SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0
Luyện tập kỹ năng sử dụng "Nhạc cụ cơ thể, nhạc cụ định âm và không định âm".
Video các sinh viên sư phạm Nhật Bản đang học phối hợp giữa sử dụng nhạc cụ cơ thể, nhạc cụ định âm và không định âm.
Mô hình phòng thực hành âm nhạc trường phổ thông
Tại Việt Nam, "Phòng Thực Hành Âm Nhạc" trong trường phổ thông thường chỉ là phòng được đặt 30-40 đàn. Năm 2007 chúng tôi đã giới thiệu "Phòng đàn phím sáng nối mạng" với đặc điểm tạo kết nối GV và HS theo hai chiều. Mô hình này đã được áp dụng tại nhiều trường chuẩn quốc gia Việt Nam.
Đàn phím sáng hướng dẫn tự học keyboard, piano
Video này được thực hiện cách đây 15 năm nhưng hiện nay với sự kết hợp với công nghệ 4.0 mô hình tự học bằng đàn phím sáng đang được phát triển lên tầm cao mới.
10.000 piano Hàn quốc tặng Việt Nam đã không được sử dụng hiệu quả
Giải pháp đưa 10.000 đàn piano kỹ thuật số vào sử dụng là trang bị kỹ năng đàn piano cho các giáo viên dạy nhạc trường tiểu học.
Đàn phím phát sáng hai mầu lưu trữ nhạc giáo dục VN dành cho GV dạy âm nhạc
1- T.T.Q
-Tốt nghiệp ĐHSP Tp.HCM
- Thạc sĩ KHGD đề tài “ Tiếp cận theo mô-đun trong cấu trúc nội dung chương trình bồi dưỡng kỹ năng âm nhạc cho giáo viên mầm non (Năm 2000, Viện KHGD Việt Nam) & Tiến sĩ KHGD về Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào phương tiện dạy học để nâng hiệu quả hoạt động giáo dục âm nhạc - Nghiên cứu về công nghệ GDÂN - Technology for Music Education.
* Sáng lập & GĐ Trường Suối Nhạc
* GĐ công ty TBGD Văn Đức
* Kỷ niệm chương vì “Sự nghiệp giáo dục” của Bộ GDĐT (QĐ số 7049/QĐ/BGDĐT do Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân ký 24/11/2006).
* Quản lý các website:
+ Thông tin về công nghệ và phương tiện giáo dục âm nhạc : beemusic.vn
+ Giới thiệu thiết bị dạy học âm nhạc mới : beemusicvideos.com.
+ Giới thiệu giáo trình và tài liệu để học sử dụng nhạc cụ piano, keyboard ... dành cho giáo viên MN, TH, PTCS, PTTH ( chương trình tập huấn online dành cho giáo viên dạy nhạc PT) : beemusicvideos.com
Pianoforte là bộ môn piano cổ điển, hiểu đơn giản là dạy và học chơi những tác phẩm do các nhạc sĩ nổi tiếng của các thời kỳ âm nhạc biên soạn. Những tác phẩm này vừa phản ánh đời sống văn hóa nhân loại qua các thời kỳ lịch sử, vừa bao hàm hầu hết những kỹ năng về ngón đàn. Vì vậy, một mặt nó mang tính giáo dục cao về văn hóa, mặt khác nó là công cụ để rèn luyện toàn bộ những kỹ năng biểu diễn piano. Có thể người học không trở thành nghệ sĩ biểu diễn, nhưng chắc chắn sẽ trở thành một con người có một nhân cách cân bằng và hài hòa. Đó chính là lợi thế để thành công trong cuộc sống. Mỗi trình độ chuẩn bao gồm 5 phần: Kỹ thuật, Biểu diễn, Kiến thức, Thi tấu và Tai nghe.
POPULAR MUSIC PIANO
Có rất nhiều phụ huynh mong muốn con em mình chơi được những ca khúc phổ thông. Nhiều bạn trẻ muốn cover lại những ca khúc theo ý thích và khả năng diễn tấu của mình. Đáp ứng các nhu cầu nói trên, người ta đã mở rất nhiều khóa học ngắn hạn như modern piano, piano đệm hát, piano cover… Tuy nhiên, những khóa học này hầu hết chỉ dựa trên kinh nghiệm đàn của các nhạc công, chủ yếu là dạy & học những “miếng”, những “câu cú”… bắt chước từ những album… chứ không mang tính hệ thống để hình thành một bộ môn mà học viên có thể học tiến xa trên con đường âm nhạc của mình. Và dĩ nhiên những khóa này thường đòi hỏi học viên phải có một khả năng chơi đàn nào đó trước khi học. Khóa học đàn piano pop tại Việt Thương Music School giúp học viên tự chơi, tự sáng tạo ra những cách chơi theo ý muốn. Nếu classical piano, là bộ môn học chơi những tác phẩm được soạn sẵn cho hai tay, thì pop piano là bộ môn tiếp cận thẳng vào việc hình thành và chơi các hợp âm, các mẫu tiết tấu, các phong cách âm nhạc đại chúng (popular music) và các ca khúc phổ thông. Vì vậy, bộ môn pop piano được thiết kế để học viên dù chưa học piano ngày nào cũng có thể tham dự.
Tự học Piano đệm hát cơ bản có khó không? Học Piano đệm hát cần bắt đầu từ đâu và cần chuẩn bị những gì? Tự học Piano đệm hát cơ bản mất thời gian bao lâu? Đây là một trong những trăn trở của các học viên khi mới tìm hiểu học Piano đệm hát.
Để giúp các bạn có thể tự học Piano đệm hát cơ bản một cách dễ dàng nhất, Piano Đức Trí sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức cơ bản cũng như các bước cần thiết nhất qua bài viết dưới đây.
Bạn đã biết Piano đệm hát là gì chưa?
Tóm tắt nội dung
Trước khi đi vào các bước hướng dẫn học Piano đệm hát, tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này. Piano đệm hát có thể hiểu đơn giản là một người đánh Piano làm nhạc nền cho người khác hát hoặc cho một nhạc cụ khác hay còn gọi là giai điệu chính.
Trong cuộc sống hiện nay, âm nhạc đã len lỏi quá sâu vào cuộc sống thường nhật của mỗi con người. Nhu cầu thưởng nhạc của nhiều người không còn chỉ dừng lại ở mức độ thưởng thức mà họ còn mong muốn có thể tạo ra những giai điệu khác nhau để mọi người cùng thưởng nhạc và gửi đến mọi người. Chính vì vậy mà nhu cầu học và chơi nhạc cụ ngày càng gia tăng ở đủ các độ tuổi khác nhau.
Nhiều người luôn tự cho rằng học Piano đệm hát khó khăn, bởi với bất kỳ ai khi bắt đầu tiếp thu một kiến thức mới chúng ta cũng cảm thấy khá khó khăn, nhiều khi cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên, nếu bạn vượt qua được thời điểm khó khăn ở bước đầu học thì bạn sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu đề ra. Học Piano đệm hát cơ bản không phải là một việc đơn giản, bạn sẽ phải tiếp thu khá nhiều kiến thức và dành nhiều thời gian cho việc luyện tập.
Có rất nhiều cách để theo học nhạc cụ đệm hát, ngoài việc tìm đến học ở các trung tâm thì một số người lựa chọn cách học chơi nhạc cụ tại nhà. Với từng phương pháp học khác nhau sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, nhưng dù bạn lựa chọn phương pháp học nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải nắm vững những nguyên tắc học tập cơ bản. Và để giúp bạn dễ dàng hơn khi lựa chọn phương pháp tự học, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tự học đệm đàn Piano đệm hát.
Có 2 kiểu đệm chính mà bạn cần biết khi học đệm đàn Piano như sau:
Đệm đàn theo kiểu cả hợp âm và giai điệu: Đệm hòa âm và đồng thời chơi cả giai điệu, cái này dùng được cho đệm hát khi người hát không nắm vững giai điệu hoặc chơi solo piano 1 ca khúc. Người chơi phải đệm hát sao cho các giai điệu của bài hát quyện vào hợp âm, kiểu đệm này sẽ mất khá nhiều thời gian trong việc tập luyện để có thể chơi một cách thành thạo.
Đệm đàn Piano hòa âm không giai điệu : Đệm hòa âm only, ít đường nét giai điệu thường được sử dụng trong đệm hát hoặc cho 1 nhạc cụ chơi giai điệu. Kiểu đệm này thường được sử dụng đệm hát khi người hát không chắc chắn về nhịp, đây được xem là kiểu đệm đơn giản nhất và thường gặp nhất.
Các bước cơ bản học đàn Piano đệm hát
Người chơi Piano thành thạo không chắc là có thể vừa đánh đàn vừa đệm hát thành thạo. Có rất nhiều bạn đã đánh được Piano và muốn tự học Piano đệm hát tại nhà để nâng cao trình độ chơi Piano của mình lên một tầm cao mới. Nhưng các bạn lại đang gặp phải khó khăn trong việc không biết cách tập luyện và hướng tập luyện đúng đắn theo khoa học. Và không phải ai cũng học đúng phương pháp để quá trình thực hành đệm hát Piano trở nên hiệu quả hơn. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách đệm hát Piano cho những bản nhạc nhẹ nhàng, cơ bản nhất. Hy vọng những bước cơ bản mà chúng đề cập sau đây sẽ giúp bạn đi đúng hướng.
Bài học đầu tiên khi học đệm 1 bài hát hoặc chơi 1 ca khúc trên đàn Piano là ta phải nắm vững các hợp âm của đàn, thuộc hết hòa âm của nó mà cụ thể là các hợp âm khi đệm. Piano có 14 hợp âm cơ bản gồm 7 hợp âm trưởng ký hiệu bằng chữ cái hoa và 7 hợp âm thứ ký hiệu bằng chữ cái hoa đi kèm với chữ “m” phía sau. Hãy nắm vững 14 hợp âm cơ bản trên Piano như sau:
Hợp âm trưởng (kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa)
C (đô trưởng): Đô – Mi – Sol
D (rê trưởng): Rê – Fa# -La
E (mi trưởng): Mi – La – Đô
F (fa trưởng): Fa – La – Đô
G (sol trưởng): Sol – Si – Rê
A (la trưởng): La – Đô# – Mi
B (si trưởng): si – Rê# – Fa#
Hợp âm thứ (kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa kèm theo chữ “m” phía sau)
Cm (đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol
Dm (rê thứ): Rê – Fa – La
Em (mi thứ): Mi – Sol – Si
Fm (fa thứ): Fa – La(b) – Đô
Gm (sol thứ): Sol – Si(b) – Rê
Am (la thứ): La – Đô – Mi
Bm (si thứ): Si – Rê – Fa#
Đệm hòa âm không giai điệu
Sử dụng cả 2 tay để bấm hợp âm và chơi: Đây là kiểu đệm đơn giản nhất, người chơi sử dụng 2 tay để bấm hợp âm và chơi đàn như đập nhịp. Nếu muốn có âm thanh dày và đều đặn hơn thì bạn có thể thêm 1 số nốt vào giữa các nốt đen, thay vì 4 nhịp như trước thì là 5 nhịp. Đây là kiểu đệm đơn giản hay dùng cho đệm hát người hát nhịp không chắc lắm. Ví dụ hợp âm Đô trưởng nhịp 4/4: 2 tay đều bấm Đô – Mi – Sol và chơi nốt đen như đập nhịp.
Rải các nốt chính trên những quãng rộng: Đây là kiểu đệm mà các bạn có thể gặp rất nhiều đó là cách rải dùng tay trái để chơi nhịp điệu, tay phải sẽ chơi hợp âm, rải các nốt chính của hợp âm ở những quãng rộng để có được những âm thanh vang dày hơn (thường là chơi nốt đơn). Ví dụ hợp âm đô trưởng Đô – Mi – Sol rải thanh Đô – Sol – Mi và nhắc lại 2 nốt Sol – Mi cho tới hết ô nhịp.
Sử dụng móc kéo 2 tay đuổi nhau để rải hợp âm: Người chơi có thể rải hợp âm xuôi chiều hoặc đảo chiều, thực hiện được điều này là nhờ sử dụng âm khu khá rộng mà đàn Piano có được. Có thể rải xuôi chiều, đảo chiều.
Kết hợp cả 3 kiểu đệm trên (thường được sử dụng nhất) nói đơn giản đó chính là sự kết hợp 3 loại kiểu đệm trên cho 1 tác phẩm một cách hài hòa nhất, hợp với tính chất âm nhạc của bản nhạc mình đang chơi nhất. Người chơi sẽ phải khá khéo léo và linh hoạt để có thể chơi thành thạo. Ví dụ: tay trái chơi loại 3, tay phải chơi loại 1, thay đổi kiểu đệm cho đến khi hết 1 đoạn nhạc.
Với kiểu tự học Piano đệm hát này, các kỹ thuật của đệm đàn Piano cả hợp âm và giai điệu cũng như trên chỉ khác là người chơi sẽ sử dụng tay phải để chơi giai điệu của ca khúc (hoặc bản nhạc) và tay trái dùng để chơi hợp âm. Một điểm phải chú ý ở đây đó là tay phải không chỉ chơi giai điệu đơn thuần mà còn phải kết hợp chơi thêm hợp âm lồng ghép vào trong đó. Đơn giản vì bạn có năm ngón tay mà giai điệu chỉ dùng hết có 1 đến 2 ngon. Không thể để phí các ngón còn lại được. Hãy chơi thêm hợp âm vào nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng để tránh ảnh hưởng đến giai điệu của cả bài hát.
Nếu bạn đã xác định tự học, bạn sẽ phải bỏ thời gian và công sức của mình ra rất nhiều, những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên chỉ là những kiến thức cơ bản mang tính lý thuyết, quan trọng là bạn vận dụng kiến thức đó như thế nào vào các bài học và quá trình tập luyện. Nhưng nếu bạn thực sự có niềm đam mê với đàn Piano thì những bài học đệm hát cơ bản đơn giản thế này sẽ không làm khó được bạn đâu.