SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Bộ Giáo dục, nhóm tác giả sách Cánh Diều trân trọng cảm ơn các ý kiến góp ý


GDVN- Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý để sách giáo khoa ngày càng hoàn thiện. 

Trước phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều (Sách do Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phát hành) có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 (Hội đồng thẩm định) rà soát, báo cáo trước ngày 17/10/2020 (Công văn số 4090/BGDĐT-GDTH ngày 09/10/2020).

Thực hiện yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thẩm định đã tổ chức rà soát, làm việc với tác giả sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều. 

Ảnh minh họa: Thùy Linh

Trên tinh thần cầu thị, trách nhiệm, Hội đồng thẩm định và tác giả đã thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa sách giáo khoa cho phù hợp hơn. 

Cụ thể, chỉnh sửa, bổ sung ngữ liệu để giáo viên có thể thay thế một số đoạn/bài đọc cho phù hợp hơn với học sinh lớp 1 như bài “Cua, cò và đàn cá” trang 115, bài “Hai con ngựa” trang 157, bài “Lừa, thỏ và cọp” trang 163,…; thay thế một số từ ngữ khó hiểu, ít dùng như từ “nhá”, “nom”, “quà… quà”, “chén”,… 

Hội đồng thẩm định cũng đề nghị tác giả khi chọn văn bản thay thế không sử dụng truyện ngụ ngôn hoặc các đoạn/bài “đa nghĩa”, nên lựa chọn đoạn/bài trong kho tàng Văn học Việt Nam. 

Bộ trưởng Giáo dục giải trình sao về "sạn" sách Cánh Diều với đại biểu Quốc hội?
Bộ trưởng Giáo dục giải trình sao về "sạn" sách Cánh Diều với đại biểu Quốc hội?

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu nhà xuất bản và tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính, gửi Hội đồng thẩm định để thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét phê duyệt nội dung chỉnh sửa trước ngày 15/11/2020.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thẩm định và Nhóm tác giả sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các bậc phụ huynh, giáo viên và nhân dân cả nước đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, chỉ ra những nội dung chưa phù hợp với yêu cầu giáo dục học sinh trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều. 

Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý để sách giáo khoa ngày càng hoàn thiện, góp phần triển khai thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt 05 bộ sách giáo khoa (trong đó có bộ sách Cánh Diều), với tổng số 46 quyển sách giáo khoa lớp 1 của 9 môn học và hoạt động giáo dục để các địa phương, cơ sở giáo dục lựa chọn, đưa vào giảng dạy (sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều là 1 trong số 46 quyền sách giáo khoa lớp 1 được phê duyệt vừa qua). 

Các bộ sách giáo khoa được phê duyệt theo đúng quy định, dựa trên kết quả thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục với 1/3 thành viên là nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy môn học này ở cấp học tương ứng. 

Tất cả các quyển sách giáo khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đều được các nhà trường tổ chức cho giáo viên, tổ bộ môn nghiên cứu đề xuất, thành lập hội đồng đánh giá và quyết định lựa chọn phù hợp với điều kiện triển khai thực hiện tại trường. 

Điều này cho thấy thành công bước đầu của chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, không còn sự độc quyền trong xuất bản, phát hành sách giáo khoa như trước đây.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau theo cùng một chương trình thống nhất, trong đó sách giáo khoa có vài trò là tài liệu để các nhà trường, giáo viên nghiên cứu, xây dựng kế hoạch giảng dạy cho phù hợp. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức biên soạn, phát hành sách giáo khoa theo hình thức xã hội hóa. 

Vì vậy, việc được nhận các ý kiến góp ý, thậm chí là phê bình sẽ giúp các tác giả, hội đồng thẩm định và Bộ Giáo dục và Đào tạo làm tốt hơn việc biên soạn, thẩm định và phê duyệt sách giáo khoa các lớp học tiếp theo.

Thùy Linh

Âm nhạc: Không nhất thiết học trò phải cùng học, cùng chơi một loại nhạc cụ!

 

(GDVN) - Thạc sĩ Lê Anh Tuấn - Chủ biên môn Âm nhạc cho biết, nhạc cụ là một nội dung phân hóa, không nhất thiết học sinh phải cùng học, cùng chơi một loại nhạc cụ. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới để xin ý kiến các tầng lớp nhân dân. 

Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều điểm thay đổi so với chương trình hiện hành. 

Một trong những thay đổi khác trong chương trình phổ thông mới là môn Âm nhạc, Mỹ thuật được dạy xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12.

Thạc sĩ Lê Anh Tuấn - Chủ biên môn Âm nhạc cho biết, nhạc cụ là một nội dung phân hóa, không nhất thiết học sinh phải cùng học, cùng chơi một loại nhạc cụ. (Ảnh: Thùy Linh)

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại rằng điều kiện cơ sở vật chất hiện tại của các trường chưa thể đáp ứng việc dạy học sinh chơi được một nhạc cụ thành thục.

Thạc sĩ Lê Anh Tuấn - Chủ biên môn Âm nhạc cho biết, nhạc cụ là một nội dung phân hóa, không nhất thiết học sinh phải cùng học, cùng chơi một loại nhạc cụ. 

Đối với, học sinh từ lớp 1 đến lớp 3, các em học chơi nhạc cụ tiết tấu: bộ gõ cơ thể, bộ gõ Việt Nam, nhạc cụ nước ngoài, nhạc cụ từ làm từ vật liệu sẵn có. Từ lớp 4 có thể học sáo trúc, monica… 

Chương trình lần này cũng không đặt mục tiêu dạy học sinh chơi thành thạo một loại nhạc cụ ở mức cao, mà giúp học sinh hình thành và phát triển được năng lực âm nhạc, biểu hiện của năng lực thẩm mỹ trong lĩnh vực âm nhạc. 

Còn nếu học sinh muốn chơi thành thạo một loại nhạc cụ thì cần phải có thời gian để rèn luyện thêm.

Thùy Linh

Đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc ở trường THCS, thực trạng và giải pháp.



Cao Hồng Phương


Giáo dục âm nhạc ở các trường trung học đạt hiệu quả cao đang là vấn đề của tất cả những người làm công tác giảng dạy quan tâm. Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho việc dạy học âm nhạc, bài viết giới thiệu sơ bộ về thực trạng dạy học âm nhạc, hạn chế và từ đó đưa ra phương pháp

phù hợp dành cho môn âm nhạc ngành giáo dục THCS để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong xu thế hội nhập.


1. Đặt vấn đề


Làm thế nào để giáo dục âm nhạc ở các trường phổ thông đạt hiệu quả cao? Đó là vấn đề của tất cả những người làm công tác giảng dạy âm nhạc trên cả nước quan tâm. Điều này đã phản ánh xu hướng thực tế việc đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc hiện nay cần phải bám sát những thành tựu của nền giáo dục âm nhạc nước ta và các nước trong khu vực.

Đổi mới giáo dục phổ thông đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tạo cho thế hệ trẻ một nền tảng tri thức vững chắc để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong xu thế hội nhập và phát triển của nước ta với các nước trên thế giới.

Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi định, nhưng vẫn sẽ có những điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn”.

- Hệ thống các môn học của chương trình mới gồm môn học bắt buộc, môn bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc. Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung môn Âm nhạc được phân chia theo hai giai đoạn.

Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9): Nghệ thuật và Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12): Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc, Nghệ thuật là môn học lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện lộ trình áp dụng chương trình mới như sau: Năm học 2020-2021 đối với lớp 1; năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024- 2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Để thực hiện chương trình đổi mới, nội dung sách giáo khoa về âm nhạc cần phải thay đổi cho phù hợp với chương trình. Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành biên soạn các bộ sách giáo khoa âm nhạc cho phù hợp với mục tiêu chương trình đào tạo. Đây được coi như là một cuộc cách mạng về cải cách sách giáo khoa âm nhạc ở phổ thông nói chung, bậc trung học cơ sở nói riêng. Do vậy việc dạy và học theo sách âm nhạc mới cũng phải được các chuyên gia hướng dẫn hết sức cụ thể, đội ngũ giáo viên cốt cán được các tỉnh trong cả nước cử đi tập huấn ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó về triển khai tại các địa phương cũng phải

  mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, ngày 12/4/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Chương trình phổ thông tổng thể. Sau một thời gian ngắn chương trình dự thảo đã được sự góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, nhà giáo, những người tâm huyết với ngành giáo dục ở các cấp, các ngành và của mọi tầng lớp xã hội tham gia. Điều đó đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhân dân và dư luận. Ngày 27/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương trình được xây dựng theo phương pháp đi từ xác định chuẩn đầu ra về nhu cầu phát triển của đất nước, nhu cầu nhân lực... để xác định nội dung, phương pháp giảng dạy. Điểm mới của chương trình là:

- Không quy định thứ tự tuần học cho từng môn mà chỉ quy định số tiết mỗi môn cần đạt trong năm. Thời gian học sẽ do từng trường sắp xếp.

- Chương trình mới không đóng khung trong một bộ sách giáo khoa mà áp dụng chủ trương “một chương trình, nhiều bộ sách”. Trong thời lượng của chương trình cũng dành 2 tuần một năm cho nội dung giáo dục của địa phương. “Chương trình giữ tính ổn định, được tiến hành một cách đồng bộ và có hiệu quả. Giáo viên giảng dạy âm nhạc THCS tại các tỉnh cũng phải nắm bắt được nội dung chương trình âm nhạc các lớp 6, 7, 8, 9; nắm được phương pháp giảng dạy theo sách giáo viên và sách âm nhạc mới để áp dụng vào ngay trong giảng dạy.

Tuy nhiên, việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc ở THCS cho phù hợp với chương trình và sách giáo khoa mới muốn tiến hành có hiệu quả còn tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất. Quan tâm đều đến các trường từ thành phố, thị xã, thị trấn và đặc biệt quan tâm những nơi vùng sâu, vùng xa, do còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về giáo viên... việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi các Sở, ban, ngành cần quan tâm hơn nữa để chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện được tốt và đạt hiệu quả cao.


2. Thực trạng


Về ưu điểm


Hiện nay hầu hết các trường THCS trong cả nước đều có giáo viên dạy chuyên trách môn âm nhạc, họ đều được đào tạo bài bản tại các trường nghệ thuật, các trường có khoa đào tạo Nghệ thuật trong cả nước. Do vậy, về năng lực chuyên môn âm nhạc của giáo viên đều có thể đảm nhiệm được chương trình giảng dạy và làm công tác phong trào ở các trường THCS.

Về độ tuổi của giáo viên âm nhạc hầu hết là còn trẻ, nên họ có sức khoẻ tốt, có sức sáng tạo để giảng dạy cũng như thu hút được học sinh tham gia vào quá trình hoạt động âm nhạc.

Trình độ của giáo viên nghệ thuật nói chung, giáo viên âm nhạc nói riêng đã đạt chuẩn, hầu hết có trình độ đại học do được đào tạo đại học chính quy tại các trường Nghệ thuật, hoặc được đào tạo chuẩn hóa từ các hệ tại chức, chuyên tu, liên thông ... đây là điều đáng mừng cho đội ngũ giáo dục âm nhạc ở trường phổ thông và cho ngành âm nhạc của chúng ta hiện nay.

Được sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay các trường THCS đều có đàn oóc gan để phục vụ cho công tác giảng dạy, cho nên việc sử dụng nhạc cụ của giáo viên đã được cải thiện hơn nhiều so với những năm trước đây. Hơn nữa một số cơ sở đào tạo đã nắm bắt được mục đích của sinh viên khi ra trường và những ưu điểm của đàn phím điện tử, nên đã khuyến khích, định hướng sinh viên học đàn phím điện tử ngay khi vào học trong trường. Do vậy, số giáo viên có kỹ thuật cơ bản để sử dụng loại đàn này cũng đã chiếm phần lớn ở các trường THCS.

Một số giáo viên âm nhạc đã được tham gia các lớp tập huấn, hoặc tự học, tự nghiên cứu, cũng đã sử dụng phần mềm âm nhạc vào giảng dạy như: phần mềm Encore; phần mềm Finale... và cũng đã có giáo viên sử dụng giáo án điện tử trong một số tiết học, bài học... song những giáo viên sử dụng những phần mềm âm nhạc, sử dụng trình chiếu Power point chưa nhiều, thậm chí là rất ít.


 Hạn chế


Tuy các trường đã có đàn oóc gan để phục vụ giảng dạy, nhưng thực tế cho thấy một số giáo viên là nữ, giáo viên nhiều tuổi và giáo viên trước đây không được học đàn phím điện tử, khả năng chơi đàn còn rất hạn chế để thị phạm mẫu câu nhạc qua đàn trong khi dạy hát, đặc biệt là rất khó khăn trong việc thực hiện các chương trình ngoại khóa của các trường.

Hơn nữa, đội ngũ giáo viên âm nhạc được đào tạo từ nhiều cơ sở khác nhau, do vậy về trình độ và khả năng từng giáo viên âm nhạc của các trường không đồng đều, nên cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giảng dạy và làm công tác phong trào văn hóa, văn nghệ ở các trường phổ thông.

Như chúng ta đã biết, ngày nay việc sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là vô cùng cần thiết để tạo cho học sinh hứng thú vào học tập cũng như mở mang kiến thức xung quanh bài học. Song, việc sử dụng phần mềm âm nhạc và khả năng trình chiếu Power point của giáo viên âm nhạc còn quá ít, thậm chí có những giáo viên chưa quan tâm đến vấn đề này. Điều đó cũng có nhiều ảnh hưởng đến đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc.


3. Giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy âm nhạc ở trường THCS


3.1. Người giáo viên âm nhạc phải luôn nghiên cứu để tìm ra phương pháp phù hợp với từng nội dung tiết học

Muốn nâng cao được chất lượng giảng dạy thì “người dạy phải biết cách dạy” và “người học phải biết cách học”, cả thầy và trò luôn phải nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra cách dạy - học sao cho đạt kết quả tốt nhất, hiệu quả nhất. Đặc biệt đối với giảng dạy âm nhạc, tố chất “bẩm sinh”, cái mà người ta gọi là năng khiếu “trời cho” không phải ở người nào cũng có những năng khiếu đặc biệt này. Bởi vậy, việc dạy - học của chúng ta mang màu sắc đặc thù riêng. Ở trường THCS, việc dạy - học âm nhạc lại diễn ra đại trà, có cả những học sinh năng khiếu và không có năng khiếu. Cho nên, giáo viên âm nhạc luôn luôn phải suy nghĩ, trăn trở, tìm ra những phương pháp tối ưu, hiệu quả nhất để dạy - học âm nhạc đạt được những yêu cầu và mục tiêu đề ra đối với từng phân môn âm nhạc.

3.1.1. Phương pháp dạy học theo nhóm, một phương pháp phát huy tính tích cực, thông minh và sáng tạo

Trong các phương pháp mà chúng ta đang áp dụng, theo tôi giáo viên âm nhạc cần đẩy mạnh hơn nữa phương pháp dạy tương tác theo nhóm nhỏ, đây là phương pháp phát huy được tính tích cực, tự giác cao, kiểm tra được nhận thức của sinh viên cao nhất và phát huy tính sáng tạo tối đa của học sinh. Giáo viên có thể nhận được thông tin đa chiều từ phía học sinh.

Nội dung dạy hát chúng ta vẫn thường theo quy trình: giới thiệu bài hát, cho học sinh nghe bài hát, chia đoạn chia câu để hát, luyện thanh khởi động giọng, tập hát từng câu, tập hát cả bài... nhưng khi áp dụng vào một số bài hát mà học sinh đã thuộc, đã từng được nghe và đã có thể thâm nhập được bài hát. Thì việc dạy học theo nhóm nhỏ sẽ giúp cho giáo viên không quá lệ thuộc máy móc vào quy trình dạy hát kể trên mà giáo viên chỉ cần chia nhóm nhỏ cho học sinh tập hát, sau đó giáo viên sửa sai, củng cố. Thời gian còn lại giáo viên tiếp tục cho học sinh mở mang những kiến thức xung quanh bài học và phát triển thêm những vấn đề có liên quan đến tiết học hát. Phương pháp này sẽ giúp cho tiết dạy thêm sôi nổi và các nhóm được trình bày tác phẩm, tập biểu diễn nhiều hơn....

Nội dung dạy nhạc lý, việc áp dụng phương pháp dạy theo nhóm nhỏ sẽ giúp cho học sinh nắm chắc được những khái niệm, nội dung, kiến thức của nhạc lý. Học sinh sẽ có mối liên hệ với những kiến thức âm nhạc ở các bài hát, bài tập đọc nhạc, kiến thức nhạc lý qua âm thanh một cách tích cực và sáng tạo. Học sinh tự trao đổi, thảo luận và nắm chắc những kiến thức của bài học, tạo cho không khí của tiết học sôi nổi, không bị khô cứng.

Đối với nội dung tập đọc nhạc, phương pháp này sẽ giúp cho học sinh luyện tập được nhiều hơn, phát huy được khả năng tự học, tự rèn, tự ghi nhớ độ cao, tiết tấu và khả năng tự ghép nhạc của học sinh một cách tích cực và hiệu quả.

Nội dung âm nhạc thường thức, đây là nội dung mang tính chất mở nhằm phát huy khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh. Phương pháp dạy học theo nhóm sẽ giúp cho học sinh phát biểu cảm nhận hình tượng âm nhạc, tác phẩm, thể loại âm nhạc... một cách độc lập theo chủ quan, học sinh sẽ được tập trình bày vấn đề theo ý kiến của cá nhân và sẽ có được thói quen tiếp xúc với lý luận âm nhạc.

3.1.2. Đặt câu hỏi, một phương pháp kiểm tra nhận thức của học sinh.

Theo Bloom nhà giáo dục học của Mỹ, câu hỏi có các dạng sau: Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá... Tùy từng nội dụng cụ thể mà giáo viên đưa ra các dạng câu hỏi cho phù hợp. Câu hỏi là cách thức để kiểm tra sự hiểu biết, kiểm tra tri thức và đánh giá tri thức của học sinh. Song câu hỏi đưa ra mà khó hiểu, không phù hợp thì không những giáo viên không nhận được câu trả lời như mong muốn và có thể có những tác dụng ngược lại. Do vậy khi đặt câu hỏi giáo viên phải nắm được kỹ năng đặt câu hỏi, phải nắm được trình độ, đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và phải có nghệ thuật đặt câu hỏi để cho học sinh trả lời theo đúng trọng tâm của câu hỏi và nội dung bài học.

3.2. Tăng cường sinh hoạt chuyên môn ngành hẹp để đổi mới phương pháp có hiệu quả

Hiện nay một số phòng giáo dục đã tiến hành triển khai sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, liên trường chuyên ngành hẹp. Đây là một chủ trương rất đúng đắn để giáo viên âm nhạc sinh hoạt, rút kinh nghiệm, thống nhất chương trình cho môn âm nhạc. Mặt khác qua sinh hoạt chuyên môn để trao đổi những phương pháp, kiến thức nghề nghiệp và truyền đạt những kinh nghiệm giảng dạy . Để các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường có hiệu quả hơn thì chúng ta cần phải cải tiến nội dung sinh hoạt, tăng cường công tác hội thảo chuyên môn theo chuyên đề, theo từng phân môn âm nhạc. Đặc biệt phải tiến hành thao giảng từng học kỳ để giáo viên được học tập lẫn nhau giúp cho việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp thực sự có hiệu quả và nâng cao nhất lượng giáo viên.

3.3. Áp dụng công nghệ thông tin, một việc làm cấp bách hiện nay đối với giáo viên âm nhạc THCS

Hiện nay, với thời đại công nghệ thông tin và bùng nổ thông tin. Các ngành khoa học đang áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để phục vụ cho ngành của mình. Đối với ngành giáo dục, các bộ môn cơ bản giáo viên đã và đang áp dụng công nghệ vào giảng dạy như một thứ “vũ khí” không thể thiếu đối với mỗi giờ học, nhưng chủ yếu ở các trường đại học và cao đẳng. Còn đối với các trường THCS và tiểu học thì việc áp dụng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập. Đối với giáo viên âm nhạc nói riêng việc áp dụng các phần mềm vào giảng dạy hầu như chưa được giáo viên âm nhạc quan tâm, một phần vì điều kiện cơ sở vật chất, một phần chưa được tập huấn các lớp công nghệ dành cho âm nhạc... do vậy việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy mới chỉ áp dụng ở rất ít giáo viên âm nhạc và chủ yếu ở những nơi giáo viên âm nhạc có điều kiện cơ sở vật chất như ở một số thành phố, thị xã mà thôi.

Nhưng dù bất cứ lý do nào đi chăng nữa, để nâng cao chất lượng giảng dạy, để tiết học thực sự hấp dẫn, mọi thông tin, tri thức đến với học sinh được nhiều hơn, thì giáo viên âm nhạc vẫn phải cố gắng nghiên cứu, học tập để sử dụng các phần mềm vào giảng dạy như trình chiếu, chép nhạc, khai thác kiến thức âm nhạc, các phần mềm hỗ trợ cho nghe nhạc... Tiến tới làm giáo án điện tử phục vụ cho giảng dạy môn âm nhạc. Đây là việc làm hết sức cấp thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy.

3.4. Tập huấn thường xuyên cho giáo viên âm nhạc THCS để nâng cao trình độ chuyên môn

Hiện nay vào các dịp nghỉ hè, các Sở Giáo dục, các Phòng Giáo dục cũng đã tiến hành cho giáo viên tham dự các lớp tập huấn. Nhưng tập huấn cho riêng các lớp âm nhạc còn quá ít, nội dung còn dàn trải, chưa có trọng tâm. Công cụ đối với giáo viên âm nhạc cần thiết nhất vẫn là nhạc cụ, mà nhạc cụ thông dụng và hiệu quả nhất là đàn oóc gan với các chức năng ưu việt hơn tất cả các loại nhạc cụ khác, nhưng việc sử dụng nhạc cụ của giáo viên âm nhạc còn rất hạn chế. Bởi vậy, một mặt giáo viên âm nhạc phải tự luyện tập, tự học. Nhưng mặt khác, hàng năm vào dịp hè các Phòng Giáo dục mà tổ chức các lớp tập huấn nâng cao sử dụng đàn oóc gan thì có lẽ trình độ chơi đàn của giáo viên âm nhạc cũng sẽ được cải thiện ít nhất là đàn được những bài trong chương trình âm nhạc THCS để thị phạm, để dạy học cho học sinh. Đây cũng là vấn đề mà các nhà quản lý giáo dục quan tâm đến đội ngũ giáo viên âm nhạc trên toàn quốc.

3.5. Tăng cường cơ sở vật chất để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả

Muốn đổi mới phương pháp thì điều đầu tiên cần quan tâm đến đó là điều kiện cơ sở vật chất phục vụ nó. Có thể nói trong những năm qua, được sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các ngành chức năng có liên quan đã trang bị cho bộ môn âm nhạc các trang thiết bị cần thiết như: đàn oóc gan, nhạc cụ gõ đệm, tranh ảnh... Song với tình hình như hiện nay để đẩy mạnh đổi mới phương pháp, Nhà nước cần trang bị những phương tiện hiện đại hơn nữa như: máy nghe nhìn, nhạc cụ hiện đại có chức năng phong phú, hình vẽ minh họa, máy vi tính, Projecter... thì hiệu quả giáo dục âm nhạc ở trường THCS sẽ được cao hơn. Tất nhiên việc làm này không phải một sớm một chiều là làm được ngay. Phải trang bị dần từng bước và ngay cả các trường cũng cần quan tâm để trang thiết bị dạy học âm nhạc nhanh chóng được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu hiện nay.


4. Thành lập câu lạc bộ âm nhạc ở trường phổ thông

Câu lạc bộ âm nhạc chủ yếu để cho những người yêu thích âm nhạc đến đây để trao đổi, trình bày các tác tác phẩm âm nhạc, nói chuyện về âm nhạc, khiêu vũ... Việc thành lập được câu lạc bộ âm nhạc tại các trường không khó, nhưng để câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả và duy trì được nó thì thực không đơn giản. Đòi hỏi các trường phổ thông cần phải có những điều kiện tốt thì câu lạc bộ âm nhạc mới được tồn tại và phát triển theo đúng nghĩa của nó như:

- Các trường phổ thông cần phải chọn địa điểm thích hợp hoặc phải tạo được cảnh quan như: hòn non bộ, cây cảnh, các loại tranh ảnh và phải có không khí thoáng mát... để mở câu lạc bộ.

- Trang trí trong câu lạc bộ phải phù hợp, đẹp mắt và hợp lý mang tính chất của hoạt động âm nhạc.

- Chọn người có khả năng quản lý tốt và am hiểu về âm nhạc để tổ chức điều hành câu lạc bộ.

- Phải đặc biệt quan tâm đến tính kế hoạch, khoa học khi thiết kế các chương trình, thường xuyên thay đổi tạo cho chương trình được phong phú, hấp dẫn trong các buổi tổ chức câu lạc bộ.

Để giáo dục âm nhạc ở trường phổ thông thực sự có hiệu quả, trước hết giáo viên âm nhạc phải có nhận thức đồng bộ về việc cần thiết đổi mới phương pháp hiện nay, phải tâm huyết, tận tụy với nghề, có lòng say mê đối với âm nhạc, yêu mến học sinh. Xác định đúng vai trò của người thầy luôn tiên phong, sáng tạo, định hướng sự tiếp thu tri thức của học sinh. Không ngừng cải tiến phương pháp để có bài giảng hay, hấp dẫn và sinh động. Các cấp, các ngành và các trường phổ thông cần hết sức quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất để giáo dục âm nhạc của nước ta thực sự có hiệu quả và theo kịp với các nước tiên tiến trong khu vực.

Tài liệu tham khảo

[1] Hoàng Long - Hoàng Lân (2005)- Phương pháp dạy học âm nhạc, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

[2] Chương trình Giáo dục phổ thông mới; Bộ GD&ĐT (2018).

[3] Nhiều tác giả. Âm nhạc và mĩ thuật 6, 7, 8, 9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[4] Kỷ yếu hội thảo. Đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc trong các trường Phổ thông hiện nay, Khoa Nghệ thuật, (5/2017).

[5] Lê Anh Tuấn (2010), Phương pháp dạy học âm nhạc ở Tiểu học và Trung học cơ sở, NXB Đại học Sư phạm.

[6] Lê Anh Tuấn, Nguyễn Phúc Linh, (2016). Phương pháp tư duy tích cực và sáng tạo trong giáo dục 

 


Câu 1: Trong chương trình giáo dục phổ thông mới có các yêu cầu cần đạt về nội dung giáo dục cốt lõi môn Âm nhạc lớp 1:

Các yêu cầu cần đạt về nội dung giáo dục cốt lõi môn Âm nhạc của lớp 1 trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.

- Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ.

- Hát rõ lời và thuộc lời.

- Bước đầu biết hát với các hình thức đơn ca, tốp ca, đồng ca.

- Nêu được tên bài hát.

- Bước đầu biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi.

- Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

- Bước đầu biết cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc; cảm nhận âm thanh cao - thấp, dài - ngắn.

- Nêu được tên bản nhạc.

- Đọc đúng tên nốt; bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc.

- Bước đầu cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ.

- Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách.

- Bước đầu thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên.

- Bước đầu biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

- Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến được học.

- Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn

- Nêu được tên các nhân vật yêu thích.

- Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa.

Câu 2. Lập kế hoạch 01 chủ đề và các kế hoạch bài học trong chủ đề đó.

CHỦ ĐỀ 3: THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG

I. Mục tiêu chung

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: có sự chuẩn bị về tinh thần, thái độ học tập; chuẩn bị đồ dùng học tập cho các tiết học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: có tính kỷ luật, tham gia thảo luận, nêu ý kiến trong học tập


Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định, nhận biết và làm rõ thông tin, có khả năng giải quyết nhiệm vụ được giao

2. Năng lực âm nhạc

2.1. Năng lực thể hiện âm nhạc

- Hát đúng giai điệu lời ca bài hát; Thể hiện đúng ba hình tiết tấu 1, 2 với nhạc cụ gõ hoặc vận động cơ thể; Biết được nội dung câu chuyện Hội thi giọng hát hay.

- Biết hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ (thanh phách, Tem-bơ-rin,…), bộ gõ cơ thể.

- Biết thể hiện các hình tiết tấu số 1, số 2,. Đọc nhạc theo ký hiệu bàn tay, kết hợp gõ đệm, một cách phù hợp.

2.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

- Biết tên bài hát, tính chất âm nhạc và cách trình bày bài hát.

- Nêu được tên bài hát và thể hiện cảm xúc, vận động theo nhịp khi tập hát và nghe hát.

2.3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

- Biết kết hợp thanh phách , trống nhỏ để gõ đệm.

- Biết biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp.

3. Phẩm chất

- Giáo dục học sinh ý thức tìm hiểu, học hỏi về âm nhạc, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nuôi dưỡng cảm xúc và tình yêu âm nhạc.

- Giáo dục học sinh ý thức kỉ luật, giữ gìn nề nếp của lớp học.

- Giáo dục học sinh quý trọng thầy cô, yêu mến trường lớp.

4. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

- Phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, tổ chức trò chơi, dạy học theo nhóm

- Hình thức dạy học chủ yếu: cá nhân, nhóm, lớp.

III. Chuẩn bị của GV và HS

- Giáo viên:

+ Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa. Câu chuyện Hội thi giọng hát hay.

+ Nhạc cụ: Thanh phách, trống nhỏ.

- Học sinh: Thanh phách

Câu 1: Trong chương trình giáo dục phổ thông mới có các yêu cầu cần đạt về nội dung giáo dục cốt lõi môn Âm nhạc lớp 1:

Các yêu cầu cần đạt về nội dung giáo dục cốt lõi môn Âm nhạc của lớp 1 trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.

- Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ.

- Hát rõ lời và thuộc lời.

- Bước đầu biết hát với các hình thức đơn ca, tốp ca, đồng ca.

- Nêu được tên bài hát.

- Bước đầu biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi.

- Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

- Bước đầu biết cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc; cảm nhận âm thanh cao - thấp, dài - ngắn.

- Nêu được tên bản nhạc.

- Đọc đúng tên nốt; bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc.

- Bước đầu cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ.

- Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách.

- Bước đầu thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên.

- Bước đầu biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

- Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến được học.

- Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn

- Nêu được tên các nhân vật yêu thích.

- Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa.

Câu 2. Lập kế hoạch 01 chủ đề và các kế hoạch bài học trong chủ đề đó.

CHỦ ĐỀ 3: THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG 

I. Mục tiêu chung

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: có sự chuẩn bị về tinh thần, thái độ học tập; chuẩn bị đồ dùng học tập cho các tiết học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: có tính kỷ luật, tham gia thảo luận, nêu ý kiến trong học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định, nhận biết và làm rõ thông tin, có khả năng giải quyết nhiệm vụ được giao

2. Năng lực âm nhạc

2.1. Năng lực thể hiện âm nhạc

- Hát đúng giai điệu lời ca bài hát; Thể hiện đúng ba hình tiết tấu 1, 2 với nhạc cụ gõ hoặc vận động cơ thể; Biết được nội dung câu chuyện Hội thi giọng hát hay.

- Biết hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ (thanh phách, Tem-bơ-rin,…), bộ gõ cơ thể.

- Biết thể hiện các hình tiết tấu số 1, số 2,. Đọc nhạc theo ký hiệu bàn tay, kết hợp gõ đệm, một cách phù hợp.

2.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

- Biết tên bài hát, tính chất âm nhạc và cách trình bày bài hát.

- Nêu được tên bài hát và thể hiện cảm xúc, vận động theo nhịp khi tập hát và nghe hát.

2.3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

- Biết kết hợp thanh phách , trống nhỏ để gõ đệm.

- Biết biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp.

3. Phẩm chất 

- Giáo dục học sinh ý thức tìm hiểu, học hỏi về âm nhạc, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nuôi dưỡng cảm xúc và tình yêu âm nhạc.

- Giáo dục học sinh ý thức kỉ luật, giữ gìn nề nếp của lớp học.

- Giáo dục học sinh quý trọng thầy cô, yêu mến trường lớp.

4. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

- Phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, tổ chức trò chơi, dạy học theo nhóm

- Hình thức dạy học chủ yếu: cá nhân, nhóm, lớp.

III. Chuẩn bị của GV và HS

- Giáo viên:

+ Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa. Câu chuyện Hội thi giọng hát hay.

+ Nhạc cụ: Thanh phách, trống nhỏ.

- Học sinh: Thanh phách

1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

Thời lượng

Thiết bị DH, Học liệu

Ghi chú

ND1: Học hát bài: 

Mái trường em yêu

- Dạy học theo lớp, theo nhóm

35 phút

- Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa, tranh ghép.

- Nhạc cụ: Thanh phách, trống nhỏ

 

ND2: Ôn tập bài hát: Mái trường em yêu Nghe bài hát: Cô giáo em

- Dạy học theo lớp, theo nhóm

35 phút

- Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa.

- Nhạc cụ: Thanh phách, trống nhỏ

 

ND3: Luyện tập hình tiết tấu 1, 2

Câu chuyện Hội thi giọng hát hay

Dạy học theo lớp, theo nhóm

35 phút

- Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa.

- Nhạc cụ: Thanh phách, trống nhỏ

 

ND4: Tổ chức hoạt động âm nhạc theo chủ đề 3

 

Dạy học theo lớp, theo nhóm

35 phút

- Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa.

- Nhạc cụ: Thanh phách, trống nhỏ

 

2. Tổ chức thực hiện

Nội dung 1

Học hát bài: Mái trường em yêu

Nhạc và lời: Hải Long

Thời gian: 35 phút

I. Mục tiêu

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận. Tìm các bài hát, bài thơ về chủ đề Thầy cô và mái trường.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, nêu ý kiến, trình bày bài hát cùng cả nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định nội dung tiết học, giải quyết nhiệm vụ được giao.

2. Năng lực âm nhạc

2.1. Năng lực thể hiện âm nhạc: 

- Biết hát theo giai điệu và lời ca của bài hát

- Biết gõ đệm bài hát theo nhịp, phách, tiết tấu.

2.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

- HS cảm nhận giai điệu của bài hát, biết các hình ảnh đẹp của gia đình trong bài hát

- Biết bài: “Mái trường em yêu” là một bài hát do nhạc sĩ Hải Long sáng tác

2.3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

- Biết sử dụng thanh phách, trống nhỏ gõ đệm cho bài hát.

3. Phẩm chất

- Giáo dục học sinh ý thức tìm hiểu, học hỏi về âm nhạc. Nuôi dưỡng cảm xúc và tình yêu âm nhạc

- Giáo dục học sinh quý trọng thầy cô giáo và yêu mến trường lớp.

4. Phương pháp và hình thức tổ chức lớp học

- Phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, dạy học theo nhóm.

- Hình thức dạy học chủ yếu: cá nhân, làm việc theo nhóm, tập thể.

III. Chuẩn bị của GV và HS

- Giáo viên: + Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa

+ Nhạc cụ: Thanh phách, trống nhỏ.

- Học sinh: Thanh phách, trống nhỏ.

1. Hoạt động dạy học

3. Ổn định tổ chức:

3. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Phương tiện/Năng lực hình thành

1. HĐ1: Khởi động (5’)

- Nghe bài hát: Mái trường em yêuNhạc và lời Hải Long

- GV mở nhạc hoặc hát mẫu cho HS nghe

- Hs nghe

- HS thực hiện luyện thanh theo hướng dẫn của GV.

- Năng lực cảm thụ âm nhạc

- Năng lực thể hiện âm nhạc

2. HĐ2: Tìm hiểu bài hát (3’)

- GV đưa ra câu hỏi cho các nhóm trả lời (câu hỏi nằm trong nhiệm vụ GV đã giao trước để nhóm cùng tìm hiểu về tác phẩm), nhóm nào có câu trả lời nhanh nhất.

? Bài hát tên là gì? Tác giả của bài hát là ai?

- HS trả lời câu hỏi

- Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề

- Năng lực hiểu biết âm nhạc.

3. HĐ3. Học hát (13’)

- GV trình bày bài hát.

- GV hướng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu:

Câu 1: Trường em đây xinh xinh có hoa rung rinh

Câu 2: Hàng cây cao lao xao như đón chào

Câu 3: Lời thầy sao ấm áp, mắt cô đầy yêu thương

Câu 4: Ơn thầy cô dạy dỗ, em nhớ hoài không quên

- GV hướng dẫn HS tập hát từng câu và ghép nối các câu theo lối “móc xích”.

Kết hợp sử dụng đàn trong khi dạy.

- GV hướng dẫn HS hát cả bài.

- GV chỉ định một vài nhóm trình bày

- HS lắng nghe

- HS thực hiện

- HS thực hiện

- HS luyện tập bài hát theo hình thức cá nhân, theo nhóm.

- HS nhận xét

- Năng lực cảm thụ âm nhạc

- Năng lực thể hiện âm nhạc

 

 

4. HĐ4. Luyện tập – biểu diễn (10’)

- Hát và vỗ tay theo tiết tấu bài hát Mái trường em yêu

- Sử dụng thanh phách gõ đệm theo nhịp.

- GV giao nhiệm vụ ôn tập về các nhóm, nhóm trưởng hoặc các bạn khá trong nhóm phụ trách giúp đỡ các bạn yếu hơn.

 

 

 

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thể hiện âm nhạc

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

5. Tổng kết và đánh giá (4')

 

 

- Nội dung, ý nghĩa của bài hát?

- Gv cho HS kể tên một vài bài hát, bài thơ về gia đình.

- GV tổng kết, nhận xét buổi học.

- GV giao nhiệm vụ cho bài học sau.

- Trả lời

- 2 – 3 HS kể

- Nhận xét bạn

- Năng lực giải quyết vấn đề.

Nội dung 2

Ôn tập bài hát: Mái trường em yêu

Nghe bài hát: Cô giáo em

Thời gian: 35 phút

I. Mục tiêu

1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, nêu ý kiến, hoạt động nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết nhiệm vụ được giao.

2. Năng lực âm nhạc:

2.1. Năng lực thể hiện âm nhạc: 

- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát.

- HS biết kết hợp vận động phụ họa.

- Biết nghe và vận động theo nhạc khi nghe nhạc.

2.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

- Thể hiện được cảm xúc phù hợp với sắc thái khi biểu diễn bài hát.

- Biết thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc

2.3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

- Biết sử dụng thanh phách, trống nhỏ gõ đệm và trình bày bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Nhớ tên bài hát, cảm nhận và vận động theo nhịp khi nghe nhạc.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục học sinh ý thức tìm hiểu, học hỏi về âm nhạc. Nuôi dưỡng cảm xúc và tình yêu âm nhạc

- Giáo dục HS quý trọng thầy cô và yêu mến trường lớp.

4. Phương pháp và hình thức tổ chức lớp học

- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, dạy học theo nhóm.

- Hình thức dạy học: cá nhân, làm việc theo nhóm.

III. Chuẩn bị của GV và HS:

- Giáo viên: + Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa

+ Nhạc cụ: Thanh phách, trống nhỏ.

- Học sinh: Thanh phách, trống nhỏ.

1. Hoạt động dạy học:

2. Ổn định tổ chức:

3. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Phương tiện/

Năng lực hình thành

1. Hoạt động khởi động (4’ )

- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi:

“Gọi điện” và trả lời các câu hỏi

* Giờ trước học bài hát gì

* Hãy trình bày bài hát

- GV nhận xét, đánh giá

- HS tham gia trò chơi

 

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực hiểu biết âm nhạc

2. Ôn tập bài hát: Mái trường em yêu (18’) 

- GV cho HS nghe lại bài hát.

- GV hướng dẫn HS luyện tập bài hát.

- Ôn tập hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp.

- GV hướng dẫn một số động tác phụ họa khi biểu diễn bài hát, khuyến khích học sinh tự tìm các động tác phù hợp

- GV yêu cầu.

- Gv nhận xét

- HS lắng nghe bài hát.

- HS thực hiện luyện tập cá nhân, theo nhóm.

- Hs dùng thanh phách, tem-bơ-rin, trống nhỏ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu theo hướng dẫn.

- HS luyện tập theo các hình thức: Cá nhân, nhóm

- 1,2 nhóm biểu diễn bài hát.

- Hs nhận xét.

 

- Năng lực cảm thụ âm nhạc

- Năng lực thể hiện âm nhạc.

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc.

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

2. Nghe bài hát: Cô giáo em (8’) 

- GV mở bài hát cho HS nghe lần 1

- GV đặt câu hỏi

* Trong bài hát nhắc đến những ai?

+ Cô giáo trong bài hát được miêu tả như thế nào?

+ Tình cảm của HS đối với cô như thế nào?

+ Cô giáo dạy bạn nhỏ điều gì?

* Cảm nhận của em khi nghe bài hát?

 

- GV nhận xét

- GV mở nhạc và yêu cầu hs vận động nhịp nhàng theo bài hát.

- HS lắng nghe

- HS thảo luận trả lời câu hỏi

- HS nhận xét

- HS vận động theo nhịp

- Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc.

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

4. Tổng kết và đánh giá (5')

 

 

- Biểu diễn lại bài hát: Mái trường em yêu

- GV tổng kết và nhận xét buổi học.

- GV giao nhiệm vụ cho giờ học sau.

- HS biểu diễn

- HS lắng nghe

 

Nội dung 3

Luyện tập hình tiết tấu 1, 2

Câu chuyện âm nhạc: Hội thi giọng hát hay

(Thời gian: 35 phút)

I. Mục tiêu

1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận, ôn tập và chuẩn bị nội dung tiết học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS biết thảo luận, nêu ý kiến, hoạt động nhóm hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS giải quyết nhiệm vụ được giao

2. Năng lực âm nhạc

2.1. Năng lực thể hiện âm nhạc: 

- Biết thể hiện các hình tiết tấu số 1, số 2

- Hiểu nội dung câu chuyện Hội thi giọng hát hay

2.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

- Biết thể hiện các hình tiết tấu số 1, số 2

2.3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

- HS biết dùng trống nhỏ gõ tiết tấu.

- HS hình thành kĩ năng đọc nhạc.

3. Phẩm chất:

- Phát triển ở HS cảm xúc thẩm mĩ với âm nhạc.

- Nuôi dưỡng cảm xúc và tình yêu âm nhạc.

- Giáo dục học sinh tình yêu đối với nhạc cụ dân tộc và ý thức bảo vệ các loại nhạc cụ đó.

4. Chuẩn bị của GV và HS:

- Giáo viên: + Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa, tranh minh họa câu chuyện

+ Nhạc cụ: Đàn phím điện tử, Trống nhỏ, thanh phách

- Học sinh: Thanh phách

III. Phương pháp và hình thức tổ chức lớp học

- Phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, dạy học theo nhóm.

- Hình thức dạy học chủ yếu: cá nhân, làm việc theo nhóm.

1. Hoạt động dạy học

2. Ổn định tổ chức 

3. Tiến trình dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Phương tiện/

Năng lực hình thành

1. Hoạt động khởi động (3’ )

- Trò chơi “Chuyền hoa” kết hợp ôn tập bài cũ

- HS chơi trò chơi và trình bày bài hát.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

2. Luyện tập hình tiết tấu số 1, số 2(15')

- GV thực hiện mẫu các động tác vận động cơ thể theo mỗi hình tiết tấu một cách chậm rãi

- Chia nhóm thực hành gõ tiết tấu, 1 nhóm gõ đệm bằng thanh phách, 1 nhóm vỗ tay đệm

- GV cho cả lớp hát lại bài Mái trường em yêu và kết hợp gõ đệm theo tiết tấu 1, 2

- Đọc câu đồng giao và HD HS goc theo tiết tấu 1, 2

- Gv yêu cầu HS thực hành theo nhóm

- Gv nhận xét

- HS quan sát và thực hiện theo

- HS thực hiện luyện tập hình tiết tấu 1 và 2 theo hướng dẫn

- 1,2 nhóm lên thực hiện hình tiết tấu 1 và 2,

- HS nhận xét

- Năng lực cảm thụ, hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực thể hiện âm nhạc

- Năng lực cảm thụ âm nhạc

- Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc.

- Trống nhỏ, thanh phách, động tác cơ thể

3. Câu chuyện Hội thi giọng hát hay (15')

- GV đọc câu chuyện cho HS nghe 1, 2 lần và hỏi

+ Hội thi có những con vật nào tham gia?

+ Con vật nào được khen nhiều nhất?

+ Muốn hát hay em cần phải làm gì?

- GV nhận xét.

- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

4. Tổng kết và đánh giá (2')

 

 

- GV tổng kết và nhận xét buổi học.

- GV giao nhiệm vụ cho giờ học sau.

- HS lắng nghe

 

Nội dung 4

Hoạt động âm nhạc theo chủ đề 3

(Thời gian: 35 phút)

I. Mục tiêu

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, nêu ý kiến.

- Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết nhiệm vụ được giao

2. Năng lực âm nhạc

2.1. Năng lực thể hiện âm nhạc: 

- Hát chính xác giai điệu, lời ca và biết hoạt động với bài hát.

- Dùng nhạc cụ gõ thể hiện các hình tiết tấu số 1, số 2.

2.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

- Nhớ tên bài hát, cách hát.

- Có phản xạ nhanh, biết điều tiết giọng hát, làm chủ cảm xúc khi thể hiện.

2.3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

- HS biết dùng trống nhỏ, thanh phách, để gõ đệm cho bài hát.

- HS hình thành kĩ năng đọc nhạc.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục học sinh ý thức tìm hiểu, học hỏi về âm nhạc. Nuôi dưỡng cảm xúc và tình yêu âm nhạc

- Giáo dục học sinh ý thức kỉ luật, giữ gìn nề nếp của lớp học.

- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, tình yêu đối với nhạc cụ dân tộc và ý thức bảo vệ các loại nhạc cụ đó.

- Giáo dục HS quý trọng thầy cô và yêu mến trường lớp.

4. Chuẩn bị của GV và HS:

- Giáo viên: + Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa.

+ Nhạc cụ: Đàn phím điện tử, trống nhỏ, thanh phách, Tem-bơ-rin

- Học sinh: Thanh phách

III. Phương pháp và hình thức tổ chức lớp học

- Phương pháp dạy học chủ yếu: vấn đáp, trực quan, dạy học theo nhóm.

- Hình thức dạy học chủ yếu: cá nhân, làm việc theo nhóm.

1. Hoạt động dạy học

2. Ổn định tổ chức 

3. Tiến trình dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Phương tiện/

Năng lực hình thành

1. Hoạt động khởi động (3’ )

- Trò chơi “Bắn tên” kết hợp ôn tập bài cũ

- HS chơi trò chơi và trình bày bài hát.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

2. Hoạt động âm nhạc theo chủ đề: Thầy cô và mái trường (15')

* Ôn tập bài hát: Mái trường em yêu

- GV yêu cầu

- Tập hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu

- Tập hát kết hợp vận động phụ họa cho bài hát

* Biểu diễn bài hát:

- Gv yêu cầu HS biểu diễn bài hát dưới các hình thức tổ, nhóm, cá nhân

- Gv nhận xét, đánh giá.

- Ôn tập bài hát theo các hình thức: Đối đáp, nhóm, cá nhân.

- HS luyện tập hát kết hợp gõ đệm bằng các nhạc cụ gõ.

- HS luyện tập các động tác đã được hướng dẫn hoặc thực hiện động tác của mình sáng tạo

- HSbiểu diễn

- HS nhận xét

 

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực thể hiện âm nhạc

- Năng lực cảm thụ âm nhạc

- Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc.

3. Luyện tập tiết tấu 1, 2 (8')

- GV yêu cầu HS luyện tập từng hình tiết tấu

- Kết hợp 2 hình tiết tấu 1 và 2

- Đọc bài đồng dao thơ 3 tiếng theo hình tiết tấu 1

- Đọc bài đồng dao thơ 3 tiếng theo hình tiết tấu 2

- GV nhận xét, đánh giá

- HS luyện tập theo yêu cầu

- Hs nêu và trình bày trước lớp

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực thể hiện âm nhạc

- Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

4. Nghe bài Cô giáo em (5’)

- GV mở nhạc cho HS nghe bài hát Cô gió em 2 lần và hỏi 1 số câu hỏi về nội dung bài hát

HS lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV

- Năng lực cảm thụ âm nhạc và giải quyết vấn đề

5. Tổng kết và đánh giá (4')

 

 

- Nêu những nội dung hoạt động trong chủ đề: Thầy cô và mái trường

- Đánh giá việc thực hiện chủ đề.

+ GV đánh giá, nhận xét

- GV giao nhiệm vụ cho giờ học sau.

- HS nêu

- HS tự đánh giá

- Lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ

 

Câu 2: Lập kế hoạch dạy học một chủ đề và các kế hoạch bài học trong chủ đề đó.

CHỦ ĐỀ 6: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG 

Học hát bài: BA NGỌN NẾN LUNG LINH

Thời gian: 35 phút

I. Mục tiêu

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận. Tìm các bài hát, bài thơ về chủ đề gia đình yêu thương.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, nêu ý kiến, trình bày bài hát cùng cả nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định nội dung tiết học, giải quyết nhiệm vụ được giao.

2. Năng lực âm nhạc

2.1. Năng lực thể hiện âm nhạc: 

- Biết hát theo giai điệu và lời ca của bài hát

- Thể hiện đúng 3 hình tiết tấu với nhạc cụ gõ hoặc vận động cơ thể.

2.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

- Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc khi tập hát và nghe hát.

2.3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

- Biết sử dụng thanh phách, Tem-bơ-rin gõ đệm cho bài hát.

3. Phẩm chất

- Giáo dục học sinh ý thức tìm hiểu, học hỏi về âm nhạc. Nuôi dưỡng cảm xúc và tình yêu âm nhạc

- Giáo dục học sinh tình yêu gia đình.

- Giáo dục học sinh ý thức kỉ luật, giữ gìn nề nếp của lớp học.

4. Phương pháp và hình thức tổ chức lớp học

- Phương pháp dạy học chủ yếu: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, dạy học theo nhóm.

- Hình thức dạy học chủ yếu: cá nhân, làm việc theo nhóm, tập thể.

III. Chuẩn bị của GV và HS

- Giáo viên: + Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa

+ Nhạc cụ: Đàn phím điện tử, Thanh phách, Tem-bơ-rin.

- Học sinh: Thanh phách, Tem-bơ-rin.

1. Hoạt động dạy học

2. Ổn định tổ chức:

3. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Phương tiện/

Năng lực hình thành

1. HĐ1: Khởi động (5’) Ghép tranh

- GV chuẩn bị 4 miếng ghép của 1 bức tranh hình ảnh đẹp, rõ nét, sát với nội dung bài hát.

- Tổ chức 2 nhóm HS thi ghép, nhóm nào xong trước là thắng.

- GV nhận xét, dẫn vào bài.

- Hs thi ghép tranh

- Năng lực phối hợp với các thành viên trong hoạt động nhóm

 

2. HĐ2: Tìm hiểu bài hát (3’)

- GV đưa ra câu hỏi cho các nhóm trả lời (câu hỏi nằm trong nhiệm vụ GV đã giao trước để nhóm cùng tìm hiểu về tác phẩm), nhóm nào có câu trả lời nhanh nhất.

? Bài hát tên là gì? Tác giả của bài hát?

- HS trả lời câu hỏi

- Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề

- Năng lực hiểu biết âm nhạc.

3.HĐ3. Học hát (13’)

- GV trình bày bài hát.

- GV hướng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu:

Câu 1: Ba là cây nến vàng

Câu 2: Mẹ là cây nến xanh

Câu 3: Con là cây nến hồng

Câu 4: Ba ngọn nến lung linh

Câu 5: La là lá la la

Câu 4: Thắp sáng một gia đình.

...................................................................

- GV hướng dẫn HS tập hát từng câu và ghép nối các câu theo lối “móc xích”.

Kết hợp sử dụng âm nhạc trong khi dạy.

- GV hướng dẫn HS hát cả bài.

- Gv chỉ định một vài nhóm trình bày

- HS lắng nghe

- HS thực hiện

- HS thực hiện

- HS luyện tập bài hát theo hình thức cá nhân, theo nhóm.

- Hs nhận xét

- Năng lực cảm thụ âm nhạc

- Năng lực thể hiện âm nhạc

4. HĐ4. Luyện tập – biểu diễn (10)

- Hát và vỗ tay theo phách bài hát: Ba ngọn nến lung linh

- Sử dụng thanh phách, Tem-bơ-rin gõ đệm theo nhịp.

- GV giao nhiệm vụ ôn tập về các nhóm, nhóm trưởng hoặc các bạn tốt trong nhóm phụ trách giúp đỡ các bạn yếu hơn.

Ba là cây nến vàng

x x x

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thể hiện âm nhạc

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

 

5. Tổng kết và đánh giá (4')

 

 

- Nội dung, ý nghĩa của bài hát?

- Gv cho HS kể tên một vài bài hát, bài thơ về gia đình.

- GV tổng kết, nhận xét buổi học.

- GV giao nhiệm vụ cho bài học sau.

- Trả lời

- 2 – 3 HS kể

- Nhận xét bạn

- Năng lực giải quyết vấn đề.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates