SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2024

Tìm hiểu về chương trình dạy và các môn học tích hợp ở tiểu học

 

Tìm hiểu về chương trình dạy và các môn học tích hợp ở tiểu học

Thứ Ba, 19/07/2022, 15:07 (GMT+7)

Phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học là định hướng đổi mới của Bộ GD&ĐT trong những năm gần đây để nhằm giúp học sinh có thể tiếp cận bài học một cách có chiều sâu và mang tính bao quát hơn. Các môn học tích hợp ở tiểu học được dạy theo phương pháp tích hợp đem lại hiệu quả giảng dạy tốt hơn, đem lại những thích thú cho học sinh trong bài giảng. Cụ thể phương pháp này được phân loại và sử dụng ra sao trong các môn học bậc tiểu học, kính mời phụ huynh theo dõi bài viết dưới đây:

1. Chương trình dạy tích hợp là gì? Lợi ích của việc dạy học tích hợp ở tiểu học

Các môn học tích hợp ở Tiểu học là hình thức học kết hợp kiến thức nhiều nội dung trong một hay nhiều môn. Qua đó, giáo viên sẽ có các giáo án và hình thức giảng dạy khác nhau nhằm truyền tải kiến thức cho học sinh theo cách linh hoạt nhưng hiệu quả hơn so với cách dạy truyền thống.

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học
Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học giúp truyền tải kiến thức cho học sinh một cách tối ưu hơn

Lợi ích phương pháp này mang lại cho cả học sinh và giáo viên như sau:

Lợi ích đối với học sinhLợi ích đối với giáo viên
  • Tiếp thu bài được bao quát theo chiều rộng và hiểu bài theo chiều sâu
  • Liên kết các nhóm kiến thức một cách xuyên suốt, liền mạch
  • Đến gần hơn với thực tiễn thông qua bài học và kiến thức mới
  • Dễ áp dụng kiến thức vào thực hành, đời sống hàng ngày
  • Trau dồi được tư duy phản biện và khả năng nhìn nhận nhiều chiều
  • Hình thành sự chủ động cho học sinh tự giác sáng tạo, tìm tòi
  • Giảm gánh nặng học tập khi học 1 kiến thức nhiều lần
  • Giúp học sinh có khả năng giải quyết vấn đề
  • Tích lũy hoặc gợi nhắc được các kiến thức cũ để dễ dàng và thuận tiện hơn trong lúc truyền đạt cùng lúc nhiều chủ đề, nội dung
  • Tiết kiệm thời gian cho giáo viên khi không phải ôn tập cho học sinh quá nhiều lần mà có thể tích hợp ôn tập ở những môn học có sự liên quan

2. 4 hình thức tích hợp môn học ở tiểu học

Có 4 cách thức tích hợp chủ yếu được vận dụng cho các môn học tích hợp ở tiểu học, hiện nay trong giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng như sau.

2.1. Tích hợp nội môn

Tích hợp nội môn (Interdisciplinary Integration/Approach) là việc gộp lại các kiến thức từ hai hay nhiều nội dung trong một môn học. Qua đây, giáo viên sẽ giúp học sinh tổng hợp hiểu biết và khả năng vận dụng kiến thức từ nhiều phần riêng biệt. Các môn tích hợp theo hình thức này vẫn dạy riêng từng môn. Tuy nhiên, sẽ loại bỏ những phần trùng nhau.

Ví dụ: Trong môn Tiếng Việt có Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện thì trong 1 bài học phần Tập đọc giáo viên có thể cho học sinh kể chuyện hoặc viết đoạn văn

2.2. Tích hợp liên môn

Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration/Approach) là cách dạy thông qua các kiến thức có sự tương đồng của hai môn hoặc nhiều hơn. Qua đó, có phương pháp dạy phù hợp để tránh việc học nhiều lần cùng một kiến thức.

Ví dụ: Để vẽ được bức tranh an toàn giao thông học sinh tiểu học cần áp dụng kiến thức đạo đức để vẽ người đi bộ đi đúng làn đường và mỹ thuật để chia bố cục bức tranh phù hợp

2.3. Tích hợp xuyên môn

Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration) là dạy một nội dung vượt khỏi phạm vi một môn học và cần học sinh ứng dụng ở mức cao hơn các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Từ đó, xem xét các vấn đề một cách toàn diện dưới nhiều góc độ của những môn khác.

Ví dụ: Một dự án bảo vệ môi trường cần có ứng dụng kiến thức môn khoa học tự nhiên để chọn đề tài phù hợp, kiến thức môn địa lý để giải thích được các hiện tượng và hướng giải quyết đối với thực trạng môi trường đó

2.4. Tích hợp đa môn

Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Integration) là cách dạy tiếp cận theo từng môn khác nhau và dạy cùng lúc nhằm đạt chuẩn của mỗi môn đó. Trong hình thức dạy này, nội dung được xây dựng thành nhiều trường hợp giả định, chuỗi lý thuyết. Qua đó, đòi hỏi học sinh phải tổng hợp kiến thức, kĩ năng của những môn học khác nhau.

Ví dụ: Giáo viên lấy câu chuyện Bình tây đại nguyên soái Trương Định để nhắc lại địa lý tỉnh An Giang thuộc tỉnh Nam Kì

Xem thêm: 27+ Kỹ năng sống tiểu học giúp con phát triển toàn diện
Phương pháp tích hợp mang đến nhiều cơ hội học tập
Phương pháp tích hợp mang đến nhiều cơ hội học tập thực tế cho học sinh tiểu học

3. Các môn học tích hợp ở Tiểu học

Nội dung tích hợp các môn ở bậc tiểu học hiện nay được thể hiện như sau:

  • Cuộc sống quanh ta: Tích hợp từ Tự nhiên và Xã hội ở các lớp 1, 2, 3 trong chương trình hiện hành
  • Tìm hiểu xã hội và Tìm hiểu tự nhiên: Tích hợp từ Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở các lớp 4, 5 trong chương trình hiện hành
  • Ngữ văn: Tích hợp từ Văn học lớp 1-12 và tiếng Việt lớp 1-5 thành nhiều nội dung thuộc các nhóm Văn hóa, Chính trị, đạo đức, thẩm  mỹ, lịch sử, địa lý,… giúp người học phát triển khả năng cảm thụ văn học và hiểu biết các lĩnh vực khoa học xã hội.
  • GDCD/Đạo đức: Tích hợp từ môn Đạo đức chương trình hiện hành
  • Lịch sử và Địa lý: Hình thức tích hợp 2 môn thành một nhóm kiến thức chung giúp học sinh xây dựng hiểu biết sơ bộ về mối tương quan giữa không gian địa lý và thời gian lịch sử, phát triển năng lực khoa học xã hội nền tảng.
Các môn tích hợp mang lại cơ hội cho học sinh tiếp cận kiến thức
Các môn tích hợp mang lại cơ hội cho học sinh tiếp cận kiến thức theo chiều rộng lẫn chiều sâu và dưới nhiều góc độ
Xem thêm: Các môn học bắt buộc ở Tiểu học trong chương trình phổ thông mới

4. Tổ chức dạy các môn tích hợp ra sao?

Dạy học tích hợp các môn học tích hợp ở tiểu học có thể tiến hành ở nhiều thời điểm trong quá trình bài học. Nhìn chung, quy trình này có thể tiến hành qua 4 bước như sau:

  • Bước 1: Xác định nội dung chính và nội dung cần giảng với thời gian cụ thể.
  • Bước 2: Lựa chọn cách dạy phù hợp.
  • Bước 3: Chuẩn bị giáo án chi tiết, nội dung gần gũi, dễ hiểu từ nhiều hình thức như clip, ảnh, mô hình, trò chơi,…
  • Bước 4: Trao cho học sinh quyền tự chủ.
  • Bước 5: Tổng kết, đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh bằng các bài kiểm tra nhỏ.
Chú trọng vào các hoạt động trải nghiệm
Chú trọng vào các hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là đặc điểm của dạy học tích hợp

5. Chương trình học tích hợp tại Vinschool

Vinschool là hệ thống giáo dục tư thục lớn nhất Việt Nam hiện nay. Vinschool luôn đề cao việc truyền đạt kiến thức hiệu quả đến học sinh theo cách tối ưu và hiện đại nhất.

Theo đó, các môn học tích hợp ở tiểu học hoặc các cấp là điểm đặc biệt độc nhất tại Vinschool khi các môn được chia theo 6 lĩnh vực chính bao gồm:

  • Lĩnh vực Ngôn ngữ: Tiếng Việt – Ngữ Văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Trung
  • Lĩnh vực Khoa học Xã hội: Lịch sử, Địa lý, Việt Nam học, Viễn cảnh toàn cầu, Kinh tế, Tài chính, Tâm lý học
  • Lĩnh vực Toán: Toán Nâng cao, Toán Cơ bản, Thống kê Ứng dụng
  • Lĩnh vực Nghệ thuật: Mỹ thuật, Âm Nhạc
  • Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ thông tin: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học tích hợp, Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính
  • Lĩnh vực Giáo dục cá nhân: Giáo dục Kỹ năng – Phẩm chất, Giáo dục Thể chất và sức khỏe, Công dân toàn cầu
Các môn học tại Vinschool
Các môn học tại Vinschool được tổ chức theo mô hình 6 lĩnh vực

Chương trình giáo dục Phổ thông với các môn tích hợp của Vinschool kế thừa những điểm tiên tiến nhất của các chương trình trên thế giới, trong đó nổi bật nhất là chương trình phổ thông quốc tế Cambridge.

Chương trình học tích hợp tại Vinschool thể hiện ở 3 điểm đặc biệt như sau:

  • Các môn học tích hợp mang tính thống nhất, xuyên suốt từ cấp Tiểu học đến Trung học: Gồm các môn: Khoa học tích hợp (Học sinh sẽ được tìm hiểu về Lý, Hóa, Sinh, Khoa học Trái đất và Không gian); Việt Nam Học; Lịch sử & Địa lý.
  • Trải nghiệm học tập tích hợp: Học sinh Vinschool luôn được thể hiện năng lực bản thân qua việc tham gia các dự án, các hoạt động học tập mà yêu cầu đến các kiến thức, kỹ năng của nhiều môn khác nhau.
  • Năng lực học tập tích hợp: Vinschool luôn đề ra những chuẩn mang tính chuyên môn nhất định cho từng môn học và bên cạnh đó là 4 tiêu chuẩn đầu ra liên môn: Tư duy công dân toàn cầu – Công nghệ thông tin – Khả năng đáp ứng kỹ năng bộ thế kỷ 21 – Khả năng ngôn ngữ đọc hiểu. Đây cũng chính là 4 tiêu chuẩn để Vinschool củng cố, rèn luyện năng lực cho học sinh trong tất cả các chương trình học, đảm bảo học sinh đã được tiếp cận và hoàn thiện năng lực theo chiều rộng lẫn chiều sâu.

Nhìn chung, phương pháp dạy học tích hợp được sử dụng cho các môn học tích hợp ở tiểu học là những hình thức sáng tạo, hiệu quả, có tính khoa học và ứng dụng cao mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Qua đó, mục tiêu cuối cùng là mang lại cho học sinh nền tảng Kiến thức, Kỹ năng và năng lực Tư duy để trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai.

Thứ Ba, 19/07/2022, 15:07 (GMT+7)

Phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học là định hướng đổi mới của Bộ GD&ĐT trong những năm gần đây để nhằm giúp học sinh có thể tiếp cận bài học một cách có chiều sâu và mang tính bao quát hơn. Các môn học tích hợp ở tiểu học được dạy theo phương pháp tích hợp đem lại hiệu quả giảng dạy tốt hơn, đem lại những thích thú cho học sinh trong bài giảng. Cụ thể phương pháp này được phân loại và sử dụng ra sao trong các môn học bậc tiểu học, kính mời phụ huynh theo dõi bài viết dưới đây:

1. Chương trình dạy tích hợp là gì? Lợi ích của việc dạy học tích hợp ở tiểu học

Các môn học tích hợp ở Tiểu học là hình thức học kết hợp kiến thức nhiều nội dung trong một hay nhiều môn. Qua đó, giáo viên sẽ có các giáo án và hình thức giảng dạy khác nhau nhằm truyền tải kiến thức cho học sinh theo cách linh hoạt nhưng hiệu quả hơn so với cách dạy truyền thống.

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học
Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học giúp truyền tải kiến thức cho học sinh một cách tối ưu hơn

Lợi ích phương pháp này mang lại cho cả học sinh và giáo viên như sau:

Lợi ích đối với học sinhLợi ích đối với giáo viên
  • Tiếp thu bài được bao quát theo chiều rộng và hiểu bài theo chiều sâu
  • Liên kết các nhóm kiến thức một cách xuyên suốt, liền mạch
  • Đến gần hơn với thực tiễn thông qua bài học và kiến thức mới
  • Dễ áp dụng kiến thức vào thực hành, đời sống hàng ngày
  • Trau dồi được tư duy phản biện và khả năng nhìn nhận nhiều chiều
  • Hình thành sự chủ động cho học sinh tự giác sáng tạo, tìm tòi
  • Giảm gánh nặng học tập khi học 1 kiến thức nhiều lần
  • Giúp học sinh có khả năng giải quyết vấn đề
  • Tích lũy hoặc gợi nhắc được các kiến thức cũ để dễ dàng và thuận tiện hơn trong lúc truyền đạt cùng lúc nhiều chủ đề, nội dung
  • Tiết kiệm thời gian cho giáo viên khi không phải ôn tập cho học sinh quá nhiều lần mà có thể tích hợp ôn tập ở những môn học có sự liên quan

2. 4 hình thức tích hợp môn học ở tiểu học

Có 4 cách thức tích hợp chủ yếu được vận dụng cho các môn học tích hợp ở tiểu học, hiện nay trong giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng như sau.

2.1. Tích hợp nội môn

Tích hợp nội môn (Interdisciplinary Integration/Approach) là việc gộp lại các kiến thức từ hai hay nhiều nội dung trong một môn học. Qua đây, giáo viên sẽ giúp học sinh tổng hợp hiểu biết và khả năng vận dụng kiến thức từ nhiều phần riêng biệt. Các môn tích hợp theo hình thức này vẫn dạy riêng từng môn. Tuy nhiên, sẽ loại bỏ những phần trùng nhau.

Ví dụ: Trong môn Tiếng Việt có Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện thì trong 1 bài học phần Tập đọc giáo viên có thể cho học sinh kể chuyện hoặc viết đoạn văn

2.2. Tích hợp liên môn

Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration/Approach) là cách dạy thông qua các kiến thức có sự tương đồng của hai môn hoặc nhiều hơn. Qua đó, có phương pháp dạy phù hợp để tránh việc học nhiều lần cùng một kiến thức.

Ví dụ: Để vẽ được bức tranh an toàn giao thông học sinh tiểu học cần áp dụng kiến thức đạo đức để vẽ người đi bộ đi đúng làn đường và mỹ thuật để chia bố cục bức tranh phù hợp

2.3. Tích hợp xuyên môn

Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration) là dạy một nội dung vượt khỏi phạm vi một môn học và cần học sinh ứng dụng ở mức cao hơn các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Từ đó, xem xét các vấn đề một cách toàn diện dưới nhiều góc độ của những môn khác.

Ví dụ: Một dự án bảo vệ môi trường cần có ứng dụng kiến thức môn khoa học tự nhiên để chọn đề tài phù hợp, kiến thức môn địa lý để giải thích được các hiện tượng và hướng giải quyết đối với thực trạng môi trường đó

2.4. Tích hợp đa môn

Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Integration) là cách dạy tiếp cận theo từng môn khác nhau và dạy cùng lúc nhằm đạt chuẩn của mỗi môn đó. Trong hình thức dạy này, nội dung được xây dựng thành nhiều trường hợp giả định, chuỗi lý thuyết. Qua đó, đòi hỏi học sinh phải tổng hợp kiến thức, kĩ năng của những môn học khác nhau.

Ví dụ: Giáo viên lấy câu chuyện Bình tây đại nguyên soái Trương Định để nhắc lại địa lý tỉnh An Giang thuộc tỉnh Nam Kì

Xem thêm: 27+ Kỹ năng sống tiểu học giúp con phát triển toàn diện
Phương pháp tích hợp mang đến nhiều cơ hội học tập
Phương pháp tích hợp mang đến nhiều cơ hội học tập thực tế cho học sinh tiểu học

3. Các môn học tích hợp ở Tiểu học

Nội dung tích hợp các môn ở bậc tiểu học hiện nay được thể hiện như sau:

  • Cuộc sống quanh ta: Tích hợp từ Tự nhiên và Xã hội ở các lớp 1, 2, 3 trong chương trình hiện hành
  • Tìm hiểu xã hội và Tìm hiểu tự nhiên: Tích hợp từ Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở các lớp 4, 5 trong chương trình hiện hành
  • Ngữ văn: Tích hợp từ Văn học lớp 1-12 và tiếng Việt lớp 1-5 thành nhiều nội dung thuộc các nhóm Văn hóa, Chính trị, đạo đức, thẩm  mỹ, lịch sử, địa lý,… giúp người học phát triển khả năng cảm thụ văn học và hiểu biết các lĩnh vực khoa học xã hội.
  • GDCD/Đạo đức: Tích hợp từ môn Đạo đức chương trình hiện hành
  • Lịch sử và Địa lý: Hình thức tích hợp 2 môn thành một nhóm kiến thức chung giúp học sinh xây dựng hiểu biết sơ bộ về mối tương quan giữa không gian địa lý và thời gian lịch sử, phát triển năng lực khoa học xã hội nền tảng.
Các môn tích hợp mang lại cơ hội cho học sinh tiếp cận kiến thức
Các môn tích hợp mang lại cơ hội cho học sinh tiếp cận kiến thức theo chiều rộng lẫn chiều sâu và dưới nhiều góc độ
Xem thêm: Các môn học bắt buộc ở Tiểu học trong chương trình phổ thông mới

4. Tổ chức dạy các môn tích hợp ra sao?

Dạy học tích hợp các môn học tích hợp ở tiểu học có thể tiến hành ở nhiều thời điểm trong quá trình bài học. Nhìn chung, quy trình này có thể tiến hành qua 4 bước như sau:

  • Bước 1: Xác định nội dung chính và nội dung cần giảng với thời gian cụ thể.
  • Bước 2: Lựa chọn cách dạy phù hợp.
  • Bước 3: Chuẩn bị giáo án chi tiết, nội dung gần gũi, dễ hiểu từ nhiều hình thức như clip, ảnh, mô hình, trò chơi,…
  • Bước 4: Trao cho học sinh quyền tự chủ.
  • Bước 5: Tổng kết, đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh bằng các bài kiểm tra nhỏ.
Chú trọng vào các hoạt động trải nghiệm
Chú trọng vào các hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là đặc điểm của dạy học tích hợp

5. Chương trình học tích hợp tại Vinschool

Vinschool là hệ thống giáo dục tư thục lớn nhất Việt Nam hiện nay. Vinschool luôn đề cao việc truyền đạt kiến thức hiệu quả đến học sinh theo cách tối ưu và hiện đại nhất.

Theo đó, các môn học tích hợp ở tiểu học hoặc các cấp là điểm đặc biệt độc nhất tại Vinschool khi các môn được chia theo 6 lĩnh vực chính bao gồm:

  • Lĩnh vực Ngôn ngữ: Tiếng Việt – Ngữ Văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Trung
  • Lĩnh vực Khoa học Xã hội: Lịch sử, Địa lý, Việt Nam học, Viễn cảnh toàn cầu, Kinh tế, Tài chính, Tâm lý học
  • Lĩnh vực Toán: Toán Nâng cao, Toán Cơ bản, Thống kê Ứng dụng
  • Lĩnh vực Nghệ thuật: Mỹ thuật, Âm Nhạc
  • Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ thông tin: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học tích hợp, Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính
  • Lĩnh vực Giáo dục cá nhân: Giáo dục Kỹ năng – Phẩm chất, Giáo dục Thể chất và sức khỏe, Công dân toàn cầu
Các môn học tại Vinschool
Các môn học tại Vinschool được tổ chức theo mô hình 6 lĩnh vực

Chương trình giáo dục Phổ thông với các môn tích hợp của Vinschool kế thừa những điểm tiên tiến nhất của các chương trình trên thế giới, trong đó nổi bật nhất là chương trình phổ thông quốc tế Cambridge.

Chương trình học tích hợp tại Vinschool thể hiện ở 3 điểm đặc biệt như sau:

  • Các môn học tích hợp mang tính thống nhất, xuyên suốt từ cấp Tiểu học đến Trung học: Gồm các môn: Khoa học tích hợp (Học sinh sẽ được tìm hiểu về Lý, Hóa, Sinh, Khoa học Trái đất và Không gian); Việt Nam Học; Lịch sử & Địa lý.
  • Trải nghiệm học tập tích hợp: Học sinh Vinschool luôn được thể hiện năng lực bản thân qua việc tham gia các dự án, các hoạt động học tập mà yêu cầu đến các kiến thức, kỹ năng của nhiều môn khác nhau.
  • Năng lực học tập tích hợp: Vinschool luôn đề ra những chuẩn mang tính chuyên môn nhất định cho từng môn học và bên cạnh đó là 4 tiêu chuẩn đầu ra liên môn: Tư duy công dân toàn cầu – Công nghệ thông tin – Khả năng đáp ứng kỹ năng bộ thế kỷ 21 – Khả năng ngôn ngữ đọc hiểu. Đây cũng chính là 4 tiêu chuẩn để Vinschool củng cố, rèn luyện năng lực cho học sinh trong tất cả các chương trình học, đảm bảo học sinh đã được tiếp cận và hoàn thiện năng lực theo chiều rộng lẫn chiều sâu.

Nhìn chung, phương pháp dạy học tích hợp được sử dụng cho các môn học tích hợp ở tiểu học là những hình thức sáng tạo, hiệu quả, có tính khoa học và ứng dụng cao mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Qua đó, mục tiêu cuối cùng là mang lại cho học sinh nền tảng Kiến thức, Kỹ năng và năng lực Tư duy để trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai.

Tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo tiếp cận STEM cho trẻ mẫu giáo

 


Thứ 7, 14/10/2023 | 07:12

A- A A+ |  

Tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo tiếp cận STEM cho trẻ mẫu giáo

Với trẻ mẫu giáo, STEM liệu có ổn không; có ông bố, bà mẹ nào đã từng nghĩ đến chưa? Giáo dục mầm non là viên gạch đầu tiên trong quá trình xây dựng ước mơ và tương lai của trẻ. Có lẽ chính vì thế mà việc chọn trường mẫu giáo nào cho con và phương pháp giáo dục nào phù hợp cũng là một trong những trăn trở của các ông bố, bà mẹ; là những trăn trở, băn khoăn của thầy cô giáo, của ngành giáo dục.

Phương pháp STEM là gì? STEM là từ viết tắt của Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Phương pháp dạy học STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực trên. Những kiến thức và kỹ năng nêu trên phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp trẻ không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng, thực hành trong cuộc sống. Về khoa học, trẻ được trang bị kiến thức về các khái niệm, nguyên lý, định luật và cơ sở lý thuyết của giáo dục khoa học. Mục tiêu quan trọng là thông qua giáo dục khoa học, trẻ có thể liên kết những kiến thức này để thực hành và ứng dụng vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Về công nghệ, trẻ sẽ được trang bị kiến thức để sử dụng, quản lý công nghệ. Đó có thể là các thiết bị công nghệ như máy tính, máy tính bảng,... và truy cập internet. Về kỹ thuật, trẻ  được trang bị kiến thức và kỹ năng sản xuất cũng như hiểu được quy trình này. Về  toán học, trẻ được trang bị khả năng nhìn nhận và nắm bắt vai trò của toán học trong mọi khía cạnh. Có thể nói, phương pháp dạy STEM không hướng đến mục tiêu đào tạo ra những nhà toán học, khoa học, kỹ sư hay kỹ thuật viên mà chủ yếu là trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng để có thể làm việc và phát triển trong sự phát triển hiện đại của công nghệ ngày nay.

Điểm mạnh của phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non thể hiện ở chỗ:

Một, về tiếp cận liên môn, thay vì dạy 4 môn học tách biệt, phương pháp STEM cho trẻ mầm non kết hợp những môn học này thành 1 mô hình gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, trẻ vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.

Hai, về năng lực giải quyết vấn đề, giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho trẻ. Trong mỗi bài học, trẻ được đặt trước một tình huống thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức liên môn. Để giải quyết vấn đề đó, trẻ phải tìm tòi và hệ thống những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề.

Ba, về học tập sáng tạo, giáo dục STEM đề cao phong cách học tập sáng tạo. Đặt bản thân vào vai trò của một nhà phát minh, trẻ sẽ hiểu được bản chất của các kiến thức được trang bị: biết cách mở rộng, sửa chữa, vận dụng sao cho phù hợp với tình huống có mà các em gặp phải.

Chương trình giáo dục STEAM được lồng ghép các môn học tích hợp liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng; đồng thời tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích phát triển các giác quan, phát triển tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề. Qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ sẽ thấy khoa học thật gần gũi với cuộc sống và luôn đem đến những yếu tố bất ngờ, thú vị. Từ đó, tạo cho trẻ niềm đam mê, khơi gợi óc tò mò, luôn muốn được khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống.

Phương pháp STEM cho trẻ mầm non giúp trẻ gắn kết các kiến thức với nhau theo rất nhiều cách. Từ đó, trẻ sẽ học hỏi và làm việc ngay từ khi còn nhỏ. Cách tốt nhất để kích thích tình yêu của trẻ dành cho phương pháp giáo dục STEM là khuyến khích sự tò mò. Từ khi còn bé, cha mẹ trẻ có thể khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi, khám phá và vui chơi. Phương pháp STEM cho trẻ mầm non sẽ là bước khởi đầu để con có thể học tập và trải nghiệm cuộc sống một cách trực quan.

Không chỉ trở nên phổ biến ở Mỹ và một số nước trên thế giới, giáo dục STEM ở Việt Nam cũng ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của cha mẹ trẻ. Từ năm 2012, giáo dục STEM đã bắt đầu xuất hiện ở các cơ sở giáo dục tư thục và trường mầm non quốc tế. Đến nay, dù được nhắc tới nhiều nhưng mô hình giáo dục này vẫn chưa được triển khai trên diện rộng do nhiều vấn đề như vẫn còn tâm lý học lấy điểm, lấy bằng; thường không tự tìm kiếm và nghiên cứu; thiếu cơ sở khoa học và khung lý luận của giáo dục STEM; chủ đề, tiêu chí, cấu trúc và nhiệm vụ STEM chưa thống nhất; thiếu đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất;…

Một tín hiệu vui dành cho giáo dục mầm non liên quan đến STEM cho trẻ mẫu giáo, vào ngày 02 tháng 10 năm 2023, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh đã kí và ban hành Quyết định số 2860/QĐ-GDĐT về việc Phê duyệt tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo tiếp cận STEM cho trẻ mẫu giáo:

Tài liệu này là một cẩm nang vô cùng bổ ích giúp cán bộ quản lí và giáo viên mầm non tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục tích hợp theo tiếp cận STEM cho trẻ mẫu giáo. Tài liệu thể hiện rất rõ về giáo dục tích hợp và hoạt động giáo dục tích hợp trong giáo dục mầm non; giáo dục STEM và tiếp cận STEM trong giáo dục mầm non;…  và đặc biệt là nội dung hướng dẫn thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo tiếp cận STEM cho trẻ mẫu giáo.

Hãy tìm kiếm niềm đam mê của con và giúp các bé theo đuổi những đam mê đó ngay cả khi trẻ hay thay đổi bởi đây là điều hoàn toàn bình thường, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Trong trường hợp đó, bạn hãy tiếp tục khuyến khích trẻ. Rồi đến lúc bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên và phấn khích khi con trở nên đam mê với việc học tập, nghiên cứu và sáng tạo.

Với những tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý, đặc biệt là thầy cô giáo tại các cơ sở giáo dục mầm non, tin tưởng rằng các trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, các thầy cô giáo sẽ có một năm học mới nhiều thành công, nhiều niềm vui và hạnh phúc bên các em học sinh của mình và đặc biệt tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục tích hợp theo tiếp cận STEM cho trẻ mẫu giáo./.


Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2024

3 Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương ký hợp tác Xây dựng đội ngũ chuyên gia GDMN

 


3 Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương ký hợp tác Xây dựng đội ngũ chuyên gia GDMN

 31 Tháng Ba 2024          1066 lượt xem

GDVN - Ngày 29/3/2024, ba trường cao đẳng sư phạm trung ương ký kết hợp tác phát triển, xây dựng đội ngũ chuyên gia giáo dục mầm non. 

Ngày 29/3/2024, nhân dịp Hội nghị Sơ kết hoạt động Cụm thi đua số 7 năm học 2023-2024, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương - Nha Trang đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa ba trường, gồm: Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương - Nha Trang, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương và Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương - Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là ba trường cao đẳng sư phạm trung ương ở 3 miền (Bắc - Trung - Nam) của đất nước, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trường đã xây dựng được thương hiệu về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non.

Tham dự buổi lễ ký kết, có Tiến sĩ Nguyễn Thị Hạnh - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Và lãnh đạo của ba trường cao đẳng sư phạm trung ương gồm Tiến sĩ Nguyễn Trung Triều - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương - Nha Trang; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Tuấn - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương và Thạc sĩ Nguyễn Nguyên Bình - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương - Thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng dự có các cán bộ, giảng viên của ba trường cao đẳng sư phạm trung ương.

Phát biểu tại buổi lễ ký kết, Tiến sĩ Nguyễn Trung Triều - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương - Nha Trang cho biết, ba trường cao đẳng sư phạm trung ương lâu nay có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, tích cực hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác chuyên môn, học thuật.

“Trên cơ sở kế thừa những kết quả đạt được trong thời gian qua, việc ký kết hợp tác lần này nhằm phát huy hơn nữa năng lực của mỗi trường trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt là xây dựng đội ngũ chuyên gia giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu của xã hội”, thầy Triều nói.

z5298089616486_ffdb2d11ae08c237828995c67ce83288.jpg
Ba trường cao đẳng sư phạm trung ương ký kết biên bản ghi nhớ vào ngày 29/3/2024. (Ảnh: NTCC)

Theo đó, nội dung của thỏa thuận hợp tác là xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với khung trình độ quốc gia, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non và đặc thù địa phương.

Tổ chức các chương trình đào tạo liên thông,... trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cho giáo viên và cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục mầm non.

Xây dựng các dự án, chương trình hỗ trợ bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về quản trị trường mầm non, phát triển chương trình giáo dục mầm non và chuyển giao, ứng dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tiên tiến vào các cơ sở giáo dục mầm non.

Xây dựng mạng lưới liên kết các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục mầm non, hệ thống các trường mầm non công lập và ngoài công lập, hệ thống các cơ sở giáo dục có đào tạo giáo dục mầm non.

z5298880265740_1d9c597dbf9eba69408af4e3f930bfd3.jpg
Lãnh đạo ba trường cao đẳng sư phạm trung ương trong buổi lễ ký kết biên bản ghi nhớ.
(Ảnh: NTCC)

Cũng theo biên bản ghi nhớ, ba trường thống nhất tổ chức các chuyên đề, hội thảo khoa học; thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên theo chương trình, đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của địa phương.

Ba trường ký kết thỏa thuận có nhiệm vụ phối hợp cùng xây dựng kế hoạch chi tiết và cụ thể để thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và cam kết.

Sau khi thỏa thuận được ký kết, cơ chế hợp tác giữa ba trường sẽ được xây dựng cụ thể trên cơ sở tính chất đặc thù của riêng từng dự án.

Dựa trên tiềm năng và tính khả thi của mỗi dự án, ba trường sẽ cùng bàn bạc chi tiết, cụ thể từng hạng mục, các bước tiến hành bằng hợp đồng riêng.

Ngọc Mai

(Nguồn: https://giaoduc.net.vn/)

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates