SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

Ngổn ngang nỗi lo thiếu giáo viên trước thềm năm học mới

 


TƯỜNG VÂN  -  Thứ ba, 23/08/2022 11:14 (GMT+7)

Năm học 2022 - 2023 đã cận kề, nhưng nhiều trường học, địa phương còn thiếu trầm trọng giáo viên, khó khăn trong việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.


Thiếu giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật bậc THPT khi triển khai chương trình GDPT mới




Thứ Sáu, 10:46, 12/08/2022


VOV.VN - Theo Bộ GD-ĐT, nhiều địa phương đang thiếu giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học đối với tiểu học, môn Âm nhạc, Mỹ thuật đối với THPT khi áp dụng Chương trình GDPT 2018 từ năm học 2022 - 2023.


Sáng nay (12/8), Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023. Báo cáo về năm học 2021-2022, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, năm học 2021 - 2022, dịch COVID-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Ngành Giáo dục đã chủ động chuyển trạng thái hoạt động, tổ chức dạy học linh hoạt theo khung kế hoạch năm học, hướng dẫn tinh giản chương trình, chuẩn bị các điều kiện dạy học trực tuyến nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng.


Toàn cảnh hội nghị.

Về vấn đề giáo viên, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương rà soát công tác quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để thực hiện tốt các quy định về công tác tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, tinh giản biên chế ngành giáo dục và khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên, nhất là các tỉnh miền núi, bảo đảm nguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, ưu tiên bảo đảm giáo viên thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ trình các cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung biên chế giáo viên theo lộ trình đến năm 2026. Đến nay, Bộ Chính trị đã quyết định bổ sung 65.980 biên chế giáo viên bổ sung cho các địa phương cả giai đoạn 2022-2026.




Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội nghị.

Để có giải pháp phù hợp hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong ngành giáo dục bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, đặc biệt là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết thực hiện một số chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng đã chỉ đạo các địa phương tổ chức rà soát thực trạng chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập để nắm bắt tình hình thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Từ đó, đề xuất các chính sách đặc thù nhằm nâng cao đời sống đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập nhằm khắc phục hậu quả do dịch COVID-19.


Tuy nhiên, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng thẳng thắn thừa nhận một số hạn chế như hiện nay tỉ lệ giáo viên/lớp bình quân chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định thực hiện Chương trình GDPT 2018. Nhiều địa phương đang thiếu giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học đối với tiểu học, môn Âm nhạc, Mỹ thuật đối với THPT khi áp dụng Chương trình GDPT 2018 từ năm học 2022 - 2023.

“Một số địa phương còn bị động về nguồn tuyển dụng, chưa có nhà công vụ cho giáo viên ở các địa bàn khó khăn, không có chính sách thu hút giáo viên đến công tác ở những địa bàn khó khăn hơn. Bên cạnh đó còn nhiều bất cập trong việc bố trí giáo viên Tiếng Anh, Tin học và Công nghệ dạy liên trường, liên cấp.

Nhân lực y tế trường học còn thiếu và yếu ở nhiều địa phương dẫn đến phải huy động hầu hết cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác phòng, chống dịch. Kinh phí cho việc mua sắm thiết bị phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục còn hạn chế”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng trăn trở về chất lượng, cơ cấu đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số còn bất cập, một số chính sách phát triển giáo dục, chính sách hỗ trợ cho người dạy, người học ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã lạc hậu, không còn phù hợp nhưng chưa được điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

Ngoài ra, đại diện Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận, trong năm học 2021-2022, ngành giáo dục vẫn còn một số hạn chế như SGK lớp 1, lớp 2 và lớp 6 biên soạn theo Chương trình GDPT 2018 còn có ý kiến phản ánh về một số vấn đề liên quan như kênh hình, kênh chữ còn chưa phù hợp với một số vùng miền, một số từ ngữ mang tính địa phương - phương ngữ. Một số đoạn văn, bài thơ đưa vào sách giáo khoa chưa hay, một số thông tin trong một số môn học chưa cụ thể và gần gũi với học sinh.

Thời gian dạy học trực tuyến kéo dài trong bối cảnh các điều kiện thực hiện còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của học sinh. Sau khi trở lại trường học, trình độ, kiến thức của các em cũng có sự khác nhau. Công tác phối hợp giữa gia đình với nhà trường trong việc quản lý, duy trì nề nếp, thời gian tham gia học tập trực tuyến, trực tiếp của các em gặp nhiều khó khăn.

Tổ chức quản lý, hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các cơ sở gáo dục mầm non ngoài công lập chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, nhiều cơ sở có nguy cơ phải đóng cửa vì không duy trì được hợp đồng giáo viên, không có kinh phí chi trả cho giáo viên. Tỷ lệ trường tiểu học tổ chức bán trú còn thấp nên cha mẹ học sinh gặp khó khăn khi đưa con đến trường học 2 buổi/ngày.

Các trường tiểu học ở các huyện miền núi có nhiều điểm trường lẻ và lớp ghép với khoảng cách xa nên việc quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục có nhiều bất cập. Một số địa phương, khu đô thị và các thành phố lớn do áp lực tăng dân số cơ học quá nhanh dẫn đến sĩ số học sinh/lớp cao như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai…

Mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đã được tăng cường đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt ở một số trường chuyên biệt vùng dân tộc thiểu số, miền núi, chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu, tỉ lệ huy động học sinh dân tộc thiểu số đi học phổ thông còn thấp so với bình quân chung cả nước và không đồng đều giữa các dân tộc.

Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, trên cơ sở những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, tồn tại trong năm học trước, ngành giáo dục xác định chủ đề năm học 2022-2023 là “đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo”.

Ngành GD-ĐT tiếp tục hoàn thiện thể chế, tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý, chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh, tăng cường công tác chính trị đối với nhà giáo và học sinh, sinh viên, nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên./.

Nguyễn Trang/VOV.VN

Dạy chương trình mới - thiếu giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật

 



Hiếu Nguyễn | 03/05/2022, 06:03

Một trong những khó khăn của các địa phương khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 10 từ năm học 2022 - 2023 là thiếu giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật.

Nhiều địa phương cần có giải pháp với đội ngũ giáo viên ngành đặc thù như Mỹ thuật.Nhiều địa phương cần có giải pháp với đội ngũ giáo viên ngành đặc thù như Mỹ thuật.

Giải pháp trước mắt và lâu dài để khắc phục khó khăn này là gì?

Giải pháp từ địa phương

Ông Nguyễn Phương Toàn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Tiền Giang - cho biết: Năm học 2022 - 2023 tất cả trường THPT đều chưa có giáo viên để dạy Âm nhạc, Mỹ thuật nên gặp khó khăn trong việc tổ chức dạy các môn học này. Giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật ở các trường tiểu học, THCS trên địa bàn cũng đang thiếu và hầu hết chỉ có trình độ cao đẳng sư phạm nên không thể liên kết giảng dạy tại các trường THPT.

Trong năm học 2022 - 2023, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường THCS và THPT đáp ứng yêu cầu về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất tổ chức dạy học Âm nhạc, Mỹ thuật để đáp ứng nhu cầu lựa chọn của học sinh; đồng thời tuyển mới giáo viên các bộ môn để tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong những năm tiếp theo.

Hiện, tỉnh Phú Thọ cũng chưa có giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật ở THPT. Chia sẻ giải pháp khắc phục khó khăn, theo ông Phùng Quốc Lập, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, sở đề nghị UBND tỉnh xem xét tuyển dụng đội ngũ giáo viên dạy Âm nhạc, Mỹ thuật ở THPT. Cùng với đó, xem xét giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật dôi dư ở tiểu học, THCS trên địa bàn có đủ điều kiện, có nhu cầu dạy học ở THPT, cho phép chuyển lên dạy ở cấp học này; cho phép các trường THPT được hợp đồng với giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật có đủ điều kiện hiện đang dạy ở tiểu học, THCS, hoặc sinh viên mới ra trường…

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Sơn La, trong năm học 2022 - 2023 tất cả trường THPT của địa phương đều chưa có giáo viên dạy môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) nên gặp khó khăn trong tổ chức dạy học. Sở GD&ĐT đã chủ động xây dựng kế hoạch bố trí, điều động giáo viên bảo đảm cân đối, hợp lý giữa các trường; chỉ đạo trường THPT chủ động hợp đồng với một số giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật đang dạy THCS trên địa bàn, nếu đủ điều kiện. Đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục giao bổ sung chỉ tiêu biên chế, đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy học để từng bước nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao và đa dạng của học sinh.

Sở GD&ĐT Sơn La cũng chủ động tổ chức hội nghị về triển khai rà soát, tính toán biên chế đối với các trường THPT, trường THCS & THPT, trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT và trung tâm giáo dục thường xuyên về chuẩn bị đội ngũ giáo viên lớp 10 cho Chương trình giáo dục phổ thông mới trong việc xây dựng tổ hợp lựa chọn bộ môn, nhằm bảo đảm đáp ứng số lượng giáo viên hiện có và nhu cầu học tập của học sinh năm học 2022 - 2023 và những năm tiếp theo để xây dựng phương án tuyển dụng giáo viên mới cho phù hợp.

Trong giờ Âm nhạc tại Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội).

Liên kết trường - trường

Theo PGS.TS Đào Đăng Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, cách đây 3 năm, trong một hội nghị về nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật trong trường học tổ chức tại Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Bộ GD&ĐT đã đưa ra bức tranh khá cụ thể về đội ngũ giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật; cùng với đó là giải pháp cho đội ngũ này cũng được đề ra.

Theo đó, hiện nay, có khoảng 2.800 trường THPT trên cả nước, nhưng không nhất thiết phải bảo đảm ít nhất mỗi trường THPT có 1 giáo viên Âm nhạc, 1 giáo viên Mỹ thuật. Vì, trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Âm nhạc và môn Mỹ thuật là các môn học tự chọn, học sinh có thể chọn hoặc không; do đó, tùy theo điều kiện của từng trường, tùy vào số lượng học sinh đăng ký (tự chọn) có thể tổ chức dạy trực tiếp tại trường hoặc liên kết thành nhóm trường để tổ chức dạy học các môn tự chọn này. Như vậy, có thể vận dụng 1 giáo viên Âm nhạc/Mỹ thuật dạy cho một số trường THPT bảo đảm thuận lợi, phù hợp, chất lượng, hiệu quả.

Ngoài ra, nội dung dạy học nghệ thuật ở THPT theo định hướng giúp học sinh tiếp cận các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan đến năng khiếu và sở trường của học sinh, do đó, để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên Nghệ thuật, các trường có thể mời nghệ nhân, nghệ sĩ, chuyên gia về lĩnh vực này đến dạy một số chuyên đề. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần có cơ chế để các trường sư phạm đào tạo giáo viên Âm nhạc/Mỹ thuật (hoặc trường văn hóa nghệ thuật của địa phương) liên kết với các trường THPT trên địa bàn để đưa giảng viên sư phạm Âm nhạc/Mỹ thuật đến dạy tại trường THPT.

Như vậy, cả hai bên cùng đạt hiệu quả. Trường THPT có giáo viên dạy tốt chuyên nghiệp mà không cần bổ sung biên chế. Trường sư phạm giải quyết được bài toán thừa giáo viên, thiếu giờ dạy; đồng thời, cũng là cơ hội để định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT có năng khiếu nghệ thuật, tạo nguồn đào tạo có chất lượng cho trường nghệ thuật sau khi học sinh tốt nghiệp THPT.

Với trường sư phạm đào tạo giáo viên Âm nhạc/Mỹ thuật trình độ đại học, cần được tạo điều kiện để mở các khóa học bồi dưỡng bổ sung kiến thức dạy học ở THPT (bằng các mô-đun, tín chỉ) cho nghệ nhân, nghệ sĩ, giảng viên Âm nhạc, Mỹ thuật của các trường văn hóa nghệ thuật, sinh viên nghệ thuật đã tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm để giúp cho họ có kiến thức sư phạm, phương pháp và cách tiếp cận mới để có thể tham gia dạy học tốt ở bậc THPT.

Tương tự, Đồng Nai chưa tuyển được giáo viên dạy Âm nhạc, Mỹ thuật ở cấp THPT. Ông Võ Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Nai, thông tin: Trong trường hợp trường có học sinh chọn môn học này trong tổ hợp tự chọn thì nhà trường hợp đồng với giáo viên đủ chuẩn của các trường THCS, hay trường văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật trang trí tham gia giảng dạy (trên cơ sở kinh phí hoạt động đảm bảo). Về lâu dài, ông Võ Ngọc Thạch cho rằng: Trường ĐH Đồng Nai cần nghiên cứu, rà soát, khảo sát nhu cầu, mở mã ngành, tuyển sinh các ngành này trong năm tới; bồi dưỡng bổ sung tín chỉ cho những người đã học 2 bộ môn này… để đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Theo giaoducthoidai.vn
Bài liên quan
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Thực hiện đầy đủ, toàn diện nội dung giáo dục lịch sử trong Chương trình mới
GD&TĐ- Trước những ý kiến về môn Lịch sử lớp 10 trong Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới, Báo Giáo dục và Thời đại đã có cuộc trao đổi với GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên CTGDPT năm 2018 về vấn đề này.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dạy ch

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates