SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2024

Điểm khác nhau giữa giáo dục STEAM và giáo dục truyền thống

 Phương pháp học truyền thống đưa ra cách tiếp cận độc lập cho học sinh. Các môn học dường như không có mối liên hệ đặc biệt gì với nhau. Còn STEM thì mang đến cho học sinh cách tiếp cận hoàn toàn ngược lại. Bộ môn này sẽ truyền đạt các kiến thức đan xen, lồng ghép, kết hợp lý thuyết  thực hành.

loi-ich-cua-phuong-phap-giao-duc-steam-01

Phương pháp giáo dục STEAM truyền cảm hứng học tập cho trẻ

Tính cạnh tranh vừa sức

Lợi ích của giáo dục STEAM mang lại còn ở vai trò giúp học sinh áp dụng kiến thức vào thực tiễn, hiểu sâu và giải quyết tốt mọi vấn đề. Quá trình làm việc nhóm, học theo dự án… hình thành nhu cầu cạnh tranh lành mạnh của trẻ hướng đến kết quả mong muốn. 

Chương trình học tập, các nhiệm vụ, thử thách đặt ra phù hợp với năng lực của trẻ, tạo nên tính cạnh tranh vừa sức. Trẻ có điều kiện phát triển toàn diện, trải nghiệm thú vị với môi trường học tập đầy cảm hứng. Các em biết thừa nhận thất bại, rút kinh nghiệm và hun đúc tinh thần chiến binh vượt qua thử thác một cách mạnh mẽ. 

Khuyến khích học sinh sử dụng công nghệ

Nhiều phụ huynh có quan điểm không muốn cho con tiếp cận công nghệ sớm nhất là lứa tuổi mầm non. Tuy nhiên việc tiếp cận công nghệ trong giai đoạn 4.0 lại được đánh giá là cần thiết giúp người học ứng dụng linh hoạt trong các trường hợp cụ thể. 

Mô hình dạy học theo phương pháp giáo dục STEAM, trẻ được làm quen công nghệ thông qua các dự án kỹ thuật, làm quen với hệ điều hành… Trẻ được hỗ trợ và hướng dẫn để chủ động tìm kiếm, chọn lọc thông tin hiệu quả. Việc học tiếp cận thiết bị công nghệ còn giúp trẻ tăng cường sự tập trung, dễ tiếp thu lưu lượng kiến thức nhiều hợn, nhanh bắt kịp với xu hướng hiện đại. Giáo dục trên nền tảng công nghệ mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả nếu đi đúng hướng STEAM.

Những kỹ năng được phát triển bởi phương pháp giáo dục STEAM

ky-nang-duoc-phat-trien-boi-steam

Những kỹ năng được phát triển bởi phương pháp giáo dục STEAM

Giáo dục theo phương pháp giáo dục STEAM mang đến cho người học vô vàn lợi ích. Cách thức vận hành phương páp giáo dục này còn giúp phát triển đa dạng kỹ năng của trẻ. Cụ thể

  • Phát triển kỹ năng về ngành khoa học: Học tập theo STEAM, người học dễ dàng liên kết các kiến thức về các hiện tượng khoa học thực tế trong cuộc sống. Bên cạnh đó trẻ có khả năng ứng dụng vào thực hành, giải quyết nhanh chóng các vấn đề thực tế. 
  • Phát triển kỹ năng về ngành công nghệ: Các kỹ năng về ngành công nghệ không còn là bài toán khó với học sinh học theo mô hình giáo dục STEAM. Người học có thể nắm bắt, sử dụng và phát triển kỹ năng công nghệ. Sau đó là khả năng ứng dụng công nghệ để thực hành và giải quyết các vấn đề liên quan trong thực tế. 
  • Phát triển kỹ năng về ngành kỹ thuật: Phát triển kỹ năng về ngành kỹ thuật cho học sinh trong giáo dục STEAM là giúp trẻ hiểu được quy trình lắp ráp, chế tạo ra 1 sản phẩm. Từ đó nâng cao tư duy sáng tạo, tìm tòi nghiên cứu và tìm ra giải pháp của mỗi cá nhân. 
  • Phát triển kỹ năng về ngành toán học: Toán học trong ứng dụng STEAM không dừng lại ở những con số khô khan hay phép tính đơn thuần. Học dinh được phát triển kỹ năng về ngành toán học sẽ hiểu kiến thức và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
  • Phát triển kỹ năng về ngành nghệ thuật: Giáo dục theo phương pháp STEAM là chương trình có các hoạt động nghệ thuật đa dạng như hát, múa, vẽ tranh… giúp trẻ phát triển đầy đủ các giác quan. Nghệ thuật còn là chìa khóa tăng cường tính sáng tạo, trí tưởng tưởng bay bổng của trẻ. Từ đó thúc đẩy, phát triển khả năng nhận thức đa dạng về mọi lĩnh vực cho người học. 

STEAM là gì? Lịch sử và tầm quan trọng của giáo dục STEAM

 

STEAM là gì? Lịch sử và tầm quan trọng của giáo dục STEAM

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến từ viết tắt STEM. Nhưng bạn đã nghe đến hoặc biết đến khái niệm STEAM là gì chưa? STEM thì đã quá quen thuộc với bạn đọc rồi đúng không nào! STEM được giới thiệu vào đầu thế kỷ 21 như một cách để chỉ các nghề nghiệp hoặc chương trình giảng dạy xoay quanh khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học – những ngành phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế thế giới. Sau đó, khi STEM đã đạt được khá nhiều thành công, người ta bắt đầu tích hợp chữ A vào giáo dục STEM, từ đó giáo dục STEAM ra đời. Vậy yếu tố A đó là gì? Giáo dục STEAM là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

STEAM là gì?

Vài năm trở lại đây, sau khi STEM (Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ, Toán học) đã trở thành một từ thông dụng trong thế giới giáo dục, và một thuật ngữ mới, rất tương tự đã xuất hiện – STEAM. Vậy STEAM là gì, nó có khác gì với giáo dục STEM đã có trước đó hay không? Như chúng ta thấy, STEAM khác với STEM ở chữ “A”. Chữ “A” ở đây dùng để chỉ yếu tố nghệ thuật (Art). Và sự bổ sung này đóng một vai trò quan trọng để chuẩn bị cho tương lai của chúng ta. 

STEAM là gì? Lịch sử và tầm quan trọng của giáo dục STEAM
STEAM là gì? Lịch sử và tầm quan trọng của giáo dục STEAM

Để bạn hiểu rõ hơn về cách STEAM ra đời và tầm quan trọng của việc triển khai môi trường học tập STEAM, hãy cùng xem điều gì đã dẫn đến phong trào này, chữ “A” mang lại những lợi ích gì và cách các phụ huynh có thể sử dụng để triển khai STEAM cho con em mình tại nhà.

>> Bài viết cùng chủ đề: Giáo dục STEAM là gì? Có nhất thiết cần đến giáo dục STEAM hay không?

Lịch sử của Giáo dục STEAM

STEAM là sự phát triển từ STEM ban đầu, cộng với một yếu tố bổ sung: nghệ thuật (Art). Tại sao lại có sự thay đổi đó? Việc tích hợp nghệ thuật vào học tập STEM đã cho phép các nhà giáo dục mở rộng các lợi ích của giáo dục thực hành và hợp tác theo nhiều cách khác nhau, thúc đẩy tính sáng tạo và trí tò mò cốt lõi của các em. Nhưng trước khi đạt được điều đó, trước tiên, chúng ta hãy nhìn vào sự phát triển của STEM thành STEAM.

STEAM là gì? Lịch sử và tầm quan trọng của giáo dục STEAM
STEAM là gì? Lịch sử và tầm quan trọng của giáo dục STEAM

Lý do ban đầu cho việc thực hiện chương trình giảng dạy STEM bắt nguồn từ sự gia tăng các cơ hội việc làm liên quan trong nền kinh tế Mỹ. Trên thực tế, theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, các nghề STEM bắt đầu phát triển với tốc độ gấp đôi tất cả các nghề khác. Hơn nữa, những người có bằng cấp liên quan đến STEM đang có thu nhập cao hơn. Và khi nền kinh tế tiếp tục phát triển, công nhân STEM đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng bền vững và ổn định của nền kinh tế Hoa Kỳ – và đã trở thành một thành phần quan trọng giúp nhiều ngành công nghiệp thành công trong tương lai.

Nhưng vào năm 2020, khi nói đến việc trang bị cho thanh niên của chúng ta các kỹ năng tư duy phản biện sáng tạo hiệu quả, thì STEM là chưa đủ. Bằng cách tập trung vào việc giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và các kỹ năng liên quan khác, các nhà giáo dục có thể mang đến cho học sinh nhiều cơ hội hơn nữa để thành công trong môi trường thực tế và chuyên nghiệp. 

Tại sao lại thêm nghệ thuật vào khung STEM?

Ngày càng nhiều trường học đang kết hợp các phương pháp giảng dạy phù hợp hơn với giáo dục STEAM, vì rõ ràng rằng giáo dục kết hợp với nghệ thuật làm cho việc học tập trở nên vui vẻ hơn và khiến trẻ em tham gia nhiều hơn.

Trong một báo cáo có tiêu đề “Thành tích của học sinh mang lại lợi ích như thế nào”, National Assembly of Arts Agencies chỉ ra rằng học sinh đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn khi các em tham gia tích cực vào các hoạt động nghệ thuật. 

STEAM là gì? Lịch sử và tầm quan trọng của giáo dục STEAM là gì?
STEAM là gì? Lịch sử và tầm quan trọng của giáo dục STEAM là gì?

Giáo dục STEAM ra đời không phải là một giải pháp thay thế để loại bỏ STEM hoặc các lĩnh vực liên quan của nó, mà thay vào đó, chúng góp phần nâng cao khuôn khổ giáo dục STEM bằng cách khơi gợi cảm giác sáng tạo lớn hơn. Ngoài ra, một trong những mục tiêu đằng sau phong trào này là thu hút những học sinh không có hứng thú với các môn học STEM, bằng cách thêm yếu tố nghệ thuật và tích hợp tất cả năm lĩnh vực một cách sáng tạo. 

Ý tưởng đằng sau phương pháp giáo dục STEAM là đưa đến cho người học một thông điệp “Để thành công cả hiện tại và tương lai, một người phải vừa là một nhà tư tưởng phân tích vừa là một nhà tư tưởng sáng tạo”. STEAM cho trẻ em thấy rằng bản thân các em có thể sử dụng cả hai để giải quyết hầu hết mọi vấn đề mà các em gặp phải trong cuộc sống. 

>> Giáo cụ học STEAM dành cho các bé từ 8 tuổi trở lên: xBot – Robot STEM Kit

Tại sao giáo dục STEAM lại đóng vai trò quan trọng?

Mục tiêu của việc học tập dựa trên STEAM là giúp học sinh phát triển các kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai. 

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2024

BDTX module GVMN 35 : Xây dựng mới trưởng Giau tinh nghe thuật

 BDTX module GVMN 35 : Xây dựng mới trưởng Giau tinh nghe thuật

Giáo dục mầm non hiện đại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với nghệ thuật, các giá trị nhân văn của loài người ngay từ khi còn nhỏ. Hướng cho trẻ đến với hoạt động phát triển nghệ thuật-thẩm mỹ chính là “chìa khóa” mở ra tiềm năng sáng tạo của trẻ, tạo cơ hội thực sự để trẻ áp dụng chúng vào môi trường xã hội.


Nhiệm vụ giáo dục phát triển nghệ thuật-thẩm mỹ cho trẻ mầm non

Để phát triển giáo dục nghệ thuật-thẩm mỹ cho trẻ mầm non, cần chú ý giải quyết tốt một số nhiệm vụ sau:

Tổ chức môi trường vật chất cho hoạt động nghệ thuật - sáng tạo trong các lớp mầm non.

Tổ chức khoa học, có hiệu quả các hoạt động tạo ra sản phẩm của trẻ mầm non (vẽ, nặn, xé dán, tác phẩm nghệ thuật) và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, bộc lộ khả năng sáng tạo của trẻ.

Sử dụng các hình thức tổ chức lồng ghép, tích hợp các hoạt động giáo dục.

Tổ chức các hoạt động như dạo chơi, tham quan các di tích lịch sử, viện bảo tàng, nhà hát… để giới thiệu cho trẻ về truyền thống, phong cảnh đẹp của quê hương, đất nước.

Khuyến khích phụ huynh và trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động chung, các hoạt động nghệ thuật dân gian…

Các hoạt động nêu trên sẽ thu được hiệu quả cao nếu được xây dựng và tổ chức theo các hướng sau:


Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non.

Tăng cường tương tác với gia đình, phụ huynh, phối hợp với phụ huynh, cha mẹ trẻ trong việc giáo dục phát triển nghệ thuật-thẩm mỹ cho trẻ mầm non.

Các điều kiện cơ bản để thực hiện việc giáo dục phát triển nghệ thuật-thẩm mỹ cho trẻ mầm non.

Tạo môi trường tinh thần, cảm xúc lành mạnh, vui tươi, thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Thiết lập và duy trì môi trường vật chất cho hoạt động giáo dục phát triển nghệ thuật, thẩm mỹ cho trẻ (đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu…).

Xây dựng nhiều phương án lựa chọn hình thức, phương tiện, phương pháp làm việc với trẻ theo cùng một chủ đề, cùng một loại nguyên vật liệu.

Sử dụng phương pháp tiếp cận cá biệt để dạy trẻ.

Tích hợp các giờ học tạo hình như vẽ, nặn, xé dán với các giờ học làm quen trẻ với thiên nhiên, với các tác phẩm văn học nghệ thuật, âm nhạc…

Lựa chọn và giới thiệu một cách có hệ thống các nội dung mỹ thuật, âm nhạc, trò chơi và các hoạt động nghệ thuật khác có nội dung đặc trưng của địa phương nơi trẻ sinh sống (các tác phẩm nghệ thuật, nhà thơ, nhà soạn nhạc, các họa sĩ, các tác phẩm văn học nghệ thuật mô tả thiên nhiên, lao động của địa phương…).


Phối hợp chặt chẽ với gia đình trẻ bởi hoạt động giáo dục nghệ thuật-thẩm mỹ là một phần không thể thiếu của quá trình giáo dục toàn diện, cần huy động các bậc cha mẹ cùng tham gia.

Đảm bảo sự liên tục, kế thừa trong phối hết hợp công tác với các tổ chức, cơ quan văn hóa tại địa phương.

Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa nhằm mục đích mở rộng vốn hiểu biết, làm giàu thế giới tinh thần trẻ, hình thành mối quan hệ thẩm mỹ với thế giới xung quanh, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho trẻ. Ví dụ như xây dựng nhóm “Những bàn tay vàng” trong hoạt động tạo hình với nhiều các nguyên liệu khác nhau để trẻ thi tạo ra các sản phẩm vẽ, nặn, xé dán,… “Làm khách đến thăm vườn cổ tích” trong hoạt động sân khấu-đóng kịch…

Biện pháp giáo dục phát triển nghệ thuật-thẩm mỹ cho trẻ mầm non

Để dạy trẻ mầm non làm quen với thế giới nghệ thuật, cần sử dụng phối hợp các biện pháp sau:

  • Lập kế hoạch, chương trình dài hạn theo các lĩnh vực ưu tiên, xác định rõ ràng nội dung hoạt động cho trẻ các lứa tuổi khác nhau.
  • Lập kế hoạch/giáo án các giờ học, các hoạt động, kịch bản lễ hội và các buổi vui chơi giải trí.
  • Xây dựng bộ sưu tập các trò chơi học tập về âm nhạc.
  • Xây dựng Thư viện với nhiều loại tác phẩm văn học nghệ thuật…

Tất cả các nguyên vật liệu đều được sắp xếp một các có hệ thống, khoa học, đảm bảo tính thẩm mỹ, nghệ thuật.

Hình thức tổ chức quá trình giáo dục nghệ thuật-thẩm mỹ cho trẻ mầm non

Quá trình giáo dục nghệ thuật, thẩm mỹ cho trẻ mầm non được thực hiện thông qua các hình thức tổ chức hoạt động như sau:


  • Giờ hoạt động tạo hình.
  • Giờ hoạt động âm nhạc.
  • Hoạt động sân khấu.
  • Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.

Hoạt động nhóm: Nhóm trẻ thực hiện các công việc chung của nhóm.

Hoạt động cá nhân.

Hoạt động triển lãm các sản phẩm hoạt động của cả lớp/nhóm, của cá nhân trẻ.

Hoạt động xem biểu diễn ở nhà hát.

Các hoạt động lễ hội, hòa nhạc, đóng kịch.

Tổ chức môi trường vật chất để giáo dục nghệ thuật-thẩm mỹ cho trẻ mầm non.

Tổ chức môi trường vật chất thích hợp là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ-nghệ thuật trong trường mầm non.

Tạo môi trường hoạt động, có các đồ dùng, dụng cụ, nguyên vật liệu trong tầm tay trẻ, kích thích trẻ hoạt động.

Mỗi nhóm lớp mầm non trang trí theo một phong cách thẩm mỹ nhất định, có trung tâm nghệ thuật, góc âm nhạc, góc trò chơi theo nhóm, góc đọc sách, tủ quần áo biểu diễn với các đạo cụ sân khấu.

Có góc tạo hình nghệ thuật mở để trẻ tham gia vào các hoạt động tạo ra sản phẩm tạo hình khác nhau, tranh, ảnh, các sản phẩm nghệ thuật dân gian và thủ công mĩ nghệ, các đồ chơi làm bằng đất sét, gốm, khảm trai, các loại nguyên vật liệu nghệ thuật cần thiết cho trẻ vẽ, nặn, xé dán và thiết kế nghệ thuật, album giới thiệu về các loại hình nghệ thuật có kèm chỉ dẫn cách thực hiện, các bước thực hiện, được trình bày bằng thẻ hay công nghệ tạo hình ảnh trên máy tính.

Trong các lớp trẻ 4-6 tuổi trang trí tiểu cảnh, góc văn hóa địa phương, tổ chức hoạt đông tích hợp dạy trẻ làm quen với cuộc sống, truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Sưu tầm và tạo bộ sưu tập các bức tranh của các họa sĩ Việt Nam; các tác phẩm văn học, thơ ca, âm nhạc…

Xây dựng thư viện truyền thông đa phương tiện, sưu tập audio và video.

Các thiết bị âm thanh và video trong lớp học và trong hội trường, phòng âm nhạc.

Có các hướng dẫn cụ thể cho các giờ học trang trí, nghệ thuật ứng dụng.

Giáo viên cần sử dụng hiệu quả phòng học, hành lang để trưng bày các bức tranh vẽ, các sản phẩm do trẻ làm ra, giúp trẻ trang trí bộ sưu tập nghệ thuật của trẻ.


Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Các nhà trường cần chú ý tổ chức hoạt động tư vấn, nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non về giáo dục nghệ thuật-thẩm mỹ cho trẻ theo các nội dung và hình thức sau:

Tổ chức hình thức chơi “tiếp sức” theo chủ đề.

Tổ chức theo hình thức trò chơi trí tuệ - sáng tạo giúp chính xác hóa và củng cố kiến thức, sự hiểu biết của giáo viên mầm non về phong tục, tập quá của người Việt trong lĩnh vực văn học truyền miệng và nghệ thuật ứng dụng, văn hóa dân gian. Chủ đề có thể là “Các phong tục, truyền thống và sự sáng tạo trong văn hóa dân gian Việt Nam”.

Tổ chức cuộc thi “Đi tìm kho báu trong văn học dân gian”: Hệ thống hóa các kiến thức cho giáo viên mầm non về các thể loại văn học dân gian Việt Nam.

Tổ chức các hội thảo có tính chất lý luận, hội thảo có tính chất thực hành theo các chủ đề như “Trẻ em và sáng tạo nghệ thuật” (tổ chức lớp học nâng cao kĩ năng tạo hình không truyền thống); “Hoạt động sân khấu - Phương tiện điều chỉnh các vấn đề về cảm xúc và giao tiếp của trẻ”. Xây dựng tuyển tập trò chơi, các bài tập trò chơi về một đề tài, chủ đề.

Tổ chức Tuần lễ sáng tạo: “Du lịch đến làng nặn tò he”: Hướng dẫn cách nặn các con giống ngộ nghĩnh, các loại quả trên mâm ngũ quả nhỏ xinh, các công chúa hoàng tử rực rỡ, những anh hung hảo hán, ông bụt, vị thánh, thần bí hiểm…, “Hành trình đến làng làm đồ chơi bằng tre”: Hướng dẫn cách làm con khăng, đèn, diều sáo, các nhạc cụ, con rối, mặt nạ…, làng làm đồ chơi bằng đất nung,: pháo đất, tượng, ông phỗng, các loại gia súc, gia cầm gần gũi với cuộc sống nhà nông…

“Thi giáo viên mầm non sáng tạo” - giáo viên nhiều kinh nghiệm tham vấn cho giáo viên trẻ các vấn đề như: “Vẽ trang trí trong trường mầm non”, “Cách tiếp cận cá nhân trong hoạt đông tạo hình”, “Hình thành nhân cách trẻ trong quá trình làm quen với hoạt đông nghệ thuật”, “Phương pháp giáo dục, kích thích trẻ sáng tạo”, “Giáo dục trẻ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ và nghệ thuật dân gian sáng tạo”.

Phương pháp lưu trữ hồ sơ, sản phẩm hoạt động sáng tạo nghệ thuật của trẻ.

Tiến hành xây dựng môi trường hoạt động sân khấu nghệ thuật.

Tham quan, trao đổi kinh nghiệm, thống nhất phương pháp giáo dục phát triển nghệ thuật, thẩm mỹ cho trẻ mầm non.

Tạo điều kiện tổ chức để giáo viên tham gia các hội thảo, hội thi, tập huấn, tọa đàm, các liên hoan về giáo dục nghệ thuật và thẩm mỹ để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.

Để giúp cho giáo viên mầm non tổ chức thực hiện thành công nội dung giáo dục phát triển nghệ thuật-thẩm mỹ cho trẻ, cần tổ chức thực hiện quá trình giáo dục một cách khoa học, có thể tổ chức theo 3 hướng sau:


Các hoạt động thuộc về công tác tổ chức.

Các hoạt động độc lập của trẻ nhằm củng cố hứng thú vào các hoạt động và phát triển khả năng sáng tạo như thể thao, biểu diễn văn nghệ, hoạt động tạo ra sản phẩm nghệ thuật.

Sư tương tác giữa giáo viên và trẻ phải dựa trên phương pháp tiếp cận cá biệt, bao gồm các hình thức và phương pháp làm việc như:

  • Tổ chức hoạt động học với trẻ;
  • Tổ chức hội lễ, vui chơi giải trí;
  • Đóng kịch;
  • Tuần lễ sáng tạo, các cuộc thi về mùa trong năm, ngày hội lễ;
  • Trò chơi học tập;
  • Triển lãm tranh vẽ và hàng thủ công về các mùa trong năm, các hội lễ của đất nước, “Thiên nhiên trong tranh vẽ của trẻ”…;
  • Hoạt động theo nhóm;
  • “Làm sách” theo nội dung các câu chuyện, truyện cổ tích, theo các chủ đề do giáo viên đưa ra, theo chủ đề tự chọn, chủ đề yêu thích của trẻ… ./.

Tài liệu 35 Module bồi dưỡng thường xuyên mầm non theo Thông tư 12

 

Tài liệu 35 Module bồi dưỡng thường xuyên mầm non theo Thông tư 12

Dưới đây là tên nội dung 35 module Tài liệu theo Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT. Để xem nội dung 35 module. Mời các thầy cô giáo bấm vào từng module để xem chi tiết nhé.

Module GVMN 1: Đạo đức nghề nghiệp của người GVMN

Module GVMN 2: Quản lý cảm xúc bản thân của người GVMN trong hoạt động nghề nghiệp

Module GVMN 3: Rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMN

Module GVMN 4: Sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN

Module GVMN 5: Hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN

Module GVMN 6: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.

Module GVMN 7: Phát triển Chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương

Module GVMN 8: Lập kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp trong các cơ sở GDMN

Module GVMN 9: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp

Module GVMN 10: Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở GGMN

Module GVMN 11: Kĩ năng sơ cứu – phòng tránh và xử lí một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em

Module GVMN 12: Tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm

Module GVMN 13: Tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm

Module GVMN 14: Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm

Module GVMN 15: Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm

Module GVMN 16: Tổ chức các hoạt động phát triển thẩm mỹ cho trẻ em. Theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Module GVMN 17: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em lứa tuổi mầm non

Module GVMN 18: Tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp. Ghép nhiều độ tuổi tại cơ sở GDMN

Module GVMN 19: Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em lứa tuổi mầm non

Module GVMN 20: Tổ chức quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non

Module GVMN 21: Phát hiện, sàng lọc và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục đáp ứng trẻ em có nhu cầu đặc biệt

Module GVMN 22: Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên liệu địa phương

Module GVMN 23: Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở GDMN

Module GVMN 24: Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn. Lành mạnh, thân thiện cho trẻ em lứa tuổi mầm non

Module GVMN 25: Giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ em lứa tuổi mầm non

Module GVMN 26: Kỹ năng giao tiếp ứng xử của GVMN với trẻ

Module GVMN 27: Quyền dân chủ của người GVMN trong cơ sở GDMN

Module GVMN 28: Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em

Module GVMN 29: Tổ chức các hoạt động chăm sóc. Giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non dựa vào cộng đồng

Module GVMN 30: Vấn đề lồng ghép giới trong giáo dục mầm non

Module GVMN 31: Quyền trẻ em, phòng, chống bạo hành và xử lý vi phạm về quyền trẻ em trong cơ sở GDMN

Module GVMN 32: Tự học ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc cho GVMN

Module GVMN 33: Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở GDMN

Module GVMN 34: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhóm, lớp ở cơ sở GDMN

Module GVMN 35: Xây dựng môi trường giáo dục giàu tính nghệ thuật trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN

Giáo dục STEAM ở trường Mầm non

 

Giáo dục STEAM ở trường Mầm non


        STEM – STEAM - STREAM trong vài năm gần đây đã trở thành một chủ đề “nóng” trong đổi mới giáo dục của Việt Nam. Từ một “ hot trend” với trăm hoa đua nở, STEM – STEAM - STREAM đã dần đòi hỏi phải đi vào chiều sâu và tìm một hướng đi phù hợp với thực tiễn của từng chương trình, từng cấp học
 
        Với mục đích đem đến những hiểu biết bổ ích về STEAM cho các thầy cô giáo dạy học Mầm non và các giảng viên, nghiên cứu viên tham gia vào quá trình đạo tạo, bồi dưỡng giáo viên Mầm non, ngày 16/10/2020, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Giáo dục (CERA) phối hợp với Khoa Các Khoa học Giáo dục thuộc trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN, đã tổ chức Seminar với chủ đề “Giáo dục STEAM ở trường Mầm non” tại nhà G7- Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Seminar đã thu hút sự quan tâm đăng ký tham dự và tham dự của đại diện hơn 15 trường Mầm non thuộc hệ tư thục và công lập; các giảng viên, nghiên cứu viên của nhiều trường ĐH trong và ngoài Hà Nội; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giáo dục có uy tín…
       Tham gia báo cáo trong SEMINAR là 3 chuyên gia đã có thành tựu trong lĩnh vực STEAM. Sau mỗi báo cáo, các Đại biểu đều hào hứng trao đổi và cộng hưởng với tác báo cáo viên để tạo nên một bầu không khí học thuật sôi nổi.
      Mở đầu cho phần báo cáo là báo cáo của PGS.TS Mai Văn Hưng với tiêu đề “Các vấn đề lý luận về phương pháp STEAM trong giáo dục Mầm non”. PGS.TS Mai Văn Hưng, hiện là Giám đốc Trung tâm Nhân học và phát triển trí tuệ tại Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội, kiêm Trưởng bộ môn Sư phạm khoa học Tự nhiên của Khoa Sư phạm, trường Đại học Giáo dục là một chuyên gia được đào tạo Tiến sĩ tại Hàn Quốc và được học hỏi kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới. Thầy đã trình bày những vấn đề cơ bản về STEAM với một cách nhìn vừa quen vừa lạ, với một khả năng giao tiếp và đối thoại tài tình. Các vấn đề như: Giáo dục STEAM là gì? Cơ sở lí thuyết và thực tiễn của giáo dục STEAM; Thích ứng STEAM trong chương trình đào tạo mầm non 2017; Qui trình và kĩ thuật xây dựng mô hình giáo dục STEAM đã được dẫn dắt một cách thuyết phục và đem đến những kiến thức bổ ích cho tất cả người nghe.
PGS.TS Mai Văn Hưng và những chia sẻ của mình tại buổi Seminar
     Tiếp theo, ThS Lê Thị Thu Huyền, Cố vấn chuyên môn Tập đoàn Giáo dục Trí Việt, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Etech, chuyên gia đào tạo Giáo dục STEM, đã mang đến những kinh nghiệm quý báu từ nền giáo dục Nhật bản. Với triết lý giáo dục STEM không phải là để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà là xây dựng cho học sinh có kỹ năng- có thể được sử dụng, để vận dụng và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay, Nhật Bản đã xây dựng được một mô hình giáo dục STEAM hiện hữu trong sự chăm sóc và giáo dục trẻ dựa trên nền tảng nuôi dưỡng mối quan hệ với tập thể, phát triển các khả năng của trẻ để đạt được nhiệm vụ giáo dục và luôn lấy trẻ làm trung tâm. Từ đó, các phương pháp tiếp cận giáo dục STEAM đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc mà Việt Nam có thể học tập.
ThS .Lê Thị Thu Huyền chia sẻ tại buổi Seminar
     Từ một góc độ khác của một chuyên gia “thực chiến” trên lĩnh vực STEM, TS. Đặng Văn Sơn – nhà sáng lập Học viện Sáng tạo S3 đã đưa lên sân khấu các hoạt động sống động của STEM ở Mầm non qua qua báo cáo “Phát triển tư duy điện toán cho trẻ Mầm non bằng STEM ToolKit”. Quy trình để thiết kế kỹ thuật trong STEAM mà TS. Đặng Văn Sơn chia sẻ đã mang đến nhiều ý tưởng ứng dụng sáng tạo cho người nghe.
TS. Đặng Văn Sơn và những chia sẻ về phát triển tư duy điện toán cho trẻ Mầm non bằng STEM ToolKit
 
 Buổi Seminar cũng vinh dự khi có sự góp mặt của GS.TS Nguyễn Quý Thanh -  Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội    
Các chuyên gia, các giảng viên, nghiên cứu viên của nhiều trường Đại học cùng các thầy cô giáo
công tác trong lĩnh vực Mầm Non trong và ngoài Hà Nội tại buổi Seminar
        Seminar “Giáo dục STEAM ở trường Mầm non” đã thành công rực rỡ, mang đến những hiểu biết và kết nối quý giá cho cộng đồng STEM – STEAM – STREAM. Seminar cũng mở ra những cơ hội để kết nối sâu rộng giữa Nhà trường – Doanh nghiệp – Xã hội để chuyên môn hóa các lĩnh vực STEAM, đem lại hiệu quả học tập tốt hơn cho những thế hệ tương lai của đất nước. 
CERA. UEd

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates