SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Ban hành Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

Số: 14/2020/TT-BGDĐT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Hà Nội, ngày 26  tháng 05 năm 2020

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định s 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Theo đ nghị của Cục trưng Cục Cơ sở vật chất;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy định phòng học bộ môn ca cơ sở giáo dục ph thông.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 7 năm 2020.
Thông tư này thay thế Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về phòng học bộ môn.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục phổ thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ;

- Ủy ban Quốc gia đổi mới GDĐT;

- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Như Điều 3;

- Công báo;

- Cổng TTĐT Chính phủ;

- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;

- Lưu: VT, Vụ PC, Cục CSVC.



KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




 

 

Phạm Ngọc Thưởng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

QUY ĐỊNH
Phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông 

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm: Phòng học bộ môn; thiết bị phòng học bộ môn; yêu cầu kỹ thuật phòng học bộ môn; quản lý và sử dụng phòng học bộ môn.
2. Văn bản này áp dụng đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phòng học bộ môn là phòng học đặc thù được trang bị, lắp đặt các thiết bị dạy học chuyên dùng để tổ chức dạy học một hoặc một số môn học theo yêu cầu chương trình giáo dục.
2. Phòng chuẩn bị là phòng để cất giữ, bảo quản và chuẩn bị thiết bị dạy học cho các môn học có tổ chức dạy học tại phòng học bộ môn.
3. Phòng thiết bị giáo dục là phòng để cất giữ, bảo quản, chuẩn bị thiết bị dạy học cho các môn học không có phòng học bộ môn và các thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục khác.
4. Phòng đa chức năng là phòng học bộ môn được lắp đặt các thiết bị học, âm thanh, trình chiếu và các thiết bị khác để sử dụng chung cho nhiều môn học và các hoạt động giáo dục khác.
5. Diện tích làm việc tối thiểu là diện tích bên trong phòng, không kể diện tích hành lang, lối vào và diện tích bị chiếm bởi kết cấu tường, vách, cột trên mặt bằng.
6. Thiết bị nội thất chuyên dùng là các thiết bị có cấu tạo và tính năng chuyên biệt đáp ứng yêu cầu thí nghiệm, thực hành phù hợp với yêu cầu của môn học.
Điều 3. Mục đích, yêu cầu
1. Thống nhất trên phạm vi toàn quốc về tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của phòng học bộ môn đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng định mức, dự toán khi lập dự án đầu tư xây mới hoặc cải tạo phòng học bộ môn đã có.
3. Làm căn cứ để kiểm định chất lượng, công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục phổ thông.
4. Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo các giai đoạn giáo dục cơ bản và định hướng nghề nghiệp; hình thành, phát triển cho học sinh về phẩm chất, năng lực ở từng giai đoạn giáo dục và từng cấp học.
5. Đáp ứng yêu cầu thí nghiệm, thực hành của chương trình môn học. Nâng cao hiểu quả sử dụng thiết bị dạy học, kỹ năng thí nghiệm, thực hành của học sinh.
Chương II
QUY CÁCH PHÒNG HỌC BỘ MÔN
Điều 4. Phòng học bộ môn
1. Loại phòng học bộ môn
a) Trường tiểu học có các phòng học bộ môn: Khoa học - Công nghệ (sử dụng chung cho các môn học Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Công nghệ), Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng;
b) Trường trung học cơ sở có các phòng học bộ môn: Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng, Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí);
c) Trường trung học phổ thông có các phòng học bộ môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ, Ầm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng, Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật);
d) Trường phổ thông có nhiều cấp học căn cứ các quy định tại điểm a, b và c, khoản 1 Điều này để xác định các phòng học bộ môn. Phòng học bộ môn của trường phổ thông có nhiều cấp học được bố trí riêng biệt cho các cấp học, ngoại trừ các phòng học bộ môn có thể sử dụng chung cho một số môn học bảo đảm đáp ứng yêu cầu về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
2. Số lượng phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Tên phòng học bộ môn được đặt theo tên môn học hoặc theo công năng sử dụng. Cơ sở giáo dục phổ thông có nhiều phòng học bộ môn cùng môn học thì đánh thêm số thứ tự để phân biệt.
Điều 5. Quy cách phòng học bộ môn
1. Diện tích làm việc tối thiểu phòng học bộ môn được tính trên cơ sở diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh
a) Trường tiểu học
Đối với phòng học bộ môn Tin học, Ngoại ngữ, Đa chức năng diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,50m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 50m2;
Đối với phòng học bộ môn Khoa học - Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,85m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 50m2.
b) Trường trung học cơ sở
Đối với phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên, Tin học, Ngoại ngữ, Đa chức năng diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là l,85m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2;
Đối với phòng học bộ môn Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 2,25m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏhơn 60m2;
Phòng học bộ môn Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí), diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là l,50m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2.
c) Trường trung học phổ thông
Đối với phòng học bộ môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngoại ngữ, Đa chức năng diện tích làm việc tối thiếu cho một học sinh là 2,00m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2;
Đối với phòng học bộ môn Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật diện tích làm việc tối thiếu cho một học sinh là 2,45m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2;
Phòng học bộ môn Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật), diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là l,50m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2.
d) Trường phổ thông có nhiều cấp học căn cứ các quy định tại điểm a, b và c, khoản 1 Điều này để xác định diện tích làm việc tối thiểu các phòng học bộ môn.
2. Kích thước phòng học bộ môn
a) Chiều rộng phòng học bộ môn (tính theo chiều vuông góc với hành lang tiếp giáp phòng học bộ môn): Đối với cấp tiểu học không nhỏ hơn 5,70m; đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông không nhỏ hơn 7,20m;
b) Cchiều dài phòng học bộ môn (tính theo chiều dọc hành lang tiếp giáp phòng học bộ môn) không lớn hơn 2 lần chiều rộng;
c) Chiều cao phòng học bộ môn (tính từ nền/sàn nhà tới trần nhà) từ 3,30m trở lên. Trong trường hợp sử dụng nền/sàn giả để bố trí ngầm hệ thống kĩ thuật, chiều cao phòng học bộ môn (tính từ nền/sàn nhà tới trần nhà) không nhỏ hơn 2,80m.
3. Phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Vật lí, Hoá học, Sinh học và một số môn học có nhiều thiết bị thực hành phải có phòng chuẩn bị. Phòng chuẩn bị được bố trí liền kề, có cửa liên thông với phòng học bộ môn có diện tích làm việc từ 12m2 đến 27m2.
Điều 6. Phòng thiết bị giáo dục
1. Cơ sở giáo dục phổ thông có tối thiểu 01 phòng thiết bị giáo dục để cất giữ, bảo quản và chuẩn bị thiết bị dạy học cho các môn học không có phòng học bộ môn.
2. Thiết bị dạy học trong phòng thiết bị giáo dục được bố trí, sắp xếp riêng biệt theo từng môn học, khối lớp.
3. Diện tích làm việc tối thiểu phòng thiết bị giáo dục không nhỏ hơn 48m2.
Chương III
THIẾT BỊ PHÒNG HỌC BỘ MÔN
Điều 7. Thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn
1. Thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn, bao gồm: Thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các thiết bị khác.
2. Yêu cầu thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn
a) Được trang bị đầy đủ các thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học tương ứng với từng loại phòng học bộ môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Khuyến khích trang bị các thiết bị khác nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới phương pháp dạy học, ứng dụng các công nghệ mới, nâng cao kỹ năng thí nghiệm, thực hành của học sinh; hỗ trợ chuyên đề dạy học, nghiên cứu khoa học và định hướng giáo dục nghề nghiệp trong cơ sở giáo dục phổ thông;
c) Thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn được bố trí, sắp xếp hợp lý, khoa học, phù hợp về yêu cầu kỹ thuật, công năng sử dụng, nội dung môn học nhằm bảo đảm thuận tiện khi sử dụng, bảo quản và không làm giảm tính năng của từng phòng học bộ môn;
d) Các loại hóa chất được bố trí, sắp xếp, bảo quản riêng biệt không gây ảnh hưởng, phá hủy các thiết bị dạy học khác.
Điều 8. Thiết bị nội thất chuyên dùng trong phòng học bộ môn
1. Thiết bị nội thất chuyên dùng, bao gồm:
a) Bàn, ghế, bảng viết, tủ, kệ, giá đỡ chuyên dùng;
b) Tủ sấy; tủ hút; hệ thống thoát khí thải, mùi và hơi độc;
c) Hệ thống chậu rửa, vòi nước chuyên dùng;
d) Hệ thống điện chuyên dùng;
đ) Tủ thuốc y tế;
e) Các thiết bị nội thất chuyên dùng khác.
2. Yêu cầu thiết bị nội thất chuyên dùng
a) Thiết bị nội thất chuyên dùng trong phòng học bộ môn được tính toán căn cứ theo số lượng học sinh và yêu cầu thí nghiệm, thực hành của chương trình môn học;
b) Phòng học bộ môn phải được thiết kế, trang bị nội thất đồng bộ, khoa học và thuận tiện khi sử dụng;
c) Bàn, ghế phòng học bộ môn được bố trí bảo đảm các quy định về góc nhìn bảng viết, khoảng cách giữa các dãy bàn, hàng bàn, bảng viết và các tường bao quanh bảo đảm tổ chức dạy học thí nghiệm, thực hành theo nhóm; Bàn, ghế phòng học bộ môn là loại chuyên dùng, có thể làm từ các vật liệu khác nhau đáp ứng yêu cầu đặc thù của môn học. Ngoài ra bàn, ghế phòng học bộ môn Khoa học - Công nghệ, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Vật lí, Hoá học, Sinh học có khả năng chống chịu nhiệt, hóa chất, cơ học, bảo đảm thuận lợi vệ sinh và bảo dưỡng;
d) Hệ thống tủ, kệ, giá đỡ chuyên dùng trong phòng học bộ môn, phòng chuẩn bị và phòng thiết bị giáo dục được bố trí, sắp xếp hợp lý để cất giữ, bảo quản thiết bị dạy học;
đ) Tủ thuốc y tế trong phòng học bộ môn được trang bị thuốc và dụng cụ y té thiết yếu dùng để sơ cấp cứu khi xảy ra sự cố. Được treo cố định ở nơi hợp vệ sinh, dễ quan sát, dễ dàng tiếp cận và thuận tiện sử dụng;
e) Hệ thống rèm cửa phòng học bộ môn được bố trí để có thể che ánh sáng cục bộ hoặc toàn bộ phòng học.
Chương IV
YÊU CẦU KỸ THUẬT PHÒNG HỌC BỘ MÔN
Điều 9. Nền và sàn nhà phòng học bộ môn
Nền và sàn nhà phòng học bộ môn phải phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Nền và sàn nhà phòng học bộ môn bảo đảm dễ làm vệ sinh, không trơn trượt, không có kẽ hở, không bị mài mòn, không bị biến dạng, chống được ẩm, tránh được hiện tượng nồm ướt và chịu được tác động của hoá chất.
Điều 10. Cửa ra vào và cửa sổ phòng học bộ môn
Cửa ra vào và cửa sổ phòng học bộ môn phải phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
Điều 11. Hệ thống cấp thoát nước
1. Hệ thống cấp thoát nước trong phòng học bộ môn được bố trí riêng, đặt ngầm trong tường, nền nhà hoặc trong hộp kỹ thuật. Các van đặt trong hộp kỹ thuật phải có cửa kiếm tra để thuận tiện cho việc quản lý và sửa chữa.
2. Phòng học bộ môn Hóa học, Sinh học được bố trí hệ thống chậu rửa, vòi nước, đường cấp thoát nước gắn với bàn thí nghiệm, thực hành; Phòng học bộ môn Vật lí, Khoa học tự nhiên, Mĩ thuật được bố trí hệ thống chậu rửa, vòi nước ở vị trí phù hợp; Vật liệu, kích thước chiều rộng, chiều sâu của chậu rửa phải đáp ứng các yêu cầu đặc thù của môn học.
3. Các phòng học bộ môn khi hoạt động tạo ra chất thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường phải có hệ thống xử lý chất thải.
Điều 12. Hệ thống chiếu sáng, cách âm, kỹ thuật điện
1. Chiếu sáng tự nhiên trong phòng học bộ môn phải tuân theo quy định về tiêu chuẩn chiếu sáng hiện hành. Các cửa phòng vừa phải đáp ứng yêu cầu chiếu sáng tự nhiên, thông gió thoáng khí cho phòng, vừa phải che chắn được gió lạnh, mưa hắt, nắng chiếu xuyên phòng, đồng thời bảo đảm thuận tiện, an toàn trong sử dụng, dễ làm sạch.
2. Chiếu sáng nhân tạo trong phòng học bộ môn
a) Hệ thống chiếu sáng nhân tạo trong phòng học bộ môn tuân thủ các yêu cầu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc;
b) Áp dụng hệ thống chiếu sáng hỗn hợp trong phòng học bộ môn (chiếu sáng đồng đều và chiếu sáng cục bộ). Mật độ công suất chiếu sáng bảo đảm tương ứng với chức năng từng loại phòng học bộ môn theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.
3. Phòng học bộ môn Âm nhạc được thiết kế cách âm để tránh tiếng ồn với khu vực xung quanh.
4. Các phòng học bộ môn được trang bị hệ thống điện xoay chiều 220V đáp ứng yêu cầu thí nghiệm, thực hành. Ngoài ra, các phòng học bộ môn: Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Vật lí, Hóa học, Sinh học được trang bị hệ thống điện một chiều và xoay chiều với điện áp đầu ra điều chỉnh đuợc từ 0-24V/2A. Ổ cắm điện trang bị trong phòng học bộ môn phải bảo đảm chống giật, chống nước.
Điều 13. Hệ thống thông gió, điều hòa không khí
1. Phòng học bộ môn được bố trí hệ thống thông gió tự nhiên và nhân tạo. Ngoài ra, phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hóa học, Sinh học được lắp đặt các thiết bị như tủ sấy; tủ hút; hệ thống thoát khí thải, mùi và hơi độc.
2. Căn cứ điều kiện của cơ sở giáo dục phổ thông để trang bị máy điều hòa không khí cho phòng học bộ môn.
Điều 14. Hệ thống phòng cháy và chữa cháy
Phòng học bộ môn phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn phòng cháy và chữa cháy hiện hành.
Chương V
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÒNG HỌC BỘ MÔN
Điều 15. Quản lý phòng học bộ môn
1. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm:
a) Ban hành các văn bản quy định về quản lý, khai thác, sử dụng, bảo quản, kế hoạch hoạt động của phòng học bộ môn và thiết bị dạy học;
b) Quy định về hệ thống hồ sơ, sổ sách và nội quy của phòng học bộ môn;
c) Xếp thời khóa biểu cho từng nội dung dạy học của từng môn học có sử dụng phòng học bộ môn hoặc có sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ dạy trên lớp, bố trí đủ giáo viên bộ môn, nhân viên thiết bị, thí nghiệm phù hợp với thời khóa biểu đã xây dựng;
d) Định kỳ kiểm tra, thanh tra các hoạt động của phòng học bộ môn.
2. Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động và thời khóa biểu của phòng học bộ môn theo tuần, tháng, học kì, năm học; giám sát hoạt động của phòng học bộ môn theo quy định của cơ sở giáo dục phổ thông.
3. Nhân viên thiết bị, thí nghiệm chịu trách nhiệm về hoạt động của phòng học bộ môn theo phân công và các quy định tại Điều 17 của văn bản này.
4. Giáo viên bộ môn có trách nhiệm xây dựng nội dung các tiết học có thí nghiệm, thực hành hoặc có sử dụng thiết bị dạy học trên lớp theo yêu cầu của chương trình môn học; 
5. Phối họp với nhân viên thiết bị, thí nghiệm tổ chức thực hiện các thí nghiệm, thực hành trong phòng học bộ môn hoặc mượn thiết bị để tổ chức dạy học trên lóp.
Điều 16. Sử dụng phòng học bộ môn
1. Phòng học bộ môn được sử dụng để tổ chức dạy học các nội dung về thí nghiệm, thực hành theo yêu cầu của chương trình môn học.
2. Phòng học bộ môn được sử dụng để tổ chức các hoạt động giáo dục định hướng nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, thực hiện giáo dục STEM.
3. Phòng học bộ môn được sử dụng để lưu giữ, bảo quản các thiết bị dạy học của các môn học tương ứng với tính chất của loại phòng học bộ môn. Thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn được kiếm tra, bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa, thay thế, bổ sung nếu hư hỏng. Hoá chất, vật liệu tiêu hao được bổ sung kịp thời để bảo đảm phục vụ tốt cho hoạt động dạy học; hóa chất hết hạn sử dụng được xử lý, tiêu hủy theo các quy định hiện hành. Hằng năm, thiết bị dạy học phòng học bộ môn được kiểm kê, thanh lý theo quy định của Nhà nước.
Điều 17. Nhiệm vụ của nhân viên thiết bị, thí nghiêm
1. Quản lý, bảo quản và sắp xếp khoa học các thiết bị trong phòng học bộ môn theo nhóm, chủng loại thiết bị và theo khối lớp.
2. Lập kế hoạch mua sắm bổ sung, sửa chữa những thiết bị đơn giản và thanh lý, tiêu hủy thiết bị, hóa chất hỏng, hết hạn sử dụng.
3. Chuẩn bị đủ các điều kiện và các thiết bị, thí nghiệm theo yêu cầu của từng môn học, bài học có sử dụng thiết bị để thực hành, thí nghiệm trong phòng học bộ môn hoặc trên lớp; phối hợp với giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành, thí nghiệm; bảo đảm các điều kiện về an toàn, phòng chống cháy nổ trong quá trình thực hành, thí nghiệm.
4. Quản lý, lưu giữ và sử dụng hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học của phòng học bộ môn; hướng dẫn giáo viên, học sinh thực hiện nội quy, quy trình sử dụng bảo đảm an toàn trong quá trình thực hành, thí nghiệm.
5. Lập báo cáo định kỳ, thường xuyên về công tác thiết bị dạy học.
6. Tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Chương VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập dự án đầu tư xây mới hoặc cải tạo phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông thuộc phạm vi quản lý.
2. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai công tác tổ chức quản lý và sử dụng phòng học bộ môn theo quy định.
3. Hằng năm báo cáo tình hình đầu tư, quản lý và sử dụng các phòng học bộ môn với ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 19. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện lập dự án đầu tư xây mới hoặc cải tạo phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông thuộc phạm vi quản lý.
2. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai công tác tổ chức quản lý và sử dụng phòng học bộ môn theo quy định.
3. Hằng năm báo cáo tình hình đầu tư, quản lý và sử dụng các phòng học bộ môn với Ủy ban nhân dân cấp huyện, sở giáo dục và đào tạo.
Điều 20. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông
1. Tham mưu cấp có thẩm quyền lập kế hoạch đầu tư xây mới hoặc cải tạo phòng học bộ môn đáp ứng yêu cầu theo quy định nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Tổ chức quản lý và sử dụng các phòng học bộ môn đúng quy định.
3. Hằng năm báo cáo tình hình đầu tư, quản lý và sử dụng các phòng học bộ môn với phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo.
Điều 21. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông có phòng học bộ môn đã được chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục, công nhận đạt chuẩn cơ sở vật chất trước ngày văn bản này có hiệu lực thì tiếp tục theo cấp độ, mức độ đã được công nhận; khi thực hiện công nhận lại hoặc công nhận cấp độ, mức độ cao hơn thực hiện theo quy định tại văn bản này.
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng mới phòng học bộ môn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày văn bản này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện nếu đáp ứng các quy định tại văn bản này.
3. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cải tạo phòng học bộ môn được chấp nhận khi bảo đảm diện tích không nhỏ hơn 12% diện tích phòng học bộ môn được quy định tại văn bản này.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




 

 

Phạm Ngọc Thưởng

Phát huy hiệu quả của các phòng học bộ môn




Từ nhiều năm qua, để chuẩn bị cho môi trường dạy và học tương tác, khơi dậy tính tích cực tham gia của học sinh, nhiều trường học trong tỉnh đã chú trọng xây dựng phòng học bộ môn nhằm giúp học sinh sớm làm quen với môi trường khoa học, có những kiến thức thực tiễn. Việc xây dựng phòng học bộ môn được coi là một trong những mục tiêu để các nhà trường “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Để xây dựng phòng học bộ môn đáp ứng yêu cầu dạy và học hiện nay, các nhà trường trang bị cho phòng học bộ môn đồng bộ các thiết bị dạy học hiện đại như bàn ghế thí nghiệm cho học sinh, hệ thống điện, cấp thoát nước, bảng chống lóa, các thiết bị kỹ thuật số, các trang thiết bị phục vụ cho giờ thí nghiệm, có máy tính, máy chiếu  phục vụ cho việc dạy và học. Nhằm triển khai dạy học có hiệu quả ở phòng học bộ môn, các nhà trường đều tổ chức cho đội ngũ giáo viên nghiên cứu, học tập các văn bản quy định về phòng học bộ môn; hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của phòng học bộ môn trong quá trình giáo dục và giảng dạy. Thực tế các phòng học bộ môn đã phát huy tính tích cực của thầy và trò trong quá trình giảng dạy và học tập của nhà trường. Năm học 2013-2014, Trường THCS Giao Xuân (Giao Thủy) đã được đầu tư thêm một phòng dạy tiếng Anh hiện đại trị giá 300 triệu đồng cùng dàn máy vi tính hiện đại cho phòng học Tin học. Từ khi được đầu tư, chất lượng việc dạy và học bộ môn tiếng Anh và Tin học của nhà trường được nâng lên rõ rệt. Học sinh được rèn luyện kỹ năng nghe nói, từ đó việc đọc, viết của các em cũng tốt hơn so với việc trước đây các em lên lớp chủ yếu chỉ được cung cấp vốn từ và ngữ pháp theo bài học. Bên cạnh đó, việc học môn Tin học cũng được thực hành trực tiếp trên máy vi tính nên việc tiếp thu bài học của các em tốt hơn hẳn so với trước. Cùng với các phòng học bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, học sinh nhà trường được học lý thuyết song song với thực hành, đã phát huy tốt khả năng tiếp thu, có cách tư duy lôgic. Hiện tại, nhà trường đã được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia. Trong năm học vừa qua, nhà trường đã có 6 học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, 16 học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện; 245/628 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến.

Học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến (TP Nam Định) trong một giờ thực hành môn Hóa học.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến (TP Nam Định) trong một giờ thực hành môn Hóa học.

Hiện nay, ở nhiều trường học trong tỉnh vẫn chưa có phòng bộ môn, nên học sinh vẫn phải học trong các lớp truyền thống. Tại các trường này, vào những giờ thực hành, học sinh và giáo viên phải kê lại bàn ghế, rất mất thời gian nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giờ dạy. Đồ dùng thực hành của học sinh được lưu giữ trong phòng thiết bị giáo dục, vì vậy giáo viên phải đăng ký mượn, lục tìm rất khó khăn và mất thời gian. Việc triển khai công nghệ thông tin hoặc ứng dụng thông tin vào bài giảng rất hạn chế vì giáo viên đa số ngại chuẩn bị máy tính, phông, máy chiếu. Học sinh không được tiếp cận các thông tin, hình ảnh sinh động liên quan, làm giảm hứng thú học tập và hạn chế lĩnh hội kiến thức. Kho học liệu điện tử của nhà trường chưa được khai thác thường xuyên. Độ bền và chất lượng của các thiết bị chưa thực sự tốt và chưa được thay thế bổ sung kịp thời, vì vậy việc khai thác sử dụng phòng học bộ môn kém hiệu quả... Tại một trường THCS, phòng thí nghiệm chung của trường có diện tích tương đương một phòng học, trong đó được trang bị bàn ghế, dụng cụ thí nghiệm ngổn ngang nên khi thực hành học sinh phải quây quần theo nhóm bên bộ thí nghiệm cùng giáo viên hướng dẫn, số còn lại phải tản ra xung quanh hoặc ngồi dưới chờ đến nhóm của mình. Vì vậy, cuối tiết thực hành, khi giáo viên kết luận về kiến thức, kết quả thực hành vừa diễn ra, nhiều học sinh vẫn ngơ ngác vì chưa hiểu hoặc có hiểu cũng chỉ là “qua lý thuyết”, kiểu như A kết hợp với B sẽ thành ra C... Bên cạnh đó, không phải các dụng cụ, trang thiết bị trong các phòng thí nghiệm đều đáp ứng được yêu cầu thực hành. Một học sinh lớp 12 cho biết: “Chiếc kính hiển vi ở phòng thí nghiệm trường em mờ nên khi thực hành chúng em không thấy được sự vật, hiện tượng giống như những kiến thức đã học ở phần lý thuyết. Nhiều thiết bị còn không đồng bộ hoặc hư hỏng một phần nên không đạt được hiệu quả sử dụng. Chúng em vào phòng thí nghiệm chỉ để tuân thủ theo đúng chương trình học. Trong lớp có một số bạn rất ham mê các bài thí nghiệm nên ngoài kiến thức được học trong phần học lý thuyết, các bạn ấy thường lên mạng để tìm kiếm thông tin và nghiên cứu sâu hơn về bài thực hành nhưng như vậy cũng chỉ hiểu mà không được ứng dụng thực tế!”. Trong mỗi trường học hiện nay, bình quân có từ 3 đến 5 phòng bộ môn nên các trường xếp lịch các lớp luân phiên nhau vào thực hành thí nghiệm. Vì thế, nhiều khi lớp này vừa kết thúc, lớp khác vào thực hành và vì nhiều nguyên nhân, thiết bị đã không còn sử dụng được, thầy cô giáo phải dạy chay và học sinh chỉ thấy được bộ thí nghiệm thực hành, bởi vậy một số giáo viên còn bỏ qua tiết thí nghiệm. Một thực trạng nữa là ở các trường sư phạm hiện nay chưa có chuyên ngành đào tạo giáo viên phụ trách thí nghiệm và nhiều giáo viên các môn học, ngành học, cấp học cũng chưa chuẩn bị tốt cho việc thực hành thí nghiệm tương ứng với giáo trình, sách giáo khoa. Việc dạy cho học sinh biết bố trí một thí nghiệm kiểm chứng khoa học theo đúng mục đích đặt ra của bài thực hành thí nghiệm cũng rất khác với việc biểu diễn một thí nghiệm cho học sinh xem. Nhiều giáo viên cho rằng, dạy thí nghiệm, thực hành ở phòng bộ môn chủ yếu là phải rèn kỹ năng thực hành cho học sinh nên khó hơn dạy kiến thức khoa học cơ bản, do đó, giáo viên rất ngại tiết thực hành… Học sinh hiện nay ngoài kiến thức được học trên lớp các em có thể dễ dàng thu thập thêm kiến thức từ nhiều nguồn; còn để thực hành tốt thì các em phải tự mày mò và thực hành đến thuần thục thì mới có được kỹ năng cần thiết nhưng thời gian trên lớp không cho phép và không phải học sinh nào cũng có thể được trực tiếp thực hành. Bên cạnh đó, việc dạy thực hành, thí nghiệm hiện nay, chương trình khung của Bộ GD và ĐT mới chỉ nêu “dạy cái gì’’, còn “dạy như thế nào’’ thì lại là vấn đề của đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy. Và như vậy, việc học sinh giỏi lý thuyết nhưng lơ mơ thực hành là hiện tượng phổ biến trong các trường phổ thông hiện nay. Chỉ những em học lớp chuyên có điều kiện được thực hành tại phòng thí nghiệm, có đầy đủ trang thiết bị được thầy cô đầu tư nhiều công sức, trí tuệ hoặc những em chuyên tâm tự mày mò tìm hiểu thêm ở nhà, ở các nơi có liên quan đến chuyên môn thì việc thực hành mới hiệu quả.

Phòng học bộ môn trong các nhà trường góp phần giúp học sinh được rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo niềm hứng thú, nghiên cứu, ham mê khám phá, sáng tạo và ứng dụng kiến thức được học vào thực tế. Tuy nhiên, hiện nay để xây dựng phòng học bộ môn theo đúng quy định của Bộ GD và ĐT cần một khoản kinh phí không nhỏ. Vì vậy, bên cạnh sự đầu tư của địa phương, của ngành GD và ĐT, cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội, đặc biệt công tác xã hội hóa giáo dục, sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên nhằm giúp các nhà trường xây dựng các phòng bộ môn đạt chuẩn, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực./.

Bài và ảnh: Hồng M

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2020

TP.HCM thiếu lớp bán trú năm học mới, phụ huynh đôn đáo tìm chỗ gởi con

 

TTO - 'Con tôi vào lớp 1, cứ ngỡ sẽ được học 2 buổi/ngày, ai dè được phân tuyến vào trường chỉ học 1 buổi. Giờ phải lo tìm cơ sở, trung tâm để gửi con buổi chiều'.

TP.HCM thiếu lớp bán trú năm học mới, phụ huynh đôn đáo tìm chỗ gởi con - Ảnh 1.

Bữa ăn của học sinh học 2 buổi/ngày tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn (Q.3, TP.HCM) - Ảnh: T.THƯƠNG

Lo lắng này không phải của riêng chị Hà Thanh (có con sẽ học tại Trường tiểu học Trần Quang Cơ, Q.12, TP.HCM), mà cũng là điều không mong đợi của nhiều phụ huynh có con vào lớp 1 năm học 2020-2021.

Lo tìm bán trú vệ tinh

Chị Hà Thanh kể trước đó nghe thông tin năm nay chính thức lớp 1 sẽ học 2 buổi/ngày, nên cha mẹ yên tâm có chỗ gửi bán trú cho con. "Khi xem thông báo từ phòng tôi thấy là chỉ học 1 buổi. Như thế là không thể nào đưa đón, chúng tôi có thay ca đổi giờ làm cũng không cách nào xoay được. Thế là chúng tôi phải tìm chỗ gửi bán trú để trưa có người đón con, chiều kèm bài, tối phụ huynh đưa về" - chị Thanh nói.

Tương tự, chị Ánh - có con sẽ vào lớp 1 trường tiểu học ở Q.Bình Tân - cũng vội vàng tìm bán trú vệ tinh cho con. Chị Ánh cho hay: "Nghe nói số lượng học sinh đông nên trường con tôi chỉ học 1 buổi/ngày. Tôi phải vội vàng tìm trường bán trú vệ tinh".

Năm học 2020-2021, cùng với cả nước, TP.HCM bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp tiểu học với khối lớp 1. Để đảm bảo toàn bộ học sinh được học 2 buổi/ngày như yêu cầu, một số quận huyện rất chật vật vì phát triển trường lớp "không lại được" với tốc độ gia tăng dân số cơ học.

Quận tôi có 22 trường tiểu học. Năm học trước có 1 mô hình trường tiên tiến - hội nhập, 2 trường chuẩn quốc gia đó. Nhưng năm học tới phải "xóa" chuẩn quốc gia đối với Trường tiểu học Lê Quý Đôn (chuẩn quốc gia được 3 năm) vì sĩ số quá đông, vượt quy chuẩn là 30-35 học sinh/lớp.

Ông Nguyễn Thanh Thủy (trưởng Phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp)

Áp lực học sinh tăng

Là địa phương có tốc độ tăng dân số cơ học cao, tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học của Q.12 mới chỉ đạt 20%, rất thấp so với bình quân chung của cả TP. Năm học 2020-2021, Q.12 dự kiến có gần 7.500 học sinh vào lớp 1 cho 22 trường công lập, trong đó có 1 trường theo mô hình tiên tiến - hội nhập. Quận cần có hơn 300 phòng học để tổ chức dạy 2 buổi/ngày cho số học sinh này, đáp ứng yêu cầu số học sinh/lớp là 35 em.

Trong khi đó, học sinh học xong lớp 5 trong năm học này và ra trường chỉ tương ứng với 122 phòng học, lại phân bố không đồng đều giữa các phường. Quận có 5 dự án trường học đã được phê duyệt, nhưng đến năm 2020 vẫn chưa thể đưa vào sử dụng.

Ông Khưu Mạnh Hùng, trưởng Phòng GD-ĐT Q.12, cho biết: "Phòng đang tính toán, tham mưu UBND quận xem xét thực hiện theo 2 phương án, nơi nào đủ khả năng sẽ tổ chức học 2 buổi/ngày, có thể nâng sĩ số lên 45-50 học sinh/lớp. Nơi nào không đủ phòng tổ chức được 2 buổi/ngày, cũng không thể nâng sĩ số thì tổ chức học 6 buổi/tuần, tức học cả thứ bảy".

Huyện Bình Chánh hiện có hơn 10.000 học sinh lớp 1, tổ chức thành 286 lớp, vẫn còn thiếu 82 phòng học theo chủ trương của TP. Trong đó một số xã như Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B áp lực tăng dân số cơ học cao nên chỉ tổ chức dạy học 1 buổi/ngày. 

Để giải quyết câu chuyện trường lớp, Phòng GD-ĐT huyện Bình Chánh có phương án kiến nghị là xây thêm trường, nếu không được trước mắt sẽ cố gắng dạy "cuốn chiếu" cho học sinh lớp 1, tức là ưu tiên các em học 2 buổi/ngày, các khối lớp còn lại học 1 buổi/ngày.

Hay ở Q.Bình Tân năm học tới sẽ đưa vào sử dụng 80 phòng học mới của hai công trình xây mới (Trường tiểu học Bùi Hữu Nghĩa với 22 phòng, Trường THCS Lạc Long Quân với 40 phòng và 18 phòng xây mới của một số trường tiểu học xây thêm). 

Ông Ngô Văn Tuyên, trưởng Phòng GD-ĐT Q.Bình Tân, nhìn nhận: "Trung bình mỗi năm quận tăng 5.000 - 6.000 học sinh tiểu học và THCS, chưa tính học sinh mầm non. Với 80 phòng học mới, nếu tính trung bình mỗi phòng 40 học sinh thì chỉ đáp ứng được chỗ học cho 3.200 học sinh. Trong khi đó, phòng học mới đưa vào sử dụng chỉ đủ cho số học sinh nhập cư nên chưa thể tổ chức đồng loạt 100% lớp 1 học 2 buổi/ngày, chưa nói đến việc phải giảm sĩ số của từng lớp".

Năm học này, Q.Bình Tân có hơn 12.300 trẻ vào lớp 1, trong khi học sinh lớp 5 ra trường khoảng 9.550 em. Để đảm bảo đủ chỗ học cho tất cả học sinh trên địa bàn, Q.Bình Tân tiếp tục tổ chức cho 32% học sinh lớp 1 học 2 buổi/ngày như năm học 2019-2020, còn lại sẽ học 6 buổi/tuần, tức học cả ngày thứ bảy để đảm bảo yêu cầu về số tiết học theo chương trình mới.

Tương tự, Q.Thủ Đức mới có 49% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày, sĩ số bình quân 44 học sinh/lớp. Năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, một số trường phải tổ chức học 6 buổi/tuần.

Sẽ có phương án cụ thể

Một lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết 100% học sinh học 2 buổi/ngày là chủ trương mà TP đang phấn đấu. Áp lực với TP về vấn đề dân số là rất lớn. Dù đã chuẩn bị rồi nhưng một vài nơi tăng dân số cơ học không thể bố trí học 2 buổi/ngày. Các trường, các quận huyện tự có giải pháp riêng, linh hoạt để giải quyết cho học sinh đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau này sở sẽ có phương án cụ thể.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates