SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

Vì sao việc đưa kèn melodion làm phương tiện dạy học và sử dụng cho đội nghi thức trong trường tiểu học tại Việt Nam đã không thành công.


               
Vai trò kèn melodion trong dạy-học âm nhạc.



     Kèn melodion (còn có tên melodica) là nhạc cụ thuộc bộ hơi, rất gọn nhẹ, dễ sử dụng vì có bàn phím như piano. Melodion là nhạc cụ nhưng cũng là phương tiện dạy-học âm nhạc rất phổ biến – tương tự như như cây thước trong học toán, hộp mầu trong học vẽ …

Vai trò giáo dục của đội kèn trong trường học:

Các trường học ở các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Nhật … thường trường nào cũng đều có đội nhạc diễu hành trong đó chủ yếu sử dụng nhiều loại kèn như trumpet, trompone, fluit.... Nhân sự các đội nhạc này thường được nhà trường tuyển chọn từ các học sinh tự nguyện tham gia. Nhạc cụ của đội nhạc được mua sắm từ tiền tài trợ của các doanh nghiệp hay mạnh thường quân mua tặng nhà trường. Vai trò giáo dục của đội kèn trong trường học đã được khoa học giáo dục khẳng định vừa tốt trong phát triển năng lực âm nhạc vừa tốt trong giáo dục đạo đức.



Hiện nay có nhiều nước trên thế giới sử dụng kèn melodion cho đội kèn diễu hành thay vì kèn trumpet , Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu là những nước đi tiên phong trong việc tìm ra hướng mới.  Họ bắt đầu bằng cách đưa kèn Melodion làm phương tiện dạy học âm nhạc trong trường tiểu học và trung học và từ đó chọn ra những em giỏi để lập thành đội kèn Melodion. 

Tại Châu Á, Thái Lan rất thành công trong xây dựng mô hình này.  Melodion được dạy ở khắp các trường học, và mỗi trường đều có đội kèn Melodion.  Hằng năm, họ còn tổ chức “liên hoan các đội kèn Melodion,” thu hút hàng ngàn đội kèn từ các nơi trên toàn vương quốc đổ về sân vận động thủ đô để tranh Cúp “Hoàng Hậu”

Việt Nam đưa kèn melodion và ngành giáo dục

Vì những lợi ích của kèn melodion trong học âm nhạc và vai trò giáo dục của đội kèn diễu hành trường học, ngành giáo dục Việt Nam đã quyết định đưa kèn melodion vào các trường học -Theo quyết định số 12/2003/BGD&ĐT của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 24 tháng 3 năm 2003, kèn Melodion đã được đưa vào danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2.  theo cấp số 3 kèn/1 lớp cho tất cả các trường tiểu học toàn quốc nên số lượng thiết bị này là rất lớn trong các trường học chúng ta.

Tại Việt Nam, đã có khá nhiều trường đã tổ chức được đội trống kèn nghi thức như trường tiểu học Ngô Quyền (Cần Thơ), Lê Hồng Phong (Kiên Giang), Đống Đa, Huỳnh Văn Chính, Trần Quốc Toản, Lê Đình Chính (Tân Bình ) 


Các cán bộ ngành giáo dục và các chuyên gia âm nhạc Việt Nam được công ty Suzuki (Nhật bản) tạo điều kiện đi nghiên cứu ở nước ngoài và Suzuki cũng hổ trợ tổ chức các chương trình tập huấn sử dụng kèn melodion dành cho giáo viên âm nhạc tiểu học ở các tỉnh, thành toàn quốc có nhu cầu như Hòa Bình, Hà Tây( Miền Bắc); Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế ( Miền Trung); Cần Thơ, Long An, Sóc Trăng, . . .(Tây Nam Bộ); Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Thuận (Đông Nam Bộ) ..



Melodion trong giờ học nhạc của học sinh Thái Lan.

                                               
                                          Melodion trong đội nhạc trường phổ thông Thái lan.

Giáo viên tại Thái lan sử dụng cùng lúc cả đàn keyboard và kèn melodion và học sinh các em đều mua sắm kèn riêng của mình để học âm nhạc – đội kèn của nhà trường hay “đội kèn nghi thức” học thường giao cho Hội Hướng đạo Thái Lan quản lý (Scout).

Tại sao việc đưa kèn melodion vào các trường học tại Việt Nam đã không thành công?


Qua nghiên cứu, tôi thấy có mấy nguyên nhân chính sau đây làm cho việc triển khai kèn melodion không như dự kiến của ngành giáo dục :
1-Các giáo viên nhạc không được trường sư phạm trang bị kiến thức và kỹ năng sử dụng các nhạc cụ định âm đơn giản, cơ động  (melodion, recorder, xylophone..). Quan sát các giáo viên ở Thái lan chỉ sử dụng đàn keyboard khi đứng trước lớp nhưng luôn sử dụng kèn mellodion khi đi xuống tiếp cận với học sinh – họ rất khéo léo trong sử dụng kết hợp giữa PTDH cố định và PTDH cơ động trong quy trình dạy âm nhạc. Khi phỏng vấn một giáo viên VN :” Tại sao không sử dụng kèn melodion trong khi dạy âm nhạc ?” câu trả lời sẽ là: “Vì trong lớp đã có đàn organ…”.
2-Chúng ta nên lưu ý, các hãng sản xuất nhạc cụ và công ty thiết bị thường chỉ “Tập huấn hướng dẫn sử dụng”. Hiểu “nôm na” là các nhà kinh doanh chỉ nhờ các chuyên gia đứng lớp tập huấn là để hướng dẫn “cách vận hành thiết bị”. Là người làm giáo dục, chúng ta đều biết từ khả năng vận hành nhạc cụ - thổi kèn cho thành tiếng - đến năng lực sử dụng kèn melodion như phương tiện dạy học để dạy nhạc cho học sinh là hai phạm trù khác nhau. Nếu hiểu như vậy chúng ta sẽ “tinh ý” hơn khi chọn kiến thức để học khi dự các lớp tập huấn sử dụng nhạc cụ của các hãng nhạc cụ.
3- Trên thế giới, kèn melodion là thiết bị dạy học “dùng riêng” (kèn của ai, người đó sử dụng), mỗi người phải tự mua kèn để sử dụng.  Tại Việt Nam, do còn nhiều khó khăn, ngành giáo dục chúng ta đã xem kèn melodion là “thiết bị dùng chung” với cấp số là 3 kèn/1 lớp. Như vậy, kèn đã được sử dụng như sau: giáo viên 1 kèn và 2 kèn dành thực hành chung cho cả lớp (30-40 hs). Và lý do đơn giản làm thầy và trò ngại sử dụng kèn chỉ vì vấn đề .. “vệ sinh” và kèn melodion đã chịu “số phận hẩm hiu” là không được sử dụng (!).
3- Do không đem kèn melodion sử dụng trong các tiết học âm nhạc nên các trường học của chúng ta cũng không có được nhân sự cho đội kèn nhà trường và đội kèn nghi thức không thể sử dụng  kèn melodion.



Chúng ta thấy, dù ngành giáo dục rất quan tâm, dù các chuyên gia âm nhạc rất tâm huyết, dù chúng ta cũng đã đi "tầm sư học đạo" ở các nước … kế hoạch sử dụng kèn melodion của chúng ta vẫn thất bại trong trong mục đích sử dụng làm PTDH. Thất bại của kèn  melodion cần được rút kinh nghiệm để tránh những “va vấp” trong tương lai khi chúng ta  có kế hoạch đưa các nhạc cụ khác tương tự vào hoạt động giáo dục âm nhạc trong các trường phổ thông Việt Nam.
                                   
                                                                                                                        Dr NO

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates