SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Đàn keyboard phím sáng The ONE

Cây đàn piano từ lâu đã gắn liền với hình ảnh sang trọng, giá trị và âm thanh bay bổng luôn được mọi người yêu mến. Ngày nay việc sở hữu một cây đàn piano đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng làm thế nào để chơi đàn dễ dàng và không mất nhiều thời gian, là điều khiến phần lớn người yêu nhạc vẫn còn băn khoăn chưa đi đến quyết định chọn bộ môn này.
Thấu hiểu được những mong muốn đó, năm 2013 Công ty The ONE Music Group có trụ sở tại Thung Lũng Silicon, Mỹ đã cho ra mắt sản phẩm đàn và App The One Smart Piano kết hợp giữa cây đàn piano truyền thống và công nghệ 4.0 đã giúp The ONE Smart Piano trở nên đặc biệt về tính năng giáo dục, thiết kế và ứng dụng,... với 2 hệ thống chương trình chính để dạy và học Smart piano:
  1. App The ONE Smart Piano (Tải miễn phí) có tích hợp 5000 bài nhạc ứng dụng công nghệ 4.0 dành cho người tự học, học online, học tập thể và học cấp tốc khi kết nối với đàn piano. XEM THÊM ...
  2. Hệ thống lớp học Piano Thông Minh The ONE ra mắt 2016 dành chuyên cho học viên từ 4 tuổi (mẫu giáo và tiểu học) gồm 100 bài học để học viên yêu thích học đàn piano và đủ nền tảng cơ bản vững chắc học nối tiếp vào các giáo trình âm nhạc quốc tế, định hướng âm nhạc chuyên nghiệp. XEM THÊM ...
DẪN ĐẦU THẾ GIỚI NHẬN GIẢI THƯỞNG TỪ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG ĐÀO TẠO PIANO, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ THIẾT KẾ 
đàn piano the one ứng dụng công nghệ 4.0
Trên 20 giải thưởng quốc tế danh giá về sản phẩm của App The ONE Smart Piano và Hệ Thống lớp học The One Smart Piano Class như: Giải thưởng NAPPA Award 2016; Giải hội phụ huynh học sinh Bắc Mỹ, CES INNOVATION Award 2016; Giải Sáng Tạo của hội Điện Tử Tiêu Dùng dành cho sản phẩm có tính năng đột phá của năm tại Mỹ, EDISON Award Silver 2017; Giải phát minh tài năng của quỹ Edison Mỹ, iF Design Award 2018; Giải thiết kế dành cho nhạc cụ của năm và rất nhiều giải thưởng khác dành cho sản phẩm nhạc cụ và giáo dục;...
Bên cạch các giải thưởng thì sản phẩm của The One dành được số lương và danh số vượt bậc: Về giáo dục âm nhạc và sản phẩm tăng trưởng nhanh nhất Thế Giới với gần 10.000 lớp học triển khai trong 3 năm và đạt top đầu tại 2 trang thương mại điện tử lớn nhất toàn cầu:
  1. Đạt TOP3 Amazon Bắc Mỹ từ 2015-2017 nhóm sản phẩm piano điện.

  2. Đạt TOP1 Alibaba từ 2014-2017 nhóm sản phẩm nhạc cụ.

Năm 2018, The ONE đã chọn Công Ty Harmony, Co., Ltd là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam.
The ONE không khác biệt nhiều với các thương hiệu đàn điện tử phím truyền thống. Tuy nhiên, do ứng dụng công nghệ mà cây The ONE trở thành một cây đàn siêu thông minh và hàng loạt tính năng ưu việt mà không có hãng đàn piano nào có thể sánh bằng. Với một chiếc Smart phone hay Máy tính bảng chạy hệ điều hành iOS hoặc Androi, kết nối với cây đàn piano thì việc học đàn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết.

4 DÒNG SẢN PHẨM CHÍNH DÙNG APP MIỄN PHÍ THE ONE SMART PIANO
1/ THANH CẢM ỨNG PIANO THE ONE HI - LITE
đàn piano ứng dụng công nghê 4.0
Biến cây đàn piano truyền thống thành cây đàn Piano Thông Minh trong tích tắc 
● Biến bất cứ đàn piano acoustic hoặc piano điện 88 phím thông thường thành cây đàn Piano Thông Minh sử dụng ứng dụng 4.0
● Kết nối App The ONE Smart Piano có trên 5000 bài nhạc, đầy đủ các thể loại và mọi cấp độ để tự học đàn piano 
● Kết nối đơn giản với dây hoặc Bluetooch tương thích cả 2 hệ điều hành iOS và Android trên Smart Phone, Ipad.
● Đèn Led thông minh với cảm biến độ nhạy cao dành mọi cây đàn 88 phím để chỉ cho bạn đàn chính xác nốt tuỵệt đối
● Tham khảo thêm chi tiết sản phẩm: https://harmonymusic.vn/the-one-piano-hi-lite
2/ ĐÀN ĐIỆN TỬ THÔNG MINH THE ONE LIGHT KEYBOARD
đàn piano công nghệ 4.0
Đơn giản là The One sẽ không để đàn sai bất cứ nốt nhạc nào.
● Hệ thống đèn Led thông minh phát sáng nằm giữa trung tâm phím, hỗ trợ cho trẻ chưa biết nốt biết chữ cũng đàn dễ dàng và chính xác nốt.
● Bàn phím nhẹ 61 phím phù hợp với cơ ngón tay chưa khoẻ của trẻ. 
● Kiểu dáng thiết kế tinh tế, gọn nhẹ với 3 màu: đen, vàng gold và hồng.
● Tích hợp với chế độ hát karaoke với loa lên đến 30w phù hợp không gian dưới 30m2
● Tham khảo thêm chi tiết sản phẩm: https://harmonymusic.vn/piano-thong-minh-the-one-light-keyboard 
● Video giới thiệu: https://www.youtube.com/watch?v=ajJQTkhwbf8
3/ ĐÀN PIANO ĐIỆN THÔNG MINH THE ONE KEYBOARD PRO
đàn piano thông minh công nghệ 4.0
Phong cách hiện đại, tinh tế và đầy cá tính với giải thưởng iF 2018 dành cho nhạc cụ 
● 88 phím nặng (Hammer Action) chuẩn piano có độ nhạy cao, phù hợp cho học viên mới bắt đầu và biểu diễn.
● Đèn LED 7 màu rất đẹp, chỉ cho đàn chính xác nốt và theo một phương pháp học mới lạ.
● Hệ tiếng Natural Piano Sound (hệ tiếng sử dụng cho đàn Roland) gồm 691 âm sắc, 11 bộ trống và 256 âm MIDI chuẩn GM2.
● Bên cạnh kích thước gọn gàng, chân rời dễ dàng lắp ráp và tiện dụng còn đạt giải thưởng về thiết kế iF 2018 dành cho nhạc cụ.
● Tham khảo thêm chi tiết sản phẩm: https://harmonymusic.vn/the-one-keyboard-pro
● Video giới thiệu: https://www.youtube.com/watch?v=o-u5DFNlPYo
4/ ĐÀN PIANO ĐIỆN THÔNG MINH THE ONE SMART PIANO
đàn piano công nghệ 4.0
Chất lượng phím, âm thanh Natural Piano Sound thể hiện âm nhạc không giới hạn.
● 88 phím (Granded Hammer Action)  3 cấp độ, nặng (5 gam) gần tương đồng với piano Acoustic (5,2 gam) yêu cầu này đáp ứng được sự khắt khe trong tập luyện kỹ thuật của đàn piano.
● Hệ tiếng (tone) Natural Piano Sound (hệ tiếng sử dụng cho đàn Roland) tuỳ theo dòng đàn mà app cung cấp lên đến hàng trăm sắc.
● Hệ thống âm thanh 2 loa Treble và 2 loa Bass siêu trầm, tần số mô phỏng như cây đàn piano Acoustic (trong cùng mức giá không có bất cứ cây đàn nào được trang bị như The ONE)
● 3 pedal Soft, Sostenuto và Sustain để sử dụng chuyên nghiệp như piano Acoustic
  • App The ONE Smart Piano (miễn phí) ứng dụng công nghệ 4.0 The ONE để chỉ tự học đàn không bị sai nốt.
  • Hệ thống đèn Led thông minh chỉ bạn đàn được chỉ trong vài phút (học theo đèn thuộc lòng, không cần nhạc lý).
  • Phần nghe mẫu Midi và tích hợp tính năng thu phát giúp kiểm tra bài cũng như chia sẻ trên internet rất dễ dàng.
  • Trên 5000 bài nhạc, Game và Video,... tích hợp trong App để bạn tập piano cả cuộc đời. 
  • Tương tác ứng dụng thu hút, sinh động giúp người học không "CHÁN NẢN" nên nhanh tiến bộ.
  • The One với nối với nguồn bài Backing track bất tận hoặc Karaoke trên Youtube hoặc Mp3,... với vai trò đệm, solo,...

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Đổi mới phương pháp dạy học: Cần tư duy mới và mở


Ngày cập nhật : 28/02/2020
 Để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, vai trò kiến tạo của giáo viên thể hiện trong việc tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập trong môi trường thân thiện và những tình huống có vấn đề nhằm khuyến khích người học tích cực tham gia, tự khẳng định nhu cầu và năng lực của bản thân...
Đổi mới phương pháp dạy học - yêu cầu tất yếu với nhà giáo.
                  Đổi mới phương pháp dạy học - yêu cầu tất yếu với nhà giáo.
Tri thức dẫn lối kinh tế
Tiếp tục thực hiện các mục tiêu, yêu cầu và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế được quán triệt trong Nghị quyết 29-NQ/TW khóa XI, trong phần mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu quan trọng và nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2016 - 2020, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm “đột phá chiến lược” đó là: “Đổi mới căn bản và toàn diện GD - ĐT; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: “Tri thức đã trở thành yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế, tất cả các nền kinh tế lớn trên thế giới, các quốc gia đều ý thức rõ về vai trò của giáo dục trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao tạo đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy lao động sản xuất, tạo động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững” (Đổi mới căn bản, toàn diện để hoàn thiện một nền GD - ĐT Việt Nam nhân bản - Tạp chí Cộng sản, số 885-7/2016).
Với sự đóng góp tích cực của các nhà khoa học, nhà giáo và các tầng lớp nhân dân cho việc hoàn thiện Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thời gian qua đã cho thấy quyết tâm không chỉ của ngành Giáo dục, mà còn của toàn Đảng, toàn dân chung tay xây dựng và đổi mới nền giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển chương trình giáo dục của thế giới và bắt kịp nền giáo dục của các nước tiên tiến.
Khi hệ thống tri thức có những thay đổi, sớm hoặc muộn, nhanh hoặc chậm, năng lực tư duy và hoạt động lao động sản xuất của con người cũng phải thay đổi. Chính vì thế, việc đổi mới tư duy giáo dục trong thời đại tri thức nhằm đáp ứng sự thay đổi của cuộc sống phát triển không ngừng là một tất yếu.
 GV giữ vai trò kiến tạo, tổ chức trong lớp học. Ảnh: Thiên Thanh
Đổi mới tư duy là tất yếu
Bối cảnh thế giới mở và phẳng đã đặt ra những thách thức thời đại không chỉ giữa các quốc gia mà ngay ở sự khẳng định “năng lượng của sự có mặt” của mỗi công dân toàn cầu, đòi hỏi cách thức và biên độ tư duy mới và mở, năng động và óc sáng tạo cá nhân bằng khả năng tự học, tiến bộ, tư duy. Đổi mới phương pháp dạy học trước hết là đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực người học và cuối cùng là vì mục tiêu đáp ứng bối cảnh của thời đại, nhu cầu phát triển đất nước. 
Có thể xem đây là điều kiện tiên quyết trong việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa 13: “Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.
Định hướng quan trọng trên được thể hiện rất rõ ngay từ các điểm mới trong phương pháp xây dựng chương trình: Đó là những căn cứ khoa học và thực tiễn xuất phát từ bối cảnh của thời đại, nhu cầu phát triển đất nước, phát triển nguồn nhân lực để xác định mục tiêu giáo dục phổ thông, từ đó xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả giáo dục. 
Theo đó, chương trình tổng thể xác định 5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là: 1) Yêu nước, 2) Nhân ái, 3) Chăm chỉ, 4) Trung thực, 5) Trách nhiệm. 
Chương trình hướng đến 10 năng lực cốt lõi (những năng lực mà ai cũng cần có để sống và làm việc trong xã hội hiện đại) gồm: Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: 1) Tự chủ và tự học, 2) Giao tiếp và hợp tác, 3) Giải quyết vấn đề và sáng tạo; và những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học, hoạt động giáo dục: 1) Ngôn ngữ, 2) Tính toán, 3) Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, 4) Công nghệ, 5) Tin học, 6) Thẩm mỹ, 7) Thể chất. 
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn chú trọng phát hiện, bồi dưỡng các năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh.
Tự học trở thành nhu cầu tự thân của mỗi HS. Ảnh: T. Thanh 
Bám sát thực tế
Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã thể hiện quan điểm trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về xây dựng nền giáo dục thực học, thực nghiệp và dân chủ. 
Điều đó được thể hiện rõ trên các bình diện mục tiêu: Hình thành, phát triển năng lực thực tiễn cho người học, quán triệt yêu cầu hướng nghiệp để thực hiện phân luồng mạnh sau THCS và bảo đảm tiếp cận nghề nghiệp ở THPT; trao quyền và trách nhiệm tổ chức kế hoạch dạy học cho cơ sở giáo dục phù hợp với yêu cầu của địa phương, tạo điều kiện cho người học được lựa chọn môn học và hoạt động giáo dục phù hợp sở trường và nguyện vọng; phát huy tính năng động, tư duy độc lập và sáng tạo của người học. Trong đó, yếu tố được cho là quyết định chính là sự tương tác đồng bộ của các thành tố trong các phương pháp dạy học tích cực (người dạy, người học, học liệu, môi trường...). 
Sự kết hợp hài hòa giữa dạy kiến thức công cụ với kiến thức phương pháp, đặc biệt chú trọng dạy cách học, phương pháp tự học để người học có thể học tập suốt đời được xác định là yếu tố quan trọng và nổi bật trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tham chiếu từ các mục tiêu về phẩm chất và năng lực cần hình thành và phát triển ở người học, có thể thấy vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo trong đổi mới giáo dục phổ thông - mà trước hết thể hiện qua sự nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học. 
Từ ưu thế của các phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức dạy học mới đã triển khai trong những năm gần đây như: Phương pháp bàn tay nặn bột, giáo dục trải nghiệm sáng tạo, dạy học tích hợp, liên môn, theo chủ đề, theo dự án, giáo dục STEM... việc đổi mới phương pháp dạy học cần được thực hiện trên cơ sở phân hóa đối tượng, phân tích các căn cứ về điều kiện, loại hình năng lực và phẩm chất cần phát triển ở người học... để từ đó lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong tổ chức dạy học thông qua việc sử dụng linh hoạt các mô hình học tập kết hợp giữa mô hình lớp học truyền thống với các mô hình dạy học mở, dạy học trực tuyến. 
Để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, thay vì chỉ thiên về “dạy cái” cần chú trọng hơn về “dạy cách”, từ chủ yếu quan tâm giúp học sinh “học cái gì” chuyển sang quan tâm hơn về “học như thế nào”, bản lĩnh và năng lực sáng tạo của giáo viên được khẳng định qua khả năng hướng dẫn tự học, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tăng cường xây dựng các mô hình học tập gắn với thực tiễn, xây dựng và sử dụng tủ sách lớp học, phát triển văn hóa đọc gắn với hoạt động của các câu lạc bộ khoa học trong nhà trường. 
Đồng thời, phẩm chất và năng lực của người học cũng được hình thành và phát triển qua các hoạt động giao lưu, kết nối, tương tác với thực tiễn đời sống để khơi dậy hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới…
Điều đó cũng có nghĩa: Để đảm bảo tính khả thi của đổi mới phương pháp dạy học, vai trò kiến tạo của giáo viên thể hiện trong công việc tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập trong môi trường thân thiện và những tình huống có vấn đề nhằm khuyến khích người học tích cực tham gia, tự khẳng định nhu cầu và năng lực của bản thân; đồng thời rèn cho người học thói quen và khả năng tự học, tích cực phát huy tiềm năng và vận dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ năng đã được tích luỹ. Từ đó, tạo tiền đề để phát triển toàn diện nguồn nhân lực trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới một nền giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế.

TS Nguyễn Trọng Hoàn

'Cần chú trọng thành lập cộng đồng giáo viên'



Ngày cập nhật : 13/02/2020
Ông Andreas Schleicher, Giám đốc Giáo dục và Kỹ năng tổ chức OECD chia sẻ tầm quan trọng của thành lập cộng đồng giáo viên trong báo cáo TALIS 2018.
"Hãy tưởng tượng chúng ta có một cộng đồng giáo viên, nơi họ có thể chia sẻ những sáng kiến và kinh nghiệm, từ đó giải phóng sự sáng tạo bằng cách khơi dậy khát khao cống hiến, hợp tác và mong muốn được công nhận về những đóng góp của họ cho nền giáo dục", ông Andreas Schleicher cho biết.

Theo đó, việc thiết lập nên những cộng đồng giáo viên chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của quá trình chuyên nghiệp hóa năng lực giảng dạy của giáo viên.
Thiếu cộng đồng giáo viên thiếu sức lan tỏa
Tại Việt Nam, hoạt động đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng giáo viên rất được quan tâm. Theo Khảo sát Quốc tế về dạy và học TALIS năm 2018, 99% giáo viên Việt Nam được hướng dẫn về nội dung môn học giảng dạy, kỹ năng sư phạm và thực hành lớp học trong suốt quá trình đào tạo và giáo dục bước đầu, trong khi tại các quốc gia và nền kinh tế OECD, con số này trung bình là 79%. 
99% giáo viên Việt Nam được hướng dẫn về nội dung môn học giảng dạy, kỹ năng sư phạm và thực hành lớp học, trong khi tại OECD, con số này trung bình là 79%.
99% giáo viên Việt Nam được hướng dẫn về nội dung môn học giảng dạy, kỹ năng sư phạm và thực hành lớp học, trong khi tại OECD, con số này trung bình là 79%.
Tuy nhiên, trong bài phân tích về thực trạng đội ngũ giáo viên trên cổng thông tin điện tử Quốc hội, Tiến sĩ Nguyễn Hải Thập, nguyên Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, mặc dù số lượng nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo cao, năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều nhà giáo còn hạn chế, chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy. 
Cộng đồng giáo viên đổi mới, sáng tạo
Khảo sát TALIS xác định tính chuyên nghiệp của giáo viên theo ba khía cạnh: Sức mạnh cơ sở tri thức của giáo viên, mức độ tự chủ của giáo viên trong việc ra quyết định độc lập trong lớp học, nhà trường, và sự tham gia của giáo viên vào các mạng lưới bồi dưỡng đồng cấp.
Theo đó, một trong những điều kiện để nâng cao tính chuyên nghiệp của giáo viên là thiết lập mạng lưới bồi dưỡng đồng cấp, hình thành các cộng đồng giáo viên sáng tạo, luôn hỗ trợ lẫn nhau.
Mô hình cộng đồng giáo viên khá phổ biến ở những nước có nền giáo dục phát triển. Theo Trung tâm Giáo dục và Kinh tế quốc gia Mỹ (NCEE), các nhóm giáo viên Nhật Bản sẽ nhận xét, góp ý bài giảng cho nhau, học hỏi và cùng đề xuất giải pháp để hoàn thiện kỹ năng của mỗi người. Điều này tạo nên một cơ chế tự đánh giá, tự phản hồi và không ngừng cải thiện chuyên môn của đội ngũ giáo viên. 
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thuý Hồng, nguyên Phó cục Trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT , một trong 10 "Bài học cho hoạt động triển khai đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tại Việt Nam" là tăng cường chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại nhà trường và tạo lập các diễn đàn, mạng lưới cho giáo viên và lãnh đạo trường học. 
Gần đây, tại Việt Nam, mô hình cộng đồng giáo viên sáng tạo, đổi mới bắt đầu được triển khai tại nhiều trường học, như cộng đồng giáo viên do cô Vũ Bích Phương (trường THCS Dịch Vọng Hậu, Hà Nội) cùng các đồng nghiệp thiết lập để nghiên cứu, tổ chức nhiều chủ đề dạy học đạt giải tại cuộc thi: "Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học".
Ngoài ra, cô Phương và cô Nguyễn Thị Hoa, thuộc Viện khoa học giáo dục Việt Nam, đã cùng nghiên cứu và biên soạn công trình "Dự án: Ứng phó biến đổi khí hậu - Mô hình dạy và học định hướng phát triển bền vững". Qua đó, giáo viên có thể tham khảo kho bài giảng trực tuyến, trao đổi các chủ đề liên quan và đề ra hướng áp dụng nguồn tài nguyên này trong thực tiễn giảng dạy.
Cùng với nỗ lực thiết lập cộng đồng giáo viên hỗ trợ nhau nâng cao năng lực giảng dạy, tại trường phổ thông liên cấp Hanoi Adelaide School (H.A.S), nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần. Qua đó, đội ngũ giáo viên trong trường có không gian tích cực, chủ động, sáng tạo để trao đổi, chia sẻ những phương pháp giảng dạy mới.
Trong những buổi sinh hoạt chuyên môn này, giáo viên được khuyến khích đưa ra quan điểm cá nhân về khía cạnh liên quan đến chủ đề đào tạo, sau đó tự tổng kết kiến thức đã học, chia sẻ điều còn băn khoăn về chủ đề thảo luận và kế hoạch giảng dạy trong thời gian tới. Những buổi sinh hoạt như vậy giúp giáo viên H.A.S hoàn thiện bản thân sau khi lắng nghe và tiếp thu lời khuyên, góp ý từ đồng nghiệp.
Theo Thế Đan (VnExpress)

Thi “Biên soạn sách, tài liệu dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài”


HẢI BÌNH - 18:36 28/02/2020
Ảnh minh họa/internetẢnh minh họa/internet
Theo đó, Ban Tổ chức gồm: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ - Trưởng Ban; Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Thường xuyên Vũ Thị Tú Anh - Phó Trưởng ban;
Các thành viên gồm: Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại Triệu Ngọc Lâm; Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế Nguyễn Thị Thanh Minh; Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Đặng Thị Oanh; Phó Tổng biên tập Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam Đinh Gia Lê; Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Văn Hóa, Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, Phạm Thu Hương; Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Lân Trung.
Tổ thư ký giúp việc Ban Tổ chức cuộc thi gồm: Bà Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Chuyên viên Vụ Giáo dục Thường xuyên - Tổ trưởng; bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Chuyên viên chính Cục Hợp tác quốc tế - Tổ phó.
Các thành viên viên gồm: Ông Đỗ Dũng Hà, Chuyên viên Cục Công nghệ thông tin; bà Phùng Thị Vân Anh, Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Thường xuyên; bà Tống Liên Anh, Chuyên viên Vụ Giáo dục Thường xuyên; ông Nguyễn Thế Mai, Chuyên viên Vụ Thông tin Văn Hóa, Ưỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao; bà Đào Thùy Trang, Chủ tịch B&Bs Group.
Ban Tổ chức cuộc thi có nhiệm vụ xây dựng, ban hành Kế hoạch, Thể lệ cuộc thi, Quyết định thành lập Hội đồng chấm giải, Quyết định công nhận giải thưởng và các tài liệu liên quan phục vụ cuộc thi; tổ chức, hướng dẫn, phát động, tổng kết cuộc thi trên phạm vi toàn quốc và các quốc gia, vùng lãnh thổ có cộng đồng người Việt Nam sinh sống;
Tổ chức các hình thức truyền thông rộng rãi về cuộc thi; đánh giá, phát huy các kết quả của cuộc thi để nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Tổ thư ký giúp việc Ban Tổ chức cuộc thi có trách nhiệm tham mưu giúp Ban Tổ chức cuộc thi thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Ban Tổ chức và Tổ thư ký giúp việc Ban Tổ chức Cuộc thi làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Hải Bình

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

10 lời khuyên học trực tuyến hiệu quả


Ngày cập nhật : 25/02/2020
Người học cần có kỹ năng quản lý thời gian, tự giác, kiên trì... để hoàn thành khóa học đúng mục tiêu đề ra. 
Hiểu thế nào là học trực tuyến
Học trực tuyến không phải là cách học dễ dàng, mà là cách học thuận tiện. Để thành công, bạn cần dành đủ thời gian, tham gia khóa học đều đặn, học tập trung và nghiêm túc, giống như tham gia khóa học thông thường. Vì vậy, bạn cần: Cam kết tham gia lớp học đầy đủ; sẵn sàng sử dụng và học hỏi về công nghệ; biết làm việc với người khác một cách hiệu quả; hoàn thành nhiệm vụ học và làm bài tập đúng hạn; tự giác. Nếu có đủ những yếu tố trên, bạn sẽ thấy học trực tuyến thú vị và hiệu quả.
10 lời khuyên để học trực tuyến hiệu quả
Đường truyền internet ổn định giúp bạn tham gia, theo kịp khóa học trực tuyến và ứng phó với những thay đổi đột ngột. Ảnh: Michiganvirtual.org.
Đường truyền internet ổn định
Sự cố công nghệ xảy ra bất cứ lúc nào, vì vậy, để tránh rủi ro, hãy luôn nhớ sao lưu thường xuyên bằng cách sử dụng các công cụ lưu trữ đám mây như Dropbox hoặc Google Documents... đồng thời có thể tiếp tục việc học trước đó từ điện thoại hoặc máy tính bảng nếu cần. Ngoài ra, hãy nhớ lưu thông tin liên lạc của người hướng dẫn hoặc giảng viên.
Tạo không gian yên tĩnh khi học
Dù bạn học tại văn phòng hay phòng khách, hãy đảm bảo nơi học yên tĩnh, ngăn nắp, không bị phân tâm và luôn sẵn sàng cho bạn sử dụng. Môi trường học tập cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc học, kể cả trực tuyến. 
Hơn nữa, hãy yêu cầu bạn bè, người thân và đồng nghiệp tôn trọng "chế độ học" trên máy tính của bạn. Bạn cũng nên tắt điện thoại và đăng xuất khỏi tất cả mạng xã hội khi học để tránh bị gián đoạn và phân tâm.
Mục tiêu học tập rõ ràng
Để đảm bảo tiến độ và chất lượng học, bạn cần xác định mục tiêu và theo dõi chặt chẽ các mục tiêu này. Trước đó, hãy đọc kỹ các yêu cầu của khóa học trực tuyến, viết ra yêu cầu, mục tiêu và đảm bảo bạn luôn theo sát danh sách đó mỗi khi bắt đầu bài học.
Cuối cùng, hãy cân nhắc bắt đầu với những nhiệm vụ khó khăn nhất, điều này giúp bạn cải thiện cả hiệu quả lẫn hiệu suất học tập.
Lập kế hoạch học tập chi tiết
Thiết lập kế hoạch học tập là bước quan trọng khi học trực tuyến. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn xây dựng kế hoạch học tập:
- Luôn lập kế hoạch trước: Đừng bao giờ để "nước đến chân mới nhảy", điều đó sẽ làm bạn căng thẳng không tỉnh táo hoàn thành bài học hiệu quả. Hơn nữa, việc lập kế hoạch cho các bài học ngay từ đầu sẽ giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn. Ví dụ, nếu bạn định đi du lịch giữa khóa học trực tuyến, bạn có thể sắp xếp học vào thời gian trước đó.
- Tối ưu hóa thời khóa biểu: Học trực tuyến cần có lộ trình, vì vậy, tạo thời khóa biểu sẽ giúp bạn nhớ tất cả mốc quan trọng, như lịch kiểm tra định kỳ hay thời hạn nộp bài tập. Bạn nên lưu thời khóa biểu ở bất kỳ đâu dễ thấy, như màn hình máy tính, điện thoại, thậm chí là treo tường, để có thể đánh dấu lại mỗi khi học.
- Tạo danh sách việc cần làm: Đầu mỗi tuần, hãy lập danh sách các nhiệm vụ cần hoàn thành đến cuối tuần. Đây là một cách theo dõi hiệu quả để ưu tiên kế hoạch học tập và theo dõi tiến trình học.
- Đặt giới hạn thời gian: Hãy ước tính mỗi bài học sẽ mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành, cho dù đó là một bài tập cụ thể hay chỉ đơn giản là đọc một chương. Cố gắng tuân theo giới hạn thời gian sẽ giúp bạn nâng cao tính tự giác. Nếu vẫn không thể tập trung, bạn nên nghỉ giải lao hoặc đợi đến ngày hôm sau, thà học lại từ đầu còn hơn lãng phí thời gian để cố gắng tập trung.
- Giữ đúng tiến độ học tập: Cuối cùng, hãy luôn bám sát kế hoạch học tập của bạn. Trì hoãn là "kẻ thù" của những người học trực tuyến, vì vậy hãy luôn biết tổ chức việc học và đảm bảo bạn không bị tụt lại phía sau trong lớp học trực tuyến của mình. Nếu bạn gặp khó khăn không thể nộp bài tập đúng hạn, hãy liên hệ với người hướng dẫn để họ có thể giúp bạn tạo thói quen học tập nhất quán.
Yêu cầu giúp đỡ khi cần
Tự tìm kiếm đáp án trong quá trình học có thể giúp bạn hình thành tính tự lập, nhưng đừng do dự liên hệ với người hướng dẫn khi bạn bị gặp vướng mắc. Điều này giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh hơn và đảm bảo theo kịp với tiến độ khóa học. Mặt khác, thông qua những thắc mắc, người hướng dẫn có thể đánh giá chất lượng tài liệu bài học, năng lực người học và bạn có thể nắm bắt tốt hơn về nội dung tổng quan cũng như hiệu quả chung của khóa học.
Cuối cùng, bằng sự kết nối, qua những câu hỏi, bạn đồng thời giúp đỡ các bạn học trực tuyến khác khi họ gặp khó khăn tương tự. 
Xem lại, sửa lại, đọc lại
Thường xuyên xem lại bài học sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ và hiểu rõ hơn về những gì đang học. Bạn nên ghi chú vào thẻ học và tự kiểm tra những nội dung đã học. Bên cạnh đó, hãy cân nhắc đến việc học nhóm, điều này sẽ giúp bạn tiếp cận kiến thức khó theo những cách khác nhau, tạo động lực để đạt kết quả tốt hơn và giúp bạn học nhanh hơn nhờ thường xuyên xem lại và trao đổi kiến thức.
Nghỉ ngơi
Hiệu suất của bạn sẽ giảm nếu thấy mệt mỏi hoặc thiếu động lực. Ngược lại, kết hợp thời gian dành cho bản thân vào lịch trình học tập sẽ giúp bạn đạt hiệu quả tốt hơn. Khi nghỉ ngơi, hãy rời khỏi không gian học tập để thay đổi không khí. Bạn có thể vận động nhẹ nhàng, như đi bộ quanh nhà để duy trì sự cân bằng, tái tạo năng lượng và quay trở lại học tập với tinh thần minh mẫn hơn.
Tham gia thảo luận trực tuyến
Kết nối với người học trực tuyến trên mạng xã hội hoặc diễn đàn của các khóa học trực tuyến sẽ cải thiện đáng kể trải nghiệm học trực tuyến của bạn, đặc biệt nếu bạn là người hướng nội và khó thể hiện bản thân.
Kiên trì
Để đảm bảo luôn giữ vững động lực khi tham gia vào môi trường học tập trực tuyến, hãy chú ý những lời khuyên sau:
- Xây dựng lịch học phù hợp;
- Trang trí không gian học tập với những trích dẫn và hình ảnh truyền cảm hứng;
- Không quên lý do bạn chọn khóa học trực tuyến đó;
- Chấp nhận rằng bạn sẽ có những ngày học tập hiệu quả và những ngày kém hiệu quả hơn;
- Có đồ ăn nhẹ lành mạnh để nạp năng lượng;
- Tự thưởng mỗi khi hoàn thành một nhiệm vụ đầy thách thức;
- Thỉnh thoảng hãy dành thời gian cho bản thân;
- Sống tích cực và tự tin;

Thế Đan (Theo Elearningindustry)

Chưa có nhiều khóa học E-Learning đúng nghĩa


Ngày cập nhật : 24/02/2020
Đó là khẳng định của GS.TS Huỳnh Văn Sơn - phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - khi nhiều trường chuyển qua đào tạo trực tuyến ứng phó với dịch bệnh do virus corona gây ra.
Chưa có nhiều khóa học E-Learning đúng nghĩa - Ảnh 1.
Một giáo viên dạy trực tuyến cho học sinh trong thời gian nghỉ phòng dịch do virus corona gây ra - Ảnh: NHƯ HÙNG
Theo ông Sơn, các khóa học trực tuyến mở đại trà, người học có thể học mọi lúc mọi nơi, tiện lợi. Nhưng hạn chế lớn nhất của hình thức học này là tỉ lệ hoàn thành khóa học rất thấp (2-5%). Mô hình học tập mở này cung cấp các nội dung tri thức trực tuyến cho tất cả mọi người và không giới hạn số lượng tham gia qua việc truy cập Internet.
Chỉ 1/4 giảng viên hiểu đúng
"Việc đào tạo E-Learning cần phải có cơ sở khoa học để khắc phục những hạn chế đang tồn tại: người học dần rời bỏ E-Learning sau một thời gian học; chưa thể có nhiều khóa học E-Learning đúng nghĩa, toàn phần, mà vẫn dùng kết hợp trực tuyến và trực tiếp; giảng viên cần quan tâm nhiều hơn đến sự thực học của sinh viên; chứng chỉ học tập trực tuyến vẫn còn được cân nhắc và đánh giá kỹ khi tuyển dụng nhân sự" - ông Sơn nói.
Ông Sơn cũng cho biết thêm hiện nay hình thức đào tạo trực tuyến là những khóa học mang ý tưởng của tinh thần "học tập mở". Nhưng cách làm thường thấy là giảng viên giảng bài được quay phim lại rồi đưa lên mạng.
"Trong các đợt khảo sát, trao đổi cùng nhiều giảng viên của chúng tôi, có hơn một nửa cho rằng E-Learning là việc quay hình các video clip để phát hình cho người học. Chỉ có khoảng 1/4 số giảng viên trong khảo sát hiểu đúng về khóa học trực tuyến. Trong khi điều quan trọng trong giảng dạy là xây dựng kịch bản sư phạm, nhưng thực tế việc này chưa được các trường quan tâm trong đào tạo online. 
Vậy các khóa học E-Learning hiện có giữ chân người học, có tuân thủ các nguyên tắc sư phạm và giáo dục, đảm bảo định hướng về đào tạo phát triển năng lực và có tuân thủ nguyên tắc phát triển chương trình?" - ông Sơn đặt vấn đề.
Tương tự, TS Lê Đức Long - giám đốc Trung tâm tin học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - nhận định hiện vẫn chưa có nhiều khóa học E-Learning đúng nghĩa. "Để có khóa học E-Learning thay thế khóa học trực tiếp là không dễ. Vấn đề trọng yếu quyết định chất lượng của một khóa học trực tuyến đó chính là quy trình thiết kế một khóa học E-Learning.
Nếu đảm bảo được quy trình xây dựng khóa học khoa học, khả thi thì người học sẽ gắn kết tích cực và hứng thú. Người xây dựng khóa học E-Learning phải là nhà sư phạm có nghề, nắm vững các kiến thức về giáo dục học và chương trình học" - ông Long nhấn mạnh.
Chưa có nhiều khóa học E-Learning đúng nghĩa - Ảnh 2.
Để tiếp cận E-Learning một cách khoa học
GS Huỳnh Văn Sơn cho rằng quá trình dạy học E-Learning sẽ được làm một cách khoa học và hiệu quả nếu giảng viên và cơ sở đào tạo đáp ứng, thỏa mãn được những vấn đề: Làm sao kiểm tra tài khoản của tất cả sinh viên và biết rằng người học đều tham gia? Cách thức để kiểm tra người học thực sự đang tham gia học tập trên hệ thống E-Learning? 
Kiểm soát việc học thay đã và đang tồn tại ở học sinh, sinh viên? Cách thức đánh giá quá trình học trực tuyến của người học chính xác, mang tính động viên? Làm thế nào để có thể đảm bảo duy trì hứng thú của người học... thật dài khi bối cảnh xung quanh có thể luôn lôi kéo, chi phối người học?
"Trả lời các câu hỏi này tuần tự, nghĩa là người dạy đã tiếp cận E-Learning một cách khoa học. E-Learning cần có mặt, cần tồn tại, nhưng rất cần được đầu tư bài bản. Sự đầu tư này bắt đầu một cách nghiêm túc, có cơ sở, đảm bảo thích nghi với đa đối tượng vừa là người dạy, vừa là người học..." - ông Sơn nhấn mạnh.
Sinh viên có thể học ở nhà
GS.TS Huỳnh Văn Sơn và TS Lê Đức Long cùng các cộng sự đã nghiên cứu xây dựng quy trình thiết kế khóa học E-Learning. Quy trình này đã được áp dụng 3 năm qua ở Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và đang được tiếp tục mở rộng. "Khóa học E-Learning này có thể thay thế khóa học trực tiếp thông thường hiện nay. Khi áp dụng hình thức đào tạo này, sinh viên ở nhà vẫn có thể học, không sợ mất thời gian đến lớp" - ông Lê Đức Long khẳng định.
Theo Tuổi trẻ

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates