SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

Kinh doanh mùa dịch – Bán hàng trên sàn thương mại điện tử có mất phí không?

 


0
Chia Sẻ
109
Lượt Xem

Trong những năm gần đây, bán hàng trên sàn thương mại điện tử đang trở nên vô cùng hot, và là kênh giúp bạn “kiếm bộn tiền” trong mùa dịch này. Tuy nhiên, bán hàng trên sàn thương mại điện tử có mất phí không? Hãy cùng King tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Bán hàng trên Shopee mất phí không?

Với mức độ phủ sóng rộng rãi và nhanh chóng, kinh doanh trên sàn TMĐT Shopee đã và đang được nhiều người lựa chọn. Shopee đóng vai trò giúp hoạt động mua bán online trở nên đơn giản, an toàn, nhanh chóng và tiện lợi hơn, bởi shopee là kênh trung gian kết nối giữa người mua và người bán hiệu quả.

ban hang tren shopee co mat phi khong

Hiện tại, Shopee đang là một kênh bán hàng online hiệu quả, không hề mất kinh phí mà có thể ra hàng trăm đơn mỗi ngày. Ngoài việc bán hàng ra thì Shopee còn là một kênh giúp quảng cáo thương hiệu miễn phí. Khi kinh doanh trên Shopee, bạn sẽ phải mất một số khoản phí nhỏ, đặc biệt là nếu bạn có gian hàng trên Shopee Mall.

Ngoài phí trên ra thì với các nhà bán hàng còn phải chịu thêm các chi phí như phí đóng gói, bao bì sao cho đảm bảo tiêu chuẩn Shopee đề ra. Tuy nhiên đây cũng là những chi phí tối thiểu cần có mà bất kỳ những ai kinh doanh online đều cần phải chi trả các khoản phí này. 

2. Bán hàng trên Lazada mất phí không?

Đây là câu hỏi mà hầu hết các chủ shop đều thắc mắc khi tham gia đăng ký bán hàng online trên Lazada. Tại Việt Nam, Lazada là sàn thương mại điện tử nổi tiếng, theo thống kê thì trên tổng số các sàn thương mại điện tử, hiệu quả mà sàn Lazada mang lại đứng thứ 2.

Vì vậy, để kiếm thêm thu nhập rất nhiều chủ shop muốn gia nhập vào đại gia đình Lazada. Những điều thắc mắc của rất nhiều chủ shop là đăng ký bán hàng trên Lazada có phải trả phí gì không.

ban hang tren lazada co mat phi khong

2.1. Một số loại phí bán hàng trên Lazada trước đây

Phí cố định: Tính theo % giá sản phẩm khi bán được hàng

Phí dịch vụ: Các loại phí khi sử dụng dịch vụ của Lazada

Phí mặc định: Áp dụng phạt với các nhà bán hàng online vi phạm

Tuy nhiên, , Lazada đã miễn phí phí bán hàng trên Lazada bao gồm phí cố định và phí mặc định (từ ngày 1/4/2018). Như vậy, hiện nay trên Lazada việc bán hàng là hoàn toàn miễn phí, bạn chỉ phải mất phí dịch vụ khi sử dụng các dịch vụ của Lazada.

2.2. Các loại phí phát sinh khi bạn sử dụng dịch vụ cộng thêm của Lazada

Phí lấy hàng: Lazada đến lấy hàng tận nơi và vận chuyển đến nơi tập trung hàng hóa của Lazada (chỉ áp dụng khi shop có trên 30 đơn hàng/ngày).

Phí Fulfillment by Lazada (FBL): Loại phí áp dụng khi bạn sử dụng dịch vụ nhập hàng kho Lazada như: Phí xử lý hàng hóa FBL, Phí xử lý hàng hoàn trả về, Phí lưu kho quá hạn.

Lazada 12.12 - Sale To Cuối Năm 2021 - Tổng Voucher 22 Tỷ

2.3. Một số điều khoản ảnh hưởng đến điểm đánh giá gian hàng

Mặc dù không còn áp dụng phí mặc định để phạt các nhà bán hàng online có hành vi gian lận hoặc vi phạm khi bán hàng trên Lazada nữa, tuy nhiên, gian hàng sẽ bị đánh giá điểm gian hàng thấp và giảm khả năng hiển thị của sản phẩm trên website Lazada khi vi phạm các điều khoản dưới đây:

  • Hủy đơn hàng do hết hàng hoặc do sai giá
  • Có yêu cầu lấy hàng nhưng không có hàng
  • Cập nhật tình trạng đơn hàng chậm
  • Giao hàng chậm
  • Giao sai hàng hóa
  • Đóng gói sai quy cách
  • Trì hoãn hoặc từ chối bảo hành
  • Hoạt động mua đi bán lại
  • Liên hệ với khách hàng ngoài mục đích xác nhận đơn hàng
  • Mua hàng giảm giá của chính mình
  • Đóng gói hàng gian lận thay vì hàng chính hãng
  • Hàng hóa đã qua sử dụng, tem niêm phong không còn nguyên vẹn
  • Hàng hết hạn hoặc sắp hết hạn sử dụng
  • Bán hàng giả, hàng nhái
  • Kinh doanh các hàng hóa bị cấm

Tùy từng vi phạm mà các thuật toán của Lazada sẽ tính điểm và áp dụng các cơ chế phạt khác nhau cho gian hàng, từ giảm tỷ lệ hiển thị sản phẩm, tắt sản phẩm và có thể bị chấm dứt hợp tác với Lazada bằng cách tắt hoàn toàn gian hàng nếu shop vi phạm nhiều lần.

Tóm lại, chính sách và quy trình bán hàng online trên Lazada đã được tối ưu hóa, giúp bạn thúc đẩy việc bán được hàng nhưng có bán được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sản phẩm của bạn, cách đăng sản phẩm, dùng từ ngữ mô tả sản phẩm, hình ảnh có hấp dẫn không… Ngoài ra, khi bán hàng trên Lazada, trong thời gian đầu bạn được miễn phí rất nhiều dịch vụ và công cụ hỗ trợ như: đẩy sản phẩm, quảng cáo shop, livestream trực tiếp,…

3. Bán hàng trên sendo có mất phí không ?

Hiện nay, tại Việt Nam Sendo là một trong những sàn thương mại điện tử khá nổi tiếng, với quyền lợi và lợi ích vô cùng hấp dẫn, đó là lý do hiện nay rất nhiều chủ shop muốn tham gia vào đại gia đình Sendo. Nhưng họ vẫn còn băn khoăn về chuyện “đăng ký bán hàng online trên sàn thương mại điện tử Sendo có tốn phí không?” hay “phí bán hàng trên Sendo như thế nào?”.

ban hang tren Sendo mat phi khong

Miễn phí 100% việc đăng ký bán hàng trên Sendo, nhưng khi bán hàng trên sàn TMĐT, bạn sẽ phải chịu một số khoản phí như: Phí khai giá, Phí thanh toán, Phí truy thu đơn hàng,..

4. Bán hàng trên Tiki có mất phí không ?

Tiki là sàn thương mại uy tín tập trung hơn 5.000 thương hiệu chính hãng. Kinh doanh trên Tiki sẽ giúp tăng sức mạnh thương hiệu và có cơ hội tiếp cận tới hàng triệu khách hàng. Tuy nhiên có một thắc mắc chung của phần đông người mới kinh doanh là đăng ký bán hàng trên Tiki có tốn phí không?

4.1. Đăng ký bán hàng trên Tiki với chi phí 0 đồng

Bạn sẽ không mất phí khi mở tài khoản gian hàng và chi phí duy trì. Song điều kiện bạn cần đảm bảo là có giấy phép kinh doanh hợp lệ, chứng minh được nguồn gốc hang hóa chính hàng.

Người bán hàng đăng sản phẩm và bắt đầu kinh doanh, sau khi điền form đăng ký và tham gia khóa học dành cho người mới bắt đầu. Tiki sẽ hỗ trợ hoàn thiện nội dung 100 sản phẩm đầu tiên hoàn toàn miễn phí.

Không cần tốn quá nhiều chi phí marketing cho gian hàng online của bạn. Bởi Tiki thường xuyên tổ chức những chương trình khuyến mãi và ưu đãi hỗ trợ người bán hàng nâng cao chất lượng gian hàng và gia tăng doanh thu.

Nếu bán hàng online trên mạng xã hội, bạn sẽ phải “bơm” kha khá nhiều tiền vào Facebook Ads để tiếp cận tới khách hàng tiềm năng. Nhưng khi bán hàng trên Tiki – trang thương mại với hơn 40 triệu lượt truy cập/tháng thì shop bạn sẽ không tốn chi phí để tìm kiếm khách hàng.

Ở thị trường thương mại điện tử Việt Nam, Tiki là sàn thương mại đầu tiên đứng đầu cuộc chiến tốc độ giao hàng. Cam kết nhận hàng chỉ trong vài giờ. Đối với các đơn giao hàng bình thường, thời gian trung bình là 2 ngày. Giúp nhà bán hàng tiết kiệm thời gian và gia tăng mức độ chuyên nghiệp của thương hiệu.

ban hang tren tiki mat phi khong

4.2.. Những chi phí bán hàng trên Tiki

Khi gian hàng đi vào kinh doanh thì Tiki sẽ thu 3 khoản phí chính: Chiết khấu, Thanh toán và 

Chuyển hoàn. Hình thức thu phí đơn giản và mức phí cạnh tranh, người bán hàng sẽ không phải gặp khó khăn trong vấn đề hạch toán doanh thu – chi phí.

Chiết khấu: Khoản phí hoa hồng tuỳ thuộc vào danh mục hàng hoá đối tác kinh doanh. Với những sản phẩm thời trang như thời trang nam/nữ, thời trang mẹ&bé phí chiết khấu là 8%.

Thanh toán: Chủ shop sẽ chịu phí 1%/ 1 đơn hàng thành công. Đây là khoản phí giao dịch thẻ hay thu hộ COD trên mọi đơn hàng. So sánh với các sàn thương mại điện tử khác như Shopee, Lazada, Sendo thì mức phí này khá hợp lý.

Phí chuyển hoàn: 20.000 VND/sản phẩm. Khi đơn hàng thuộc danh mục hàng cồng kềnh giao hàng thất bại.

Công ty TIKI là gì? Địa chỉ ở đâu? Tiki có cửa hàng không?

4.3. Các phí phạt trên Tiki

Nhà bán hàng xuất hóa đơn VAT trễ hơn 07 ngày làm việc từ ngày đơn hàng “Giao thành công: 50.000đ.

Nhà bán hàng xác nhận giao hàng trễ hơn 04 giờ làm việc kể từ khi đơn hàng chuyển trạng thái “Chờ in”: 50.000đ.

Đơn hàng chỉnh sửa, hủy hoặc thay thế sản phẩm do lỗi nhà bán hàng: 200.000đ.

Nhà bán hàng đăng tải các thông tin không phù hợp với quy định pháp luật và quy định của sàn thương mại điện tử Tiki: 500.000đ.

Nhà bán hàng online có hàng hóa không đảm bảo chất lượng, không phải hàng chính hãng hoặc không tuân thủ những quy định về điều kiện hàng hóa: 10.000.000đ.

Trong trường hợp sản phẩm vi phạm quy định pháp luật, Tiki có quyền ngừng bán sản phẩm và chấm dứt hợp tác với nhà bán hàng. Có thể thấy, để khẳng định thương hiệu và tăng doanh thu Tiki là một trong những kênh bán hàng hấp dẫn dành cho các shop. Đăng ký bán hàng online trên Tiki là hoàn toàn miễn phí. Do vậy, đừng bỏ lỡ cơ hội khai thác tiềm năng trên sàn thương mại điện tử này.

Trên đây là những thông tin về bán hàng trên sàn TMĐT có mất phí không mà King cung cấp tới bạn, hi vọng đây là những thông tin hữu ích để bạn có thể hiểu rõ hơn khi bắt đầu kinh doanh trên các sàn TMĐT

Tỉ lệ điều tiết ngân sách của TP.HCM được đề nghị nâng từ 18% lên 21%,

 30/10/2021 09:30 GMT+7

TTO - Tỉ lệ điều tiết ngân sách của TP.HCM được đề nghị nâng từ 18% lên 21%, vui nhưng chưa thể cười mừng...

21% ngân sách và cần thêm nhiều nguồn lực khác - Ảnh 1.

Bến thủy nội địa dọc sông Sài Gòn - Ảnh: TỰ TRUNG

Nếu được Quốc hội thông qua, việc nâng tỉ lệ điều tiết phần ngân sách địa phương được hưởng cho TP.HCM trong năm 2022 lên 21% là niềm vui, động lực lớn cho TP.HCM vươn mình trở dậy, phục hồi nền kinh tế sau một đợt "ốm" kéo dài, bủa vây khó khăn. Chính lúc này mong có thêm những "động lực" khác được Quốc hội, Chính phủ thông qua.

Tỉ lệ điều tiết ngân sách của TP.HCM được đề nghị nâng từ 18% lên 21%, vui nhưng chưa thể cười mừng. Vui vì sau nhiều năm kiến nghị, Chính phủ đã chia sẻ, trình và mong sắp tới Quốc hội sẽ ủng hộ. Tăng thêm 3% dự kiến TP.HCM có thêm gần 6.000 tỉ đồng góp nguồn lực vào ngân sách để làm các dự án đầu tư công. 

Nhưng lo bởi để có được khoản tiền 6.000 tỉ đồng dự toán, TP.HCM cũng phải thu ngân sách được gần 387.000 tỉ đồng, tăng hơn 21.000 tỉ so với dự toán năm 2021. Nguồn thu chuyển về trung ương cũng phải đạt gần 303.000 tỉ đồng, tăng hơn 6.700 tỉ so với năm 2021. Đây là thách thức cần sự nỗ lực lớn của TP.HCM.

Nói vậy bởi TP.HCM vừa trải qua sự tổn thương rất nặng nề do dịch bệnh, muốn phục hồi nguồn lực cần khoản chi rất lớn. Trong khi dự kiến nguồn lực gần 263.000 tỉ đồng cho kế hoạch đầu tư công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 chưa đáp ứng được chiến lược phát triển, TP.HCM phải nỗ lực gấp nhiều lần. 

Nếu vừa qua nỗ lực 200% chống dịch, nay để khôi phục kinh tế cũng phải nỗ lực từ 200% trở lên. Đặc biệt quan tâm đẩy mạnh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục triển khai hiệu quả cơ chế đặc thù trong nghị quyết 54, bán tài sản công của các đơn vị trung ương quản lý trên địa bàn TP mà không sử dụng.

Mặt khác, với nguồn lực có hạn, đầu tư công năm 2022 cũng phải lựa chọn ưu tiên phân bổ nguồn vốn cho những dự án mang tính lan tỏa, dự án trọng điểm, dự án đang làm dang dở. Trong đó, đặc biệt ưu tiên cho dự án thuộc lĩnh vực y tế cơ sở, cộng đồng, phục hồi kinh tế và giáo dục khoa học công nghệ. 

Đầu tư hạ tầng giao thông, kinh tế - xã hội cũng phải tạo sự đột phá tập trung giải quyết các điểm nghẽn vào sân bay, rác thải, tài nguyên môi trường… 

Quan trọng hơn, ngoài những dự án của TP.HCM, những dự án về kết nối khu vực, tạo động lực phát triển vùng phải có sự đầu tư mạnh từ ngân sách trung ương để thúc đẩy phát triển kinh tế TP.HCM và toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cả nước đang khó khăn, xin thêm tiền chắc chắn khó. Bối cảnh này chỉ mong ngoài hỗ trợ tài chính, Quốc hội và Chính phủ sẽ "tiếp sức" cho TP.HCM thêm những nguồn lực phi tài chính. 

Với một đô thị đặc biệt, dân số đông đứng thứ 18 trên thế giới như TP.HCM phải có cơ chế phân cấp, phân quyền để TP.HCM thuận lợi trong điều hành. Liên quan đến những điểm nghẽn trong thể chế khi TP.HCM có văn bản đề nghị tháo gỡ, đề nghị các bộ ngành chung sức, giải quyết ngay các điểm nghẽn đó. 

Nhân kỳ họp Quốc hội, đề nghị Chính phủ sớm xây dựng và kiến nghị với Quốc hội hoàn thiện các luật còn vướng như đất đai, đấu thầu, xây dựng, đầu tư… Từ đó tạo hành lang thông thoáng để TP.HCM thu hút thêm vốn đầu tư, bao gồm vốn tư nhân cũng như vốn đầu tư nước ngoài. 

Sớm gỡ vướng về thể chế cũng là cách hiệu quả để trung ương tạo thêm nguồn lực ngoài tiền cho TP.HCM phục hồi, phát triển.

Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức dạy học trực tiếp từ ngày 13/12

 

 01/12/2021 11:22 Việt Dũng
GDVN- Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức việc thí điểm dạy học trực tiếp cho học sinh khối 1,9,12 từ ngày 13/12/2021.

Ngày 30/11/2021, ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ký kế hoạch 3997/KH-UBND, về việc tổ chức học tập trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, thành phố quyết định sẽ thí điểm tổ chức việc dạy học trực tiếp cho học sinh khối 1,9 và 12 từ ngày 13/12/2021. Việc thí điểm này sẽ kéo dài trong vòng 2 tuần.

Từ tuần thứ 2 sẽ tổ chức học tập trực tiếp áp dụng đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Với huyện Cần Giờ, trường mầm non Thạnh An, trường tiểu học, trường trung học cơ sở - trung học phổ thông Thạnh An sẽ học trực tiếp tất cả các khối lớp từ ngày 13/12/2021.

Giai đoạn từ ngày 27/12: Tổ chức hội nghị sơ kết, rút kinh nghiệm 2 tuần dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục. Căn cứ vào kết quả tổ chức dạy và học sau 2 tuần cùng với tình hình dịch Covid-19, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố phối hợp với Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xem xét việc quyết định tiếp tục, mở rộng dần đối tượng hay tổ chức dạy học trực tiếp toàn thành phố từ ngày 3/1/2022.

Trường học ở Thành phố Hồ Chí Minh vệ sinh, khử khuẩn chuẩn bị đón học sinh đi học trở lại (ảnh: NTCC)

Quan điểm tổ chức việc dạy học trực tiếp của thành phố: Tổ chức dạy học trực tiếp ở một số khối lớp để cơ sở giáo dục thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp tại các cơ sở giáo dục phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 của từng địa phương.

Ưu tiên đối với các cơ sở giáo dục đáp ứng được điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực, và có kế hoạch cho học sinh đi học trực tiếp hoàn chỉnh.

Cơ sở giáo dục có cấp trung học phổ thông hoạt động theo cấp độ dịch của Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ sở giáo dục còn lại hoạt động theo cấp độ dịch của thành phố Thủ Đức, các quận huyện nơi trú đóng. Ưu tiên tổ chức dạy học trực tiếp trước ở những cơ sở giáo dục có điều kiện cơ sở vật chất tốt, đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19.

Cơ sở giáo dục chuyển trạng thái tổ chức dạy học theo cấp độ dịch, được công bố vào sáng thứ 2 hàng tuần do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công bố theo quy định.

Cơ sở giáo dục phải được đánh giá công tác an toàn trường học theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 đối với cơ sở giáo dục, trước khi tổ chức dạy học trực tiếp và được kiểm tra thường xuyên trong quá trình dạy học trực tiếp.

Cá nhân tham gia dạy và học trực tiếp là các cá nhân không thuộc diện phải cách ly y tế để phòng chống dịch.

Đối với học sinh, giáo viên đến từ vùng đỏ cần thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của y tế.

Trước ngày 5/12: Sẽ tổ chức họp phụ huynh để triển khai các vấn đề cần lưu ý trong công tác phối hợp với nhà trường chăm sóc, tổ chức cho học sinh học trực tiếp tại trường.

Tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác phòng chống dịch trong tình hình mới vào ngày 8/12.

Tổ chức hướng dẫn, sinh hoạt công tác an toàn cho học sinh khi đi học trở lại trực tiếp vào ngày 10/12/2021.

Các cơ sở giáo dục xây dựng, hoàn chỉnh các kế hoạch, phương án phòng chống dịch khi tổ chức dạy học trực tiếp trở lại trước ngày 3/12.

Các cơ sở giáo dục trước khi tổ chức dạy học trực tiếp phải được Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của thành phố Thủ Đức, các quận huyện kiểm tra, thẩm định kế hoạch, phương án phòng chống dịch khi tổ chức tại cơ sở giáo dục.

Việt Dũng

Từ “cầm tay chỉ việc” đến thích ứng chuyển đổi số tại các trường nghệ thuật

 


 03/11/2021 06:24 Cao Kim Anh 
GDVN- Chuyển đổi số vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các cơ sở giáo dục nghệ thuật

Quy luật tất yếu

Ngày 2/11, Câu lạc bộ Khối đào tạo giáo viên Nghệ thuật thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo dục nghệ thuật” với sự đăng cai của Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. 

Được tổ chức bằng hình thức trực tuyến, hội thảo đã kết nối tới 38 trường đại học, cao đẳng trong và ngoài câu lạc bộ, với sự tham gia hơn 80 điểm cầu trên cả nước.

Hội thảo được tổ chức bằng hình thức trực tuyến với hơn 80 đầu cầu tham gia trên cả nước. (Ảnh chụp màn hình)

Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Đăng Phượng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương khẳng định, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tất cả các ngành, các lĩnh vực đều phải thay đổi, phải thực hiện công cuộc chuyển đổi số để có thể thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Việt Nam không nằm ngoài tiến trình đó. 

Chuyển đổi số không còn là việc riêng của một tổ chức, đơn vị hay cá nhân nào. Tất cả phải chấp nhận sự thay đổi, nếu không sẽ bị tụt lại phía sau và có thể đe dọa sự tồn tại của sự phát triển của tổ chức, đơn vị hay cá nhân trong tương lai.

Trong đó, lĩnh vực giáo dục nghệ thuật được coi là lĩnh vực đặc thù, “mang tính truyền nghề”,“cầm tay chỉ việc”, vốn được mặc định là rất khó có thể áp dụng chuyển đổi số thì nay cũng đã vận động tích cực theo hướng chuyển đổi số. 

Phó Giáo sư Đào Đăng Phượng chia sẻ: “Đang từ dạy học truyền thống khi đổi sang phương pháp mới để thầy cô không lúng túng, nhà trường, tổ chức giáo dục đã có thời gian bồi dưỡng, đào tạo. Nhưng theo tôi cái quan trọng khi thực hiện chuyển đổi số đó là tư duy của người thầy phải thay đổi.

Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương đăng cai tổ chức hội thảo. (Ảnh nhà trường cung cấp)

Hơn 2 năm Câu lạc bộ được thành lập và đi vào hoạt động là quãng thời gian không dài để đánh giá một quá trình giáo dục nhưng rõ ràng chuyển đổi số đã giúp cán bộ, giảng viên, sinh viên các cơ sở giáo dục nghệ thuật thay đổi về mặt tư duy, phương pháp dạy và học, nội dung giảng dạy. Những thách thức mới được thầy và trò cùng nhau tìm cách vượt qua, đối diện.

Chúng tôi nhận thấy các em sinh viên có thể tiếp thu bài giảng, thầy cô dần định hình phương pháp để đánh giá học tập của các em, các kỳ thi vẫn được đảm bảo, tức là quá trình học tập vẫn diễn ra bình thường. Do đó, dù không gặp nhau trực tiếp nhưng dữ liệu, số liệu về lớp học, trường học vẫn hoàn toàn đo đếm được, mà cái gì đo đếm được thì ắt sẽ quản lý được”.

Tại hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay: “Chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục và đây là một trong tám lĩnh vực được nhà nước ưu tiên chuyển đổi số. Nhờ chuyển đổi số nên thời gian qua, mặc dù có ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng việc học của học sinh, sinh viên không bị dừng lại. Trong tương lai, chuyển đổi số là sự phát triển của giáo dục, đào tạo. 

Thông qua hội thảo, các tham luận, trao đổi chúng ta sẽ rút kinh nghiệm, học hỏi, phối hợp và hỗ trợ giữa các trường với nhau, cùng nhau tiến bộ hơn và mang lại kết quả cao hơn trong việc chuyển đổi số trong giáo dục nghệ thuật”.

Chuyển mình mạnh mẽ

Theo Tiến sĩ Trần Hải Minh, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nam Định, chuyển đổi số trong giáo dục nói chung và giáo dục nghệ thuật nói riêng là một xu hướng tất yếu, tạo nhiều cơ hội và cũng không ít những khó khăn, thách thức. 

Trong giáo dục nghệ thuật, một loại hình đào tạo đặc thù thì chuyển đổi số không chỉ là khó khăn mà là một thách thức cũng bởi tình đặc thù.

Vấn đề đầu tiên phải nói rằng, giảng dạy nghệ thuật phần nhiều mang tính truyền nghề. Chính vì thế ở một số ngành như thanh nhạc, nhạc cụ dân tộc, nghệ thuật biểu diễn Chèo … ngoài kiến thức chung thì hầu như giảng viên đều phải làm việc một thầy một trò. 

Vấn đề thứ hai là giảng dạy nghệ thuật mang tính thực hành cao nếu không gọi là nghệ thuật “bắt chước”. Khuôn mẫu của người thầy ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình học tập, tiếp thu kiến thức của sinh viên. Từ đặc thù mang tính thực hành đó người học rất cần có một không gian, địa điểm (sàn tập) phù hợp để tiến hành quá trình thực hành của mình. Điều này không phải sinh viên nào cũng có điều kiện để thích ứng. 

Vấn đề thứ ba là người thầy là người “truyền lửa” cho sinh viên trong từng tác phẩm, từng vai diễn. Thiếu hụt tính tương tác trong giảng dạy trực tuyến thực sự là rào cản quan trọng trong đào tạo nghệ thuật, nếu không muốn sinh viên của mình trở thành những “thợ hát - thợ diễn” bởi sắc thái biểu cảm và xử lý tác phẩm là những yếu tố không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy nghệ thuật trực tiếp. 

Do vậy, theo Tiến sĩ Trần Hải Minh, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức trách nhiệm của người học, người dạy. Bên cạnh đó, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về khoa học công nghệ cũng là việc làm cần thiết. 

Ngoài ra, cần chuẩn bị cơ sở vật chất trên nền tảng công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo giáo dục và giáo dục nghệ thuật. Phải có sự liên kết hợp tác, ký kết toàn diện với các đơn vị nghệ thuật, các nhà hát, các trung tâm văn hoá trên các lĩnh vực để sử dụng nguồn nhân lực cũng như nhận các nguồn hỗ trợ khác về chính sách, kinh phí.

Một số bài tham luận chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong công tác giáo dục nghệ thuật tại các môn học cụ thể. 

Ở môn học Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Thượng tá, Nhạc sĩ Nguyễn Mai Kiên, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội chia sẻ: “Xu hướng công nghệ đã tạo ra nhiều nghề nghiệp và công việc mới, nhưng đồng thời cũng có nhiều nghề nghiệp hoặc công việc mất đi. Các nhạc cụ dần dần cũng thay đổi chức năng. 

Trước đây, các nhạc cụ như accordeon, organ nhà thờ... đã từng được giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nghệ thuật. Nhưng ngày nay, các nhạc cụ đó đã dần dần ít đi và thay vào đó là các nhạc cụ điện tử xuất hiện ngày càng nhiều. 

Nhiều nghề nghiệp mới xuất hiện, chẳng hạn như các nhạc công chơi Accordion, Harmonica dần ít đi, một số nghề mới xuất hiện như DJ hoặc các nhạc sĩ chơi nhạc điện tử...

Những nghệ sĩ trẻ dễ dàng hơn trong phát triển nghề nghiệp. Sản phẩm xuất bản ra sẽ nhanh chóng đến được với công chúng. Cơ hội học tập nhiều và thuận tiện hơn. Chỉ cần lên mạng, gõ từ khóa là có thể ra rất nhiều thông tin, bài học, hướng dẫn sử dụng... từ đó có thể dễ dàng học tập một cách nhanh chóng. Công nghệ giúp cho chúng ta sản xuất, biểu diễn âm nhạc có chất lượng cao hơn, nhanh hơn, không giới hạn sự sáng tạo, phân phối được ngay tức thì”.

Tuy nhiên, trình độ ở mọi lĩnh vực phát triển chậm và không đồng đều. Ở Việt Nam có thể nhìn thấy nhiều giai đoạn đang diễn ra cùng lúc, cho nên việc đi tắt đón đầu hay nhảy vọt lên là điều không hề dễ dàng.

Trình độ chuyên sâu về nghề dường như đang còn thiếu hụt bởi sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, khiến nhiều nghệ sĩ dễ bị chi phối, không tập trung được vào chuyên môn sâu. Nhiều sản phẩm qua loa, đại khái, không đạt được chiều sâu. Chưa kể có nhiều tác phẩm còn chưa đi đúng định hướng.

Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot, máy tính và các phần mềm thông minh thay thế con người trong biểu diễn âm nhạc thì nhiều nhạc công có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, đặc biệt là các nhạc công chơi nhạc cổ điển.

Ngoài ra, các cơ sở giáo dục còn phải đối mặt với nhiều khó khăn: cơ sở vật chất, công cụ còn nhiều thiếu sót và lạc hậu vẫn còn chưa đáp ứng được sự chuyển mình trong giáo dục, thiếu hụt nhân viên có kỹ năng về công nghệ số vẫn còn tồn tại.

Trong lĩnh vực đào tạo mỹ thuật, Tiến sĩ Phạm Hùng Cường, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương nhận định: “Đối với các ngành thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, người dạy và người học từ lâu đã sử dụng công nghệ số thông qua các phần mềm thiết kế chuyên dụng để giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, cách thức truyền dạy phần lớn vẫn theo lối truyền thống, tổ chức học tập tại lớp, có sự giao lưu, tương tác trực tiếp giữa người dạy và người học”. 

Ví dụ như môn Hình họa, đây là môn học căn bản nhất của mỹ thuật, theo sát người học trong thời gian dài từ trước khi vào trường cho đến gần cuối chương trình đào tạo. Môn Hình họa là môn học mang tính chất nền tảng, áp dụng kiến thức của nhiều môn học để thể hiện bài tập, luyện cho người học cách nhìn, cách quan sát, cách xây dựng hình, bố cục, không gian…, cách sử dụng họa cụ, động tác, tư thế vẽ… Phòng học hình họa phải được thiết kế đảm bảo về ánh sáng, không gian, hệ thống bục bệ, mẫu vẽ, giá vẽ… Chỉ bằng ấy yếu tố thôi cũng đủ thấy sự bất cập trong việc tổ chức dạy học online môn hình họa.

Kết thúc phần tham luận, các đơn vị tham gia hội thảo cùng thảo luận, trao đổi để học hỏi các phương án thích hợp cũng như đưa ra những giải pháp cụ thể để có thể vận dụng các nội dung, kết quả của Hội thảo vào giảng dạy, nghiên cứu, học tập, công tác và phục vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, trước những yêu cầu của hội nhập và cách mạng 4.0.

Cuối buổi Hội thảo Câu lạc bộ đã tổ chức họp kết nạp các trường là thành viên mới của câu lạc bộ, kiện toàn Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ và thống nhất phương hướng hoạt động của Câu lạc bộ năm 2022, được biết nếu dịch Covid19 ổn Câu lạc bộ sẽ tổ chức Hội thảo trực tiếp tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội (Cơ sở 2 tại thành phố Hồ Chí Minh) vào tháng 4 năm 2022.


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates