SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Một số hình ảnh về Hội thảo khoa học về mô hình tập huấn giáo viên âm nhạc mầm non, tiểu học năm 1998

Hội thảo khoa học "Để môn âm nhạc hấp dẫn, hiệu quả" tổ chức năm 1998 tại thành phố Hồ Chí Minh để tìm những giải pháp để nâng chất lượng dạy học âm nhạc nhưng cũng để tổng kết 5 năm triển khai mô hình tập huấn "trang bị kỹ năng sử dụng đàn organ điện tử cho giáo viên mầm non, tiểu học” . Đây là chương trình tập huấn 150 tiết/ 1 Gv đã tổ chức cho hơn 10.000 giáo viên mầm non, tiểu học các địa phương Tp.HCM, Long An, Đồng Nai, Bình dương, Bình phước, Lâm đồng, Tây ninh, Kiên giang, An giang, Đồng tháp, Cần thơ... tham gia. Chất lượng chương trình 150 tiết là “ đầu vào là giáo viên hoàn toàn không biết đàn, đầu ra giáo viên có thể đàn được 30-40 bài nhạc giáo dục trong sách giáo khoa”, không chỉ biểt đàn mà còn biết nhạc lý, biết hát các bài nhạc trước khi đàn. Chương trình này bước đầu đã được ngành giáo dục ghi nhận như là một giải pháp hiệu quả để xây dựng đội ngũ giáo viên dạy âm nhạc kiêm nhiệm cho các trường mầm non, tiểu học các địa phương và đặc biệt là lần đầu tiên việc tập huấn giáo viên đã được tiến hành từ nguồn lực xã hội hóa giáo dục. Đặc biệt hơn, chương trình tập huấn bước đầu đã liên kết với Trường SPMGTW2 (Nha Trang) để mở lớp chuyển tiếp từ tập huấn 150 tiết kết nối sang học chương trình cử nhân sư phạm âm nhạc 3 năm (chương trình tại chức học 2000 tiết), khoá đầu tiên đã tổ chức tại CĐSP Cần Thơ đã mở ra hướng đào tạo giáo viên nhạc trình độ cao đẳng cho các địa phương. Hội thảo tổng kết đã được tổ chức năm 1998 tại Tp.HCM với sự tham dự của Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Nhạc viện Tp.HCM và Lãnh đạo các Sở GDĐT đã liên kết tổ chức các lớp tập huấn. (Tư liệu: Thân Trọng Quốc)




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates