh tinh gọn là gì?

Không cần đến một bản kế hoạch kinh doanh dài vài chục trang giấy và có thể ngốn của bạn vài tuần để hoàn thành. Lean Model Canvas là mô hình kinh doanh tinh gọn giúp bạn có thể xây dựng hoặc phân tích một mô hình kinh doanh trên một trang giấy trong khoảng 20 – 30 phút.
Thay vì lập ra một bản-kế-hoạch-hoàn-hảo ngay từ lần đầu hạ bút thì Lean Model Canvas hướng đến việc phát triển liên tục thông qua các bài kiểm tra thường xuyên và nhanh chóng các giả thiết ban đầu với thực tế trên thị trường và khách hàng. Lean Model Canvas là một phiên bản biến thể được Ash Maurya phát triển từ mô hình Business Model Canvas do Alexander Osterwalder đưa ra trong cuốn sách nổi tiếng có tên Business Model Generation.  
Khác với mô hình Business Model Canvas được áp dụng  rộng rãi cho cả các doanh nghiệp mới và cũ thì Lean Model Canvas tập trung vào việc tiếp cận  từ khía cạnh tìm và giải quyết vấn đề nhằm phục vụ cho các đối tượng chính là các doanh nhân khởi nghiệp.
Lean Model Canvas được chia sẻ lần đầu trong một bài viết trên blog của tác giả có tên “How to Document your business Model On 1 Page” (tạm dịch: làm thể nào để lập mô hình kinh doanh tinh gọn trên một trang giấy) sau đó được trình bày đầy đủ trong cuốn Running Lean.

Các thành phần của một bảng Lean Model Canvas

Mô hình kinh doanh tinh gọn Lean Model Canvas được thúc đẩy bởi những phản hổi từ thị trường và triết lý của nó tập trung chủ yếu vào những việc không ngừng hoàn thiện để có được sản phẩm khả dụng tối thiểu tiếp theo. Phương pháp tinh gọn (Lean Methodology) phù hợp với startup bởi vì nó khuyến khích các doanh nhân khởi nghiệp trình bày rõ ràng các vấn đề và tránh tạo ra những sản phẩm sai và không cần thiết.
Nếu bạn muốn tạo 1 bảng Lean Model Canvas cho các ý tưởng có tính cạnh tranh của mình thì bạn cần hoàn thành 9 yếu tố sau đây trong bảng kế hoạch kinh doanh đó:
(Ngoài ra, blog Leon Ina xin được lấy case study project là FACEBOOK)
Lean model canvas
Bảng Lean model canvas và thứ tự điền

     1. Problem (vấn đề)

Đa số các Startup thất bại trong việc “tạo ra đúng sản phẩm” chứ không phải là “tạo ra sản phẩm đúng cách”. Cách doanh nhân khởi nghiệp thường đánh giá sai nhu cầu của khách hàng, vấn đề từ thị trường là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại. Do đó hiểu rõ và tìm hiểu các vấn đề là yếu tố đầu tiên của mô hình. Lưu ý: Ở giai đoạn đầu nên giới hạn trong phạm vi 3 vấn đề mấu chốt mà bạn muốn giải quyết cho khách hàng.
Case study Facebook: Problem: Các mô hình mạng xã hội lúc bấy giờ đang tồn tại những điểm yếu:
  • Chất lượng hội thoại thấp 
  • Lượng tương tác thấp (những người làm quảng cáo ssooid hỏi số lượng đối tượng tiếp cận và chất lượng tương tác)
Một số đối thủ cạnh tranh:
  • My space, Freaster
  • Google Adsword, Banner ads, Yahoo

     2. Customer Segments (CS- Phân khúc khách hàng)

Các nhóm khách hàng chính mà bạn hướng đến là ai?
Case study Facebook: Đối tượng khác hàng chia làm 3 nhóm riêng biệt
  • Người sử dụng Internet
  • Nhà quảng cáo và người làm Marketing
  • Các nhà phát triển ứng dụng
Với những nhóm này, bạn phải phân tích behavior cụ thể! Làm sao để chiếm được, reach được những con người này!

     3. Unique Value Proposition (UVP – Đề xuất giá trị khác biệt)

Những ưu điểm mang tính cạnh tranh của mô hình khởi nghiệp của bạn là gì? Với khách hàng, đâu là lý do quan trọng nhất khiến họ chọn mua sản phẩm của bạn?
Case study Facebook:  UVP 
  • Kết nối và chia sẻ với bạn bè
  • Nhà quảng cáo tiếp cận được khách hàng mục tiêu với lợi tức đầu tư cao (ROI – tỷ lệ lợi nhuận thu nhập được sau chi phí bỏ ra)

     4. Solution (Giải pháp)

Các đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ giúp khách hàng giải quyết vấn đề của họ. Nên nhớ là bạn không thể giải quyết mọi vấn đề một lúc. Theo Lean Startup thì bạn nên lựa chọn những tính năng có tính hữu dụng tối thiếu trước sau đó dần hoàn thiện nâng cấp để phù hợp với nhưng đối tượng khác nhau đã trong vòng phản hồi cốt lõi của Lean Startup bao gồm Xây dựng – Đo lường – Học hỏi.
Case study facebook: Solution:
  • Phát triển nền tảng
  • Trở thành Trung tâm dữ liệu Quản lý vận hành

     5. Key Metrics (Chỉ số chủ chốt)

Startup thường dễ bị nhấm chìm trong núi số liệu để có thể sắp xếp các biến số không chắc chắn đó. Tuy nhiên ở bất kỳ thời điểm nào cũng chỉ có một vài hoạt động chính mang lại giá trị. Vậy nên các doanh nhân khởi nghiệp cần tìm ra và tập trung vào 1 số hành hoạt động chính. Lưu ý rằng điều này cũng có tính rủi ro nếu bạn xác định sai có thể gây ra lãng phí.
Case study Facebook: Key metrics
  • CPC – Cost per click
  • CPM – Cost per 1000 impressions
  • CPA – Cost per action

     6. Revenue streams (Nguồn thu nhập)

Nguồn thu nhập của bạn đến từ đâu?
Case study Facebook: Revenue đến từ
  • Facebook ads

     7. Cost Structure (Chi phí)

Các chi phí mà công ty phải bỏ ra ví dụ như chi phí phân phối, lương, thưởng,v.v.
Case study Facebook: Cost từ:
  • Chi phí trung tâm dữ liệu
  • Nghiên cứu và phát triển
  • Tiếp thị và bán hàng
  • Quản lý và điều hành

     8. Channels (Kênh bán hàng)

Các cách để tiếp cận khách hàng. Bạn nên liệt kê rõ cách kênh có trả phí và không. Bình thường sẽ có 4 loại kênh chính là: truyền thông, phân phối, bán hàng và chăm sóc khách hàng.
Case study facebook: channel:
  • Web, ứng dụng di động
  • Quảng cáo facebook, Fanpage
  • Công cụ phát triển và APIs (APIs là gì)

    9. Unfair Advantage (Lợi thế cạnh tranh độc quyền)

Đây là phần khó hoàn thiện nhất với các Startup. Nó là những gì bạn có mà đối thủ hoặc người khác khó có thể mua hoặc sao chép được. Đây là yếu tố sống còn của 1 startup bạn nên liên tục dành thời gian suy nghĩ về vấn đề này cà tìm ra những lợi thế cạnh tranh của mình.
Case study Facebook: Unfair advantage:
  • Có ảnh hưởng đến mạng lưới thế giới

Facebook Lean Model Canvas

Dưới đây là hình ảnh ví dụ cụ thể về mô hình Lean Model Canvas của Facebook:
Lean model canvas facebook
Lean model canvas facebook

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates