SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

Sơ lược phác thảo chặng 50 năm đào tạo đội ngũ giáo viên Âm nhạc ở Việt Nam

 

Sơ lược phác thảo chặng đường 50 năm đào tạo đội ngũ giáo viên Âm nhạc ở Việt Nam Sơ lược phác thảo chặng đường 50 năm đào tạo đội ngũ giáo viên Âm nhạc ở Việt Nam Hoàng Long- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Giáo dục Âm nhạc cho học sinh phổ thông ở Việt Nam đã được đặt ra từ những năm 1956-1957, khi đất nước ta bước vào cuộc cải cách giáo dục lần thứ 2, sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và đất nước tạm chia cắt làm 2 miền. Lúc đó những người hoạch định kế hoạch giáo dục đã có ý định đưa môn Âm nhạc vào các trường phổ thông. Một môn học được đưa vào nhà trường thì việc đầu tiên là phải có giáo viên thực hiện. Công việc này mới dừng lại ở một vài việc làm ban đầu, như: biên soạn một văn bản chương trình Âm nhạc cho học sinh cấp I và cấp II (hệ giáo dục phổ thông 10 năm) và in được hai tập bài hát cho 2 cấp học này. Vừa đưa vào thực tế chương trình này thì vấp ngay phải khó khăn là không có đội ngũ giáo viên giảng dạy. Ngành giáo dục đã đưa ra phương án là mở một lớp đào tạo sư phạm Âm nhạc từ 6-8 tháng rồi 2 năm, để đào tạo những giáo viên Âm nhạc đưa về các trường sư phạm dạy Âm nhạc cho giáo sinh, với hy vọng những giáo sinh sư phạm khi tốt nghiệp ra trường sẽ dạy được môn Âm nhạc cho học sinh phổ thông. Tuy nhiên, những lớp GV sư phạm này cũng chỉ đào tạo được 3 khóa với số lượng giáo viên khoảng trên 100 người, được phân công về dạy Âm nhạc ở các trường Trung cấp hoặc sơ cấp sư phạm các tỉnh. Sau đó chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ lan rộng trên toàn miền Bắc, bắt đầu từ những năm 1964-1965. Khó khăn liên tiếp khó khăn, môn Âm nhạc vì thế cũng không còn nhận được sự quan tâm của ngành. Trong những năm tiếp đó, người ta lại nghĩ đến việc đưa môn Âm nhạc vào các trường sư phạm của các tỉnh với số tiết học là 3 tiết/ tuần (những năm trước chỉ dạy 1 tiết/ tuần) củng với hy vọng có một số giáo sinh ra trường sẽ dạy kiêm nhiệm môn Âm nhạc ở các trường cấp I, II. Chủ trương này cũng chỉ thực hiện được một vài năm rồi “phá sản” bởi với số lượng 3 tiết/ tuần cho những môn học mang tính đặc thù như Âm nhạc, Mĩ thuật thì khi giáo sinh ra trường không mấy người có thể đảm nhiệm được việc dạy Âm nhạc ở cấp II (cấp I chỉ dạy hát nhưng yêu cầu GV phụ trách lớp nào thì phải dạy tất cả các môn trong chương trình qui định! Bên cạnh đó, những nhà lãnh đạo và quản lí giáo dục còn quá xem nhẹ việc dạy các môn nghệ thuật cho học sinh phổ thông. Sách giáo khoa môn học không có, sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên không có, các phương tiện dạy học Âm nhạc vô cùng nghèo nàn, các nhà quản lí chỉ đạo chỉ coi trọng một số môn văn hóa thì làm sao các môn nghệ thuật có thể phát triển được!?! Bước vào cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3, triển khai vào năm 1980. Trước đó, ngành giáo dục cũng đã hoạch định một kế hoạch dạy học trong đó có dạy Âm nhạc, Mĩ thuật mỗi tuần một tiết cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 8 (hệ phổ thông 12 năm). Khi triển khai kế hoạch này cũng vẫn vấp phải những khó khăn tương tự như trên, dù đã có một bộ chương trình, một bộ sách giáo khoa thí điểm nhưng số lượng giáo viên chuyên môn quá ít ỏi. Trường Sư phạm Nhạc Họa Trung ương được thành lập từ đầu những năm 1970 nhưng mỗi khóa đào tạo cũng chỉ có vài chục giáo sinh tốt nghiệp. Người ta tính rằng với qui mô đào tạo như vậy thì muốn đáp ứng nhu cầu dạy Âm nhạc, Mĩ thuật ở các trường phổ thông trên cả nước phải mất tới vài chục năm! Sau nghị quyết Trung ương 6, đất nước bước vào thời kì đổi mới, từ cuối năm 1986. Đến đầu những năm 1990, Viện Khoa học Giáo dục đã biên soạn bộ sách giáo khoa Âm nhạc thí điểm từ lớp 1 đến lớp 8 và tổ chức dạy thử nghiệm trên 12 tỉnh thành. Sau 5 năm thử nghiệm, bộ sách này đã được Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành và Bộ GD cho phép đưa vào sử dụng rộng rãi tại các trường Tiểu học và THCS. Trước thực tế đó, nhu cầu giáo viên Âm nhạc cho các trường trở nên hết sức cấp bách. Bộ GD và Bộ Văn hóa đã ra thông tư liên bộ về việc đào tạo giáo viên Âm nhạc cho các trường phổ thông. Nhờ thế, hàng loạt trường sư phạm, trường văn hóa nghệ thuật của các tỉnh được mở mã ngành đào tạo giáo viên âm nhạc (và cả Mĩ thuật) trình độ Trung cấp hoặc Cao đẳng. Năm 2001-2002 trường Đại học Sư phạm Hà Nội mở khoa Sư phạm Âm nhạc, Mĩ thuật, là một bước tiến lớn trong lĩnh vực đào tạo loại hình giáo viên này. Năm 2006, trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc Họa Trung ương được nâng cấp lên thành Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Đây cũng là một mốc quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của ngành đào tạo giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật. Bên cạnh các trường thuộc ngành giáo dục quản lí, các Nhạc viện tại Hà Nội vàTP Hồ Chí Minh, Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, … đều mở khoa hoặc lớp Sư phạm Âm nhạc cung cấp GV cho ngành giáo dục. Cho đến nay đội ngũ giáo viên Âm nhạc đã có tới cả vạn người, đã đáp ứng tương đối đủ nhu cầu của các trường Tiểu học và THCS trên phạm vi toàn quốc. Điểm qua đôi nét về sự phát triển đội ngũ giáo viên Nghệ thuật của nước ta trong 50 năm qua, chúng tôi có một số nhận xét như sau: Về ưu điểm Thứ nhất, trước nhu cầu của thực tiễn xã hội, các môn Nghệ thuật đã từng bước được đưa vào nhà trường phổ thông và có những sự phát triển đáng ghi nhận tuy giai đoạn đầu sự phát triển rất chậm chạp do nhiều nguyên nhân khách quan. Thứ hai, đội ngũ giáo viên nghệ thuật trong hai thập kỉ qua đã phát triển rất mạnh, đáp ứng được phần lớn yêu cầu của ngành giáo dục. Thứ ba, các môn học nghệ thuật trong trường phổ thông đã có vị trí đúng mức và đang dần đi vào nề nếp để phát triển. Thứ tư, một số năm gần đây, trong ngành giáo dục đã có những thạc sĩ, tiến sĩ về Nghệ thuật làm việc tại các cơ quan chỉ đạo, nghiên cứu của Bộ GD và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo. Về hạn chế Thứ nhất, do đội ngũ giáo viên nghệ thuật được đào tạo từ rất nhiều nguồn với nhiều trình độ (trung cấp, cao đẳng, đại học) nên chất lượng không đồng đều, không ít giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy bộ môn mặc dù có bằng cấp. Phương thức đào tạo liên kết, tại chức bộc lộ nhiều hạn chế về chất lượng… Thứ hai, chương trình và giáo trình tại các cơ sở đào tạo chưa hoàn thiện, đồng thời cũng chưa có sự thống nhất giữa các đơn vị đào tạo giáo viên nghệ thuật. Từ thực tiễn trên, vấn đề đào tạo giáo viên Âm nhạc thời gian tới cần phải giải quyết một số vấn đề sau đây: 1. Cần tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo, chỉ tiêu về số lượng có mức độ, bởi hiện nay đã có hiện tượng bão hòa GV nghệ thuật ở một số địa phương 2. Phải xây dựng được đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo có thực lực và trình độ chuẩn mực, tránh tình trạng có đầy đủ bằng cấp nhưng lại ngoài chuyên ngành Âm nhạc và Mĩ thuật hoặc sư phạm Nghệ thuật. 3. Phải tiếp cận xu hướng đào tạo giáo viên của các nước về chuyên ngành sư phạm Âm nhạc và Mĩ thuật để cải tiến nội dung và phương pháp đào tạo, phương pháp dạy học của chúng ta. 4. Phải có sự liên hệ chặt chẽ giữa các cơ quan nghiên cứu, chỉ đạo giáo dục phổ thông của Bộ GD với các cơ sở đào tạo. Khó khăn,thách thức còn nhiều nhưng với những thành tựu về đào tạo và xây dựng đội ngũ GV nghệ thuật nói chung của đất nước ta trong nửa thế kỉ qua, chúng ta có thể hi vọng vào sự nghiệp giáo dục Nghệ thuật cho thế hệ trẻ ở các trường phổ thông trong tương lai ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.

Chương trình môn âm nhạc 2018



 I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC

Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái độ, nhận thức và tư tưởng của con người. Âm nhạc là một phần thiết yếu của các nền văn hoá, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Âm nhạc làm phong phú những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp con người khám phá thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và phát triển năng lực âm nhạc – biểu hiện của năng lực thẩm mĩ với các thành phần sau: thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; góp phần phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc. Đồng thời, thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục của nhà sư phạm, giáo dục âm nhạc góp phần phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo để trở thành những công dân phát triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung môn Âm nhạc được phân chia theo hai giai đoạn.

Giai đoạn giáo dục cơ bản: Âm nhạc là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9, bao gồm những kiến thức và kĩ năng cơ bản về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Chương trình giáo dục âm nhạc giúp học sinh trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử cùng các loại hình nghệ thuật khác; đồng thời hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Âm nhạc là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung môn học bao gồm kiến thức và kĩ năng mở rộng, nâng cao về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Những học sinh có sở thích, năng khiếu hoặc định hướng nghề nghiệp liên quan còn được chọn thêm các chuyên đề học tập. Nội dung giáo dục âm nhạc ở giai đoạn này giúp học sinh tiếp tục phát triển các kĩ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội, ứng dụng kiến thức vào đời sống, đáp ứng sở thích cá nhân và tiếp cận với những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc.

II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình môn Âm nhạc tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể, bao gồm: những định hướng chung cho tất cả các môn học (quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình); định hướng xây dựng chương trình môn Âm nhạc ở ba cấp học. Đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, các quan điểm sau được nhấn mạnh trong xây dựng chương trình:

1. Chương trình tập trung phát triển ở học sinh năng lực âm nhạc, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực; chú trọng thực hành; góp phần phát triển hài hoà đức, trí, thể, mĩ và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

2. Chương trình kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình môn Âm nhạc hiện hành, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình của một số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Nội dung giáo dục của chương trình được thiết kế theo hướng kết hợp giữa đồng tâm với tuyến tính; thể hiện rõ đặc trưng nghệ thuật âm nhạc và bản sắc văn hoá dân tộc; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên.

3. Chương trình xây dựng những hoạt động học tập đa dạng, với sự phong phú về nội dung và hình thức, nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích của học sinh; tạo được cảm xúc, niềm vui và hứng thú trong học tập.

4. Chương trình vừa bảo đảm những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong cả nước, vừa có tính mở để phù hợp với sự đa dạng về điều kiện và khả năng học tập của học sinh các vùng miền.

III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

Chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt động học tập đa dạng để trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; có đời sống tinh thần phong phú với những phẩm chất cao đẹp, có định hướng nghề nghiệp phù hợp, phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc và phát triển các năng lực chung của học sinh.

2. Mục tiêu cấp tiểu học

Chương trình môn Âm nhạc cấp tiểu học giúp học sinh bước đầu làm quen với kiến thức âm nhạc phổ thông, sự đa dạng của thế giới âm nhạc và các giá trị âm nhạc truyền thống; hình thành một số kĩ năng âm nhạc ban đầu; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi; góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo).

3. Mục tiêu cấp trung học cơ sở

Chương trình môn Âm nhạc cấp trung học cơ sở giúp học sinh phát triển năng lực âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt động trải nghiệm, khám phá nghệ thuật âm nhạc; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc; tiếp tục hình thành một số kĩ năng âm nhạc cơ bản, phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc; nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; góp phần phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành từ cấp tiểu học.

4. Mục tiêu cấp trung học phổ thông

Chương trình môn Âm nhạc cấp trung học phổ thông giúp học sinh phát triển năng lực âm nhạc, những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành từ cấp trung học cơ sở; định hình thị hiếu thẩm mĩ; mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố lịch sử, văn hoá và xã hội, biết trân trọng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, vận dụng kiến thức, kĩ năng âm nhạc vào đời sống; có định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân.

IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Chương trình môn Âm nhạc góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.

2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

Chương trình môn Âm nhạc tập trung hình thành và phát triển ở học sinh năng lực âm nhạc, bao gồm các thành phần năng lực sau:

– Thể hiện âm nhạc: biết tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc với nhiều hình thức và phong cách.

– Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc và đẹp đẽ của âm nhạc được thể hiện trong tác phẩm hoặc một bộ phận của tác phẩm; biết biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể; biết nhận xét và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm nhạc.

– Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: biết kết hợp và vận dụng kiến thức, kĩ năng âm nhạc vào thực tiễn; ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm âm nhạc hay, độc đáo; hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hoá và các loại hình nghệ thuật khác.

Yêu cầu cần đạt ở các cấp học:

Thành phần năng lực

Cấp tiểu học

Cấp trung học cơ sở

Cấp trung học phổ thông

Thể hiện âm nhạc

– Bước đầu biết hát một mình và hát cùng người khác, thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát.

– Đọc nhạc đúng tên nốt, đọc đúng cao độ và trường độ.

– Biết chơi nhạc cụ một mình và cùng người khác, thể hiện đúng tiết tấu và giai điệu.

– Biết hát một mình và hát cùng người khác, thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát, biết hát bè đơn giản.

– Đọc nhạc đúng tên nốt, cao độ và trường độ, thể hiện được tính chất âm nhạc; biết đánh nhịp một số loại nhịp.

– Biết chơi nhạc cụ một mình và cùng người khác, thể hiện đúng tiết tấu, giai điệu và hoà âm đơn giản.

– Biết hát một mình và hát cùng người khác; thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát, có kĩ năng hát bè.

– Đọc nhạc đúng tên nốt, cao độ và trường độ, thể hiện được tính chất âm nhạc; biết đánh nhịp một số loại nhịp.

– Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu và hoà tấu, thể hiện đúng tiết tấu, giai điệu, hoà âm và sắc thái âm nhạc.

Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

– Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc, phân biệt được sự khác nhau trong từng thuộc tính âm nhạc.

– Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

– Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng, nhận biết được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc.

– Bước đầu biết đánh giá kĩ năng thể hiện âm nhạc của bản thân và người khác.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; cảm nhận và phân biệt được các phương tiện diễn tả của âm nhạc; nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác.

– Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc; biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác.

– Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát, bản nhạc có hình thức rõ ràng.

– Biết nhận xét và đánh giá kĩ năng thể hiện âm nhạc.

– Cảm nhận và đánh giá được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của tác phẩm âm nhạc; cảm nhận và phân tích được các phương tiện diễn tả của âm nhạc và phong cách trình diễn; nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối tương quan giữa âm nhạc với các yếu tố lịch sử, văn hoá và xã hội.

– Biết biểu lộ thái độ và cảm xúc âm nhạc thông qua vận động hoặc ngôn ngữ cơ thể; biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác.

– Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát, bản nhạc có hình thức rõ ràng.

– Biết nhận xét và đánh giá kĩ năng thể hiện âm nhạc.

Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

– Bước đầu biết mô phỏng, tái hiện một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống; biết lặp lại có thay đổi mẫu tiết tấu và giai điệu đơn giản theo hướng dẫn của giáo viên.

– Biết làm dụng cụ học tập đơn giản theo hướng dẫn của giáo viên; biết tưởng tượng khi nghe nhạc không lời.

– Biết chia sẻ hiểu biết về âm nhạc với người khác; biết biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp.

– Mô phỏng, tái hiện được một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống; biết lặp lại có thay đổi mẫu tiết tấu hoặc giai điệu theo hướng dẫn của giáo viên.

– Biết làm dụng cụ học tập đơn giản; biết tưởng tượng khi nghe nhạc không lời.

– Có ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; biết chia sẻ kiến thức âm nhạc với người khác, nhận ra khả năng âm nhạc của bản thân, bước đầu định hình thị hiếu âm nhạc; biết dàn dựng và biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp.

– Biết kết hợp và vận dụng kiến thức, kĩ năng âm nhạc vào các hoạt động nghệ thuật; biết ứng tác hoặc biến tấu đơn giản.

– Biết làm dụng cụ học tập âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc không lời.

– Biết cách phổ biến kiến thức và kĩ năng âm nhạc; biết dàn dựng và biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp; nhận ra khả năng âm nhạc của bản thân, định hình thị hiếu âm nhạc, có định hướng nghề nghiệp phù hợp.

V. NỘI DUNG GIÁO DỤC

1. Nội dung khái quát

a) Nội dung giáo dục cốt lõi

Nội dung

Lớp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Hát

Bài hát tuổi học sinh

+

+++++++++++

Dân ca Việt Nam

+

+++++++++++

Bài hát nước ngoài

+

+++++++++++

Nghe nhạc

Nhạc có lời

+

+++++++++++

Nhạc không lời

+

+++++++++++

Đọc nhạc

Giọng Đô trưởng

+

++++++++

 

 

 

Giọng La thứ

 

 

 

 

 

 

 

+

+

 

 

 

Giọng Son trưởng, Mi thứ, Pha trưởng, Rê thứ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

++

Nhạc cụ

Tiết tấu

+

+++++++++++

Giai điệu

 

 

 

+

++++++++

Hoà âm

 

 

 

 

 

+

++++++

Lí thuyết âm nhạc

Kí hiệu âm nhạc và các loại nhịp

 

 

 

+

+++++

 

 

 

Một số kiến thức cơ bản khác

 

 

 

 

 

+

++++++

Thường thức âm nhạc

Tìm hiểu nhạc cụ

+

++++++++

 

 

 

Câu chuyện âm nhạc

+

++++

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả và tác phẩm

 

 

 

+

+++++

 

 

 

Hình thức biểu diễn và thể loại âm nhạc

 

 

 

+

++++++++

Âm nhạc và đời sống

 

 

 

 

 

+

++++++
 

b) Chuyên đề học tập

Nội dung

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

Chuyên đề 10.1: Hệ thống các hợp âm ba, hợp âm bảy của điệu thức

+

 

 

Chuyên đề 10.2: Phương pháp xác định giọng và đặt hợp âm đệm cho ca khúc và bản nhạc

+

 

 

Chuyên đề 10.3: Phương pháp xác định tiết điệu đệm

+

 

 

Chuyên đề 11.1: Kĩ năng biểu diễn thanh nhạc

 

+

 

Chuyên đề 11.2: Kĩ năng biểu diễn nhạc cụ

 

+

 

Chuyên đề 11.3: Kĩ năng chỉ huy

 

+

 

Chuyên đề 12.1: Phần mềm chép nhạc

 

 

+

Chuyên đề 12.2: Phần mềm biên tập âm thanh và thu âm

 

 

+

Chuyên đề 12.3: Phần mềm hoà âm tự động

 

 

+

2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp

Căn cứ yêu cầu cần đạt về năng lực và nội dung giáo dục âm nhạc đối với từng cấp học, chương trình môn Âm nhạc xác định nội dung giáo dục và yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp. Các yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp vừa cụ thể hoá yêu cầu đối với cấp học vừa thể hiện kết quả giáo dục gắn với mỗi nội dung giáo dục, chủ đề học tập cụ thể. Mỗi lớp học sau đều có những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao gồm yêu cầu đối với các lớp học trước đó. Một số yêu cầu cần đạt tuy được lặp lại ở nhiều lớp hoặc tất cả các lớp nhưng gắn với nội dung giáo dục, chủ đề học tập cụ thể nên vẫn thể hiện mức độ cao hơn của lớp sau so với lớp trước.

LỚP 1

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Hát

Bài hát tuổi học sinh (6 – 7 tuổi), đồng dao, dân ca
Việt Nam, bài hát nước ngoài. Các bài hát ngắn gọn, đơn giản, có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc.

– Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.

– Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ.

– Hát rõ lời và thuộc lời.

– Bước đầu biết hát với các hình thức đơn ca, tốp ca, đồng ca.

– Nêu được tên bài hát.

– Bước đầu biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi.

Nghe nhạc

– Quốc ca Việt Nam.

– Một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi.

– Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

– Bước đầu biết cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc; cảm nhận âm thanh cao – thấp, dài – ngắn.

– Nêu được tên bản nhạc.

Đọc nhạc

Giọng Đô trưởng. Các mẫu âm ngắn, đơn giản, dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen.

– Đọc đúng tên nốt; bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc.

– Bước đầu cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ.

Nhạc cụ

Một số mẫu tiết tấu ngắn, đơn giản. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen.

– Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách.

– Bước đầu thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên.

– Bước đầu biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

Thường thức âm nhạc

– Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ gõ của Việt Nam và nước ngoài.

– Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến được học.

– Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn.

– Câu chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi.

– Nêu được tên các nhân vật yêu thích.

– Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa.

LỚP 2

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Hát

Bài hát tuổi học sinh (7 – 8 tuổi), đồng dao, dân ca
Việt Nam, bài hát nước ngoài. Các bài hát ngắn gọn, đơn giản, có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc.

– Hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.

– Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.

– Hát rõ lời và thuộc lời; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Nêu được tên bài hát và tên tác giả.

– Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi.

Nghe nhạc

Một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi.

– Biết lắng nghe và vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

 – Bước đầu biết cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc; cảm nhận âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ, các loại âm sắc, nhịp độ nhanh – chậm.

– Nêu được tên bản nhạc.

Đọc nhạc

Giọng Đô trưởng. Các mẫu âm ngắn, đơn giản, dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen.

– Đọc đúng tên nốt; bước đầu thể hiện đúng cao độ và trường độ các mẫu âm.

– Cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ.

Nhạc cụ

Một số mẫu tiết tấu ngắn, đơn giản. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen.

– Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách.

– Bước đầu thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

Thường thức âm nhạc

– Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài.

– Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến được học.

– Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn.

– Câu chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi.

– Nêu được tên các nhân vật yêu thích.

– Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa.

– Bước đầu biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác theo hướng dẫn của giáo viên.

LỚP 3

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Hát

– Quốc ca Việt Nam.

– Bài hát tuổi học sinh (8 – 9 tuổi), đồng dao, dân ca
Việt Nam, bài hát nước ngoài. Các bài hát ngắn gọn, đơn giản, có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc.

– Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.

– Hát rõ lời và thuộc lời; biết cách lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Cảm nhận được tình cảm của bài hát.

– Nêu được tên bài hát và tên tác giả.

– Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc trò chơi.

Nghe nhạc

Một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi.

– Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

– Cảm nhận về đặc trưng của các loại âm sắc khác nhau; bước đầu biết tưởng tượng khi nghe nhạc.

– Nêu được tên bản nhạc.

Đọc nhạc

Giọng Đô trưởng. Các mẫu âm ngắn, đơn giản, dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen.

– Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ các mẫu âm.

– Cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ.

Nhạc cụ

Một số mẫu tiết tấu ngắn, đơn giản. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen.

– Thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà.

– Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

Thường thức âm nhạc

– Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài.

– Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến; mô tả được động tác chơi nhạc cụ.

– Nhận biết được một số nhạc cụ khi xem biểu diễn.

– Câu chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi.

– Nêu được tên các nhân vật yêu thích hoặc ý nghĩa của câu chuyện.

– Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa.

– Bước đầu biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác.

LỚP 4

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Hát

Bài hát tuổi học sinh (9 – 10 tuổi), dân ca Việt Nam và bài hát nước ngoài. Các bài hát có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc.

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.

– Hát rõ lời và thuộc lời; biết cách lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Cảm nhận được tình cảm của bài hát.

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.

– Phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các câu hát.

– Bước đầu biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác.

– Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc trò chơi.

– Biết biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp.

Nghe nhạc

Một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi.

– Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

– Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc.

– Nêu được tên bản nhạc và tên tác giả.

Đọc nhạc

Giọng Đô trưởng. Các bài đọc nhạc ngắn, dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Sử dụng trường độ: trắng, trắng có chấm dôi, đen, móc đơn, và các dấu lặng.

– Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng.

– Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ bài đọc nhạc.

– Hiểu được các kí hiệu trong bài đọc nhạc.

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm.

Nhạc cụ

Một số bài tập tiết tấu và giai điệu đơn giản. Sử dụng trường độ: trắng, trắng có chấm dôi, đen, móc đơn, và các dấu lặng.

– Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng kĩ thuật.

– Thể hiện đúng cao độ, trường độ các bài tập tiết tấu và giai điệu; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà.

– Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

– Tự làm được nhạc cụ gõ đơn giản từ chất liệu sẵn có (vỏ chai nhựa, cốc nhựa, mảnh gỗ,...).

– Biết biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp.

Lí thuyết âm nhạc

– Khuông nhạc, khoá Son, dòng kẻ phụ, nốt nhạc.

– Các hình nốt: tròn, trắng, đen, móc đơn, móc kép và các dấu lặng.

– 7 bậc cơ bản và vị trí trên khuông.

– Nhận biết và thể hiện được một số kí hiệu âm nhạc thông qua thực hành.

– Biết ghi chép bản nhạc đơn giản theo hướng dẫn của giáo viên.

Thường thức âm nhạc

– Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài.

– Nêu được tên và một vài đặc điểm của nhạc cụ; mô tả được động tác chơi nhạc cụ.

– Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của nhạc cụ; nhận biết được một số nhạc cụ khi xem biểu diễn.

– Câu chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi.

– Nêu được tên các nhân vật yêu thích hoặc ý nghĩa của câu chuyện.

– Biết kể lại câu chuyện theo cách riêng.

– Biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác.

– Tác giả và tác phẩm: Một số nhạc sĩ sáng tác ca khúc thiếu nhi.

– Nêu được đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ và kể tên một vài ca khúc tiêu biểu.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của giai điệu và lời ca trong ca khúc.

– Biết vận dụng một vài ca khúc tiêu biểu vào các hoạt động âm nhạc.

– Hình thức biểu diễn: Đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Phân biệt được hình thức biểu diễn đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Vận dụng phù hợp các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca trong hoạt động âm nhạc.

LỚP 5

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Hát

Bài hát tuổi học sinh (10 – 11 tuổi), dân ca Việt Nam và bài hát nước ngoài. Các bài hát có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc.

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.

– Hát rõ lời và thuộc lời; biết cách lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Cảm nhận được sắc thái và tình cảm của bài hát; biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hoà.

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.

– Phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các câu hát.

– Bước đầu biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác.

– Biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động.

– Biết biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp.

Nghe nhạc

Một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi.

– Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

– Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc.

– Nêu được tên bản nhạc và tên tác giả.

Đọc nhạc

Giọng Đô trưởng. Các bài đọc nhạc ngắn, dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Sử dụng trường độ: trắng, trắng có chấm dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, và các dấu lặng.

– Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng.

– Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ bài đọc nhạc.

– Hiểu được các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc.

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm.

Nhạc cụ

Một số bài tập tiết tấu và giai điệu đơn giản. Sử dụng trường độ: trắng, trắng có chấm dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, và các dấu lặng.

– Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng kĩ thuật.

– Thể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái các bài tập tiết tấu và giai điệu; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

– Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu và hoà tấu.

– Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

– Biết biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp.

Lí thuyết âm nhạc

– Trọng âm, phách, ô nhịp, vạch nhịp.

– Nhịp , .

– Nhận biết và thể hiện được một số kí hiệu âm nhạc thông qua thực hành.

– Cảm nhận được tính chất nhịp , .

– Biết ghi chép bản nhạc đơn giản theo hướng dẫn của giáo viên.

Thường thức âm nhạc

– Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài.

– Nêu được tên và một vài đặc điểm của nhạc cụ; mô tả được động tác chơi nhạc cụ.

– Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của nhạc cụ; nhận biết được một số nhạc cụ khi xem biểu diễn.

– Câu chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi.

– Nêu được tên các nhân vật yêu thích hoặc ý nghĩa của câu chuyện.

– Biết kể lại câu chuyện theo cách riêng.

– Biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác.

– Tác giả và tác phẩm: Một số nhạc sĩ sáng tác ca khúc thiếu nhi.

– Nêu được đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ và kể tên một vài ca khúc tiêu biểu.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của giai điệu và lời ca trong ca khúc.

– Biết vận dụng một vài ca khúc tiêu biểu vào các hoạt động âm nhạc.

– Hình thức biểu diễn: Độc tấu, hoà tấu.

– Phân biệt được hình thức biểu diễn độc tấu, hoà tấu.

– Vận dụng phù hợp các hình thức độc tấu, hoà tấu trong hoạt động âm nhạc.

LỚP 6

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Hát

Bài hát tuổi học sinh (11 – 12 tuổi), dân ca Việt Nam và bài hát nước ngoài. Các bài hát có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc. Một số bài có 2 bè đơn giản.

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.

– Hát rõ lời và thuộc lời; biết chủ động lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết hát đơn ca, song ca; hát tốp ca, đồng ca với 2 bè đơn giản.

– Cảm nhận được sắc thái và tình cảm của bài hát; biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hoà.

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.

– Phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các câu hát; nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng.

– Biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác.

– Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc đánh nhịp.

– Biết biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp.

Nghe nhạc

Nghe một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi.

– Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc.

– Nêu được tên bản nhạc và tên tác giả.

Đọc nhạc

Giọng Đô trưởng. Bài luyện tập cơ bản về quãng, về tiết tấu. Các bài đọc nhạc dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Sử dụng trường độ: tròn, trắng, trắng có chấm dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, và các dấu lặng. Một số bài có 2 bè đơn giản.

– Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng.

– Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ bài đọc nhạc.

– Cảm nhận được tính chất của bài đọc nhạc.

– Hiểu được các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc.

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm.

Nhạc cụ

Một số bài tập tiết tấu, giai điệu và hoà âm đơn giản. Sử dụng trường độ: tròn, trắng, trắng có chấm dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, và các dấu lặng.

– Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng kĩ thuật.

– Thể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái các bài tập tiết tấu, giai điệu, hoà âm; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

– Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu và hoà tấu.

– Biết kết hợp các loại nhạc cụ để hoà tấu hoặc đệm cho bài hát.

– Biết nhận xét về cách chơi nhạc cụ của bản thân hoặc người khác.

– Tự làm được nhạc cụ gõ đơn giản từ chất liệu sẵn có.

– Biết biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp.

Lí thuyết âm nhạc

– Các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc.

– Kí hiệu âm bằng hệ thống chữ cái Latin.

– Nhịp .

– Cung, nửa cung.

– Các bậc chuyển hoá, dấu hoá.

– Nhận biết và thể hiện được một số kí hiệu âm nhạc thông qua thực hành.

– Giải thích được ý nghĩa của một số kí hiệu và thuật ngữ âm nhạc.

– Cảm nhận được tính chất nhịp .

– Biết ghi chép bản nhạc đơn giản.

Thường thức âm nhạc

– Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài.

– Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của nhạc cụ.

– Nêu được tên và các đặc điểm của nhạc cụ.

– Nhận biết được nhạc cụ khi nghe hoặc xem biểu diễn.

– Tác giả và tác phẩm: Một số nhạc sĩ tiêu biểu của Việt Nam và thế giới.

– Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ; kể tên một vài tác phẩm tiêu biểu.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc.

– Biết vận dụng kiến thức đã học vào các hoạt động âm nhạc.

– Hình thức biểu diễn: Hát bè.

– Nêu được đặc điểm và tác dụng của hát bè.

– Nhận biết được một số hình thức hát bè đơn giản.

– Vận dụng hát bè vào các hoạt động âm nhạc.

– Âm nhạc và đời sống: Một số nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà nghiên cứu,... có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam.

– Nêu được đôi nét về cuộc đời và những đóng góp cho nền âm nhạc của nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà nghiên cứu,...

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc do nghệ sĩ trình diễn.

LỚP 7

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Hát

Bài hát tuổi học sinh (12 – 13 tuổi), dân ca Việt Nam và bài hát nước ngoài. Các bài hát có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc. Một số bài có 2 bè đơn giản.

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.

– Hát rõ lời và thuộc lời; biết chủ động lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết hát đơn ca, song ca; hát tốp ca, đồng ca với 2 bè đơn giản.

– Cảm nhận được sắc thái và tình cảm của bài hát; biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hoà.

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.

– Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng.

– Biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác.

– Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc đánh nhịp.

– Biết biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp.

Nghe nhạc

Nghe một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi.

– Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc.

– Nêu được tên bản nhạc và tên tác giả.

Đọc nhạc

Giọng Đô trưởng. Bài luyện tập cơ bản về quãng, về tiết tấu. Các bài đọc nhạc dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Sử dụng trường độ: tròn, trắng, trắng có chấm dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, và các dấu lặng. Một số bài có 2 bè đơn giản.

– Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng.

– Đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ bài đọc nhạc; thể hiện được tính chất âm nhạc.

– Bước đầu cảm nhận được sự hoà quyện của âm thanh khi đọc nhạc có bè.

– Giải thích được ý nghĩa của các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc.

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

Nhạc cụ

Một số bài tập tiết tấu, giai điệu và hoà âm đơn giản. Sử dụng trường độ: tròn, trắng, trắng có chấm dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, và các dấu lặng.

– Thể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái các bài tập tiết tấu, giai điệu, hoà âm; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

– Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu và hoà tấu.

– Biết kết hợp các loại nhạc cụ để hoà tấu hoặc đệm cho bài hát.

– Biết biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp.

Lí thuyết âm nhạc

– Nhịp lấy đà.

– Kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc: dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp.

– Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ, cường độ và sắc thái.

– Dấu nhắc lại, dấu quay lại, khung thay đổi.

– Nhận biết và thể hiện được một số kí hiệu âm nhạc thông qua thực hành.

– Giải thích được ý nghĩa của một số kí hiệu và thuật ngữ âm nhạc.

– Biết ghi chép bản nhạc đơn giản.

Thường thức âm nhạc

– Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài.

– Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của nhạc cụ.

– Nêu được tên và các đặc điểm của nhạc cụ.

– Nhận biết được nhạc cụ khi nghe hoặc xem biểu diễn.

– Tác giả và tác phẩm: Một số nhạc sĩ tiêu biểu của Việt Nam và thế giới.

– Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ; kể tên một vài tác phẩm tiêu biểu.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc.

– Biết vận dụng kiến thức đã học vào các hoạt động âm nhạc.

– Thể loại âm nhạc: Một số thể loại ca khúc.

– Nêu được đặc điểm một số thể loại ca khúc.

– Nhận biết được một số thể loại ca khúc.

– Vận dụng một số thể loại ca khúc vào các hoạt động âm nhạc.

– Âm nhạc và đời sống: Dân ca một số vùng miền Việt Nam.

– Nhận biết được dân ca một số vùng miền.

– Nêu được đặc điểm dân ca một số vùng miền.

– Vận dụng một số bài dân ca vào các hoạt động âm nhạc.

LỚP 8

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Hát

Bài hát tuổi học sinh (13 – 14 tuổi), dân ca Việt Nam và bài hát nước ngoài. Các bài hát có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc. Một số bài có 2 hoặc 3 bè đơn giản.

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.

– Hát rõ lời và thuộc lời; biết chủ động lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết hát đơn ca, song ca; hát tốp ca, đồng ca với 2 hoặc 3 bè đơn giản.

– Cảm nhận được sắc thái và tình cảm của bài hát; biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả, nội dung hoặc giá trị nghệ thuật của bài hát.

– Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng.

– Biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác.

– Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc đánh nhịp.

– Biết dàn dựng và biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường.

Nghe nhạc

Nghe một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi.

– Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc.

– Nhận ra tên bản nhạc và tên tác giả từ một vài nét nhạc điển hình.

Đọc nhạc

Giọng Đô trưởng và La thứ. Bài luyện tập cơ bản về quãng, về tiết tấu. Các bài đọc nhạc dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Sử dụng trường độ: tròn, trắng, trắng có chấm dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, móc kép và các dấu lặng. Một số bài có 2 hoặc 3 bè đơn giản.

– Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng và gam La thứ.

– Đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ bài đọc nhạc; thể hiện được tính chất âm nhạc.

– Cảm nhận được sự hoà quyện của âm thanh khi đọc nhạc có bè.

– Giải thích được ý nghĩa của các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc.

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

Nhạc cụ

Một số bài tập tiết tấu, giai điệu và hoà âm đơn giản. Sử dụng trường độ: tròn, trắng, trắng có chấm dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, móc kép và các dấu lặng.

– Thể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái các bài tập tiết tấu, giai điệu, hoà âm; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

– Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu và hoà tấu.

– Biết kết hợp các loại nhạc cụ để hoà tấu hoặc đệm cho bài hát.

– Biết bảo quản nhạc cụ và điều chỉnh âm thanh đúng cách.

– Biết dàn dựng và biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp.

Lí thuyết âm nhạc

– Sơ lược về giọng, giọng Đô trưởng, giọng La thứ.

– Đảo phách.

– Nhịp , .

 

– Nhận biết và thể hiện được một số kí hiệu âm nhạc thông qua thực hành.

– Nhận biết được một số bản nhạc viết ở giọng Đô trưởng hoặc giọng La thứ.

– Cảm nhận được tính chất nhịp , .

– So sánh được sự khác nhau giữa các loại nhịp đã học.

– Biết vận dụng kiến thức đã học khi hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, tìm hiểu bản nhạc,...

– Biết ghi chép bản nhạc.

Thường thức âm nhạc

– Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài.

– Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của nhạc cụ.

– Nêu được tên và các đặc điểm của nhạc cụ.

– Nhận biết được nhạc cụ khi nghe hoặc xem biểu diễn.

– Gọi được tên hình thức biểu diễn mà nhạc cụ tham gia diễn tấu như song tấu, tam tấu, tứ tấu,...

– Tác giả và tác phẩm: Một số nhạc sĩ tiêu biểu của Việt Nam và thế giới.

– Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ; kể tên một vài tác phẩm tiêu biểu.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc.

– Biết vận dụng kiến thức đã học vào các hoạt động âm nhạc.

– Thể loại âm nhạc: Hợp xướng.

– Nêu được đặc điểm và tác dụng của hợp xướng.

– Phân biệt được hát hợp xướng và các hình thức ca hát khác.

– Âm nhạc và đời sống: Một số di sản văn hoá phi vật thể (liên quan đến âm nhạc) được UNESCO công nhận.

– Nhận biết được những di sản văn hoá đã học.

– Nêu được vài nét về di sản văn hoá đã học.

– Giới thiệu về di sản văn hoá cho người khác.

LỚP 9

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Hát

Bài hát tuổi học sinh (14 – 15 tuổi), dân ca Việt Nam và bài hát nước ngoài. Các bài hát có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc. Một số bài có 2 hoặc 3 bè đơn giản.

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.

– Hát rõ lời và thuộc lời; biết chủ động lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết hát đơn ca, song ca; hát tốp ca, đồng ca với 2 hoặc 3 bè đơn giản.

– Cảm nhận được sắc thái và tình cảm của bài hát; biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả, nội dung hoặc giá trị nghệ thuật của bài hát.

– Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng.

– Biết nhận xét, đánh giá về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác.

– Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc đánh nhịp.

– Biết dàn dựng và biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường.

Nghe nhạc

Nghe một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi.

– Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc.

– Nhận ra tên bản nhạc và tên tác giả từ một vài nét nhạc điển hình.

Đọc nhạc

Giọng Đô trưởng và La thứ. Bài luyện tập cơ bản về quãng, về tiết tấu. Các bài đọc nhạc dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Sử dụng trường độ: tròn, trắng, trắng có chấm dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, móc kép và các dấu lặng. Một số bài có 2 hoặc 3 bè đơn giản.

– Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng và gam La thứ.

– Đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ bài đọc nhạc; thể hiện được tính chất âm nhạc.

– Phân biệt được màu sắc âm nhạc của điệu trưởng và điệu thứ.

– Cảm nhận được sự hoà quyện của âm thanh khi đọc nhạc có bè.

– Giải thích được ý nghĩa của các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt và giải thích được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc.

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

Nhạc cụ

Một số bài tập tiết tấu, giai điệu và hoà âm đơn giản. Sử dụng trường độ: tròn, trắng, trắng có chấm dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, móc kép và các dấu lặng.

– Thể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái các bài tập tiết tấu, giai điệu, hoà âm; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

– Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu và hoà tấu.

– Biết kết hợp các loại nhạc cụ để hoà tấu hoặc đệm cho bài hát, bản nhạc.

– Biết bảo quản nhạc cụ và điều chỉnh âm thanh đúng cách.

– Biết dàn dựng và biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp.

Lí thuyết âm nhạc

– Sơ lược về quãng, xác định và gọi tên quãng theo độ lớn số lượng.

– Sơ lược về dịch giọng.

– Sơ lược về hợp âm. Một số hợp âm của các giọng Đô trưởng, La thứ.

– Thể hiện được một số kí hiệu âm nhạc thông qua thực hành.

– Giải thích được ý nghĩa của một số kí hiệu và thuật ngữ âm nhạc.

– So sánh được độ lớn số lượng của các quãng.

– Nhận biết được một số hợp âm của giọng Đô trưởng và giọng La thứ.

– Biết vận dụng kiến thức đã học khi hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, tìm hiểu bản nhạc,...

– Biết ghi chép bản nhạc; dịch giọng bản nhạc theo hướng dẫn của giáo viên.

Thường thức âm nhạc

– Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài.

– Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của nhạc cụ.

– Nêu được tên và các đặc điểm của nhạc cụ.

– Nhận biết được nhạc cụ khi nghe hoặc xem biểu diễn.

– Gọi được tên hình thức biểu diễn mà nhạc cụ tham gia diễn tấu như song tấu, tam tấu, tứ tấu,...

– Tác giả và tác phẩm: Một số nhạc sĩ tiêu biểu của Việt Nam và thế giới.

– Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ; kể tên một vài tác phẩm tiêu biểu.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc.

– Biết vận dụng kiến thức đã học vào các hoạt động âm nhạc.

– Thể loại âm nhạc: Một số thể loại nhạc đàn.

– Nêu được đặc điểm một số thể loại nhạc đàn.

– Nhận biết được một số thể loại nhạc đàn.

– Vận dụng kiến thức đã học vào các hoạt động âm nhạc.

– Âm nhạc và đời sống: Một số di sản văn hoá phi vật thể (liên quan đến âm nhạc) được UNESCO công nhận.

– Nhận biết được những di sản văn hoá đã học.

– Nêu được vài nét về di sản văn hoá đã học.

– Giới thiệu về di sản văn hoá cho người khác.

LỚP 10

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Hát

Bài hát tuổi học sinh (15 – 16 tuổi), dân ca Việt Nam và bài hát nước ngoài. Các bài hát có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc. Một số bài hợp xướng đơn giản.

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.

– Hát rõ lời và thuộc lời; điều tiết hơi thở hợp lí; mở rộng âm vực; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết hát hợp xướng đơn giản.

– Biết hát đơn ca, song ca; hát tốp ca, đồng ca với 2 hoặc 3 bè đơn giản.

– Cảm nhận được sắc thái và tình cảm của bài hát, sự hoà quyện của các bè; biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả, nội dung, thể loại hoặc giá trị nghệ thuật của bài hát.

– Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng.

– Biết nhận xét, đánh giá về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác.

– Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc đánh nhịp.

– Biết dàn dựng và biểu diễn bài hát, bài hợp xướng ở trong và ngoài nhà trường.

Nghe nhạc

Nghe một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi.

– Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

– Cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc.

– Liệt kê được một số loại nhạc cụ tham gia hoà tấu nhạc không lời.

– Nhận ra tên bản nhạc và tên tác giả từ một vài nét nhạc điển hình; nhắc lại được chủ đề chính của bản nhạc.

Đọc nhạc

Giọng Son trưởng, Mi thứ. Bài luyện tập cơ bản về quãng, về tiết tấu. Các bài đọc nhạc phù hợp với năng lực học sinh. Một số bài có 2 hoặc 3 bè đơn giản.

– Đọc đúng cao độ gam Son trưởng và gam Mi thứ.

– Đọc đúng giai điệu và thể hiện được tính chất âm nhạc của bài đọc nhạc có 1 dấu thăng ở hóa biểu.

– Phân biệt được màu sắc âm nhạc của điệu trưởng và điệu thứ.

– Cảm nhận được sự hoà quyện của âm thanh khi đọc nhạc có bè.

– Giải thích được ý nghĩa của các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt và giải thích được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc.

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

– Tự đọc được một số giai điệu đơn giản viết ở các giọng có 1 dấu thăng.

Nhạc cụ

Các bài tập tiết tấu, giai điệu và hoà âm.

– Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng kĩ thuật.

– Thể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái các bài tập tiết tấu, giai điệu, hoà âm; duy trì được tốc độ ổn định.

– Bước đầu biết xác định tiết điệu và đặt hợp âm chính cho bản nhạc; biết ứng tác và biến tấu đơn giản khi chơi nhạc cụ.

– Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

– Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu và hoà tấu.

– Biết kết hợp các loại nhạc cụ để hoà tấu hoặc đệm cho bài hát, bản nhạc.

– Biết nhận xét, đánh giá về cách chơi nhạc cụ của bản thân hoặc người khác.

– Tự làm được một số nhạc cụ gõ đơn giản từ chất liệu sẵn có.

– Biết bảo quản nhạc cụ và điều chỉnh âm thanh đúng cách.

– Biết dàn dựng và biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường.

Lí thuyết âm nhạc

– Quãng hoà thanh, quãng giai điệu, các loại quãng (quãng đơn, quãng diatonic), tính chất các quãng.

– Sơ lược về điệu thức (trưởng và thứ tự nhiên, thứ hoà thanh); giọng và gam.

– Giọng và gam: Son trưởng, Mi thứ.

– Một số hợp âm của các giọng: Son trưởng, Mi thứ.

– Nhận biết được các loại quãng (quãng đơn, quãng diatonic), biết tính chất các quãng.

– Giải thích được một số thuật ngữ âm nhạc.

– Cảm nhận được sự khác nhau về tính chất âm nhạc giữa giọng trưởng và giọng thứ, sự hoà quyện của các âm trong hợp âm.

– Nhận biết được bản nhạc viết ở giọng Son trưởng, Mi thứ.

– Nhận biết được một số hợp âm của các giọng: Son trưởng, Mi thứ.

– Biết vận dụng kiến thức đã học khi hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, tìm hiểu bản nhạc,...

– Biết ghi chép các bản nhạc.

Thường thức âm nhạc

– Thể loại âm nhạc: Sơ lược về âm nhạc giao hưởng.

– Nêu được một số đặc điểm của âm nhạc giao hưởng.

– Liệt kê được một số loại nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng.

– Cảm nhận được giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm âm nhạc giao hưởng.

– Âm nhạc và đời sống: Vài nét về lịch sử âm nhạc thế giới.

– Nêu được vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc thế giới; kể được tên một số nhạc sĩ tiêu biểu của từng giai đoạn.

– Cảm nhận được giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm âm nhạc.

CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Chuyên đề 10.1: Hệ thống các hợp âm ba, hợp âm bảy của điệu thức

– Thể hiện được các hợp âm ba, hợp âm bảy trên nhạc cụ.

– Cảm nhận được màu sắc của các loại hợp âm.

– Cảm nhận được sự ổn định, không ổn định của các hợp âm ba chính, hợp âm ba phụ.

– Biết vận dụng kiến thức về hợp âm ba, hợp âm bảy trong các hoạt động âm nhạc.

Chuyên đề 10.2: Phương pháp xác định giọng và đặt hợp âm đệm cho ca khúc và bản nhạc

 

– Thể hiện được sơ đồ hợp âm đệm trên nhạc cụ.

– Cảm nhận được sự hoà quyện giữa hợp âm và giai điệu ca khúc.

– Phân tích được các đặc điểm của bản nhạc về giọng điệu, giai điệu, tính chất âm nhạc, cấu trúc,...

– Xác định đúng giọng của bản nhạc và đặt các hợp âm phù hợp.

– Thử nghiệm ý tưởng mới khi đặt hợp âm cho bản nhạc.

– Biết vận dụng đặt hợp âm trong các hoạt động âm nhạc.

Chuyên đề 10.3: Phương pháp xác định tiết điệu đệm

– Thể hiện được phần đệm trên nhạc cụ.

– Cảm nhận được sự phù hợp giữa tiết điệu đệm và tính chất âm nhạc.

– Phân tích được các đặc điểm của bản nhạc về giọng điệu, giai điệu, nhịp điệu, tính chất âm nhạc, cấu trúc,...

– Xác định tiết điệu đệm phù hợp.

– Thử nghiệm ý tưởng mới khi lựa chọn tiết điệu đệm cho bản nhạc.

– Biết vận dụng chọn tiết điệu đệm trong các hoạt động âm nhạc.

LỚP 11

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Hát

Bài hát tuổi học sinh (16 – 17 tuổi), dân ca Việt Nam và bài hát nước ngoài. Các bài hát có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc. Một số bài hợp xướng đơn giản.

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.

– Hát rõ lời và thuộc lời; điều tiết hơi thở hợp lí; mở rộng âm vực; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết hát hợp xướng đơn giản, biết vận dụng các kĩ thuật thanh nhạc.

– Biết hát đơn ca, song ca; hát tốp ca, đồng ca với 2 hoặc 3 bè đơn giản.

– Cảm nhận được sắc thái và tình cảm của bài hát, sự hoà quyện của các bè; biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả, nội dung, thể loại hoặc giá trị nghệ thuật của bài hát.

– Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng.

– Biết nhận xét, đánh giá về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác.

– Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc đánh nhịp.

– Biết dàn dựng và biểu diễn bài hát, bài hợp xướng ở trong và ngoài nhà trường.

Nghe nhạc

Nghe một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi.

– Biểu lộ thái độ và cảm xúc âm nhạc thông qua vận động hoặc ngôn ngữ cơ thể.

– Cảm nhận và đánh giá được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc.

– Liệt kê được một số loại nhạc cụ tham gia hoà tấu nhạc không lời.

– Nhận ra tên bản nhạc và tên tác giả từ một vài nét nhạc điển hình; nhắc lại được chủ đề chính của bản nhạc.

Đọc nhạc

Giọng Pha trưởng, Rê thứ. Bài luyện tập cơ bản về quãng, về tiết tấu. Các bài đọc nhạc phù hợp với năng lực học sinh. Một số bài có 2 hoặc 3 bè đơn giản.

– Đọc đúng cao độ gam Pha trưởng và gam Rê thứ.

– Đọc đúng giai điệu và thể hiện được tính chất âm nhạc của bài đọc nhạc có 1 dấu giáng ở hóa biểu.

– Phân biệt được màu sắc âm nhạc của điệu trưởng và điệu thứ.

– Cảm nhận được sự hoà quyện của âm thanh khi đọc nhạc có bè.

– Giải thích được ý nghĩa của các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt và giải thích được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc.

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

– Tự đọc được một số giai điệu đơn giản viết ở các giọng có 1 dấu giáng.

Nhạc cụ

Các bài tập tiết tấu, giai điệu và hoà âm.

– Thể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái các bài tập tiết tấu, giai điệu, hoà âm; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết xác định tiết điệu và đặt hợp âm chính cho bản nhạc; biết ứng tác và biến tấu đơn giản khi chơi nhạc cụ.

– Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

– Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu và hoà tấu.

– Biết kết hợp các loại nhạc cụ để hoà tấu hoặc đệm cho bài hát, bản nhạc.

– Biết bảo quản nhạc cụ và điều chỉnh âm thanh đúng cách.

– Biết dàn dựng và biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường.

Lí thuyết âm nhạc

– Giọng và gam: Pha trưởng, Rê thứ.

– Một số hợp âm của các giọng: Pha trưởng, Rê thứ.

– Nhận biết được bản nhạc viết ở giọng Pha trưởng, Rê thứ.

– Nhận biết được một số hợp âm của các giọng Pha trưởng, Rê thứ.

– Cảm nhận được sự khác nhau về tính chất âm nhạc giữa giọng trưởng và giọng thứ, sự hoà quyện của các âm trong hợp âm.

– Biết vận dụng kiến thức đã học khi hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, tìm hiểu bản nhạc,...

– Biết ghi chép các bản nhạc.

Thường thức âm nhạc

– Thể loại âm nhạc: Sơ lược về âm nhạc thính phòng.

– Nêu được một số đặc điểm của âm nhạc thính phòng.

– Liệt kê được một số loại nhạc cụ tham gia hoà tấu nhạc thính phòng.

– Cảm nhận được giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm âm nhạc thính phòng.

– Âm nhạc và đời sống: Vài nét về lịch sử âm nhạc Việt Nam.

– Nêu được vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc Việt Nam; kể được tên một số nhạc sĩ tiêu biểu.

– Cảm nhận được giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm âm nhạc.

CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Chuyên đề 11.1: Kĩ năng biểu diễn thanh nhạc

– Biểu diễn các tiết mục hát với sự nâng cao về kĩ thuật và thái độ tự tin; biểu lộ cảm xúc phù hợp với nội dung và tính chất âm nhạc.

– Biểu diễn các tiết mục hát với nhiều hình thức, chủ động điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hoà.

– Cảm nhận được nội dung, sắc thái và tình cảm của các bài hát; cảm nhận về sự hoà hợp giữa giọng hát và phần nhạc đệm.

– Phân tích tiết mục biểu diễn về các mặt: thể loại, nội dung, cấu trúc, giai điệu, lời ca, sắc thái, giá trị nghệ thuật, hình thức biểu diễn,...

– Tự đánh giá về khả năng biểu diễn của bản thân, phân tích được ưu điểm và hạn chế.

– Sử dụng đạo cụ và trang phục phù hợp; tạo được động tác vũ điệu trong biểu diễn.

– Dàn dựng và biểu diễn các tiết mục hát ở trong và ngoài nhà trường theo nhiều hình thức.

Chuyên đề 11.2: Kĩ năng biểu diễn nhạc cụ

– Biểu diễn các tiết mục nhạc cụ với sự nâng cao về kĩ thuật và thái độ tự tin; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

– Biểu diễn các tiết mục nhạc cụ với nhiều hình thức, chủ động điều chỉnh âm thanh của nhạc cụ để tạo nên sự hài hoà.

– Cảm nhận được nội dung, sắc thái và tình cảm của các tác phẩm âm nhạc; cảm nhận sự hoà hợp của âm thanh khi biểu diễn.

– Phân tích tiết mục biểu diễn về các mặt: thể loại, nội dung, cấu trúc, giai điệu, sắc thái, giá trị nghệ thuật, hình thức biểu diễn,...

– Tự đánh giá về khả năng biểu diễn của bản thân, phân tích được ưu điểm và hạn chế.

– Dàn dựng và biểu diễn các tiết mục nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường theo nhiều hình thức.

Chuyên đề 11.3: Kĩ năng chỉ huy

– Thực hiện được động tác chỉ huy một số loại nhịp cơ bản; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

– Cảm nhận được nội dung, sắc thái và tình cảm của tác phẩm âm nhạc; cảm nhận sự hoà hợp của âm thanh khi biểu diễn.

– Phân tích tiết mục biểu diễn về các mặt: thể loại, nội dung, cấu trúc, giai điệu, lời ca, sắc thái, giá trị nghệ thuật, hình thức biểu diễn,...

– Tự đánh giá về khả năng chỉ huy của bản thân, phân tích được ưu điểm và hạn chế.

– Chỉ huy các tiết mục đồng ca, hợp xướng ở trong và ngoài nhà trường.

LỚP 12

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Hát

Bài hát tuổi học sinh (17 – 18 tuổi), dân ca Việt Nam và bài hát nước ngoài. Các bài hát có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc. Một số bài hợp xướng đơn giản.

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.

– Hát rõ lời và thuộc lời; điều tiết hơi thở hợp lí; mở rộng âm vực; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết hát hợp xướng, biết vận dụng các kĩ thuật thanh nhạc.

– Biết hát đơn ca, song ca; hát tốp ca, đồng ca với 2 hoặc 3 bè đơn giản.

– Cảm nhận được sắc thái và tình cảm của bài hát, sự hoà quyện của các bè; biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả, nội dung, thể loại hoặc giá trị nghệ thuật của bài hát.

– Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng.

– Biết nhận xét, đánh giá về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác.

– Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc đánh nhịp.

– Biết dàn dựng và biểu diễn bài hát, bài hợp xướng ở trong và ngoài nhà trường.

Nghe nhạc

Nghe một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi.

– Biểu lộ thái độ và cảm xúc âm nhạc thông qua vận động hoặc ngôn ngữ cơ thể.

– Cảm nhận và đánh giá được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc.

– Liệt kê được một số loại nhạc cụ tham gia hoà tấu nhạc không lời.

– Nhận ra tên bản nhạc và tên tác giả từ một vài nét nhạc điển hình; nhắc lại được chủ đề chính của bản nhạc.

Đọc nhạc

Giọng Son trưởng, Mi thứ, Pha trưởng, Rê thứ. Bài luyện tập cơ bản về quãng, về tiết tấu. Các bài đọc nhạc phù hợp với năng lực học sinh. Một số bài có 2 hoặc 3 bè đơn giản.

– Đọc đúng cao độ gam: Son trưởng, Mi thứ, Pha trưởng, Rê thứ.

– Đọc đúng giai điệu và thể hiện được tính chất âm nhạc của bài đọc nhạc có 1 dấu thăng hoặc có 1 dấu giáng ở hóa biểu.

– Phân biệt được màu sắc âm nhạc của điệu trưởng và điệu thứ.

– Cảm nhận được sự hoà quyện của âm thanh khi đọc nhạc có bè.

– Giải thích được ý nghĩa của các kí hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt và giải thích được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc.

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

– Tự đọc được một số giai điệu đơn giản viết ở các giọng có 1 dấu thăng hoặc 1 dấu giáng; vận dụng kĩ năng đọc nhạc khi hát và chơi nhạc cụ.

Nhạc cụ

Các bài tập tiết tấu, giai điệu và hoà âm.

– Thể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái các bài tập tiết tấu, giai điệu, hoà âm; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết xác định tiết điệu và đặt hợp âm cho bản nhạc; biết ứng tác và biến tấu đơn giản khi chơi nhạc cụ.

– Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

– Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu và hoà tấu.

– Biết kết hợp các loại nhạc cụ để hoà tấu hoặc đệm cho bài hát, bản nhạc.

– Biết bảo quản nhạc cụ và điều chỉnh âm thanh đúng cách.

– Biết dàn dựng và biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường.

Lí thuyết âm nhạc

– Quãng ghép, cách gọi tên quãng ghép.

– Một số hợp âm của các giọng: Son trưởng, Mi thứ, Pha trưởng, Rê thứ.

– Nhận biết được quãng ghép; gọi đúng tên một số quãng.

– Cảm nhận được sự hoà quyện của các âm trong hợp âm.

– Nhận biết được một số hợp âm của các giọng: Son trưởng, Mi thứ, Pha trưởng, Rê thứ.

– Biết vận dụng kiến thức đã học khi hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, tìm hiểu bản nhạc,...

– Biết ghi chép các bản nhạc.

Thường thức âm nhạc

– Thể loại âm nhạc: Sơ lược về thể loại nhạc nhẹ phổ biến.

– Nêu được đặc điểm của một số thể loại nhạc nhẹ.

– Liệt kê được một số loại nhạc cụ tham gia hoà tấu nhạc nhẹ.

– Cảm nhận được giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm nhạc nhẹ.

– Vận dụng kiến thức đã học vào các hoạt động âm nhạc.

– Âm nhạc và đời sống: Sơ lược về một số loại hình nghệ thuật truyền thống: tuồng, chèo, cải lương,...

– Nêu được đặc điểm và giá trị của một số loại hình nghệ thuật truyền thống.

– Cảm nhận được giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm nghệ thuật truyền thống.

CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Chuyên đề 12.1: Phần mềm chép nhạc

– Hiểu và khai thác được các tính năng cơ bản của phần mềm chép nhạc.

– Biết nhận xét và đánh giá sản phẩm được tạo ra từ phần mềm chép nhạc.

– Ghi chép và lưu được các bản nhạc dưới dạng văn bản, hình ảnh hoặc âm thanh.

– Sử dụng linh hoạt và hiệu quả phần mềm chép nhạc trong các hoạt động âm nhạc.

Chuyên đề 12.2: Phần mềm biên tập âm thanh và thu âm

 

– Hiểu và khai thác được các tính năng cơ bản của phần mềm biên tập âm thanh và thu âm.

– Nhận biết được tính chất âm nhạc để biên tập âm thanh hoặc thu âm cho phù hợp.

– Biết nhận xét và đánh giá sản phẩm được tạo ra từ phần mềm biên tập âm thanh và thu âm.

– Biên tập, thu âm được các định dạng file âm thanh (.midi, .wave, .mp3,...).

– Sử dụng linh hoạt và hiệu quả phần mềm biên tập âm thanh và thu âm trong các hoạt động âm nhạc.

Chuyên đề 12.3: Phần mềm hoà âm tự động

– Hiểu và khai thác được các tính năng cơ bản của phần mềm hoà âm tự động.

– Nhận biết được tính chất âm nhạc để phối nhạc cho phù hợp.

– Biết nhận xét và đánh giá sản phẩm được tạo ra từ phần mềm hoà âm tự động.

– Phối nhạc được một số bài hát.

– Sử dụng linh hoạt và hiệu quả phần mềm hoà âm tự động trong các hoạt động âm nhạc.

VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

          1. Định hướng chung

          Chương trình môn Âm nhạc thực hiện phương pháp dạy và học theo xu hướng giáo dục hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và phát triển tiềm năng hoạt động âm nhạc.

          Giáo viên chủ động xây dựng môi trường học tập thân thiện để học sinh có cơ hội giao tiếp, hợp tác, trải nghiệm, tìm tòi kiến thức và phát huy tiềm năng âm nhạc; linh hoạt kết hợp nhóm phương pháp dạy học dùng lời với nhóm phương pháp tổ chức hoạt động; tăng cường cho học sinh trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua học trong lớp, xem biểu diễn ca nhạc, tham quan di sản văn hoá, giao lưu với các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nghệ nhân; dành thời gian thích hợp cho những học sinh có năng khiếu âm nhạc thực hiện vai trò hạt nhân và phát triển năng lực âm nhạc cá nhân.

Quá trình phát triển năng lực âm nhạc là quá trình rèn luyện các kĩ năng thực hành, luyện tập, biểu diễn,... một cách thường xuyên và lâu dài. Vì vậy, trong mỗi tiết học, giáo viên cần linh hoạt xác định mục tiêu với một số yêu cầu cụ thể, phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học để tập trung hướng dẫn học sinh thực hành, luyện tập.

          2. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

          a) Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu

Các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm được hình thành, phát triển ở học sinh thông qua nội dung học tập, cách thức tổ chức các hoạt động học tập, trải nghiệm, khám phá âm nhạc trong và ngoài nhà trường. Các tác phẩm âm nhạc ca ngợi lòng yêu nước, giàu tính nhân văn, có nội dung giáo dục sâu sắc và hình thức hấp dẫn cùng với phương pháp tổ chức hoạt động của giáo viên sẽ góp phần tích cực giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống của dân tộc; cảm xúc thẩm mĩ, ý thức trân trọng, giữ gìn, bảo vệ cái đẹp; ý thức học hỏi các nền văn hoá; hình thành, phát triển ở học sinh nhận thức thẩm mĩ trong tu dưỡng bản thân và ứng xử với bạn bè, thầy cô, gia đình, cộng đồng và thiên nhiên.

          b) Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung

Chương trình môn Âm nhạc góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển những năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể:

– Năng lực tự chủ và tự học

Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập, tìm hiểu các tác phẩm âm nhạc với nhiều hình thức và thể loại khác nhau; tạo điều kiện để học sinh được trải nghiệm những hoạt động âm nhạc phong phú; có những định hướng cụ thể giúp học sinh biết suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức và phát huy ưu điểm, sở trường, khắc phục hạn chế, điều chỉnh hành vi trong học tập và sinh hoạt. Nhờ đó, học sinh phát triển được vốn sống; có khả năng nhận biết cảm xúc, tình cảm, sở thích, cá tính và năng lực của bản thân; biết tự chủ để có hành vi phù hợp, có sự tự tin, tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, không ngừng học hỏi để tự hoàn thiện.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Giáo viên tổ chức các hoạt động âm nhạc tập thể, tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm trong môi trường giao tiếp rộng rãi và có tính hợp tác cao; chú trọng phát triển cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh. Nhờ đó, học sinh biết quan tâm đến suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác; biết sống hoà hợp với bạn bè và cộng đồng.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Giáo viên khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập; thường xuyên tổ chức những hoạt động sáng tạo âm nhạc từ dễ đến khó, giúp học sinh biết đề xuất ý tưởng, tạo ra sản phẩm mới, không suy nghĩ theo lối mòn, hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hoá và các loại hình nghệ thuật khác. Nhờ đó, học sinh biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để tiếp thu những kiến thức mới, hình thành những kĩ năng mới, phát huy tiềm năng để tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc, phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong học tập và đời sống.

          3. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực đặc thù

Căn cứ vào nội dung dạy học, yêu cầu cần đạt và điều kiện thực tế, giáo viên vận dụng linh hoạt các hoạt động dạy học âm nhạc đặc thù (nghe, đọc, tái hiện, phản ứng, trình diễn, phân tích, đánh giá, ứng dụng, sáng tạo) cho phù hợp và hiệu quả; sử dụng những nhạc cụ có cao độ chuẩn để giúp học sinh phát triển kĩ năng nghe và hát đúng nhạc; hướng dẫn học sinh hoà tấu hoặc đệm cho bài hát, bản nhạc bằng cách kết hợp giữa các loại nhạc cụ và động tác tay, chân (vỗ tay, giậm chân, búng ngón tay,...).

– Cấp tiểu học

Tập trung phát triển cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc; lựa chọn các hoạt động học tập phù hợp với sở thích và nhận thức của học sinh: nghe nhạc, vận động, chơi các trò chơi, kể chuyện,...; thiết kế các hoạt động trải nghiệm và khám phá âm nhạc tích hợp trong các nội dung học tập. Học sinh cần được tiếp cận âm thanh trước khi học kí hiệu âm nhạc, tiếp cận lí thuyết thông qua trải nghiệm thực hành. Lí thuyết âm nhạc không học tách biệt mà được tích hợp trong các nội dung hát, nhạc cụ, đọc nhạc. Ở lớp 1, lớp 2, lớp 3 cần chủ yếu sử dụng phương pháp đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay và nốt nhạc hình tượng; từ lớp 4 trở lên cần kết hợp giữa đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay và kí hiệu ghi nhạc.

– Cấp trung học cơ sở

Tập trung phát triển các kĩ năng âm nhạc cơ bản; lựa chọn các hoạt động học tập phù hợp với hứng thú và nhận thức của học sinh: nghe nhạc, vận động, đánh giá, phân tích, ứng dụng, sáng tạo,...; thường xuyên củng cố và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học; tiếp tục vận dụng phương pháp dạy học lí thuyết âm nhạc như ở cấp tiểu học.

– Cấp trung học phổ thông

Tập trung nâng cao năng lực âm nhạc, đặc biệt là thể hiện âm nhạc; lựa chọn các hoạt động học tập phù hợp với sở trường, phong cách cá nhân, phát triển năng lực tự học; sử dụng kết hợp giữa hệ Đô di động và Đô cố định trong đọc nhạc và hát; thực hiện phân hóa sâu trong dạy học, tạo điều kiện để những học sinh có năng khiếu âm nhạc phát huy khả năng của mình.

          VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

          1. Định hướng chung

Đánh giá kết quả giáo dục trong môn Âm nhạc nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh; hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Giáo viên đánh giá phẩm chất và năng lực dựa vào những yêu cầu cần đạt; kết hợp đánh giá định tính với đánh giá định lượng; chú trọng đánh giá chẩn đoán kết hợp với đánh giá quá trình học tập, luyện tập, biểu diễn, sáng tạo âm nhạc để thấy được sự tiến bộ của học sinh về ý thức, về năng lực âm nhạc.

          2. Một số hình thức đánh giá

– Đánh giá chẩn đoán: sử dụng vào đầu giai đoạn dạy học, nhằm giúp giáo viên thu thập những thông tin về kiến thức và kĩ năng âm nhạc của từng học sinh, cũng như những điểm mạnh, những nhu cầu của học sinh, từ đó xây dựng kế hoạch và phương pháp giáo dục thích hợp.

– Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì

Đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình): bao gồm đánh giá chính thức thông qua các hoạt động thực hành, luyện tập, biểu diễn hoặc sáng tạo âm nhạc, dùng bài kiểm tra giấy kết hợp âm thanh, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, viết tiểu luận hoặc báo cáo,...; và đánh giá không chính thức như: tìm hiểu hồ sơ học tập, quan sát trên lớp, đối thoại, học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng,... nhằm thu thập những thông tin về quá trình hình thành, phát triển năng lực năng âm nhạc của từng học sinh.

Đánh giá định kì (đánh giá tổng kết): sử dụng ở cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học nhằm phối hợp với đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin để phân loại học sinh và điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục.

– Đánh giá định tính và đánh giá định lượng

Đánh giá định tính: kết quả học tập được mô tả bằng lời nhận xét hoặc biểu thị bằng các chữ cái. Học sinh sử dụng hình thức này để tự đánh giá sau khi kết thúc mỗi nội dung, mỗi chủ đề; giáo viên sử dụng để đánh giá chẩn đoán và đánh giá thường xuyên không chính thức. Đánh giá định tính được sử dụng chủ yếu ở cấp tiểu học.

Đánh giá định lượng: kết quả học tập được biểu thị bằng điểm số. Đánh giá định lượng được sử dụng chủ yếu ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, bảo đảm quan điểm phân hoá dần ở các lớp học trên.

VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Giải thích thuật ngữ

a) Một số thuật ngữ và khái niệm âm nhạc

Thuật ngữ, khái niệm

Giải thích

Âm vực (tiếng Anh: musical range, tiếng Pháp: registre/etendue, tiếng Italia: registro)

Phạm vi tạo thanh của nhạc cụ và giọng hát, từ thấp đến cao.

Biến tấu (tiếng Anh: variation, tiếng Pháp: variation, tiếng Italia: variazione)

Nhắc lại chủ đề, có phát triển, biến đổi.

Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay (tiếng Anh: reading music with hand signs)

Đọc các nốt nhạc được kí hiệu bằng tư thế khác nhau của bàn tay (phương pháp Kodály).

Đọc nhạc theo hệ Đô cố định (tiếng Anh: fixed Do)

Phương pháp đọc nhạc mà mỗi tên nốt (Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si) luôn gắn liền với một cao độ cố định.

Đọc nhạc theo hệ Đô di động (tiếng Anh: movable Do)

Phương pháp đọc nhạc mà các tên nốt (Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si) di chuyển theo các giọng: Đô luôn là âm chủ của giọng trưởng; La luôn là âm chủ của giọng thứ.

Độc tấu (tiếng Anh, tiếng Pháp: solo, tiếng Italia: assolo)

Một người biểu diễn, dùng một nhạc cụ thể hiện là chính.

Hoà tấu (tiếng Anh: ensemble)

Nhiều người cùng biểu diễn một bản nhạc, bằng nhiều nhạc cụ.

Kèn phím

Nhạc cụ được chơi bằng cách kết hợp giữa thổi và bấm phím. Nhạc cụ này có nhiều tên gọi như: melodica, pianica, melodeon, blow-organ, key harmonica, free-reed clarinet, melodyhorn,...

Nhạc cụ gõ (tiếng Anh: percussion instrument)

Những loại nhạc cụ được chơi bằng cách đập gõ, vỗ, chà xát, rung lắc,... để tạo ra âm thanh. Nhạc cụ gõ thường được chia thành 2 loại: nhạc cụ định âm (có cao độ, ví dụ: xylophone); nhạc cụ không định âm (không có cao độ, ví dụ: trống, thanh phách, song loan, động tác tay, chân tạo ra tiết tấu,...).

Nốt nhạc hình tượng (tiếng Anh: iconic/graphic notation)

Các nốt nhạc được biểu thị bằng hình ảnh tượng trưng, nhằm thu hút thị giác, giúp học sinh dễ nhớ, dễ học.

Phương tiện diễn tả của âm nhạc

Bao gồm: giai điệu, hoà âm, tiết tấu, nhịp độ, âm sắc, âm vực, cường độ,...

Tiết điệu (tiếng Anh: styles of music)

Các phong cách, nhịp điệu âm nhạc đặc trưng, ví dụ: bebop, cha cha cha, country rock, disco, foxtrot, mambo, pasodoble, rumba, samba, tango, waltz,...

Ứng tác (tiếng Anh: improvise, tiếng Pháp: improviser, tiếng  Italia: improvvisare)

Sáng tác và biểu diễn tại chỗ.

b) Từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt

Chương trình môn Âm nhạc sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của học sinh. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể. Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu dưới đây hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh.

Mức độ

Động từ mô tả mức độ

Biết

Gọi được tên (hình thức biểu diễn), kể được tên (một số nhạc sĩ tiêu biểu), liệt kê được (một số loại nhạc cụ), nhắc lại được (nội dung bài hát), phát biểu được, thuộc (lời ca); nhận biết (các nốt nhạc, các kí hiệu ghi nhạc), xác định được, đọc đúng (cao độ và trường độ các nốt nhạc),...

Hiểu

Mô tả được (động tác chơi nhạc cụ), nêu được ví dụ; tóm tắt được, giải thích được (ý nghĩa của một số kí hiệu và thuật ngữ âm nhạc); so sánh được (sự khác nhau giữa các loại nhịp),...

Vận dụng

Biểu diễn được (các tiết mục âm nhạc); điều chỉnh được (giọng hát để tạo nên sự hài hoà); tổ chức được (hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi); xếp loại được, đánh giá được (kĩ năng thể hiện âm nhạc của bản thân và người khác),...

2. Thời lượng thực hiện chương trình

a) Giai đoạn giáo dục cơ bản

Từ lớp 1 đến lớp 9, thời lượng dạy học là 35 tiết trong một năm học.

Thời lượng (tính theo %) dành cho các nội dung:

Nội dung

Cấp tiểu học

Cấp trung học cơ sở

Hát

35%

30%

Nhạc cụ

20%

20%

Nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc

35%

40%

Thời lượng dành cho đánh giá định kì: 10%

b) Giai đoạn định hướng nghề nghiệp

Từ lớp 10 đến lớp 12, thời lượng dạy học là 70 tiết trong một năm học. Học sinh lựa chọn 1 trong 2 phương án sau:

Phương án 1

Phương án 2

Hát: 50%

Nhạc cụ: 50%

Nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc: 40%

Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc: 40%

Thời lượng dành cho đánh giá định kì: 10%

Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, những học sinh có định hướng theo học ngành văn hoá - nghệ thuật được lựa chọn các chuyên đề học tập với thời lượng 35 tiết trong một năm học. Thời lượng (tính theo số tiết) dành cho các chuyên đề học tập, bao gồm cả đánh giá như sau:

Nội dung

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

Chuyên đề 10.1: Hệ thống các hợp âm ba, hợp âm bảy của điệu thức

10

 

 

Chuyên đề 10.2: Phương pháp xác định giọng và đặt hợp âm đệm cho ca khúc và bản nhạc

15

 

 

Chuyên đề 10.3: Phương pháp xác định tiết điệu đệm

10

 

 

Chuyên đề 11.1: Kĩ năng biểu diễn thanh nhạc

 

15

 

Chuyên đề 11.2: Kĩ năng biểu diễn nhạc cụ

 

10

 

Chuyên đề 11.3: Kĩ năng chỉ huy

 

10

 

Chuyên đề 12.1: Phần mềm chép nhạc

 

 

15

Chuyên đề 12.2: Phần mềm biên tập âm thanh và thu âm

 

 

10

Chuyên đề 12.3: Phần mềm hoà âm tự động

 

 

10

3. Thiết bị dạy học

a) Thiết bị để dạy học của giáo viên

– Nhạc cụ: đàn phím điện tử hoặc piano kĩ thuật số;

– Tư liệu âm nhạc: tranh ảnh về nhạc cụ, tác giả âm nhạc, nghệ sĩ, nghệ nhân; tranh minh họa câu chuyện âm nhạc; video biểu diễn âm nhạc,...

b) Thiết bị để thực hành của học sinh

 

Cấp tiểu học

Cấp trung học cơ sở

Cấp trung học phổ thông

Nhạc cụ tiết tấu

(học sinh tất cả các trường)

Trống nhỏ, song loan, thanh phách, tambourine, triangle,  nhạc cụ tiết tấu phổ biến ở địa phương, nhạc cụ gõ tự làm,...

Trống nhỏ, song loan, thanh phách, tambourine, triangle,  nhạc cụ tiết tấu phổ biến ở địa phương, nhạc cụ gõ tự làm,...

Trống bongo, trống cajon, tambourine, nhạc cụ tiết tấu phổ biến ở địa phương, nhạc cụ gõ tự làm,...

Nhạc cụ giai điệu

(học sinh những trường

có đủ điều kiện)

Kèn phím, recorder, nhạc cụ giai điệu phổ biến ở địa phương,...

Kèn phím, recorder, ukulele, nhạc cụ giai điệu phổ biến ở địa phương,...

Kèn phím, đàn phím điện tử, recorder, ukulele, guitar, nhạc cụ giai điệu phổ biến ở địa phương,...

c) Phòng học bộ môn

Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, cần bố trí phòng học riêng cho môn Âm nhạc, vị trí cách biệt với các phòng học khác hoặc ở tầng cao nhất để cách âm. Phòng học Âm nhạc cần sử dụng loại bàn ghế dễ di chuyển, dễ xếp gọn, tạo không gian cho học sinh vận động, tham gia các hoạt động âm nhạc hoặc biểu diễn; có tủ, giá để cất giữ các thiết bị dạy học; có bảng viết, các phương tiện nghe nhìn (máy tính, máy chiếu, màn hình,...), thiết bị phòng cháy và chữa cháy; có nội quy phòng học.

 

 

TỪ KHÓA:

n/a

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới      

 

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates