SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Bản hoà tấu của 4 cô gái thu hình phần biểu diễn của từng người bằng điện thoại từ nhà riêng và gởi cho nhau để Mix lại trong mùa Coronavirus.







Please share ...
We would have performed this medley together in our concert, scheduled for March 15, 2020. It’s been a very difficult time for me 3 days before the date. My heart was broken when I decided to cancelled the concert due to Covid-19. It came suddenly and has been spread out like a storm. We chose Beethoven’s ”Virus” and Vivaldi’s “The Storm” as part of this medley, without knowing that the coronavirus actually made us in troubles.
As practicing social distance at home, we recorded this medley to spread our hope to you during this difficult time. We believe that pandemic will end soon, and we’ll perform this medley on stage to you as soon as we can re-schedule our concert.

Học piano như thế nào là hiệu quả nhất.


Cách học đàn Piano hiệu quả theo phương pháp hiện đại



Có nhiều nghiên cứu chứng minh được việc học đàn piano từ sớm có nhiều lợi ích trong quá trình phát triển trí não nhưng lại có không ít người cũng chơi đàn từ nhỏ mà khi lớn lên lại thấy vô vị, bởi tiếng đàn vẫn không hay và không chinh phục người nghe. Điều đó nằm ngay cách học đàn piano của bạn.  Liệu cách chơi của bạn đã đúng và hiệu quả hay chưa.


Phương pháp học piano hiện đại hiệu quả là phương pháp mà bạn cần rất nhiều thời gian để tìm hiểu về nó. Bạn hãy quay lại từ khi hình thành chiếc đàn piano cổ xưa cho đến nay cũng trải qua biết bao lịch sử và mỗi thời kỳ chiếc đàn lại trở nên huyền diệu hơn, mỗi người học đàn luôn phải tìm hiểu và khám phá những điều mới.

Tập luyện chăm chỉ hay cần cách học Piano hiệu quả theo phương pháp hiện đại

Cách học đàn Piano theo phương pháp hiện đại
Bạn muốn chơi đàn piano hay luôn chăm chỉ rèn luyện hằng ngày. Điều này vẫn chưa đủ bởi ngày nào bạn cũng tập lại tự gây nên áp lực cho mình và thành quả lại không khá hơn. Bạn có biết sự thành công của những người nghệ sĩ độc đáo hơn rất nhiều ở cách chơi piano ra sao.
Đó chính là phương pháp chơi đàn piano, đôi khi việc dập khuôn máy móc sẽ không hề tốt. Mà các khác biệt nằm ở chỗ bạn chọn được phương pháp học piano hiện đại phù hợp với mình nhất. Như vậy, bạn mới có thể cảm nhận nhạc tốt và còn tìm ra được cách học piano cho riêng mình mà người khác không có.
Cách học đàn Piano theo phương pháp hiện đại

Làm thế nào để học đàn Piano theo phương pháp hiện đại

Bạn có thể lên mạng tìm rất nhiều bài viết về cách dạy học piano nhanh nhất hiệu quả nhất. Đó có thể là phương pháp học theo thể loại bạn thích, cách học hiện đại. Nên nhớ rằng đó chỉ là những cách để bạn tham khảo. Và chẳng ai chắc chắn được việc bạn áp dụng theo có hiệu quả, đúng cách hay không.
Học một cách bài bản, trình tự: Nếu bạn cố gắng học hỏi và theo một trình tự từ ban đầu cho tới khi kiến thức được nâng cao. Thì việc tìm một cách học đàn piano không hề khó. Dù có mất chút thời gian nhưng chơi đến đâu chắc tới đó.Có thể người khác mất 1, 2 năm nhưng dù bạn phải bỏ thời gian lâu hơn không sao cả. Cái hay, đặc biệt là ở sự sáng tạo cho riêng mình. Kết quả minh chứng cho thành quả của bạn sẽ là bản nhạc hay được mọi người đón nhận một cách nhiệt tình.
Đừng cố gắng quá sức: Đam mê, quyết tâm là điều tốt nhưng bạn đừng biến nó trở nên vô ích. Bởi rất nhiều người đưa ra cho mình phương pháp học piano riêng và bắt buộc phải thực hiện đúng, luyện tập cho xong. Nhưng kết quả chỉ thực hiện được một vài tháng là đủ thấy chán nản và bỏ luôn cả học đàn. Xem thêm khóa học đàn Piano  tại Trường nhạc Việt Thương Music School
  • Hướng dẫn cách học đàn Piano cơ bản đến giỏi
  • Những lợi ích của việc Học đàn Piano
  • Nên học Đàn Piano hay đàn Organ
  • Học Piano trong khoảng thời gian bao lâu
Cách học đàn Piano theo phương pháp hiện đại

Một vài lưu ý để cách học đàn piano hiệu quả hơn

Không chỉ chơi mà bạn phải là người đam mê nó: Với những người có năng khiếu bẩm sinh từ nhỏ việc chơi đàn piano hay không hề khó và rất nhanh. Nhưng bạn thì khác, bạn đang tìm hướng đi mới cho mình. Một chiếc đàn piano với thế giới âm nhạc cho riêng bạn. Vì thế, niềm đam mê mãnh liệt sẽ giúp bạn có thêm động lực hơn. Và bạn sẽ tìm cho mình một phương pháp học piano thoải mái, tinh tế, hiệu quả nhất.
Sử dụng metronome để cải thiện thời gian và nhịp điệu: Ban đầu, bạn có thể luyện tập với metronome, sau đó chơi những nốt nhạc này trên các nhịp. Sau một thời gian luyện tập như thế, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả mang lại một cách rõ rệt.
Thực hành chậm và nắm chắc tiết tấu theo phương pháp hiện đại: Giai điệu, tiết tấu cho từng bản nhạc rất khác nhau. Vì vậy, bạn học hỏi thêm phương pháp hiểu tiết tấu hiện đại như ký hiệu nâng cao tay phải, ký hiệu nâng cao tay trái. Và dành thời gian tập luyện giai điệu bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp, sự kỳ diệu qua từng nốt nhạc. Nên nhớ tập đàn một cách chậm, từ từ không nên quá vộ vàng. Bởi trong một lúc bạn không thể nhồi nhét mọi thứ vào bộ não của mình được.
Phương pháp ghép hai tay trên piano: Đây cũng là phương pháp học piano hiệu quả nhất mà được nhiều người áp dụng. Chơi đàn theo số ngón tay quy định của tác phẩm là một yêu cầu khắt khe, có tính bắt buộc, đòi hỏi người học phải có kĩ năng đọc bản nhạc, đồng thời tay đàn cần có cảm giác quen thuộc.Đặc biệt là việc kết hợp cả hay tay trên phím đàn. Do đó, bạn nên chọn những bà tập luyện ngón cơ bản về nốt nhạc, giai điệu một cách nhuần nhuyễn sẽ dễ dàng hơn.

Bạn đang muốn tự bản thân tìm hiểu, tự học đàn piano ở nhà? Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tự học đàn piano tại nhà dễ dàng nhất.

Bạn muốn tự học đàn piano ở nhà có rất nhiều cách, bạn có thể lên mạng tìm hiểu hoặc có thể tham gia các khóa học piano online, hoặc nhờ bạn bè, người thân biết chơi đàn hướng dẫn, hoặc là mua những cuốn sách, giáo trình piano cơ bản.
Tuy nhiên, đôi khi các bạn thường gặp những khó khăn và thách thức bởi học piano không đơn giản như vậy. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nhạc cụ Kawai Việt Nam xin hướng dẫn cách học đàn piano cơ bản tại nhà. Hướng dẫn học đàn piano cơ bản ở nhà sẽ giúp bạn nắm vững những khái niệm cơ bản trong việc tự học đàn piano cũng như định hướng việc học piano tương lai.
Sau đây là nội dung Hướng dẫn học đàn piano cơ bản ở nhà:

1.Tìm hiểu & nắm vững những kiến thức nhạc lý cơ bản.

Việc học đàn piano cũng giống như học một môn học trên lớp, bước đầu tiên là bạn cần tìm hiểu về lý thuyết, cụ thể đó là bạn phải nắm một số nhạc lý piano cơ bản. Hầu hết các phương pháp học piano bắt đầu bằng cách dạy cho bạn các tên của các nốt nhạc, chúng trông như thế nào, và vị trí tương ứng trên các phím đàn piano.
Điều này đặt nền móng cho khả năng đọc nốt nhạc. Đọc nhạc cũng là nền tảng của nhạc lý, và nhạc lý rất quan trọng nếu bạn muốn nói về âm nhạc một cách chi tiết.
Một số kiến thức nhạc lý piano cơ bản mà bạn cần nắm như:
Bàn phím: Mỗi chiếc đàn piano thường có 88 phím trắng và đen, trong đó những nốt trắng được gọi là phím tự nhiên, những phím đen gọi là phím hoá có chức năng thực hiện những nốt hoá như thăng (#) và giáng (b). Các phím đen được chia ra làm nhóm 2 phím đen và nhóm 3 phím đen.
Nốt: Đàn piano có 7 nốt nhạc cơ bản và được ký hiệu là A B C D E F G tương ứng là La Si Đồ Rê Mi Fa Sol, đây là kiến thức cơ bản mà tất cả những người mới chơi đều phải nắm được.
Hợp âm: Hợp âm thường có từ 3 nốt trở lên, nếu dùng 3 nốt họ kêu là triads dùng 4 nốt là tetrads, 5 là pentads và 6 là hexads.

14 hợp âm piano cơ bản

Những hợp âm cơ bản trên piano: 14 hợp âm cơ bản trên đàn piano đó là 7 hợp âm trưởng và 7 hợp âm thứ. Hợp âm trưởng được kí hiệu là C D E F G A B và hợp âm thứ là Cm Dm Em Fm Gm Am Bm.

2. Luyện ngón piano cơ bản

Sau khi nắm vững những kiến thức về nhạc lý piano cơ bản thì các bạn bắt đầu vào việc tập luyện ngón tay với phím đàn piano. Đây là một bước cơ bản cũng như quan trọng trong việc tự học đàn piano ở nhà.
Cách luyện ngón tay piano: là bạn hãy di chuyển ngón tay, bàn tay của mình đi lên, đi xuống, từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, từ phím trắng này sang phím trắng khác, hoặc từ phím trắng lên phím đen, và xử lý đặt ngón tay sao cho di chuyển đi lên và đi xuống một cách thoải mái, thả lòng trên cây đàn piano của mình. Hãy xem cây đàn piano là một người bạn giúp bạn sẻ chia những cung bậc cảm xúc của bản thân.
Lưu ý:  
Thứ 1: Bạn phải giữ dáng tay tròn
Thứ 2: Bạn bắt đầu chơi riêng rẽ từng phím (ấn 1 phím nhả lên sau đó mới tiếp tục ấn phím tiếp theo) khi bạn làm riêng từng nốt tốt rồi thì sau đó dần kết nối liền lạc giữa các nốt với nhau

3. Tập luyện tay trái & tay phải

Sau khi bạn đã trải qua những bài tập luyện ngón đã quen được nốt nhạc thì bạn tiến hành bước tiếp theo. Đó là những bước tập luyện trên từng bàn tay trái & phải:
Thứ 1: Bạn tập tay phải, di chuyển sao cho linh hoạt, nhưng phải đúng nốt, đúng nhịp thì mới ra bài được.
Thứ 2: Bạn tập tay trái sao cho đúng nốt, đúng nhịp và thuần thục.

4. Học cách phối hợp tay trái & tay phải trên 1 bản nhạc.

Sau khi biết cách đọc được nốt nhạc khoá Sol (tay phải), và đọc được nốt nhạc khoá Fa (tay trái). Giờ đây việc kết hợp hai tay cũng sẽ được thể hiện trên bản nhạc piano.
Theo quy tắc dóng hàng trên 2 khuông nhạc khoá Sol và khoá Fa:
Khi đọc bản nhạc, lúc nào nốt nhạc của tay phải và tay trái thẳng hàng nhau tức là bạn sẽ chơi 2 tay cùng lúc nhấn xuống phím đàn.
Lúc nào nốt tay phải và nốt tay trái không cùng hàng nhau, tức là 2 tay sẽ nhấn phím không cùng lúc (tay phải nhấn trước hay tay trái nhấn trước, dựa vào nốt ở tay nào xuất hiện trước).

5. Hoàn chỉnh một bản nhạc từ chậm đến nhanh

Khi đã phối hợp được cách kết hợp tay trái tay phải nhuần nhuyễn rồi thì bạn đã có thể hoàn thành một tác phẩm piano đơn giản. Bạn nên lựa chọn những tác phẩm piano có cách chơi đơn giản sau đó đến những tác phẩm âm nhạc cổ điển.
Lời khuyên: Bạn nên phân bố cục khi tập đàn và đặt mục tiêu thời gian cho mình. Với một bài hát thông thường có bố cục gồm 3 phần: Intro, Phiên khúc (đoạn nhạc nhẹ nhàng), Điệp khúc (đoạn nhạc cao trào). Khi phân đoạn cho một bài hát, ta sẽ dễ dàng tưởng tượng ra bài hát ở 1 bố cục ngắn hơn, và không bị quá tải khi tập.
Đặt mục tiêu thời gian cho từng đoạn, ví dụ: tập phiên khúc (tổng cộng 5 dòng nhạc) trong 3 ngày, thì mỗi ngày cần tập nhuần nhuyễn 1-2 dòng nhạc, và ngày cuối cùng sẽ chơi hết cả 5 dòng nhạc với nhau.

6. Gợi ý một số bản nhạc piano đơn giản, quen thuộc giúp bạn có thể tập luyện tốt.

Mời bạn tham thảo những nốt nhạc đơn giản trên một số bản nhạc quen thuộc dưới đây:
Bài Happy Birth Day
1 1 2 1 4 3 , 1 1 2 1 5 4 , 1 1 8 6 4 3 2 , 6# 6# 6 4 5 4
Happy birthday to you, happy birthday to you, happy birthday to …. , happy birthday to you.
Bài Twinkle, twinkle little star
1 1 5 5 6 6 5 , 4 4 3 3 2 2 1
Twinkle, twinkle little star, how I wonder how you are
5 5 4 4 3 3 2 , 5 5 4 4 3 3 2
Up above the world so high, like a diamon in the sky
1 1 5 5 6 6 5 , 4 4 3 3 2 2 1
Twinkle, twinkle little star, how I wonder how you are.
Bài Jingle bell Piano
3 3 3 , 3 3 3 , 3 5 1 2 3
Jingle bell, jingle bell, jingle all the way
4 4 4 4 , 4 3 3 3 , 3 2 2 3 2 5
Oh what fun it is to ride, in a one horse open sleigh!
3 3 3 , 3 3 3 , 3 5 1 2 3
Jingle bell, jingle bell, jingle all the way
4 4 4 4 , 4 3 3 3 , 5 5 4 2 1
Oh what fun it is to ride, in a one horse open sleigh.
Bài Silent Night, Holy Night  Piano
5 6 5 3 , 5 6 5 3 , 9 9 7 , 8 8 5 6 6 8 7 7 6 5 6 5 3 6 6 8 7 6 5 6 5 3 9 9 11 9 7 8 10 8 5 3 5 4 2 1
Bài Mary had a little lamb Piano
3 2 1 2 3 3 3 , 2 2 2 , 3 3 3
Mary had a little lamb, little lamb, little lamb
3 2 1 2 3 3 3 , 3 2 2 3 2 1 1
Mary had a little lam, it’s fleece was white as snow .
Bài Row, row, row your  boat Piano
4 4 4 4# 5 , 5 4# 5 5# 6
Row row row your boat, Gently down the stream
7 7 7 , 6 6 6 , 5 5 5 , 4 4 4 , 6 5# 5 4# 4
Merily, merily, merily, merily, life is but a dream.

“Ode to Joy” của Beethoven vang lên trong thời kỳ khủng hoảng corona

VĂN HÓA


29/03/2020 08:00 -
Ở Italy, kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, mọi người đều hát ca và chơi nhạc trên các khung cửa sổ và bao lơn. Giờ đây Đức cũng học cách làm này với giai điệu nổi tiếng của Beethoven.
Việc người Ý chơi nhạc ngay từ ban công nhà mình đã gợi ý cho người Đức làm theo. 
Trong những ngày gần đây, tại Cologne, quảng trường Pauliplatz và đường phố xung quanh nó bình thường đông đúc và rộn ràng đã trở nên vắng vẻ và im lặng – không có trẻ em chơi đùa, thậm chí không có bóng dáng ô tô mà chỉ có một vài người đi bộ. Ngay cả những con chim dũng dường như trong trạng thái bị cách ly. Tuy nhiên vào tầm 6 giờ chiều chủ nhật, một vài khuôn cửa quanh đó mở ra.
Người ta bất ngờ nghe thấy những nốt nhạc đầu tiên từ một chiếc kèn horn, sau đó là sáo, clarinet. Một chiếc violin và một chiếc double bass cũng bắt đầu hòa vào âm thanh chung từ bên kia quảng trường. Đó chưa phải là một dàn nhạc hoàn chỉnh nhưng cũng gần như vậy. Những người không thể chơi bất cứ nhạc cụ nào thì đơn giản là hát theo giai điệu của chương cuối bản giao hưởng số 9 của Ludwig van Beethoven, phổ một bài thơ của Friedrich Schiller. “Không ai  mong đợi một sự kiện âm nhạc hoàn hảo! Hãy để nó có mọi thứ” trở thành khẩu hiệu của chiến dịch “Những nghệ sĩ âm nhạc vì nước Đức” do nhiều hiệp hội âm nhạc Đức tổ chức.
Âm nhạc vòng quanh Đức
Như ở Cologne, âm nhạc đã vang lên khắp nướ Đức vào tối ngày chủ nhật bởi duyên cớ đặc biệt. Tại Stuttgart, các nghệ sĩ trong dàn nhạc của thành phố đã tham gia hoạt động này, cũng như những đồng nghiệp ở Freiburg, nơi những thành viên của dàn nhạc Freiburg Baroque Orchestra đã nhận được những tràng vỗ tay của những người dân ở những ngôi nhà xung quanh sau buổi trình tấu ở sân sau nhà hát. 
Tại Berlin, các nghệ sĩ từ Nhà hát Berlin State Opera đã biến các bao lơn nhà hát thành sân khấu. “Khi không thể có những màn trình diễn opera và các buổi hòa nhạc với khán giả như thôn thường, chúng tôi phải tìm đến những cách khác”, giám đốc âm nhạc Stuttgart Cornelius Meister nói. Nhiều màn trình diễn âm nhạc trên toàn đất nước đã được quay lại và chia sẻ rộng rãi trên internet suốt dịp cuối tuần.
Âm nhạc chống lại COVID-19
Rất lâu trước khi khủng hoảng corona bao trùm ảnh hưởng ở châu Âu thì mọi người cũng biết rằng âm nhạc có thể có sức mạnh chống lại nỗi cô đơn và sự sa sút tinh thần. Nhưng ở Italy, nơi phải hứng chịu những thảm khốc nhất của đại dịch trong vài tuần trở lại đây, một kỷ nguyên mới của âm nhạc cho công chúng đã được bắt đầu. Sự kiện trên toàn quốc “Flash mob sonoro” (Flash Mob âm thanh) mời các nghệ sĩ và người yêu âm nhạc, dù biết chơi nhạc hay không, trình diễn cùng nhau.
Giờ đây Đức lại hưởng ứng điều đó: chiến dịch “Những nghệ sĩ âm nhạc vì nước Đức”do nhiều hiệp hội âm nhạc Đức khởi xướng, nhận được sự ủng hộ của hàng trăm nghệ sĩ chuyên nghiệp lẫn không chuyên khắp đất nước.
Một lời kêu gọi trên mạng xã hội cho một “flash mob âm nhạc” đã được đưa ra. Mọi thứ nhanh chóng lan truyền với nhiều bản nhạc được tải xuống từ trang web cung cấp. Mọi người hát và chơi nhạc từ cửa sổ nhà minh, từ các ban công và thậm chí là cả các bảo tàng, đem đến một  ý nghĩa về cộng đồng trong những thời điểm sự cô lập gia tăng.
Tại sao lại là nhạc của Beethoven?
Sự lựa chọn tác phẩm âm nhạc để trình diễn là tính biểu tượng của nó. Tác phẩm của Beethoven và Schiller kêu gọi tình hữu ái và đoàn kết đã trở thành quốc ca EU và nay lại càng trở nên thích hợp hơn. “Đây là một ý tưởng vĩ đại để bắt kịp người Ý và chơi Ode to Joy cùng nhau”, Malte Boecker, giám đốc Bảo tàng Beethoven ở Bonn và là giám đốc nghệ thuật của Beethoven Anniversary Society, nói. “Với sự sáng tạo, văn hóa giờ đang phá vỡ một nền tảng mới”.
Âm nhạc cũng được chơi trong bảo tàng Beethoven vào ngày chủ nhật. Peter Materna, giám đốc Jazzfest Bonn, chơi saxophone trong khi những người làm trong bảo tàng hát vang tư nhiều căn phòng và cửa số phòng làm việc. 
Thậm chí, Beethoven còn mang mọi người đến với nhau một lần nữa, ngay cả khi lời của bài ca “Hãy ôm lấy nhau, hàng triệu người” không thể thực hiện ngay ở thời khắc này. 
Tô Vân dịch

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

Những điểm mới trong công tác tập huấn giáo viên

Trong thời gian qua, một chương trình nhằm phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, gọi tắt là ETEP, đã được triển khai rộng khắp trên toàn quốc. Đây được coi là bước đi quan trọng tác động tới chất lượng cũng như trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của giáo viên đáp ứng chương trình mới. Vấn đề đặt ra là công tác tập huấn đang được thực hiện như thế nào, có hiệu quả và thực chất hay không?
Tháng 5/2019, những câu hỏi không ngừng được nêu ra. Những vấn đề liên tục được tranh luận. Rất nhiều băn khoăn về chương trình giáo dục phổ thông mới đã được đặt ra trong những khóa tập huấn.
Thông qua việc nâng cao năng lực các trường sư phạm nòng cốt, Bộ GD&ĐT xây dựng đội ngũ giảng viên cốt cán có trình độ chuyên môn và năng lực tập huấn tốt để tập huấn và hỗ trợ các cán bộ, giáo viên cốt cán. Lực lượng này lại tiếp tục tập huấn và hỗ trợ mạng lưới giáo viên ở cơ sở.
Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, công tác tập huấn giáo viên được tiến hành theo mô hình đa dạng, vừa bồi dưỡng ngay trong công việc hàng ngày, vừa bồi dưỡng qua mạng và trực tiếp. Mục tiêu quan trọng là thiết lập một mô hình bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tại chỗ, hình thành cộng đồng học tập, giúp giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tự bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp, thích ứng với sự thay đổi, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đổi mới giáo dục.
Hiệu trưởng, giáo viên - Mấu chốt đổi mới thành công
Tính đến thời điểm này, đã có hơn 28.000 giáo viên cốt cán trên toàn quốc được bồi dưỡng nội dung đầu tiên về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới và các kỹ năng sư phạm để nâng cao năng lực nghề nghiệp. Quá trình tập huấn cho thấy, năng lực đội ngũ hiệu trưởng và giáo viên cốt cán chính là vấn đề mấu chốt đảm bảo sự thành công của đổi mới giáo dục phổ thông.
Sau khi được tập huấn, đội ngũ cốt cán này sẽ hỗ trợ, phát triển năng lực nghề nghiệp cho khoảng 850.000 giáo viên và 70.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông khác
Công thức 5-3-7 bồi dưỡng giáo viên
Nếu như lần thay sách giáo khoa trước đây, Bộ GD&ĐT chỉ tập trung bồi dưỡng giáo viên, thì lần này, Bộ xác định tập trung bồi dưỡng vào 4 đối tượng gồm Giám đốc, Phó Giám đốc các Sở, trưởng, phó các phòng Giáo dục; lãnh đạo các trường phổ thông; giáo viên, giảng viên các trường sư phạm. Bởi đây là các thành phần quan trọng trực tiếp tạo nên chất lượng giáo dục. Đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam áp dụng công thức 5 - 3 - 7 vào tập huấn.
Trong quy trình này, 5 ngày dành để các thầy, cô tự nghiên cứu, tự học thông qua Internet; 3 ngày các thầy, cô sẽ tập huấn trực tiếp với chuyên gia để trao đổi, giải đáp những thắc mắc, khó khăn sau khi đã nghiên cứu tài liệu và 7 ngày để các thầy cô tự học, tự nghiên cứu và tự kiểm tra. Sau đó, các thầy cô sẽ làm bài kiểm tra, nếu đạt mới được cấp chứng chỉ.
Quy trình tập huấn này nhằm giúp giáo viên nghiên cứu sâu vấn đề trước khi được làm việc trực tiếp với giảng viên, sau đó có thêm thời gian để tổng hợp, phân tích, đào sâu suy nghĩ để hiểu hơn về những gì đã học, nhờ đó biến quá trình học thành tự học; biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng, giúp giáo viên nâng cao được năng lực của mình trong thời gian dài sau này.
Quá trình tập huấn giáo viên sẽ còn diễn ra liên tục và trên diện rộng trong năm 2020. Điều quan trọng hơn cả là các cán bộ, giáo viên từ cốt cán để cơ sở cần xác định được tâm thế và tầm quan trọng của công việc này để đầu tư thời gian, công sức, tâm huyết cho quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Chỉ có như vậy, họ mới thực sự nhập cuộc và trở thành yếu tố chủ chốt thúc đẩy đổi mới giáo dục phổ thông.

Giáo viên cần gì trong tập huấn?


Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 21/01/2020 18:47 GMT+7

VTV.vn - Gần 1 triệu cán bộ, giáo viên cần được tập huấn những gì, cần hỗ trợ ra sao từ cơ quan quản lý nhà nước để họ có thể sẵn sàng cho quá trình đổi mới sắp tới?

Mặc dù chương trình giáo dục phổ thông mới đã được thông qua từ cuối năm 2018 và được đưa lên mạng nhưng đến nay nhiều giáo viên vẫn chưa nắm được cụ thể khung chương trình môn học có gì khác so với hiện nay.
Các giáo viên cũng muốn được hình dung một cách cụ thể rõ nét về phương pháp và cách tổ chức lớp học theo tinh thần của chương trình mới, vì cách dạy thầy đọc trò chép đã hằn sâu vào nhận thức của họ lâu nay.
Các video bài giảng minh họa, nội dung bồi dưỡng, bài giảng điện tử tương tác sẽ được Bộ GD & ĐT cập nhật lên hệ thống trực tuyến. Hệ thống này cung cấp toàn bộ dữ liệu về đổi mới cách tổ chức lớp học, phương pháp dạy học để giáo viên tham khảo. Giáo viên được cấp tài khoản để truy cập và khai thác toàn bộ dữ liệu nhằm có thể tự nghiên cứu trước và sau khi được tập huấn trực tiếp.
Công tác tập huấn cho giáo viên sẽ được Bộ GD & ĐT tiến hành ngay sau Tết, ưu tiên tập huấn cho các giáo viên lớp 1. Giáo viên sẽ được chính cán bộ, giáo viên cốt cán mà trường mình vừa cử đi bồi dưỡng từ trung ương về hướng dẫn, hỗ trợ ngay tại nhà trường, tại công việc. Nếu giáo viên có băn khoăn, thắc mắc cần giải đáp, mạng lưới chuyên gia, giảng viên sư phạm chủ chốt của 8 trường tham gia Chương trình ETEP sẽ giải đáp trực tuyến qua hệ thống bồi dưỡng online.
Dự kiến từ tháng 4 đến tháng 6, các nhà xuất bản có sách giáo khoa mới được nhà trường lựa chọn cũng sẽ tiến hành tập huấn trực tiếp về cách thức sử dụng sách. Như vậy, cho đến trước khi bắt đầu bước vào năm học 2020 - 2021, các giáo viên lớp 1 sẽ được bồi dưỡng qua nhiều lớp khác nhau. Làm sao để đảm bảo khi chương trình giáo dục phổ thông mới chính thức khởi động, các thầy cô từng bước thích ứng và đổi mới theo hướng tích cực, chủ động hơn.

Giáo viên cốt cán làm gì để hỗ trợ đồng nghiệp tự bồi dưỡng tại chỗ?


Ngày cập nhật : 25/03/2020
Hiện, 28 nghìn giáo viên cốt cán của 63 tỉnh, thành phố đã được bồi dưỡng mô đun 1 về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới và các kỹ năng sư phạm để nâng cao năng lực nghề nghiệp. Trong năm nay, đội ngũ GV cốt cán tiếp tục được bồi dưỡng mô đun 2,3,4 trong tổng số 9 mô đun bồi dưỡng GV, đồng thời thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đồng nghiệp tự bồi dưỡng tại nhà trường? Giáo viên cốt cán có nhiệm vụ cụ thể như thế nào sau khi được tập huấn? Sau đây là trao đổi của phóng viên với PGS.TS Nguyễn Văn Hiền, nguyên PGĐ Ban quản lý Chương trình ETEP – Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.
Thưa PGS.TS Nguyễn Văn Hiền, giáo viên cốt cán được lựa chọn phải đáp ứng những tiêu chuẩn như thế nào? Và quy trình lựa chọn cốt cán có những điểm nào đáng chú ý?
Từ năm 2018, Bộ GD ĐT đã ban hành 2 thông tư 14, và 20 về chuẩn nghề nghiệp GV và về chuẩn hiệu trưởng. Trong 2 thông tư này, đã nêu rõ về chuẩn của mỗi đối tượng, quản lý và giáo viên, cần đạt những tiêu chuẩn nào và những tiêu chí nào. Và trong thông tư này cũng đã quy định rõ về những tiêu chuẩn và tiêu chí của giáo viên cốt cán. 
Trước hết là đối tượng cốt cán là các thầy cô đã đạt được chuẩn nghề nghiệp ở mức tốt. Thứ hai là các thầy cô phải có kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, chia sẻ hướng dẫn đồng nghiệp, thứ 3 là các thầy cô phải có 1 tinh thần, thái độ sẵn sàng tham gia phát triển tài liệu cũng như sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp. 
Và quy trình lựa chọn cốt cán từ những tiêu chuẩn như vậy thì các địa phương, các sở, phòng GD ĐT sẽ đối chiếu theo chuẩn nghề nghiệp cũng như sự bình chọn của các địa phương để lựa chọn các thầy cô là GV cốt cán hoặc hiệu trưởng cốt cán để giới thiệu cho Bộ GD ĐT. 
Ở đây chúng ta phải lưu ý thêm, đó là các thầy cô cốt cán hàng năm sẽ được bồi dưỡng trực tiếp. Đồng thời với quá trình đấy thì chúng ta vẫn có thể bổ sung GV cốt cán. Có những thầy cô vì điều kiện công tác, nghỉ công tác chẳng hạn thì chúng ta sẽ có lực lượng mới bổ sung. Vì vậy mà quá trình ghi nhận xem xét đánh giá GV cốt cán cũng sẽ được thực hiện thường xuyên hàng năm chứ không phải đánh giá 1 lần.
Vậy thì các thầy cô cốt cán phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như thế nào để hỗ trợ đồng nghiệp của mình tại nhà trường?
Nhiệm vụ của các thầy cô cốt cán, đó là sau khi được bồi dưỡng trực tiếp bởi các giảng viên sư phạm chủ chốt thì các thầy cô cốt cán sẽ có nhiệm vụ, đó là xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đồng nghiệp của mình tại địa phương, gọi là đội ngũ đại trà. Kế hoạch này cần được sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp phòng, sở GD&ĐT các địa phương. 
Giáo viên cốt cán tỉnh Quảng Bình hỗ trợ đồng nghiệp. Ảnh Lê Huy
Từ kế hoạch đó, sau khi mỗi GV đại trà được cấp tài khoản học online thì các thầy cô cốt cán có vai trò là hỗ trợ các đồng nghiệp của mình trong giai đoạn học qua mạng. Cách hỗ trợ là sẽ trả lời những câu hỏi của các thầy cô đại trà thắc mắc có thể gặp phải trong quá trình tự học thì sẽ được đưa lên mạng. Các thầy cô cốt cán sẽ trả lời, hỗ trợ thông qua hệ thống học tập trực tuyến. 
Ngoài ra, tuỳ theo điều kiện các địa phương, tại các đợt sinh hoạt chuyên môn trực tiếp thì các thầy cô cốt cán sẽ đóng vai trò là những người được tiếp cận nội dung trước thì cũng sẽ chia sẻ với các thầy cô đại trà trong quá trình tự học. Ở đây, lưu ý là các thầy cô đại trà có tài khoản tự học trước, thì các thầy cô trao đổi ở góc độ là những người đã được tìm hiểu kiến thức trước cùng hỗ trợ trả lời. 
Khi giải đáp những thắc mắc về mặt chuyên môn của đồng nghiệp thì chắc chắn sẽ có những lúc các thầy cô cốt cán chưa thể trả lời được, khi đó thì các thầy cô tìm sự hỗ trợ, giúp đỡ ở đâu để có thể kịp thời giúp cho đồng nghiệp của mình, thưa ông?
Trong tình huống có những vấn đề mà các thầy cô cốt cán chưa trả lời ngay được thì hệ thống công nghệ thông tin cũng đã thiết kế được tính năng, đó là có thể chuyển tiếp câu hỏi đó lên cho các giảng viên sư phạm chủ chốt. 
Các giảng viên của các trường ĐHSP tham gia Chương trình ETEP. Các giảng viên chủ chốt sẽ hỗ trợ cùng với giáo viên cốt cán để giải đáp những thắc mắc cho giáo viên đại trà. Và như vậy thì những thầy cô cốt cán bên cạnh việc tự nâng cao năng lực chuyên môn của mình, bằng tình yêu nghề, trách nhiệm sẽ cùng chia sẻ, hỗ trợ các đồng nghiệp của mình trong quá trình cùng thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở.
Xin cảm ơn ông?
PV


Bồi dưỡng giáo viên triển khai chương trình mới: Thoát ly được sách giáo khoa


Ngày cập nhật : 10/03/2020
PGS.TS Nguyễn Văn Hiền, nguyên Phó Giám đốc Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP), cho biết: Trong số hơn 16.000 ý kiến trả lời khảo sát về mức độ hài lòng đối với việc bồi dưỡng sau khi hoàn thành khóa học, có 95%  đánh giá hài lòng và rất hài lòng. Đó là tín hiệu rất tích cực.
Cách tốt nhất để giáo dục theo Chương trình phổ thông mới là làm thế nào để giáo viên thoát được sách giáo khoa. Ảnh: Hữu Cường
Cách tốt nhất để giáo dục theo Chương trình phổ thông mới là làm thế nào để giáo viên thoát được sách giáo khoa. Ảnh: Hữu Cường
Hoàn thành 100% theo cam kết
- Tính đến hết năm 2019, công tác bồi dưỡng phục vụ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai như thế nào?
- Việc bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2019 được thực hiện theo Kế hoạch số 263/KH-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Theo đó, có 4 nhóm đối tượng được bồi dưỡng là: Các giảng viên sư phạm chủ chốt; cán bộ quản lý cấp sở/phòng GD&ĐT; giáo viên phổ thông; hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.
Cả 4 nhóm đối tượng đều được bồi dưỡng giống nhau một nội dung là tìm hiểu Chương trình giáo dục phổ thông 2018; ngoài ra, mỗi nhóm đối tượng có thêm nội dung bồi dưỡng phân hóa. Cụ thể, giảng viên sư phạm chủ chốt được bồi dưỡng thêm về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực với các chuyên gia Australia; phát triển nội dung, tài liệu, phương thức bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý đáp ứng nhu cầu về năng lực triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018. 
Các cán bộ quản lý cấp sở/phòng GD&ĐT được bồi dưỡng thêm về chuẩn bị điều kiện để triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018. Đối tượng giáo viên phổ thông được tìm hiểu sâu thêm về các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Đối tượng là hiệu trưởng cơ sở GDPT được bồi dưỡng thêm nội dung quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường.
Nội dung bồi dưỡng quan trọng nhất là thống nhất tìm hiểu Chương trình GDPT 2018, từ chương trình tổng thể đến chương trình môn học và hoạt động giáo dục, Bộ GD&ĐT giao Trường ĐHSP Hà Nội chủ trì biên soạn với sự tham gia của Tổng chủ biên, các chủ biên chương trình. Tài liệu này được xây dựng theo định hướng tổ chức hoạt động học theo dạng kết hợp giữa tự học qua mạng với học trực tiếp. Đối tượng bồi dưỡng sẽ theo 3 pha: Tự học trên mạng (kéo dài 3 - 5 ngày); bồi dưỡng trực tiếp (3 ngày); hoàn thành bài tập để nộp trên hệ thống (7 - 10 ngày).
Với cách thức đó, ETEP đã thực hiện bồi dưỡng được hơn 28 nghìn giáo viên cốt cán toàn quốc; hơn 4 nghìn hiệu trưởng cốt cán; 1.028 cán bộ quản lý cấp sở/phòng GD&ĐT và 800 giảng viên sư phạm chủ chốt. Như vậy, hoạt động bồi dưỡng cốt cán đã hoàn thành 100% theo đúng số lượng cam kết với Ngân hàng Thế giới.
- Phản hồi của các đối tượng được bồi dưỡng về hoạt động bồi dưỡng như thế nào, ông có thể chia sẻ?
- Các thầy cô cốt cán tham gia bồi dưỡng có nhiệm vụ bắt buộc là phải trả lời khảo sát mức độ hài lòng đối việc việc bồi dưỡng sau khi hoàn thành khóa học. Câu hỏi khảo sát chia làm 4 cấp độ (rất hài lòng, hài lòng, không hài lòng, rất không hài lòng) về tài liệu, nội dung bồi dưỡng, cách thức bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng, các điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng…, dữ liệu khảo sát đã nhận được hơn 16.000 ý kiến trả lời và 95% trong số này đánh giá hài lòng và rất hài lòng. Đó là tín hiệu rất tích cực.
 Giáo viên chủ động triển khai phương pháp dạy mới. Ảnh: NT
Chủ động phát triển hoạt động giáo dục phù hợp
- Ngoài bồi dưỡng cốt cán, việc bồi dưỡng đại trà sẽ được triển khai ra sao?
- Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, từ tháng 1 - 3/2020 là khoảng thời gian dành cho các địa phương triển khai bồi dưỡng đại trà. Cách thức triển khai cũng như bồi dưỡng cốt cán. Các thầy cô được cấp tài khoản tự học trước, có sự hỗ trợ của cốt cán trả lời thắc mắc trên hệ thống (hoặc địa phương có thể tổ chức sinh hoạt chuyên môn trực tiếp và thầy cô cốt cán được mời đến chia sẻ). Điểm khác biệt lớn của công tác bồi dưỡng thực hiện Chương trình GDPT mới là tài liệu luôn có sẵn trên hệ thống, thầy cô có thể sử dụng tự học bất cứ lúc nào.
Lộ trình bồi dưỡng cũng đã được xây dựng. Trong đó, năm 2020, dự thảo kế hoạch bồi dưỡng đã trình lãnh đạo Bộ GD&ĐT. Theo đó, số mô đun bồi dưỡng sẽ nhiều hơn (3 mô đun), gồm: Phương pháp dạy học; kiểm tra, đánh giá; xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục của môn học. 
- Có ý kiến lo ngại thầy cô tham gia bồi dưỡng chỉ như “cưỡi ngựa xem hoa”. Lần này có những đổi mới như thế nào để khắc phục tình trạng trên?
- Về bồi dưỡng trực tuyến, hệ thống sẽ kiểm soát, lưu vết toàn bộ hoạt động của thầy cô trên hệ thống: Thời gian xem tài liệu, số câu hỏi trắc nghiệm hoàn thành, các tương tác… Với bồi dưỡng trực tiếp luôn có điểm danh nghiêm túc. Các thầy cô chỉ được phép vắng 1 trên 6 buổi (có lý do bất khả kháng), nếu vượt quá sẽ coi như không đạt. Ngoài ra, mỗi thầy cô cần có một giáo án được chấm bởi giảng viên; phải nộp kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp... Phải đạt đủ các điều kiện đó, thầy cô với được cấp chứng nhận hoàn thành đợt bồi dưỡng. Thống kê sơ bộ, có khoảng 95% thầy cô được chứng nhận hoàn thành bồi dưỡng; 5% không qua rơi vào trường hợp vắng mặt, không hoàn thành bài trên mạng.
PGS.TS Nguyễn Văn Hiền
Khi thực hiện bồi dưỡng đại trà vẫn sử dụng hệ thống để tương tác; cách thức như bồi dưỡng cốt cán. 
- Lần này, chúng ta thực hiện dạy học theo chương trình thống nhất, sách giáo khoa không còn là tài liệu tham khảo duy nhất. Vậy việc tập huấn sẽ như thế nào để không còn tình trạng giáo viên dạy học vẫn phụ thuộc vào sách giáo khoa?
- Thực tế hiện nay, giáo viên không hẳn chỉ dạy trên 1 cuốn sách, thầy cô vẫn tham khảo từ nhiều nguồn. Học sinh cũng học theo nhiều sách. Việc dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng và phát triển thêm các tài liệu xung quanh đã có.
Cách tốt nhất để giáo dục theo Chương trình phổ thông mới là làm thế nào để giáo viên thoát được sách giáo khoa. Hiện nay, mô đun tìm hiểu chương trình có hẳn nhiệm vụ cho thầy cô phát triển giáo án. Các giảng viên không hướng dẫn thầy cô dùng sách cụ thể nào mà chỉ dựa vào yêu cầu cần đạt của chương trình về phẩm chất, năng lực để phát triển giáo án. Lần đổi mới này, việc hiểu và nắm chắc chương trình là hết sức quan trọng. Nếu một giáo viên thực sự nắm chắc chương trình và hiểu được bản chất chương trình thì có thể chủ động và sáng tạo phát triển hoạt động giáo dục phù hợp. 
- Từ các đợt bồi dưỡng năm 2019 có thể rút ra bài học gì để thực hiện bồi dưỡng thực hiện Chương trình GDPT mới hiệu quả những năm sau?
- Những bài học chúng ta có được là về công tác tổ chức, quản lý; sự phối hợp giữa các trường sư phạm được giao nhiệm vụ bồi dưỡng với các sở GD&ĐT; về sự quan trọng và cần thiết của hệ thống quản lý học tập qua mạng…
Vì đây là giai đoạn đầu tiên, lại có nhiều đổi mới nên vẫn còn có những bỡ ngỡ; nhưng chắc chắn, với các bài học rút ra từ đợt này, công tác bồi dưỡng từ năm sau sẽ tốt hơn.
- Xin cảm ơn ông!

Hiếu Nguyễn

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates