SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

Hội nghi về tổ chức tập huấn giáo viên phổ thông

ỘI NGHỊ GIỮA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG VỚI CÁC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG CỐT CÁN



 16-10-2019

Chiều ngày 15/10/2019, tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã diễn ra Hội nghị giữa lãnh đạo Trường đại học Sư phạm Hà Nội với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên để thống nhất công tác bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán của các tỉnh do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phụ trách trong khuôn khổ chương trình ETEP.

Tham dự Hội nghị gồm Giám đốc, Phó Giám đốc và Trưởng, Phó phòng chuyên môn của các Sở. Chủ trì Hội nghị, GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng, cùng toàn thể Ban Giám hiệu và lãnh đạo các Phòng, Ban chuyên môn của Nhà trường.
Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Nguyễn Văn Minh trân trọng cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ của các Sở trong công tác bồi dưỡng giáo viên cốt cán đợt này, và nhấn mạnh: nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Cùng với nội dung bồi dưỡng tìm hiểu và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được Trường Đại học Sư phạm Hà Nội biên soạn cẩn thận, kỹ lưỡng bởi các Chủ biên chương trình sẽ góm phần thành công trong công tác bồi dưỡng đợt này. Giáo sư Hiệu trưởng cũng đề nghị các Sở phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức khóa học của Nhà trường để quản lý, giám sát, đánh giá người học nghiêm túc trong suốt quá trình diễn ra khóa học bao gồm cả trực tuyến và trực tiếp.
Về phía các Sở, các ý kiến đều cho nhận định việc tổ chức bồi dưỡng kết hợp cả trực tuyến và trực tiếp là phù hợp với điều kiện hiện nay của giáo viên phổ thông. Đề nghị Nhà trường và đơn vị cung cấp hạ tầng kỹ thuật – Tập đoàn Viettel chuẩn bị tốt băng thông đường truyền và phần mềm để đảm bảo việc học qua mạng được thuận lợi. Mong muốn Ban Tổ chức khóa học thường xuyên báo cáo tình hình học tập của giáo viên để các Sở năm bắt và chỉ đạo kịp thời. Các Sở cũng đề nghị Tập đoàn Vietel cấp tài khoản quản trị cho bộ phận chuyên môn của Sở để theo dõi quá trình học tập của giáo viên trong tỉnh.
Về phía Tập đoàn Vietel cam kết sẽ đảm bảo hạ tầng kỹ thuật tốt phục vụ khóa học và sẽ báo cáo lại Bộ Giáo dục và Đào tạo để thống nhất phân quyền cho các Sở trong quá trình giám sát người học.
Kết luận tại Hội nghị, GS.TS Nguyễn Văn Minh trân trọng cảm ơn lãnh đạo các Sở đã tham dự Hội nghị và tiếp thu các ý kiến của các Sở để chỉ đạo công tác bồi dưỡng được diễn ra thàng công và hiệu quả.
Sau đây là những hình ảnh của Hội nghị.
Ban truyền thông ETEP-HNUE

ĐHSP Hà Nội tập huấn giảng viên sư phạm chủ chốt về bồi dưỡng qua mạng.

TẬP HUẤN GIẢNG VIÊN SƯ PHẠM CHỦ CHỐT VỀ BỒI DƯỠNG QUA MẠNG, CHUẨN BỊ BỒI DƯỠNG GẦN 5000 GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG CỐT CÁN


 14-10-2019
Ngày 14/10/2019, Trường ĐHSP Hà Nội phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel tổ chức tập huấn giảng viên sư phạm chủ chốt về bồi dưỡng qua mạng.
Đây là hoạt động tiếp tục triển khai kế hoạch tổ chức tập huấn giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ trong chương trình ETEP của Trường ĐHSP Hà Nội.
130 giảng viên tham gia tập huấn. Đây cũng là những giảng viên đã tham gia khoá tập huấn được tổ chức từ ngày 8/8 đến 10/8/2019. 
Tại khoá tập huấn, các giảng viên được đội ngũ cán bộ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel hướng dẫn tổ chức học tập, kiểm tra, đánh giá và hỗ trợ giáo viên phổ thông cốt cán qua mạng. Theo đó, mỗi giảng viên sẽ được cấp một tài khoản (account) trên hệ thống LMS với vai trò là giảng viên của lớp học qua mạng để hướng dẫn, hỗ trợ cũng như đánh giá người học qua môi trường mạng.
Sau đợt tập huấn này, đội ngũ các giảng viên sẽ trực tiếp tham gia bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán sẽ diễn ra trong tháng 10 và tháng 11/2019. Sẽ có 3 đợt tập huấn giáo viên phổ thông cốt cán, mỗi đợt diễn ra trong ba ngày trực tiếp tại Trường ĐHSP Hà Nội, Phân hiệu Trường ĐHSP Hà Nội tại Hà Nam và trực tiếp qua mạng.

Theo ĐHSP Hà Nội

ĐHSP Hà Nội tổ chức bồi dưỡng cho 2000 giáo viên phổ thông cốt cán 10 tỉnh phía Bắc.




 25-10-2019
Sáng ngày 25/10/2019, tại Hội trường 11-10, Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức Khai mạc bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán năm 2019 (đợt 1) cho 4 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Bắc Ninh. Một chương trình bồi dưỡng song song cũng được tổ chức tại Phân hiệu ĐHSP Hà Nội tại Hà Nam cho giáo viên phổ thông cốt cán của 6 tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương và Hưng Yên. Gần 2000 giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý giáo dục cốt cán của 10 tỉnh tham dự đợt bồi dưỡng tập trung này tại hai địa điểm của Trường ĐHSP Hà Nội.
Phát biểu tại Lễ Khai mạc khoá bồi dưỡng tại Hà Nội, GS.TS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, nhấn mạnh vào ý nghĩa, mục tiêu của khoá bồi dưỡng trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và chương trình, SGK phổ thông mới. GS.TS. Nguyễn Văn Minh cũng mong muốn các thầy cô cốt cán sẽ tập trung trí tuệ và tâm huyết, làm việc với tinh thần nghiêm túc và quyết tâm cao nhất để đạt được mục tiêu khoá học, đồng thời tích luỹ được kinh nghiệm để triển khai bồi dưỡng cho đồng nghiệp tại cơ sở và cao hơn nữa là thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
Tham dự Lễ Khai mạc tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, TS. Nguyễn Hữu Độ cũng đã phát biểu chỉ đạo. Thứ trưởng khẳng định đây là khoá bồi dưỡng triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, và thực hiện các công văn số 3917/BGDĐT-GDTrH, ngày 29/7/2019 và công văn số 3587/ BGDĐT-GDTrH, ngày 20/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức tập huấn giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán (theo chương trình ETEP). Tham gia khoá bồi dưỡng, các thầy cô cốt cán cần nắm vững không chỉ nội dung kiến thức mà còn cả cách thức tổ chức lớp học, hình thức bồi dưỡng để còn triển khai tại cơ sở và địa phương. TS. Nguyễn Hữu Độ cũng nhấn mạnh tới lợi thế về đội ngũ cán bộ hướng dẫn và tài liệu của khoá bồi dưỡng. Theo đó, các cán bộ của Trường ĐHSP Hà Nội trực tiếp hướng dẫn là đội ngũ đã được tập huấn bài bản, đồng thời họ cũng là những người tham gia biên soạn, viết tài liệu tập huấn. Đây là thuận lợi lớn để các giáo viên cốt cán trực tiếp làm việc, trao đổi để có thể đạt kết quả mong muốn.
Theo quy định khoá bồi dưỡng sẽ gồm ba đợt với phương thức kết hợp tự học qua mạng và bồi dưỡng trực tiếp. Thời lượng cho các đợt lần lượt là 5 - 3 - 7 (đợt 1: 5 ngày giáo viên tự học qua mạng; đợt 2: 3 ngày các giáo viên tham gia lớp học trực tiếp được hướng dẫn bởi các giảng viên trường ĐHSP Hà Nội; đợt 3: 7 ngày giáo viên tự học qua mạng). Kết thúc khoá học các giáo viên cốt cán sẽ tham gia kiểm tra đánh giá (thực hiện trên máy tính), nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ của Trường ĐHSP Hà Nội.
Trong đợt bồi dưỡng trực tiếp này, các giáo viên cốt cán sẽ được hướng dẫn tìm hiểu về Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể và thực hiện 19 chương trình môn học/hoạt động giáo dục; đồng thời với đó là xây dựng kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp tại trường và địa phương.
Ngay sau Lễ Khai mạc, các giáo viên cốt cán được tìm hiểu về Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể do PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn - Giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội, điều phối viên chương trình Giáo dục phổ thông mới - hướng dẫn. Đợt bồi dưỡng trực tiếp sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 25/10 tới hết 27/10/2019.
Các giáo viên cốt cán của 4 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh dự Lễ Khai mạc tại Hà Nội  Ảnh: Lê Linh
Các giáo viên cốt cán của 6 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương và Hưng Yên tại Hà Nam.
GS.TS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, phát biểu khai mạc khoá bồi dưỡng tại Hà Nội. Ảnh: Lê Linh
PGS.TS. Đặng Xuân Thư, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, phát biểu khai mạc khoá bồi dưỡng tại Hà Nam
TS. Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, phát biểu tại Lễ Khai mạc tại Hà Nội. Ảnh: Lê Linh
PGS.TS. Nguyễn Văn Hiền, Phó Giám đốc Chương trình ETEP TW phát biểu tại Lễ Khai mạc tại Hà Nam
PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn - Giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội, điều phối viên chương trình Giáo dục phổ thông mới - hướng dẫn tìm hiểu Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể tại Hà Nội. Ảnh: Lê Linh
PGS.TS. Lê Huy Hoàng - Giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội, thành viên Ban xây dựng chương trình Giáo dục phổ thông mới - hướng dẫn tìm hiểu Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể tại Hà Nam
Nguồn: hnue.edu.vn



Tổ chức tập huấn giảng viên sư phạm chủ yếu là bồi dưỡng qua mạng.



 14-10-2019
Ngày 14/10/2019, Trường ĐHSP Hà Nội phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel tổ chức tập huấn giảng viên sư phạm chủ chốt về bồi dưỡng qua mạng.
Đây là hoạt động tiếp tục triển khai kế hoạch tổ chức tập huấn giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ trong chương trình ETEP của Trường ĐHSP Hà Nội.
130 giảng viên tham gia tập huấn. Đây cũng là những giảng viên đã tham gia khoá tập huấn được tổ chức từ ngày 8/8 đến 10/8/2019. 
Tại khoá tập huấn, các giảng viên được đội ngũ cán bộ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel hướng dẫn tổ chức học tập, kiểm tra, đánh giá và hỗ trợ giáo viên phổ thông cốt cán qua mạng. Theo đó, mỗi giảng viên sẽ được cấp một tài khoản (account) trên hệ thống LMS với vai trò là giảng viên của lớp học qua mạng để hướng dẫn, hỗ trợ cũng như đánh giá người học qua môi trường mạng.
Sau đợt tập huấn này, đội ngũ các giảng viên sẽ trực tiếp tham gia bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán sẽ diễn ra trong tháng 10 và tháng 11/2019. Sẽ có 3 đợt tập huấn giáo viên phổ thông cốt cán, mỗi đợt diễn ra trong ba ngày trực tiếp tại Trường ĐHSP Hà Nội, Phân hiệu Trường ĐHSP Hà Nội tại Hà Nam và trực tiếp qua mạng.

Theo ĐHSP Hà Nội



Đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến - tiềm năng và thách thức.


Bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) là một trong những hoạt động thiết thực đang được triển khai ở các cấp học từ mầm non đến phổ thông, giáo dục thường xuyên. Chương trình có ý nghĩa chiến lược, quyết định chất lượng giáo dục ở các trường học, góp phần vào sự thành công của sự đổi mới toàn diện trong giáo dục và đào tạo.
Theo thông tư 26 của bộ Giáo dục và Đào tạo, mục đích của GDTX là để cán bộ quản lí, giáo viên cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo chuẩn nghề nghiệp, đồng thời phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.
Việc triển khai bồi dưỡng thường xuyên phải gắn kết chặt chẽ với việc triển khai đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý theo chuẩn và theo chỉ đạo đổi mới giáo dục của ngành để từng bước cải thiện và nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Công tác bồi dưỡng BDTX cho đội ngũ GV&CBQL là yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện lại tạo ra khá nhiều bất cập, và các vấn đề phát sinh, đi chệch với mục tiêu đặt ra ban đầu.
Bất cập thứ nhất là chưa có các văn bản hướng dẫn thống nhất chung về cách tổ chức triển khai, dẫn tới việc thực hiện nhiệm vụ này ở cấp cơ sở có sự chênh nhau khá nhiều. Nhiều nơi vẫn còn mơ hồ về nội dung và lúng túng trong triển khai thực hiện công tác BDTX, nội dung bồi dưỡng cũng không có sự thống nhất. Nơi thì cấp phát sách, in ấn tài liệu, nơi thì cấp các mã mô-đun và những tiêu đề cần học, còn nội dung như thế nào thì người học phải tự tìm hiểu.
Mặt khác, cách tổ chức kế hoạch học tập cho GV&CBQL thật sự chưa khoa học và tạo được hiệu quả thiết thực. Ngoài việc tham gia lớp bồi dưỡng chính trị tập trung đầu năm học, phần lớn nội dung BDTX lại là tự học với hàng loạt mã mô-đun liên quan đến các chủ đề được cấp sẵn, đa số cán bộ, giáo viên chỉ cần thực hiện việc chép lại vào sổ. Đến dịp thanh kiểm tra, mỗi GV&CBQL chỉ cần nộp hồ sơ cá nhân, đặc biệt lưu ý quyển sổ BDTX đúng chu trình đã lập trong kế hoạch là yên tâm. Không thể phủ nhận một thực tế rằng, chương trình BDTX hướng đến mục tiêu thúc đẩy tinh thần tự học, tự sáng tạo cho GV&CBQL nhưng vô hình chung lại đẩy họ vào tình trạng chây ì, mang tư tưởng học “đối phó” hay “làm cho có”.
Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở BDTX chưa đủ mạnh, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo còn hạn chế, không phù hợp với hoạt động cập nhật, trang bị kiến thức, kỹ năng và phương pháp làm việc cho GV&CBQL. Đội ngũ giảng viên của một số cơ sở BDTX còn trẻ, năng lực hạn chế, nhất là về kiến thức, kinh nghiệm quản lý và phương pháp giảng dạy. Trong khi đó, đội ngũ giảng viên kiêm chức tuy có chú trọng xây dựng song chưa được bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy.
Kết quả hình ảnh cho ảnh học trực tuyến
Ảnh minh họa/internet
Đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến GV&CBQL- những tiềm năng
Từ những vấn đề bất cập trong công tác bồi dưỡng thường xuyên GV &CBQL như đã nêu ở trên, nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác BDTX, trong quyết định số 117/QD-TTg phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thống tin trong bồi dưỡng cán bộ với tiêu chí đặt ra đến năm 2020 là:“70% lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện qua mạng theo phương thức học tập kết hợp (blended learning)”.
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 hiện nay, giáo dục và đạo tạo là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng to lớn từ các nội dung giảng dạy đến việc thay đổi phương thức giảng dạy sao cho phù hợp với sự phát triển chung. Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới nội dung, pháp dạy – học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Trong đó, việc đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng thường xuyên GV&CBQL thông qua đào tạo trực tuyến là điều cần thiết.
 Như đã biết, đào tạo trực tuyến là một loại hình đào tạo mang lại nhiều hiệu quả. Do sự phát triển của công nghệ nên nội dung đào tạo của phương thức này luôn mang tính trực quan, dễ đọc, dễ hiểu. Đặc biệt khi tham gia phương thức học này người học sẽ phải có ý thức tự học, nên tính hiệu quả của việc học rất cao.
Khi tham gia học tập trực tuyến người học có thể chủ động trong việc bố trí thời gian học như học tại nhà, học trên đường đi, học lúc nghỉ ngơi ở cơ quan… Người học cũng có thể tự tăng tốc độ học tập để rút ngắn thời gian học của mình. Bên cạnh đó, quá trình tham gia học tập theo phương thức đào tạo trực tuyến còn gián tiếp giúp cho người học sẽ có trình độ nhất định về công nghệ thông tin. Đây cũng là một trong những kỹ năng căn bản mỗi GV & CBQL cần có trong công việc hiện nay.
Việc triển khai đào tạo công tác bồi dưỡng cán bộ thông qua đào tạo trực tuyến thực sự đang có rất nhiều tiềm năng vì một số lý do sau đây:
- Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam đang có tốc độ phát triển vượt bậc, việc truy cập vào Internet ở Việt Nam rất dễ dàng và có băng thông tốt, đủ để triển khai các chương trình đào tạo E-Learning;
- Lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam là rất nhiều, theo kết quả nghiên cứu của Liên minh Viễn thông quốc tế, số lượng người dùng Internet tại Việt Nam đạt hơn 50.05 triệu người (tính đến ngày 31/3/2012), chiếm 53% dân số, và hầu hết số lượng này đều đang ở độ tuổi từ 12 - 50 tuổi, là độ tuổi phù hợp cho việc đào tạo, trong đó có độ tuổi của các GV&CBQL còn đang lao động và công tác.
- Đa phần người dân Việt Nam sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới, và người dân rất nhanh thích nghi với việc sử dụng công nghệ thông tin trong công việc và trong học tập.
- Số lượng người sử dụng các thiết bị di động để truy cập vào Internet cũng đang tăng trưởng nhanh, hiện đang có khoảng 41.5 triệu thuê bao 3G (tính đến tháng 10/2017). Điều này giúp cho việc phát triển các hệ thống đào tạo E-Learning qua các thiết bị di động.
Ảnh minh họa/internet
Và thách thức
Bên cạnh những ưu điểm và tiềm năng trong xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến bồi dưỡng thường xuyên cho GV&CBQL thì cũng tồn tại nhiều thách thức và khó khăn.
- Đặc tính học tập trực tuyến là loại hình học tập hướng người học, tức là người học phải tự chủ động thời gian, nội dung học tập và khối lượng kiến thức mà họ muốn thu nhập. Thế nên, người học bắt buộc phải tự chủ động và có ý thức tự giác cao. Nhiều người học vốn quen với hình thức học tập thụ động, giáo viên là người truyền đạt kiến thức, còn người học chỉ tiếp nhận kiến thức theo kiểu thụ động. Vì thế, khi chuyển sang phương thức học tập trực tuyến này, nhiều người học sẽ gặp các vấn đề khó khăn trong việc tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề trong học tập.
- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: Hệ thống máy vi tính còn thiếu; Đường truyền mạng, tốc độ truy cập còn chậm; Khả năng tiếp cận với internet còn hạn chế ở một số địa phương, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, nhiều cơ sở đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu hệ thống thư viện điện tử đáp ứng nhu cầu truy cập, tiếp cận và sử dụng của người học.
- Kỹ năng công nghệ thông tin của giảng viên và giáo viên: Khả năng sử dụng và khai thác máy tính cá nhân của nhiều giáo viên còn yếu, đặc biệt là những giáo viên có tuổi và giáo viên ở các địa phương còn khó khăn. Bên cạnh đó, kỹ năng công nghệ thông tin và kỹ năng tư vấn của một số giảng viên còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả chưa cao trong quá trình tương tác trực tuyến với người học.
Để đào tạo trực tuyến đạt hiệu quả
Để công tác đào tạo bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ, giáo viên và cán bộ quản lý thông qua hình thức đào tạo trực tuyến đạt hiệu quả cao cần chú trọng thực hiện một số công việc sau:
- Xây dựng và hoàn thiện cổng thư viện số (giáo trình, bài giảng, học liệu điện tử), liên thông, chia sẻ học liệu với các cơ sở đào tạo từ mầm non đến đại học nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo của giáo viên và cán bộ quản lý.
- Triển khai hệ thống học tập trực tuyến tại các cơ sở, lựa chọn và sử dụng các bài giảng trực tuyến phù hợp với điều kiện của từng cấp học và đối tượng học.
- Tăng cường quản lý, bồi dưỡng, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ GV&CBQL.
Nguồn: TS. Đinh Tuấn Long
Giám đốc Trung tâm Công nghệ - Học  liệu, Viện ĐH Mở Hà Nội



Đào tạo giáo viên trực tuyến cho chương trình phổ thông mới



Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết đào tạo giáo viên và chuẩn bị cho cơ sở vật chất là hai yếu tố then chốt để hiện thực thành công chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đào tạo giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, sĩ số lớp hiện tại quá đông... là những vấn đề được nêu ra tại hội nghị triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ GD&ĐT tổ chức chiều 9/1.

Giáo sinh phải được "nhúng" vào môi trường sư phạm

Về đào tạo giáo viên, GS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội - cho hay các trường sư phạm đã quan tâm vấn đề này từ lâu, khi chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu xuất hiện, trong đó chú trọng thay đổi về cách dạy, học, kiểm tra đánh giá và các môn học mới.
“Một mặt chúng ta lo về đội ngũ giáo viên khi chuẩn bị chương trình mới nhưng mặt khác yên tâm vì các trường sư phạm đã chuẩn bị. Khó nhưng chắc chắn sẽ làm được vì sự tâm huyết và nỗ lực của thầy cô”, GS Minh nói.
Dao tao giao vien truc tuyen cho chuong trinh pho thong moi hinh anh 1
GS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội - cho hay vấn đề đào tạo giáo viên khó khăn nhưng quyết tâm chắc chắn thực hiện được. Ảnh: Q.Q. 
Theo GS Minh, giáo viên sẽ được bồi dưỡng từ tổng thể đến từng môn học, trước hết thực hiện cho sinh viên của các trường đại học sư phạm, sau đó kết nối với địa phương thông qua trường cao đẳng. Hiện tại, thầy cô đều sử dụng smarphone, mạng Internet nên việc bồi dưỡng trực tuyến rất tiện lợi. 
Phát biểu về vấn đề này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay ban chỉ đạo chương trình giáo dục phổ thông mới đã giao nhiệm vụ cho các trường sư phạm, cơ sở đào tạo giáo viên để đồng hành và xây dựng, triển khai chương trình ngay từ đầu. Giai đoạn này, ban chỉ đạo đề nghị các địa phương không được sắp xếp, sáp nhập các trường để đảm bảo đào tạo lại và bồi dưỡng cho giáo viên kịp thời.
“Giáo sinh phải được 'nhúng' vào môi trường giáo dục để thấy và hiểu được cuộc sống trong trường học, học sinh, đồng nghiệp, khi các em ra trường sẽ có kiến thức thực tế hơn”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Thiếu hàng nghìn phòng học

Theo ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT, cả nước hiện có hơn 567 nghìn phòng học. Trong đó, số phòng học kiên cố khoảng 424.757, tỷ lệ kiên cố khoảng 75%. Cấp mầm non là 64,9%; tiểu học 72,2%; THCS 83,4%; THPT 93,9%. 
Riêng vùng miền núi phía Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ, tỷ lệ phòng học kiên cố hóa còn thấp hơn nữa. Cá biệt, vùng Tây nguyên, tỷ lệ phòng học kiên cố hóa bậc mầm non chỉ đạt dưới 45%.
Dao tao giao vien truc tuyen cho chuong trinh pho thong moi hinh anh 2
Ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục cơ sở vật chất, thông tin Bộ GD&ĐT đặt ra mục tiêu từng bước giải quyết sự thiếu hụt cơ sở vật chất khi triển khai chương trình mới. Ảnh: Q.Q. 
Với chương trình hiện hành, thiết bị dạy học tối thiểu ở nhiều nơi không đáp ứng yêu cầu. Cả 3 khu vực khó khăn là vùng miền núi phía Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ, thiết bị dạy học tối thiểu đều chưa đáp ứng được 50% nhu cầu.
Ông Nguyễn Minh Tường, Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ, thông tin địa phương này đã rà soát toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất - thiết bị để chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tổng nhu cầu kinh phí cần để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị triển khai chương trình mới của tỉnh Phú Thọ là hơn 8.000 tỷ đồng, trong đó ưu tiên đầu tư cấp tiểu học. Cấp học này, để triển khai chương trình mới lớp 1, năm học 2020-2021, cần bổ sung 436 phòng học, 228 phòng máy tính và 5.500 máy vi tính. Nhu cầu như vậy đối với một tỉnh miền núi như Phú Thọ là rất khó khăn. Dù vậy, địa phương cũng cố gắng chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để triển khai chương trình mới đạt hiệu quả.
Ông Phạm Hùng Anh cho biết Bộ GD&ĐT đặt ra mục tiêu từng bước giải quyết sự thiếu hụt cơ sở vật chất khi triển khai chương trình mới. Về phòng học, cấp tiểu học bảo đảm 1 lớp/phòng để học 2 buổi/ngày. Cấp THCS, THPT bảo đảm yêu cầu tối thiểu 0,6 lớp/phòng để tổ chức học các môn tự chọn.
Với thiết bị dạy học, Bộ GD&ĐT sẽ sửa đổi, bổ sung danh mục theo lộ trình thực hiện chương trình mới trên nguyên tắc kế thừa thiết bị đã có, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và các phần mềm thay thế thiết bị chứng minh, phù hợp xu hướng phát triển của khoa học công nghệ hiện nay. 
Dự kiến quý I/2019, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành danh mục thiết bị tối thiểu lớp 1 để chuẩn bị cho triển khai chương trình đối với lớp 1 năm học 2020 - 2021; ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho các lớp còn lại theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa trong quý I/2020. Bộ yêu cầu các địa phương rà soát, thống kê, xác định nhu cầu đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xác định nhu cầu đầu tư giai đoạn 2017-2020.

Thành phố lớn lo lắng sĩ số học sinh quá cao

Phát biểu tại hội nghị, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, đề nghị Bộ GD&ĐT nên sớm công bố bộ sách giáo khoa mẫu để giáo viên và các trường chủ động tự nghiên cứu, hình dung cụ thể về chương trình mới, giảm những ý kiến băn khoăn, thắc mắc. 
Người đứng đầu ngành giáo dục thủ đô bày tỏ mong muốn Bộ GD&ĐT sớm ban hành các quy định tối thiểu về cơ sở vật chất trường học, các phòng học bộ môn, trang thiết bị dạy học… để UBND các tỉnh, thành phố có thời gian nhất định để chuẩn bị, triển khai hiệu quả.
Hà Nội là thành phố chịu áp lực về sĩ số học sinh lớn, có lớp học lên đến 60 em. Vì vậy, Sở GD&ĐT Hà Nội mong muốn Bộ GD&ĐT có những chia sẻ và biện pháp để cơ sở vật chất trường lớp đảm bảo khi thực hiện chương trình mới. 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay với các thành phố lớn, lớp học có sĩ số quá đông, Bộ GD&ĐT đang phối hợp Bộ Xây dựng để điều chỉnh chuẩn quy định nhà trường cho phù hợp và khả thi.
Tuy nhiên, địa phương vẫn phải chủ động vì với tốc độ nhà cao tầng ngày càng nhiều thì giải pháp cũng không thể phù hợp nếu không có quy hoạch trường lớp đồng bộ.





Giáo viên quyết định thành bại chương trình phổ thông mới Một số địa phương kiến nghị Bộ GD&ĐT triển khai sớm công tác bồi dưỡng giáo viên và hiệu trưởng.

Theo Bộ GD&ĐT, chương trình giáo dục phổ thông mới chia thành hai giai đoạn là giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến 9) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (lớp 10 đến 12).
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, theo mô hình đang áp dụng, học sinh phải học và ghi nhớ nhiều, trong khi khả năng vận dụng thực tế hạn chế.
Với chương trình mới, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả, sáng tạo kiến thức đã học.
Chương trình này sẽ được áp dụng từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1; năm học 2021-2022 với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022-2023 với lớp 3, 7 và 10; năm học 2023-2024 với lớp 4, 8, 11; năm học 2024-2025 với lớp 5, 9 và 12.
Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng 6 biện pháp “giảm tải”. Đó là giảm số môn học và hoạt động giáo dục; giảm số tiết học; giảm kiến thức kinh viện; tăng cường dạy học phân hóa - tự chọn; thực hiện phương pháp dạy học mới; đổi mới đánh giá kết quả giáo dục.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates