SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2023

 


(Website Văn phòng) – UBND TPHCM đã phê duyệt Đề án “Xã hội hóa phát triển lĩnh vực giáo dục và đào tạo TPHCM giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2030.”

Đề án nhằm mục tiêu huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục cũng như được hưởng thụ những thành quả của giáo dục ngày càng cao.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

Đề án cũng nhằm đảm bảo cơ hội học tập cho các đối tượng học sinh diện chính sách, người nghèo, khuyết tật và các đối tượng khó khăn về điều kiện học tập. Đảm bảo yêu cầu chất lượng học tập theo nhu cầu đa dạng của người dân. Đảm bảo phát triển hợp lý tỷ lệ các trường công lập, ngoài công lập, các loại hình trường chất lượng cao theo hướng hội nhập với khu vực và quốc tế.

Trong thời gian qua, công tác xã hội hóa giáo dục ở TPHCM đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình, dự án và hoạt động nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân tham gia vào xã hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời…

Minh Thư

Tạo tiền đề thúc đẩy xã hội hóa giáo dục



Năm học 2023-2024, tổng số học sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng khoảng 35 nghìn so với năm học 2022-2023. Những năm trước đó, do dân số cơ học tăng nhanh, bình quân mỗi năm tại địa phương này tăng thêm hàng chục nghìn học sinh. 
0:000:00
0:00
Học sinh tham quan Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. 

Mặc dù thành phố luôn xem giáo dục là mục tiêu phát triển hàng đầu, ngân sách dành cho giáo dục luôn được xem xét ưu tiên tăng theo từng năm (hiện chiếm khoảng 28% ngân sách chi thường xuyên và 20% ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố), nhưng mỗi khi bước vào năm học mới, vấn đề trường lớp, trang thiết bị dạy và học lại tạo áp lực không nhỏ để bảo đảm mục tiêu phát triển toàn diện của ngành giáo dục thành phố.

Với mong muốn tạo thêm tiền đề thu hút đầu tư xây dựng mạng lưới trường lớp, đầu tư trang thiết bị dạy và học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 3776/QĐ-UBND phê duyệt Đề án "Xã hội hóa phát triển lĩnh vực giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2030". 

Theo đó, quan điểm và định hướng của thành phố trong việc xã hội hóa phát triển giáo dục và đào tạo là nhằm phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện để toàn xã hội, các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thụ thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao. 

Thực hiện xã hội hóa cũng hướng đến đa dạng hóa các loại hình giáo dục, phát triển mạnh các cơ sở giáo dục ngoài công lập, mở rộng liên kết, hợp tác với nước ngoài và phát triển hợp lý cơ sở giáo dục do nước ngoài đầu tư 100% vốn; khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức phù hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu và đặc điểm của giáo dục… 

Đề án cũng đặt ra mục tiêu cụ thể là thực hiện xây dựng kế hoạch xây trường mầm non theo mô hình xã hội hóa tại các cụm, khu công nghiệp cho con em công nhân; khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân đóng góp kinh phí, đất đai để xây dựng trường mầm non đạt chuẩn. Chuyển các cơ sở giáo dục công lập trung học phổ thông có nguồn thu sự nghiệp và đủ điều kiện sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế tài chính... 

Tính đến nay, toàn thành phố có hơn 2.710 cơ sở giáo dục đào tạo, hơn hai triệu học sinh, sinh viên. Những năm qua, nguồn kinh phí từ xã hội hóa của các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo tăng lên đáng kể. Hệ thống các cơ sở giáo dục ngoài công lập đã được xây mới, cải tạo sửa chữa, tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất… góp phần nâng cao các hoạt động giáo dục toàn diện, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển giáo dục của thành phố. 

Theo thống kê, trong các nguồn kinh phí đầu tư cho sửa chữa, xây dựng trường lớp (khối công lập), ngân sách nhà nước chiếm khoảng 60%, vốn vay từ quỹ đầu tư và từ các nguồn khác khoảng 15% và vốn xã hội hóa chiếm 25%. Giai đoạn 2016-2022, hệ thống trường lớp ngoài công lập đã thành lập mới 30 trường với 503 lớp, tổng số tiền đầu tư khoảng 440 tỷ đồng. Cùng với đó, ngoài học phí, cha mẹ học sinh đã tự nguyện đóng góp nguồn kinh phí không nhỏ để tài trợ hoạt động dạy và học, trang bị cơ sở vật chất để mua sắm trang thiết bị, sửa chữa trường, lớp học...

Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận, xã hội hóa giáo dục tại thành phố chưa tương xứng với tiềm năng và chưa huy động được tổng thể các nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo của thành phố. Các cơ sở ngoài công lập tuy tăng nhanh về số lượng nhưng nhìn chung quy mô còn nhỏ bé, cơ sở vật chất còn hạn chế, phát triển không đồng đều, chủ yếu tập trung ở nội thành, nơi đông dân cư... 

Để thực hiện mục tiêu xã hội hóa giáo dục thành công, điều quan trọng đầu tiên phải nâng cao nhận thức về vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục đến với các tổ chức, nhân dân. Giải thích rõ việc xã hội hóa giáo dục là hướng phát triển có tính chiến lược lâu dài của Đảng nhằm điều chỉnh được các nhận thức sai lệch, phiến diện và sai lầm về công tác xã hội hóa giáo dục. 

Đồng thời, ngành giáo dục phải xây dựng các mô hình điểm về xã hội hóa giáo dục, từ đó nhân rộng ra trên địa bàn; đổi mới về phân bổ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đầu tư của Nhà nước có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; ưu tiên các vùng còn khó khăn của thành phố, quan tâm hơn nữa đến việc tạo điều kiện và hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo được học tập…

XHHGD ở TP HCM


 

Hoài Sương - 09/09/2023 08:00

 
Trong những năm qua, nguồn kinh phí từ xã hội hóa của các công ty, đơn vị, cá nhân đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo tăng lên đáng kể. 

Nguồn kinh phí xã hội đóng vai trò quan trọng

Mới đây, UBND TP.HCM vừa có văn bản phê duyệt Đề án “Xã hội hóa phát triển lĩnh vực giáo dục và đào tạo TP.HCM giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Hiện nay, mạng lưới trường lớp ở các ngành học, bậc học đã được phủ khắp 21 quận, huyện và TP Thủ Đức với quy mô phát triển ngày một tăng. Trong đó, tính đến năm học 2022-2023, toàn TP.HCM có 2.716 cơ sở giáo dục đào tạo; 2.04.266 học sinh, sinh viên và 94.368 giáo viên.

Trong những năm qua, nguồn kinh phí từ xã hội hóa của các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo tăng lên đáng kể. Hệ thống các cơ sở giáo dục ngoài công lập đã được xây mới, cải tạo sửa chữa, tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị… góp phần nâng cao các hoạt động giáo dục toàn diện, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển giáo dục của Thành phố.

CC
Trong những năm qua, hệ thống các cơ sở giáo dục ngoài công lập đã được xây mới, cải tạo sửa chữa, tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị… tăng lên đáng kể.

Trong đó, TP.HCM có 35 trường có vốn đầu tư nước ngoài, 703 trung tâm ngoại ngữ - tin học, 122 đơn vị tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa cũng tạo thêm nơi học tập nâng cao trình độ cho người dân.

Theo UBND TP.HCM, cùng với việc tăng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, nguồn ngân sách ngoài nhà nước tăng lên đáng kể, việc đóng góp từ các nguồn khác cho phát triển giáo dục cũng tăng hàng năm. Cụ thể, trong các nguồn kinh phí đầu tư cho sửa chữa, xây dựng trưởng lớp, ngân sách nhà nước chiếm khoảng 60%, vốn vay từ quỹ đầu tư và từ các nguồn khác khoảng 15% và vốn xã hội hóa chiếm 25%.

Đặc biệt, công tác xã hội hóa giáo dục tại TP.HCM đã phát huy đúng mức vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của cha mẹ học sinh tại trường học.

“Ngoài học phí, cha mẹ học sinh các trường đã tự nguyện đóng góp tài trợ hoạt động dạy và học, trang bị cơ sở vật chất (trung bình hàng năm khoảng 450 tỉ đồng) với các khoản chi như: Quỹ khen thưởng học sinh, cải thiện cơ sở vật chất, mua sắm nhỏ phục vụ trường, lớp học, sửa chữa nhỏ trường, lớp…”, báo cáo nêu rõ.

Có thể thấy, việc đóng góp thông qua chương trình kích cầu của TP.HCM để đầu tư xây dựng trường và các cơ sở vật chất khác cho phép nhà nước tiết kiệm một phần kinh phí đầu tư xây dựng và chuyển nguồn ngân sách này cho khu vực khó khăn trong Thành phố. Đây là một mô hình ba bên, nhà trường cùng với cha mẹ học sinh và chính quyền thực hiện.

Nhờ đó, tỷ lệ các trường đã được công nhận kiểm định chất lượng giáo dục năm 2022 cấp mầm non đạt 92,46%, cấp tiểu học đạt 96,75%, cấp trung học cơ sở đạt 96,67%, cấp trung học phổ thông đạt 78,50% đã góp phần không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

cc
Tuy nhiên, tốc độ xã hội hóa còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa huy động được tổng thể các nguồn lực để phát triển giáo dục - đào tạo của TP.HCM.

Còn những hạn chế và khó khăn 

Theo UBND TP.HCM, dù đã đạt được nhiều thành công trong quá trình xã hội hóa phát triển lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhưng nhận thức về xã hội hóa ở một bộ phận cán bộ, nhân dân còn chưa đầy đủ, tốc độ xã hội hóa còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa huy động được tổng thể các nguồn lực để phát triển giáo dục - đào tạo của Thành phố.

Không những thế, mâu thuẫn giữa yêu cầu đổi mới và cơ chế hoạt động luôn là sự cản trở cho những người thực hiện. Trong đó, một số quận, huyện chưa bố trí kinh phí để thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập, hoạt động chủ yếu lồng ghép từ các chương trình mục tiêu, dự án nên hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng còn hạn chế.

Chế độ chính sách chưa đồng bộ, thiếu và chậm hướng dẫn cụ thể và đặc biệt cơ chế hoạt động của các trường công lập chưa cho phép phát huy hết khả năng. Không những thế, trong khi nhu cầu học tập của người dân TP.HCM rất lớn, đòi hỏi nhiều loại hình đa dạng nhưng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng còn hạn chế, chưa thu hút đông đảo sự tham gia của người dân.

Theo báo cáo, Nghị định của Chính phủ có ban hành về việc thực hiện chính sách xã hội hóa các lĩnh vực trong đó có giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên các Bộ, ngành liên quan chưa thật sự quan tâm sâu sắc, chưa tìm được tiếng nói chung để thực hiện. Việc này dẫn đến kết quả các năm qua về công tác xã hội hóa chưa có nhiều động thái tích cực.

Ngoài ra, hệ thống văn bản pháp quy về thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục vẫn còn những mặt chưa được cụ thể hóa, tính pháp chế còn ít, tính động viên khuyến khích là chủ yếu. Chưa xây dựng được một chiến lược và một cơ chế để tạo ra sự đồng thuận xã hội cao trong công tác xã hội hóa giáo dục.

Phát huy hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục

Phát huy hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục
Trung tâm Văn hóa giáo dục Dream Seed nằm trong khuôn viên Trường Tiểu học và THCS Tân Thái, huyện Đại Từ

Từ nhiều tháng nay, cứ mỗi khi rảnh rỗi, em Nguyễn Hoàng Lan, lớp 4B, Trường Tiểu học và THCS Tân Thái lại cùng các bạn vào Trung tâm Văn hóa giáo dục Dream Seed để tìm sách đọc. Mặc dù mới được tiếp cận với Trung tâm văn hóa này nhưng em cùng các bạn học sinh khác rất hào hứng, thích thú khi được tiếp cận với những cuốn sách hay và nhiều loại truyện tranh hấp dẫn.

Em Nguyễn Hoàng Lan, lớp 4B, Trường Tiểu học và THCS Tân Thái Nguyên, huyện Đại Từ: "Hàng ngày con rất thích lên đây vì có nhiều cuốn sách hay mà con chưa khám phá hết".

Được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2021, Trung tâm Văn hóa giáo dục Dream Seed nằm trong khuôn viên Trường Tiểu học và THCS Tân Thái, huyện Đại Từ. Hiện nay Trung tâm có gần 7.000 cuốn sách dành cho cấp tiểu học và THCS, khoảng 260 cuốn sách tiếng Hàn Quốc, tiếng Anh, cùng nhiều loại sách trang bị kiến thức, kỹ thuật sản xuất, truyện, tạp chí… Đây là một dự án do Tập đoàn Vatech Networks Hàn Quốc tài trợ với tổng kinh phí khoảng 4,6 tỷ đồng và hàng trăm triệu đồng đầu tư mua sắm sách, trang thiết bị. Ngoài trung tâm văn hóa này, Trường Tiểu học và THCS Tân Thái cũng đã huy động được nhiều nguồn lực để đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học.

Phát huy hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục
Các em học sinh rất hào hứng, thích thú khi được tiếp cận với những cuốn sách hay và nhiều loại truyện tranh hấp dẫn
Phát huy hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục

Bà Vũ Thu Quỳnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Tân Thái, huyện Đại Từ cho biết: "Nhà trường luôn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đặc biệt quan tâm đến trang thiết bị dạy học cho giáo viên; quan tâm về cảnh quan môi trường luôn xanh - sạch - đẹp".

Công tác xã hội hóa giáo dục là chủ trương đúng, trúng và phù hợp với điều kiện thực tiễn, nhất là trong bối cảnh nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để xã hội hóa giáo dục thực sự đạt hiệu quả, các nhà trường cần tuyên truyền cho phụ huynh hiểu rõ và nắm vững quan điểm, chủ trương này. Đồng thời phải thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của ngành về các khoản thu - chi trong trường học, tránh để công tác xã hội hóa giáo dục rơi vào tình trạng lạm thu./.

Làm gì để xã hội hoá đạt hiệu quả cao.

 Nghị quyết 35/NĐ-CP của Chính phủ đã chỉ rõ cần thu hút các nguồn lực đầu tư cho xã hội, cho giáo dục - đào tạo (GD-ĐT), nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Chính phủ khuyến khích, tạo nhiều điều kiện để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư cho GD-ĐT ở tất cả các cấp học, lĩnh vực đào tạo.

Đặc biệt, Nghị quyết 35/NĐ-CP đã chỉ rõ xã hội hóa cho GD-ĐT phải được xem là một chỉ tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Làm gì để xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả cao? -0
Việc liên kết trong giáo dục đã tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận nhiều kiến thức mới và phương pháp học hiệu quả.

Với chính sách xã hội hóa (XHH), giáo dục của Việt Nam đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và cải thiện thứ hạng của Việt Nam trên bản đồ giáo dục thế giới. Chất lượng nền giáo dục của Việt Nam được nâng lên 5 bậc, đạt thứ hạng 59 trên bảng xếp hạng quốc tế năm 2021. Việt Nam đã có một số trường đại học trong các bảng xếp hạng trường đại học tốt nhất thế giới. Đối với giáo dục phổ thông, Việt Nam cũng đạt kết quả cao trong chương trình đánh giá quốc tế PISA.

Tuy nhiên, do giáo dục là một ngành đặc biệt quan trọng và đặc thù, bởi kết quả của quá trình GD-ĐT không chỉ tạo ra nguồn nhân nhân lực cho đất nước mà còn là xây dựng một thế hệ trẻ, tương lai có đạo đức tốt, năng lực sáng tạo, thể chất khỏe mạnh là trụ cột của quốc gia. Chính vì vậy, trong quá trình triển khai XHH, cần phải có những mục tiêu rõ ràng, chiến lược phù hợp với định hướng phát triển giáo dục mà Đảng và Chính phủ đã đặt ra.

Theo đó, cần xác định vai trò của các bên liên quan tới quá trình XHH trong giáo dục là ngành giáo dục (cơ quan quản lý nhà nước, các trường học); các đối tác, doanh nghiệp tham gia cung cấp, hợp tác vào quá trình phát triển giáo dục; phụ huynh, học sinh, là đối tượng thụ hưởng và sử dụng trực tiếp các dịch vụ, cơ sở hạ tầng, phương pháp trong giáo dục…

PGS. TS Ngô Văn Cẩm, Viện Quản trị và Công nghệ FSB (Trường Đại học FPT) cho rằng, vai trò của cơ quan quản lý giáo dục là tiền đề quan trọng đầu tiên để dẫn dắt, định hướng quá trình XHH trong giáo dục. Bởi vì, khi có những nghiên cứu, thẩm định, đánh giá về các chương trình XHH, từ đó các cơ quan quản lý này mới đưa ra các thông tư hướng dẫn, quy định làm cơ sở pháp lý để các trường, hiệu trưởng các trường triển khai thực hiện nhằm đảm bảo lợi ích của học sinh nói riêng và ngành giáo dục nói chung.

Theo đó, Sở GD-ĐT sẽ thẩm định và đánh giá nội dung dạy/tài liệu dạy. Các trường học chọn lựa các đơn vị đáp ứng đủ các điều kiện, đồng thời phù hợp với nhu cầu của phụ huynh để liên kết, tổ chức các hoạt động giáo dục tại nhà trường. Chương trình giảng dạy tại các trường đều được Sở GD-ĐT yêu cầu phải theo dõi, báo cáo định kỳ để bảo đảm thực hiện đúng theo hướng dẫn chuyên môn hằng năm cũng như đánh giá hiệu quả thực chất của mỗi chương trình. Ngoài ra, việc thẩm định hồ sơ nhân sự của các giáo viên, huấn luyện viên tham gia giảng dạy tại cơ sở giáo dục, bảo đảm có đầy đủ minh chứng về năng lực cũng được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành.

Trường học có vai trò khảo sát nhu cầu học tập thực tế của học sinh theo số đông và bố trí, tạo điều kiện một cách khoa học, công bằng về tổ chức lớp, người học, môn học.

Đối với các đơn vị, doanh nghiệp là đối tác cùng tham gia vào quá trình XHH của ngành giáo dục, khi đầu tư cho giáo dục phải xác định mục tiêu các bên cùng có lợi. Bên cạnh lợi nhuận, các chủ đầu tư phải đặt mình vào mục tiêu chung của quốc gia, vì sự phát triển của sự nghiệp GD-ĐT và vì lợi ích của học sinh. Có như vậy, mục đích, ý nghĩa của XHH trong giáo dục mới đạt kết quả cao.

Tiến sỹ toán học Trần Nam Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông năng khiếu (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) cho rằng: “Thực tế triển khai đã chứng minh mô hình hợp tác công - tư trong giáo dục mang lại nhiều lợi ích lớn. Nhưng quá trình thực hiện, chúng ta cũng cần tránh vơ đũa cả nắm, phản biện đúng mực để khích lệ những người làm giáo dục”.

Một trong những hình thức XHH trong giáo dục hiện nay đang được phổ biến trên phạm vi rộng của cả nước đó là triển khai hình thức dạy liên kết ở các môn tự chọn. Do đó, để phát huy vai trò của các bên cũng như tạo điều kiện để hình thức XHH này đi đúng mục tiêu và đem lại lợi ích, hiệu quả cần xây dựng cơ sở pháp lý cụ thể.

Trong những năm qua, trên phạm vi cả nước, XHH trong giáo dục làm cho hệ thống giáo dục năng động hơn, hiệu quả hơn. Vấn đề là phải kết hợp được một cách hợp lý, có hiệu quả các mặt tích cực giữa tài trợ và vận hành của cơ chế công - tư trong mỗi loại hình với cơ sở pháp lý vững chắc. Từ đó, nhằm thu hút nhiều hơn và bền vững sự đầu tư cũng như hợp tác từ khối tư nhân.

Để cụ thể hóa cho việc đẩy mạnh XHH trong giáo dục, trong nội dung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 có nội dung triển khai dạy Toán và các môn Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh, cũng như liên kết dạy tiếng Anh trong trường phổ thông đã huy động nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tham gia vào quá trình đưa các chương trình, phương pháp giảng dạy mới của thế giới vào Việt Nam.

Chương trình XHH này đã giải quyết thực trạng nhiều nhà trường thiếu giáo viên (đặc biệt là giáo viên có chất lượng), thiếu công nghệ dạy học, thiếu chương trình có bản quyền… Do đó, khi hợp tác với  các công ty giáo dục có những khả năng đáp ứng, giải quyết các vấn đề trên, nhà trường có thể hợp tác để tổ chức học ngay trong những tiết tăng cường. Việc này giúp cho học sinh đỡ phải di chuyển ra các trung tâm học với mức học phí cao hơn (gây lãng phí cho gia đình và xã hội), đồng thời thuận tiện cho nhà trường theo dõi học sinh học tập.

Có thể nói, TP Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về XHH trong giáo dục, đặc biệt là tổ chức XHH trong các môn tự chọn, dạy liên kết như tiếng Anh tăng cường, STEM, rèn kỹ năng sống, hoạt động ngoại khóa…

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, thành phố đã đầu tư, chuẩn bị từ sớm để triển khai giảng dạy môn tích hợp trong trường THCS. Bây giờ phải kiên trì, quyết liệt làm, vì nó có lợi cho học sinh. Trong từng môn, Sở GD-ĐT sẽ có khung chương trình phân tiết cho giáo viên bản ngữ dạy bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, vẫn có giáo viên Việt Nam dạy bằng tiếng Việt dựa trên khung chương trình Bộ GD-ĐT, với nguyên tắc không trùng lắp và bổ sung kiến thức lẫn nhau.

Theo Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh, thành phố tiếp tục rà soát và đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường học, hướng tới mục tiêu đạt 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học. Bên cạnh các đầu tư công, thành phố có cơ chế, giải pháp đặc thù, chính sách ưu đãi cụ thể về đất đai, thuế, thủ tục hành chính… để huy động nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển mạng lưới trường học theo phương thức hợp tác công - tư, kích cầu, xã hội hóa.

Kiến nghị Chính phủ có cơ chế đặc thù thu hút nhà đầu tư trong xã hội hóa GD

1%.

Một giờ học của trường ngoài công lập tại Sơn La. (Ảnh: Trường liên cấp Tiểu học-Trung học cơ sở & Trung học phổ thông quốc tế Bình Minh). ảnh 1
07/08/2022 16:26
  Ngân Chi
0:000:00
0:00
GDVN- Sau 3 năm triển khai Nghị quyết 35 của Chính phủ, kết quả xã hội hóa tại Sơn La, Thanh Hóa như thế nào, mạng lưới trường lớp chuyển biến ra sao?

Kết quả đến năm 2022, Sơn La chưa “đuổi kịp” mục tiêu năm 2020

Ngày 12/7/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La rất kịp thời, có Quyết định số 1732/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025.

Theo kế hoạch, mục tiêu chung là tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt, thực chất trong thu hút, sử dụng và quản lý các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhân lực của tỉnh, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.

Mục tiêu cụ thể: Đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của cơ sở giáo dục ngoài công lập đạt tỉ lệ 3,1% số cơ sở và 2,2% người học vào năm 2020 và lần lượt là 5,7% và 4,8% vào năm 2025.

Cụ thể, đối với giáo dục mầm non, đặc biệt là ở các trung tâm huyện, thành phố, các khu vực đông dân cư có số trẻ em trong độ tuổi đi học mầm non, mẫu giáo tăng nhanh do di dân cơ học, phấn đấu đến năm 2020, số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đạt tỉ lệ ít nhất là 7,0%, tương ứng với số trẻ em theo học đạt khoảng 3,5%; đến năm 2025, số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đạt 15,5% với số trẻ em theo học đạt 8,1%.

Đối với giáo dục phổ thông, phấn đấu đến năm 2020, tỉ lệ cơ sở và số học sinh theo học tại các trường phổ thông ngoài công lập đạt lần lượt là 1,1% và 0,38%; đến năm 2025, tỉ lệ cơ sở và số học sinh theo học tại các cơ sở ngoài công lập là 2,5% và 1,1%.

Một giờ học của trường ngoài công lập tại Sơn La. (Ảnh: Trường liên cấp Tiểu học-Trung học cơ sở & Trung học phổ thông quốc tế Bình Minh). ảnh 1

Một giờ học của trường ngoài công lập tại Sơn La. (Ảnh: Trường liên cấp Tiểu học-Trung học cơ sở & Trung học phổ thông quốc tế Bình Minh).

Đối với giáo dục nghề nghiệp, phấn đấu đến năm 2025, có 01 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo số 265/BC-SGDĐT ngày 09/6/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La về Tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, tính đến năm 2021 đã đạt được một số kết quả.

Cụ thể, tại tỉnh Sơn La, đã có chính sách của trung ương thực hiện xã hội hóa giáo dục, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh khuyến khích mở trường lớp ngoài công lập để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia thực hiện đầu tư xây dựng các dự án trường mầm non, phổ thông ngoài công lập, các doanh nghiệp tích cực khảo sát địa điểm, nhu cầu của xã hội đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xin đầu tư xây dựng, thành lập mới các trường ngoài công lập ở một số huyện, thành phố.

Kết quả duy trì, mở rộng trường lớp ngoài công lập: Đối với giáo dục mầm non: Toàn tỉnh có 13 trường mầm non tư thục và 76 nhóm trẻ độc lập, lớp mầm non tư thục tại các huyện, thành phố gồm 83 nhóm lớp, 2039 trẻ, 153 giáo viên. Cụ thể: Thành phố Sơn La có 6 trường mầm non, huyện Mai Sơn có 02 trường mầm non, Phù Yên có 02 trường mầm non, Thuận Châu có 01 trường mầm non, Quỳnh Nhai có 01 trường mầm non, Sông Mã 01 trường mầm non, Mộc Châu có 01 trường mầm non. 

Số cơ sở giáo dục mầm non đạt 5,7%, số trẻ 2,2%. Số cơ sở và số học sinh ngoài công lập lần lượt đạt 0,3% và 0,32%.

Đối với giáo dục tiểu học: có 01 trường tiểu học tư thục tại thành phố Sơn La, gồm 26 lớp, với 889 học sinh, 44 giáo viên.

Đối với giáo dục không chính quy: Toàn tỉnh có 13 trung tâm ngoại ngữ, tin học, tư vấn du học được cấp phép và đang hoạt động gồm 247 lớp, 6.494 học sinh, học viên, 65 người tham gia làm việc. Thành phố có 8 cơ sở, Mai Sơn có 01 cơ sở, Mộc Châu có 03 cơ sở, Sông Mã có 01 cơ sở. 

Ngoài ra, về việc mở trường ngoài công lập theo Nghị quyết số 39/2017/NQ-HĐND ngày 15/3/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh, cũng có những kết quả bước đầu. 

Cụ thể, năm 2019-2021, trên địa bàn tỉnh Sơn La, có 8 doanh nghiệp đề nghị xin chủ trương lập 10 dự án đầu tư xây dựng trường học tư thục trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 39/2017/NQ-HĐND ngày 15/3/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh (01 dự án tại huyện Phù Yên, 04 dự án tại thành phố Sơn La, 03 dự án tại huyện Mộc Châu, 01 dự án tại huyện Mai Sơn).

Sơn La ưu tiên dành quỹ đất cho xã hội hóa giáo dục. (Ảnh minh họa: Trường liên cấp Tiểu học-Trung học cơ sở & Trung học phổ thông quốc tế Bình Minh). ảnh 2

Sơn La ưu tiên dành quỹ đất cho xã hội hóa giáo dục. (Ảnh minh họa: Trường liên cấp Tiểu học-Trung học cơ sở & Trung học phổ thông quốc tế Bình Minh).

Theo số liệu thống kê từ Sở Giáo dục và Đào tạo, năm học 2021-2022, toàn tỉnh Sơn La có 229 trường mầm non với 92.613 học sinh. Trong đó, có 215 trường công lập, 14 trường tư thục (trường tư thục chiếm tỉ lệ 6,11%). Số học sinh trong các cơ sở tư thục là 2.023 (chiếm tỉ lệ 2,18%).

Và 308 cơ sở giáo dục phổ thông (trong đó, tiểu học có 97 trường, 148.948 học sinh; trung học cơ sở có 80 trường; tiểu học và trung học cơ sở có 146 trường, 98.443 học sinh; trung học phổ thông có 57 trường, 38.835 học sinh); 01 trường tiểu học, 01 trường tiểu học-trung học cơ sở & trung học phổ thông ngoài công lập (đạt tỉ lệ 0,54%); 1.576 học sinh (đạt tỉ lệ 0,56%). 

Phấn đấu đến năm 2025, số trường mầm non, phổ thông ngoài công lập trên địa bàn tỉnh tăng thêm 09 trường (trong đó 07 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở), nâng tổng số cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn tỉnh lên 26 trường (ngoài ra, duy trì và phát triển số cơ sở mầm non/nhóm lớp độc lập)”.

Trước đó, trong Quyết định số 1732/QĐ-UBND, phấn đấu đến năm 2020, số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đạt tỉ lệ ít nhất là 7,0%, tương ứng với số trẻ em theo học đạt khoảng 3,5%; giáo dục phổ thông phấn đấu đến năm 2020, tỉ lệ cơ sở và số học sinh theo học tại các trường phổ thông ngoài công lập đạt lần lượt là 1,1% và 0,38%.

Vậy, tỉ lệ cơ sở giáo dục ngoài công lập tính đến thời điểm này vẫn chưa đạt được theo mục tiêu đã đề ra trước đó.

Đảm bảo quyền lợi giáo viên hệ thống ngoài công lập

Sau gần 3 năm triển khai kế hoạch, quy hoạch mạng lưới trường lớp trên địa bàn tỉnh ít nhiều đã có sự chuyển biến, dù tốc độ còn chậm. 

Ngay trong báo cáo số 265/BC-SGDĐT, Sở Giáo dục và Dào tạo tỉnh Sơn La cũng đã chỉ ra những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, khiến tốc độ xã hội hóa chưa thực sự hiệu quả.

Theo đó, Sơn La là một tỉnh miền núi, biên giới nên điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân còn thấp, đặc biệt trên địa bàn tỉnh chưa có các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp lớn có nguồn lực về kinh tế để tham gia công tác xã hội hóa giáo dục, nên việc huy động các nguồn lực của xã hội cho giáo dục và đào tạo trong thời gian qua vẫn còn khiêm tốn, hạn chế. Để phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Sơn La chủ yếu phải dựa vào ngân sách nhà nước. Các nguồn xã hội hóa chủ yếu được thực hiện qua thông qua các chương trình thiện nguyện như tặng quà, sách vở, đồ dùng cho học sinh...

Một số cơ chế, chính sách để đảm bảo các điều kiện đầu tư như: Chính sách về thuế, chính sách về đất đai trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo còn nhiều vướng mắc và bất cập.

Cơ hội cho các doanh nghiệp được tiếp cận và thụ hưởng các nguồn vốn vay nước ngoài (viện trợ ODA, vay ưu đãi) dành cho phát triển giáo dục và đào tạo còn nhiều khó khăn, vướng nhiều thủ tục hành chính.

Ông Quàng Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La) thông tin về công tác triển khai xã hội hóa giáo dục trên địa bàn. (Ảnh: NVCC). ảnh 4

Ông Quàng Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La) thông tin về công tác triển khai xã hội hóa giáo dục trên địa bàn. (Ảnh: NVCC).

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của nhà nước, của Ủy ban nhân dân tỉnh tại một số địa phương, đơn vị chưa đầy đủ và sâu sát. Ở một số cấp ủy xã, việc chỉ đạo triển khai Nghị quyết đến nhân dân trên địa bàn chưa sâu sắc, chưa căn cứ vào nhu cầu xã hội hóa giáo dục để tuyên truyền. Công tác tham mưu của một số Ban giám hiệu với cấp ủy, chính quyền xã trong việc triển khai thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục tại một số đơn vị trường học còn chưa kịp thời và hiệu quả chưa cao.

Hình thức huy động các nguồn lực xã hội hóa chưa đa dạng, đối tượng và phạm vi huy động chủ yếu là các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện; việc quản lý, sử dụng nguồn lực xã hội hóa còn một số hạn chế. Việc huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục của tỉnh chưa nhiều, chủ yếu tập trung ở các trung tâm và mới chỉ tập trung ở cấp mầm non; chưa có nhiều cơ sở giáo dục ngoài công lập ở các cấp học khác. Mặt khác, chưa có khung pháp lý cụ thể quy định quyền lợi, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi đầu tư cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Đồng thời, nhận thức của người đứng đầu một số cấp ủy, chính quyền xã về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc huy động xã hội hóa giáo dục chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, dẫn đến việc triển khai chưa hiệu quả. 

Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở một số xã chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn nhằm phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm liên quan đến các khoản thu, công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn xã và các đơn vị trường học. Chưa tập trung nghiên cứu kỹ, quán triệt chưa sâu sắc các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác xã hội hóa giáo dục đến toàn thể giáo viên, nhân dân, các tổ chức cá nhân trên địa bàn xã.

“Ngoài ra, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong 2 năm học 2019-2020 và 2020-2021 đã giảm 2 trường mầm non tư thục do không tuyển đủ số trẻ để duy trì hoạt động” - báo cáo nêu rõ.

Từ những khó khăn trong thực tiễn triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 4/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La có một số kiến nghị.

Ông Quàng Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La nhấn mạnh: “Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức đầu tư cho giáo dục và các cơ sở giáo dục ngoài công lập; về sử dụng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước.

Đồng thời, quan tâm tăng cường phân bổ ngân sách Trung ương để đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo của các tỉnh miền núi, biên giới và hải đảo để rút ngắn khoảng cách về giáo dục và đào tạo đối với các tỉnh vùng đồng bằng. Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh gắn với hoàn thiện các cơ chế chính sách giáo dục và đào tạo, bảo đảm an sinh xã hội”.

“Bên cạnh đó, tại địa phương, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ Đảng viên, học sinh và các tầng lớp nhân dân về xã hội hóa giáo dục - đào tạo, các cơ chế, chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Ngoài ra, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức trong cán bộ, Đảng viên, học sinh tại các cơ sở giáo dục, trường học ngoài công lập, tạo sự bình đẳng giữa giáo dục công lập và ngoài công lập. 

Xây dựng, ban hành chính sách đặc thù về quyền lợi, của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tuyển dụng, làm việc tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập (bao gồm cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập), bảo đảm ít nhất ngang bằng với quyền lợi của đội ngũ nhà giáo làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập. Đặc biệt về tiền lương, tiền công, đảm bảo giáo viên có cuộc sống tốt bằng lương” - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La nhấn mạnh.

Thanh Hóa tăng 15 cơ sở giáo dục ngoài công lập, với 14.074 học sinh

Trong những năm qua, công tác triển khai xã hội hóa giáo dục theo Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ tại Thanh Hóa cũng đạt được một số chuyển biến.

Cụ thể, theo số liệu Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cung cấp, các cơ sở giáo dục ngoài công lập được đầu tư từ các nguồn lực xã hội từ trước cho đến năm 2019, kết quả đạt được: Mầm non có 34 cơ sở ngoài công lập, số trẻ được huy động là 9.016. Tiểu học có 3 cơ sở ngoài công lập, số học sinh được huy động là 1.665 học sinh. Trung học cơ sở có 0 cơ sở ngoài công lập, số học sinh được huy động: 373 học sinh. Trung học phổ thông có 8 (trong đó có 1 trường liên cấp tiểu học-trung học cơ sở-trung học phổ thông) cơ sở ngoài công lập, số học sinh được huy động là 3.141 học sinh.

Tổng số các cơ sở ngoài công lập được đầu tư từ các nguồn lực xã hội là 45 cơ sở, huy động 14.195 học sinh; số học sinh ngoài công lập đạt tỉ lệ 1,71%.

Các cơ sở giáo dục ngoài công lập được đầu tư từ các nguồn lực xã hội, theo thống kê năm học 2021-2022 toàn tỉnh Thanh Hóa đạt được: Mầm non có 41 cơ sở ngoài công lập, số trẻ được huy động là 19.421. Tiểu học có 5 cơ sở ngoài công lập, số học sinh được huy động là 3.874 học sinh. Trung học cơ sở có 3 (trong đó có 3 trường liên cấp tiểu học-trung học cơ sở) cơ sở ngoài công lập, số học sinh được huy động là 1.036 học sinh. Trung học phổ thông có 11 (trong đó có 4 trường liên cấp tiểu học-trung học cơ sở-trung học phổ thông) cơ sở ngoài công lập, số học sinh được huy động là 3.938 học sinh.

Tổng số các cơ sở ngoài công lập được đầu tư từ các nguồn lực xã hội là 60 cơ sở, huy động: 28.269 học sinh; số học sinh ngoài công lập đạt tỉ lệ 3,22%.

Chuyển biến về số cơ sở giáo dục và học sinh ngoài công lập tại Thanh Hóa từ trước năm 2019 đến năm 2022. ảnh 5

Chuyển biến về số cơ sở giáo dục và học sinh ngoài công lập tại Thanh Hóa từ trước năm 2019 đến năm 2022.

Như vậy, kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ, theo thống kê các cơ sở ngoài công lập được đầu tư từ các nguồn lực xã hội tăng thêm 15 cơ sở; tăng 14.074 học sinh, tỉ lệ học sinh tăng (3,22%-1.71%) = 1,51%; đến năm 2025 toàn tỉnh dự kiến tăng 5%.

Bên cạnh những thuận lợi về chính sách, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa nêu rõ khó khăn đang gặp phải: “Thanh Hóa là tỉnh đất rộng người đông, điều kiện kinh tế còn chậm phát triển, đại đa số người dân còn khó khăn, nên con em của họ chủ yếu đi học trong tại các trường công lập, mục tiêu để phải đóng góp kinh phí ít”.

Từ đó, đại diện Sở Giáo dục va Đào tạo tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: “Sau khi có Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ ban hành về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Việc giao đất cho các nhà đầu tư trong tất cả các lĩnh vực phải thông qua đấu thầu, vì vậy từ năm 2020 đến nay các nhà đầu tư không mặn mà đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa giáo dục.

Đề nghị Chính phủ có cơ chế đặc thù trong lĩnh vực xã hội hóa giáo dục để kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư phát triển, nhằm đạt được mục tiêu đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội hóa theo Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ”.

Ngân Chi

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates