SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Viết Content theo phương pháp AIDA – Phần ví dụ


Mô hình AIDA trên Landing Page
Ở đây sẽ phân tích cho bạn 2 ví dụ khi sử dụng mô hình AIDA qua viết lời quảng cáo Facebook và trình bày nội dung trên một Landing Page.

Quảng cáo Facebook Sản phẩm mẹ và bé của KidPlaza

  • Đoạn quảng cáo trên áp dụng hoàn toàn theo mô hình AIDA chỉ vẻn vẹn 263 kí tự. cụ thể:

ATTENTION – Đoạn gây sự chú ý

? ? TÚI TRỮ SỮA SUNMUM SỐ 1 VỀ GIÁ VÀ CHẤT LƯỢNG – ĐỨNG ĐẦU THỊ TRƯỜNG THÁI LAN
❌ Đặc biệt, duy nhất chỉ có tại Kids Plaza
? Túi trữ sữa SunMum 20pcs 72141 MUA 2 TẶNG 1 GIÁ CHỈ 79k/ túi
? TẶNG NGAY Giặt xả Pure Bbee 1500ml trị giá 89k khi Mua 2 Túi trữ sữa SunMum 50pcs CHỈ VỚI 135k/túi
————–
  • Bình thường quảng cáo khi hiện lên tường facebook cá nhân hầu như đoạn mô tả chỉ có 3 dòng đầu được hiện lên, toàn bộ phần sau bị ẩn đi và khách phải bấm vào “xem thêm” để đọc hết. Do đó trong 3 dòng đầu này hãy đem tất cả những gì có thể lôi cuốn được khách hàng của bạn muốn bấm xem thêm chi tiết ở dưới.
  • Đoạn tiêu đề ATTENTION – Đoạn gây sự chú ý nói đến 1 sản phẩm nhập ngoại phục vụ cho bà mẹ chăm bé, nhà quảng cáo đã đưa ngay xuất xứ Thái Lan (số 1 về giá và chất lượng) kèm đó là thương hiệu Kidplaza vào để tăng uy tín, đưa ngay chiến dịch giảm giá và tặng quà vì điều các mẹ bỉm sữa quan tâm và thu hút nhất luôn là sản phẩm chất lượng, có giảm giá và quà tặng
  • Có một lưu ý nhỏ ở đây mà khi quảng cáo trên fanpage bạn nên nhớ: Bài viết dài không quá 500 từ bởi nhiều hơn số này facebook sẽ chuyển chữ “Xem thêm” thành “Đọc thêm” và khi đó người bấm vào xem sẽ được đưa đến 1 tab (cửa sổ) mới của trình duyệt. Điều này khá phiền toái khi người xem đang lướt trên tường của họ. Mặt khác họ cũng sẽ kém quan tâm hơn với những bài viết quảng cáo quá dài

INTEREST – Tạo sự quan tâm thích thú tới sản phẩm

❓ Tại sao túi trữ sữa Sunmum lại được mệnh danh số 1 thị trường về GIÁ và CHẤT LƯỢNG
➡ Dòng túi trữ sữa đang được BÁN CHẠY NHẤT thị trường Thái Lan
➡ Chất liệu CAO CẤP, không có BPA, đã được qua kiểm định chất lượng nghiêm ngặt nên rất AN TOÀN cho bé
➡ Loại túi DUY NHẤT có đến 3 lần khóa zipper – tuyệt đối KHÔNG TRÀN, KHÔNG RÒ RỈ
➡ ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI có thể hút sữa TRỰC TIẾP mà không cần dùng đến bình
➡ Có VẠCH BÁO liều lượng trên mặt mẹ hoàn toàn kiểm soát được liều lượng bé dùng
➡ Thiết kế ĐÁY HÌNH OVAN có thể đứng thẳng, TIẾT KIỆM diện tích cất trữ
? Click ngay để xem chi tiết về sản phẩm này:…
—————–
  • Rất đơn giản, ở đây nhà quảng cáo đã liệt kê những minh chứng cho 3 dòng đầu tiên về sản phẩm Tốt như thế nào. Các câu được viết rất ngắn gọn, có kí tự đầu dòng phân chia rõ ràng, bên cạnh đó còn áp dụng nhấn mạnh gây sự chú ý bằng cách viết hoa các từ khóa quan trọng. Phần cuối đoạn này đưa link chi tiết về sản phẩm để các mẹ khó tính có được sự tin tưởng hơn khi muốn tìm hiểu kĩ.

DESIRE – Khát khao đưa ra quyết định

❌ SỐ LƯỢNG CÓ HẠN – CHẦN CHỪ LÀ HẾT NGAY
? Khuyến mại áp dụng tại Kids Plaza miền bắc từ 17-31/3/2017
——————–
  • Do phần đầu đã đưa ra 1 loạt ưu đãi để hấp dẫn các mẹ rồi nên ở đây nhà quảng cáo để ngắn gọn đã sử dụng duy nhất mỗi câu hành động “SỐ LƯỢNG CÓ HẠN – CHẦN CHỪ LÀ HẾT NGAY” câu này có giá trị trong tiềm thức khi khách hàng đọc đến, sự thôi thúc đặt hàng được neo lại trong tâm trí của họ, chưa kể đến là khoảng thời gian áp dụng khuyến mại được nêu ra. Một dạng cảm xúc khan hiếm, bỏ lỡ cơ hội xuất hiện trong tâm trí khách hàng nếu không kịp đặt hàng vậy. Ở đây nhà quảng cáo vẫn có thể copy lại dòng quà tặng để gia tăng hơn sự kích thích mua hàng và nhắc lại cho khách nhớ nếu đặt hàng ngay họ sẽ nhận được những ưu đãi gì.

ACTION – Hành động

? Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6608 để được tư vấn/đặt hàng
⭕ Click link để biết cửa hàng gần nhất:…
? Kids Plaza “AN TOÀN CHO BÉ. GIÁ RẺ CHO MẸ. ?
——————-
  • Đến đây nhà quảng cáo đưa ra cách thức nhanh nhất khách hàng đặt hàng, giống như mình đã viết ở trên, các câu dùng cho phần hành động luôn không có chủ ngữ và động từ đứng đầu tiên “Gọi ngay…” “Click…”
  • TÓM LẠI: Ưu điểm của bài quảng cáo này có đầy đủ các phần như mô hình AIDA để lôi cuốn và thu hút khách hàng, tuy có một số chỗ cần chỉnh sửa nhưng mình đề cao sự ngắn gọn và rõ ràng, các kí tự phối phù hợp. Nhưng bạn sẽ hỏi là tại sao ở bài viết này không quảng cáo và không có khách comment? Đơn giản vì câu hành động không lôi kéo khách để lại comment hoặc inbox, mặt khác hình ảnh đã vi phạm chính sách của Facebook (quá 20% văn bản) không cho phép quảng cáo. Tuy vậy nhưng cách thức viết quảng cáo này cũng đáng để các bạn mới vào nghề học hỏi viết cho các sản phẩm tương tự.

Phương pháp định vị thương hiệu

9 PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CHUẨN QUỐC TẾ

Trong khi khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn cho một nhu cầu thì sở hữu một thương hiệu được khách hàng nhớ tới là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Để thương hiệu được khách hàng nhớ đến thì điểm mấu chốt đó là khâu định vị thương hiệu. Đây là cuộc chiến trong tâm trí của khách hàng. BẠN LÀ AI? 
Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng” (P.Kotler – Cha đẻ của Marketing hiện đại)
9 cách định vị thương hiệu
Dù có nhiều định nghĩa về định vị thương hiệu thì đều có điểm chung là doanh nghiệp cần phải chiếm được niềm tin, tình cảm của khách hàng. Từ đó tạo ra chỗ đứng vững chắc trên thị trường ngày càng khốc liệt. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có chiến lược xuyên suốt và hành động nhất quán.

9 PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CHUẨN QUỐC TẾ

  1. Định vị dựa vào chất lượng
  2. Định vị dựa vào giá trị
  3. Định vị dựa vào tính năng
  4. Định vị dựa vào mối quan hệ
  5. Định vị dựa vào mong ước của khách hàng
  6. Định vị dựa vào vấn đề và giải pháp
  7. Định vị dựa vào đối thủ
  8. Định vị dựa vào công dụng
  9. Định vị dựa vào cảm xúc

1. Định vị dựa vào chất lượng:

Sản phẩm có chất lượng tốt là yếu tốt cốt lõi quyết định đến sự thoả mãn của khách hàng. Dù bút Parker có nổi tiếng và đẳng cấp nhưng nếu nó không thể ký hoặc khi dùng nét ký không đều thì mọi công sức làm thương hiệu đều đổ sông đổ bể hết cả. 
Phương pháp này rất phổ biến và được nhiều hãng lựa chọn để định vị như: Máy giặt Electrolux định vị là “Bền bỉ” với thông điệp truyền thông “60 năm vẫn chạy tốt“. Xe máy Honda định vị là “Bền & Tiết kiệm” đánh vào insight của người Việt ăn chắc mặc bền. Thiết bị công nghiệp của Bosch (Đức) định vị “Bền”. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới sản xuất, công nghiệp hay tiêu dùng có thể sử dụng phương pháp này. 

2.  Định vị dựa vào giá trị:

Giá trị mà khách hàng nhận được là thứ họ quan tâm. Một cái máy khoan rất bền của Bosch có thể dùng 5 năm không hỏng nhưng chẳng có nhiều giá trị với một hộ gia đình chỉ đôi ba lần sử dụng trong cả năm. Vì thế khách hàng thông minh sẽ quan tâm tới lợi ích mà họ thực sự nhận được là gì khi mua sản phẩm. Các doanh nghiệp tham gia thị trường sau thường sự dụng phương pháp này để cạnh tranh với các doanh nghiệp đi trước. Ví dụ như Vietjet air định vị là hãng hàng không giá rẻ khi mà đi máy bay chủ yếu là dành cho khách hàng có thu nhập cao của Vietnam Airline. 
định vị dựa vào giá trị
Phương pháp này rất phù hợp với doanh nghiệp khai thác phân khúc thị trường giá rẻ. 
Mạng viễn thông Viettel cũng đã từng sử dụng phương pháp này để xâm nhập thị trường mạng viễn thông và khai thác phân khúc người bình dẫn sống ở nông thôn Việt Nam(trong bối cảnh lúc đó chỉ có Vinaphone và Mobilphone cung cấp mạng viễn thông cho chủ yếu người sống ở thành thị thu nhập khá trở lên).
đọc thêm:

3. Định vị dựa vào tính năng:

Khi thị trường đã có nhiều thương hiệu cạnh tranh người ta sẽ tập trung vào tính năng của sản phẩm để định vị thương hiệu. Một sản phẩm có thể có nhiều tính năng và doanh nghiệp sẽ lựa chọn một tính năng nào đó làm nổi bật nó lên và sử dụng nó để làm cho khách hàng nhớ đến thương hiệu của mình bên cạnh nhiều thương hiệu khác. Ví dụ như điện thoại OPPO định vị là Camera phone – Điện thoại chụp hình selfie khai thác phân khúc thị trường giới trẻ với mong muốn thể hiện bản thân cùng trào lưu sử dụng mạng xã hội rộng rãi. Điện thoại Philips định vị pin khoẻ.
Định vị dựa vào tính năng

4. Định vị dựa vào mối quan hệ:

Ở đây là mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng. Thương hiệu cố gắng tạo ra mối liên hệ chung với khách hàng. Như cổ vũ cho việc thể hiện bản thân của thời trang thể thao Nike định vị “Just do it” hãy làm những gì bạn muốn. Hay như quần Jean Ck – Be good, be bad, be yourself (Xấu hay tốt, cứ là chính mình). Hay như Apple định vị là “Think different” cổ vũ cho việc sáng tạo, đổi mới. Vì Apple định vị là “Think different” nên Apple liên tục nghiên cứu và đưa những sáng tạo mới vào sản phẩm như đơn vị đầu tiên sản xuất smartphone, đầu tiên sản xuất ipod, đầu tiên dùng tai nghe không dây, đầu tiên về smart watch…
định vị dựa vào mối quan hệ
Những thương hiệu lớn, hãng lớn mang tính đa quốc gia định vị buộc phải đủ lớn để có thể nhận được sự yêu mến của khách hàng ở nhiều vùng lãnh thổ và đa dạng văn hoá. Nên phương pháp này phù hợp với các thương hiệu lớn. Nguồn lực lớn có thể thực hiện phương pháp định vị này xuyên suốt và rộng khắp. Những thương hiệu nhỏ doanh nghiệp ít ngân sách truyền thông sử dụng phương pháp này sẽ dễ bị hụt hơi và vì chưa có lịch sử lâu dài mà tuyên bố lớn tiếng dễ bị khách hàng đánh giá ngược là nổ. 

5. Định vị dựa vào mong ước của khách hàng:

Với những sản phẩm dùng một lần, hoặc tiêu dùng hàng ngày chi phí tiêu dùng không quá cao thì khó mà dùng phương pháp định vị dựa vào chất lượng hoặc giá trị lại càng không phù hợp với phương pháp định vị dựa vào mối quan hệ nên người ta có phương pháp định vị dựa vào mong ước. Phương pháp này khai thác khía cạnh insight của khách hàng để định vị. Ví dụ một loại dầu gội đầu nam khai thác mong ước là đàn ông thành đạt, thành công, lịch lãm đó chính là Romano nên hình ảnh quảng cáo Romano là hình ảnh về sự sang trọng, lịch lãm với thảm đỏ, xe hơi sang trọng.
định vị dựa vào mong ước của KH
Dầu gội đầu nam Xmen lại khai thác mong ước khác là đàn ông nam tính, mạnh mẽ nên các quảng cáo của Xmen luôn là hình ảnh người đàn ông hành động với những pha võ thuật mạnh mẽ.
võ thuật mạnh mẽ
Phương pháp này phù hợp khi trong phân khúc thị trường đã có sự cạnh tranh mạnh thì thương hiệu sẽ khai thác đến mong ước thầm kín(insight) của khách hàng để định vị thương hiệu.

6. Định vị dựa vào vấn đề và giải pháp:

Khách hàng luôn có những vấn đề nào đó chưa được thoả mãn. Dù khách hàng đã có rất nhiều lựa chọn cho một nhu cầu nào đó cụ thể thì họ vẫn mong muốn có một lựa chọn mới tốt hơn, ưu việt hơn hoặc đơn giản là vẫn tốt như thế nhưng rẻ hơn thì tốt hơn. Với nhu cầu về dầu gội đầu của nam giới có rất nhiều vấn đề để các thương hiệu dầu gội đầu cho nam có thể đưa ra giải pháp để giúp khách hàng thỏa mãn như vấn đề bị gàu nên ngứa da đầu, vấn đề tóc bị sơ rụng, tóc khó tạo kiểu…Thương hiệu Clear men cũng tham gia vào phân khúc này giống như Romano và Xmen nhưng lại nhấn mạnh vào vấn đề trị gàu và đưa ra giải pháp dùng Clear Men để sạch gàu và trở lên lịch sự hơn. Hoặc như thị trường dầu gội đầu cho nữ chúng ta sẽ thấy nhiều ví dụ về định vị dựa vào vấn đề và giải pháp hơn. Dove định vị là phục hồi tóc hư tổn. Rejoice làm suôn mượt tóc
định vị dựa vào vấn đề và giải pháp
Nếu doanh nghiệp bạn có thể đưa ra được giải pháp cho một vấn đề nào đó của khách hàng và chưa có bên nào làm trước đó thì bạn đã có một lý do được khách hàng lựa chọn mua rồi. 

7. Định vị dựa vào đối thủ cạnh tranh:

Trong các chiến lược marketing có một chiến lược là Người thứ hai. Khi ngành bạn tham gia đã có một đối thủ cạnh tranh lớn và bạn có đủ tiềm lực cũng như năng lực cạnh tranh với đối thủ số 1 này thì bạn có thể lựa chọn chiến lược marketing Người thứ hai. Khi chọn một thương hiệu lớn làm đối thủ thì bạn sẽ có những thuận lợi là nhanh chóng được khách hàng biết tới thương hiệu của mình. Từ chiến lược marketing này người ta sử dụng để định vị thương hiệu dựa vào đối thủ. Như Samsung chọn Apple là đối thủ nên nếu hỏi Samsung là ai? Đa phần người được hỏi sẽ hình dung ra hình ảnh điện thoại smartphone của Samsung. Trong khi Samsung sản xuất rất nhiều thứ từ điện tử tới xây dựng và cả đóng tàu nên sẽ rất khó để trả lời câu hỏi. Bạn là ai? trong định vị. 
định vị dựa vào đối thủ cạnh tranh
Hay như Audi lựa chọn BMW làm đối thủ.
audi vs bmw
(Quảng cáo biển tấm lớn của Audi và BMW)
Điện thoại Bphone cũng đã lựa chọn Iphone làm đối thủ. Trong lễ ra mắt Bphone 2 người sáng lập liên tục nhắc tới những cụm từ đinh của các đối thủ này. Rất tiếc Bphone đã mắc sai lầm khi chọn chiến lược này vì Bphone quá non trẻ nên đã bị đè bẹp với lượng fan hùng hậu của Iphone. Hãy cẩn thận khi dùng phương pháp này để không bị chính đối thủ huỷ diệt bạn.

8. Định vị dựa vào công dụng:

Dựa vào công dụng của sản phẩm dịch vụ để định vị thương hiệu là một cách khôn ngoan và an toàn. Phương pháp này dễ chiến được niềm tin của khách hàng vì trong định vị giải thích cụ thể được lợi ích mà khách hàng nhận được là gì. Như sơn Lippon định vị Sơn đâu cũng đẹp. Khách hàng sử dụng sơn có thể cần nhiều thứ, nếu dùng Lippon thì yên tâm sơn là đẹp, đơn giản dễ hiểu.
sơn lippon
Hay như thuốc Efferalgan định vị Giảm nhanh cơn đau.
giảm nhanh cơn đau
Phương pháp này rất phù hợp với ngành dược phẩm, các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Khách hàng dùng thuốc hay TPCN cũng chỉ quan tâm tới tác dụng chính của nó. Họ không dùng thuốc để oai, để thể hiện bản thân. Họ dùng thuốc đơn giản vì họ có bệnh, mà không ai thích nói mình đang có bệnh cả. 

9. Định vị dựa vào cảm xúc:

Để có được niềm tin yêu của khách hàng thì đánh vào cảm xúc là con đường ngắn nhất mà bạn có thể lựa chọn. Khi đã yêu đã thích thì mọi phân tích logic không phải là vấn đề quan trọng nữa. Nên nhiều thương hiệu đã lựa chọn phương pháp này để chiếm trọn tình yêu của khách hàng. Như Bitis định vị là Nâng niu bàn chân Việt cùng hình ảnh đoàn quân Tây sơn thần tốc đã in sâu trong lòng người Việt. 
định vị dựa vào cảm xúc
Hay như Vinfast định vị ô tô đầu tiên của người Việt, nâng cao lòng tự hào dân tộc.
Cả hai thương hiệu Bitis và Vinfast đều đánh vào cảm xúc, lòng tự hào của dân tộc. Đều muốn thương hiệu này là thương hiệu đại diện của người Việt.
9 phương pháp định vị đều được khai thác từ những khía cạnh khác nhau trong Marketing tổng thể. Bạn có thể thấy Sản phẩm, Giá trị, Tính năng, Insight, PR, Cảm xúc, Công Dụng, Đối thủ, Vấn đề/giải pháp lần lượt được sử dụng tuỳ vào ngành nghề, vị trí, quy mô hay tham vọng của từng doanh nghiệp. 

Những thương hiệu có tâm hồn

Khi con người được sinh ra dù ở tầng lớp nào, điều kiện sống ra sao thì khi trưởng thành con người đó sẽ có một quan điểm sống, sở thích và một tính cách nhất định. Sự khác nhau nằm ở chỗ, từ khi còn là một đứa trẻ mà được định hướng tốt sẽ có tính cách rõ ràng. Đứa trẻ đó lớn lên có hoài bão, có ước mơ, có tính nhân văn và có trách nhiệm với bản thân mình và xã hội. Chúng ta thường gọi những con người này là những người có tâm hồn đẹp.

Khi xây dựng thương hiệu một doanh nghiệp cũng giống như khi sinh ra một đứa trẻ. Dù được định hướng hay không thì thương hiệu đó sẽ vẫn được hình thành và có một tính cách nhất định. Chỉ khác là nếu được định hướng ngay từ sớm thương hiệu sẽ giống như đứa trẻ lớn lên có lý tưởng(triết lý hoạt động) có hoài bão(tầm nhìn), có trách nhiệm với bản thân và xã hội. Từ đó sẽ hình thành một tính cách rõ ràng và nhất quán. Sự nhất quán tồn tại đủ lâu mang lại giá trị cho khách hàng đủ nhiều sẽ hình hành lên một thương hiệu có sức mạnh, có khách hàng trung thành. Nhờ sự giúp sức của công cụ truyền thông tính nhất quán của doanh nghiệp sẽ được định vị một cách sâu sắc trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Cây đũa thần để có doanh số ổn định và phát triển bền vững. Và hơn thế thương hiệu đó sẽ trở thành biểu tượng, niềm tự hào của khu vực, quốc gia nơi nó sinh ra. Đấy chính là một thương hiệu có tâm hồn đẹp.
Xin kể ra đây một thương hiệu có tâm hồn đáng ngưỡng mộ. Trung Nguyên Coffee: Nhiều tờ báo lớn, nhiều nhà phân tích đã đồng quan điểm về sự thành công của Trung Nguyên là do có hoài bão lớn(xây dựng thương hiệu cafe cao cấp trong bối cảnh thị trường cafe đang còn loay hoay chưa có lựa chọn), sự dũng cảm tuyệt vời khi chọn cho mình một sứ mệnh cao cả(xây dựng thương hiệu quốc gia vươn tầm thế giới, Trung Nguyên chọn đối thủ lớn như Nescafe, Vinacafe để cạnh tranh) giá trị đột phá và sự khác biệt(cafe chất lượng, tiêu chuẩn hoá từng ly cafe, định vị rõ ràng. Khơi nguồn sáng tạo)…
Vậy làm thế nào và bắt đầu từ đâu để chúng ta xây dựng được thương hiệu có tâm hồn đẹp. Các doanh nghiệp sẽ phải trả lời một cách nghiêm túc xem Triết lý hoạt động của mình là gì? Tại sao mình lại được sinh ra? Mình có sản phẩm/dịch vụ gì để mang lại lợi ích cho khách hàng? Mình có gì khác biệt hay nổi bật? Trả lời được các câu hỏi này doanh nghiệp sẽ biết phải đặt tên doanh nghiệp hay sản phẩm là gì. Sáng tạo logo và slogan ra sao, chọn màu sắc hay tính cách thương hiệu như thế nào. Làm theo logics này tự nhiên doanh nghiệp sẽ đạt được sự nhất quán từ tư duy tới hình thức, nhất quán từ trong ra ngoài. Nhờ sự giúp sức của công cụ truyền thông như Google, Facebook, báo điện tử và các kênh truyền thông truyền thống các thương hiệu sẽ dần hình thành và rõ nét trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

Marketing là gì?

Marketing là gì?

Tôi giới thiệu với các bạn thêm một cách để tìm hiểu về marketing hết sức căn bản. Tôi sẽ lý giải từng chữ trong khái niệm về marketing để các bạn không cần phải thuộc mà vẫn hiểu marketing bản chất là gì?
Marketing là một Quá trình nghiên cứu và tìm hiểu Nhu cầu của Khách hàng mục tiêu. Từ đó tạo ra sản phẩm và dịch vụ nhằm Thoả mãn Mong muốn và Yêu cầu của khách hàng Tốt hơn các đối thủ canh tranh thông qua sự Trao đổi.
– Marketing là một quá trình, không phải là một công việc hay một hành động trong ngắn hạn. Nó được thực hiện trong một khoảng thời gian dài bắt đầu từ sự nghiên cứu tìm hiểu xem khách hàng của mình cần gì, mong gì và có thể trả tiền cho cái gì. Sau đó mới tới các hành động.
– Nhu cầu: Là cảm giác thiếu hụt của khách hàng về một điều gì đó. Ví dụ như cảm thấy lạnh, cảm thấy đói, cảm thấy nguy hiểm, cảm thấy cô đơn…Từ sự thiếu hụt này khách hàng cần có một sản phẩm, một dịch vụ nào đó thoả mãn để hết cảm giác thiếu hụt này. Nhu cầu tồn tại sẵn có trong mỗi con người và được sắp xếp theo 5 cấp độ nhu cầu trong tháp nhu cầu Maslow các bạn có thể tìm hiểu thêm về mô hình này trên google.
– Khách hàng mục tiêu: Mỗi doanh nghiệp luôn có giới hạn những năng lực vì vậy không thể cùng lúc thoả mãn tất cả các đối tượng khách hàng. Doanh nghiệp phải chọn ra một nhóm hoặc một vài nhóm khách hàng để tập trung phục vụ họ. Như vậy khách hàng sẽ được thoả mãn cao hơn. Khách hàng được phục vụ tốt hơn sẽ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp chứ không phải sản phẩm thay thế khác. Việc chọn lựa nhóm khách hàng này gọi là Lựa chọn khách hàng mục tiêu. Mở rộng ra thì hiểu rằng phải chọn một thị trường mục tiêu hoặc khi thị trường quá cạnh tranh thì chọn một phân khúc để phục vụ.
– Mong muốn: Nhu cầu là thứ tồn tại ai cũng có nhưng mong muốn thì phản ánh cái riêng của mỗi người sẽ khác nhau. Ví dụ cùng Nhu cầu là đi lại nhưng mong muốn thì có thể là Nhanh, người khác mong muốn là An toàn, người khác nữa mong muốn là chi phí rẻ… Cùng có nhu cầu ăn nhưng mong muốn có thể là ăn cơm, ăn phở hoặc ăn mỳ tôm.
– Yêu cầu: Là mong muốn nhưng phù hợp với khả năng chi trả. Ví dụ nhu cầu đi lại, mong muốn là nhanh thì có 2 lựa chọn là đi máy bay hoặc đi tàu siêu tốc. Người có khả năng chi trả cao sẽ có yêu cầu là máy bay và người có khả năng chi trả thấp hơn sẽ chọn đi tàu siêu tốc.
Nhu cầuMong muốnYêu cầu
Tồn tại sẵn có với mọi người
Tháp nhu cầu Maslow
Là quan điểm,
sở thích cá nhân
Mong muốn phù hợp với khả năng thanh toán
– Tốt hơn: Khách hàng ngày càng có yêu cầu cao hơn, phức tạp hơn và thay đổi liên tục vì thế mục tiêu Thoả mãn nhất là điều không tồn tại. Mặt khác doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, họ phải cân đối giữa hai việc Thoả Mãn Yêu Cầu và Lợi nhuận doanh nghiệp. Chính vì thế doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức độ mà họ sẽ làm thoả mãn và lợi nhuận làm sao cho cân bằng.
– Trao đổi: Thông qua trao đổi. Đây chính là nguồn gốc hình thành marketing. Marketing hình thành từ khi con người trao đổi với nhau. Trước cả khi có tiền xuất hiện. Ai có nhu cầu trao đổi cao hơn thì người đó phải làm marketing. Người làm marketing không nhất thiết phải là người bán. Ví dụ các sản phẩm đang độc quyền như điện, nước các bạn sẽ thấy người dùng phải nộp hồ sơ đăng ký sử dụng rồi mới được mua và sử dụng. Hay như các sản phẩm có thương hiệu mạnh như Apple thì đơn vị phân phối như FPT phải đấu thầu để được phân phối Iphone tại VN.

Mô hình AIDA lật ngược




Trong marketing hiện đại của Philip Kotler thì mô hình AIDA đã rất nổi tiếng. Nó có mặt trong rất nhiều tài liệu của những người làm marketing digital hiện nay. Tôi không cố tình tạo ra một mô hình khác mà chỉ là lật ngược tư duy để có thêm góc nhìn mới về mô hình này.
Chúng ta cùng thử lật ngược mô hình AIDA để xem nó sẽ ra sao?
AIDA: Attention – Interest – Desire – Action
Lật ngược lại sẽ là: Action – Desire – Interest – Attention
Ai cũng muốn bán được hàng và bán lại cho khách hàng đó nhiều lần nữa nhưng.
Làm sao để chúng ta bán được hàng?
Khi khách hàng quyết định mua nó.
Làm sao để khách hàng quyết định mua nó?
Khi khách hàng có mong muốn sở hữu và có tiền để thanh toán cho nó.
Khi nào các bạn mong ước sở hữu Ducati, iphone 7…?
Khi các bạn đang thích nó.
Làm sao để các bạn thích nó?
Khi bạn biết lợi ích của nó.
Làm sao để bạn biết lợi ích của nó?
Khi bạn hiểu nó.
Làm sao để bạn hiểu nó?
Khi bạn được dùng thử nó hoặc nghe người đã dùng nó mô tả lại.
Làm sao để bạn muốn dùng thử nó?
Khi bạn biết nó có tồn tại và nghe giới thiệu về nó.
Làm sao để biết nó có tồn tại?
Khi nó gây sự chú ý với bạn.
Làm sao để bạn chú ý tới sản phẩm?
Âm thanh – ánh sáng – màu sắc – câu chuyện kể
Thế nhé, để bán được hàng đầu tiên sản phẩm hay dịch vụ đó phải có được sự chú ý của đối tượng khách hàng mà nó nhắm tới. Hãy làm có Khách hàng mục tiêu biết tới sự tồn tại của sản phẩm. Sau đó khuyến khích họ dùng thử, thử trải nghiệm để hiểu sản phẩm. Từ việc dùng thử, cầm thử, sờ thử, ngửi thử, nghe thử…thì giới thiệu nhấn mạnh để họ hiểu lợi ích và sự ưu việt của sản phẩm. Hãy chứng minh cho khách hàng thấy sản phẩm chính là một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề mà khách đang gặp phải. Từ đó làm cho khách hàng thích thú và mong muốn sở hữu chúng(được đám đông lựa chọn, được người nổi tiếng lựa chọn…). Đến đây vẫn còn một chướng ngại nữa đó là khả năng thanh toán. Lúc này chính là lúc tung ra các thông tin khuyến mại (mua ngay hôm nay thì được tặng…Mua ngay giá chỉ còn…) Chương trình khuyến mại giúp khách hàng dễ dàng có đủ khả năng thanh toán hơn, giúp khách có cảm giác giá đang rẻ cần mua ngay…

Nghiên Cứu Marketing


NGHIÊN CỨU MARKETING

nghiên cứu marketing
Marketing là một quá trình gồm nhiều hoạt động liên tục và điểm bắt đầu là việc nghiên cứu marketing. Vậy nghiên cứu marketing là gì?
Theo Philip Kotler: “Nghiên cứu Marketing là một nỗ lực có hệ thống nhằm thiết kế, thu thập, phân tích, báo cáo các số liệu và các khám phá liên quan đến một tình huống đặc biệt mà công ty đang phải đối phó”.Như vậy, nghiên cứu Marketing làm nhiệm vụ liên kết người sản xuất với khách hàng qua hệ thống thông tin để:– Nhận dạng, xác định các cơ hội và vấn đề Marketing Thiết lập, điều chỉnh và đánh giá các hoạt động Marketing Theo dõi việc thực hiện Marketing…Nghiên cứu Marketing có một ý nghĩa đặc biệt với các hoạch định như hoạt động Marketing của tổ chức từ việc: xác định các mục tiêu tương lai của tổ chức, các sản phẩm, dịch vụ hay các hoạt động để đạt mục tiêu, thị phần mà các sản phẩm hay dịch vụ này cần phải có, đến các chiến lược giá cả, chiến lược phân phối,các chiến lược khuyến mãi, cổ động…Dưới góc nhìn của một marketer thì nghiên cứu marketing phải thực hiện ba phần: Nghiên cứu chính doanh nghiệp của mình Nghiên cứu khách hàng mục tiêu Nghiên cứu đối thủ cạnh tranhTừ kết quả của ba phần nghiên cứu trên sẽ có thông tin phục vụ cho các quyết định của doanh nghiệp.Về chiến lược marketing thì thông tin trên sẽ giúp phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thương hiệu.
Về các hoạt động trong ngắn hạn của marketing thì sẽ là nên chọn kênh truyền thông nào, nên chọn thông điệp truyền thông ra sao hay cách thức truyền thông như nào cho hiệu quả.

Nghiên cứu chính doanh nghiệpTrả lời các câu hỏi: Nguồn lực doanh nghiệp như thế nào? Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mình là gì? Sản phẩm/Dịch vụ của doanh nghiệp có gì là khác biệt?Nghiên cứu khách hàng mục tiêu: Trả lời các câu hỏi: Mô tả chân dung khách hàng mục tiêu qua 7 câu hỏi(Who? Where? What? Why? When? How many? How much?) Insight khách hàng là gì? Những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi của khách hàng?Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Trả lời các câu hỏi: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp là ai? Đánh giá sự phù hợp giữa sản phẩm và giá cả của đối thủ cạnh tranh như thế nào? Chiến lược marketing và các hoạt động marketing của đối thủ cạnh tranh là gì?Để ra quyết định cần có các thông tin làm căn cứ. Nhưng doanh nghiệp nhỏ lại rất thiếu thốn nguồn lực để có thể nghiên cứu tìm kiếm thông tin cần thiết.

Phân đoạn -Lựa chọn- Định vị thương hiệu.

PHÂN ĐOẠN – LỰA CHỌN – ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU

Sau khi đã tiến hành Nghiên cứu marketing chúng ta đã có những thông tin về doanh nghiệp, về khách hàng và về các đối thủ cạnh tranh. Giờ đây chúng ta sẽ sử dụng các thông tin của quá trình nghiên cứu marketing để làm bước tiếp theo: S-T-P (viết tắt của ba từ Segmentation – Targeting – Positioning)
phân đoạn, lựa chọn, định vị thương hiệu

Segmentation: Phân đoạn thị trường:

Phân đoạn thị trường là chia thị trường của một ngành nào đó thành nhiều phân khúc nhỏ hơn. Ví dụ chia thị trường dầu gội đầu thành các phần như dầu gội đầu cho nữ, dầu gội đầu cho nam, dầu gội đầu cho em bé. Trong thị trường dầu gội cho nữ lại chia theo mong muốn: Dầu gội đầu trị gàu, dầu gội đầu cho tóc suôn mượt, dầu gội đầu phục hồi tóc hư tổn…Như vậy ta hiểu rằng phân khúc thị trường là chia thị trường lớn của một ngành thành các thị trường nhỏ hơn theo các tiêu chí nhất định.

Tại sao lại phải chia thị trường của một ngành thành các thị trường nhỏ hơn?

Vì một doanh nghiệp luôn có giới hạn các nguồn lực nên không thể cùng lúc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm thoả mãn nhu cầu của cả một thị trường ngành rộng lớn. Chia thị trường thành các khúc thị trường nhỏ hơn là để tăng khả năng thoả mãn khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Chia thị trường thành các khúc nhỏ hơn vì nhu cầu của người tiêu dùng ngày một thay đổi nhanh chóng và yêu cầu ngày một cao hơn. 20 năm trước đàn ông Việt không hề nghĩ tới một loại dầu gội đầu riêng cho nam vì thế họ thoải mái khi sử dụng dầu gội đầu chung với nữ giới. Cho tới khi nam giới thấy rằng dùng chung dầu gội với nữ không được thoải mái lắm. Cũng nên có một loại dầu gội dành riêng cho nam giới. Dầu gội Romano ra đời đàn ông mới thực sự có một lựa chọn cho riêng mình tốt hơn. Nhưng không dừng lại ở đó, nam giới tiếp tục mong muốn có nhiều dầu gội đầu phù hợp hơn với nhiều mong muốn hơn nữa. Nam giới mạnh mẽ năng động(Xmen), nam giới lịch lãm đẳng cấp(Romano)…Nam giới muốn trị gàu(Clear-men)
Các tiêu chí sử dụng để phân đoạn thị trường thường sẽ là: Khu vực địa lý, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp – thu nhập, sở thích – chủ đề quan tâm, mong muốn, hoàn cảnh sử dụng…

Targeting: Lựa chọn phân khúc thị trường: 

Sau khi đã phân khúc thị trường ngành thành nhiều phân đoạn nhỏ hơn. Doanh nghiệp sẽ lựa chọn một hoặc một vài phân đoạn để tiến hành xâm nhập và kinh doanh trên đoạn phân khúc thị trường đó.

Lựa chọn đoạn phân khúc theo lợi thế của doanh nghiệp.

Như kết quả của phần nghiên cứu doanh nghiệp, lúc này chúng ta hiểu chúng ta có điểm mạnh là gì? Điểm mạnh này sẽ được phát huy tốt khi chúng ta lựa chọn đúng đoạn thị trường phù hợp với điểm mạnh của chúng ta. Ví dụ Công ty K&G là chủ của thương hiệu thời trang nam Aristino muốn xây dựng một thương hiệu đồ lót nữa ngoài Aristino họ đã lựa chọn phát triển một thương hiệu đồ lót mới tên là Kwin: Thương hiệu mới Kwin là đồ lót nam phân khúc trung cấp(thấp hơn Aristino và On off) các bạn chú ý là K&G vẫn lựa chọn phân khúc cho Nam chứ không nhảy sang phân khúc cho Nữ. Vì sản xuất đồ cho nam là một lợi thế 8 năm kinh nghiệm của K&G. 

Lựa chọn đoạn phân khúc theo độ hấp dẫn của phân khúc

Doanh nghiệp nào cũng muốn có nhiều lợi nhuận. Nếu chọn phải phân khúc quá hẹp có ít khách hàng thì dù có chiếm được phân khúc đó thì doanh nghiệp cũng không có nhiều lợi nhuận. Vì thế căn cứ thứ hai sử dụng để chọn phân đoạn thị trường chính là mức độ hấp dẫn của đoạn thị trường đó. Tiếp tục ví dụ thương hiệu mới Kwin là thương hiệu đồ lót nam phân khúc trung cấp. Tại sao lại là trung cấp? Vì sau khi đã xây dựng được thương hiệu Aristino ở phân khúc trung cao cấp thì giờ muốn làm Kwin rẻ hơn. Rẻ hơn thì số lượng người mua sẽ cao hơn, K&G đã làm được hàng trung cao cấp rồi giờ làm hàng trung cấp thì rất đơn giản, khách hàng sẽ yên tâm là chất lượng vẫn được đảm bảo và giá thì dễ chịu hơn. Thay vì lựa chọn cho Kwin phân khúc đồ lót nam Cao cấp sẽ có ít người mua hơn, lợi nhuận tính trên 1 sản phẩm có thể cao hơn nhưng số lượng sản phẩm bán ra sẽ ít hơn nhiều và khách hàng quen với Aristino trung cao cấp rồi muốn khách hàng chấp nhận Kwin cao cấp sẽ khó hơn nhiều là Kwin trung cấp. 

Positioning – Định vị thương hiệu: 

Sau khi đã lựa chọn được một phân khúc nào đó của thị trường thì doanh nghiệp sẽ tiến hành định vị thương hiệu tại phân khúc đó. 
Định vị thương hiệu là xây dựng cho thương hiệu một hình ảnh nào đó hoặc một vị trí nào đó trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Ví dụ: Vinfast là ô tô của người Việt, Xe máy Honda là tiết kiệm và bền bỉ. Hoặc ví dụ khác như Tivi Sony thì rất là nét. 
Khi tiến hành làm định vị thì cần chú ýThứ nhất là vị trí hoặc hình ảnh dự định xây dựng phải gắn liền với thứ số 1, người dẫn đầu. Vì tâm trí của chúng ta chỉ nhớ được người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng chứ không nhớ ai là người thứ 2. Vì vậy nếu có thể hãy là người dẫn đầu, duy nhất của một cái gì đó. Trong ví dụ Vinfast là ô tô đầu tiên do người Việt sản xuất. Xe máy Honda dẫn đầu về sự Bền bỉ và vận hành tiết kiệm nhất. Tivi Sony là nét nhất. Dầu gội đầu Enchanteur là dầu gội đầu duy nhất chứa tinh chất nước hoa.
Chú ý thứ hai khi làm định vị thương hiệu đó làTần suất xuất hiện và sự nhất quán.
Nếu thương hiệu của bạn chỉ xuất hiện một vài lần rồi mất tăm thì chắc chắn sẽ không có mấy ai nhớ tới thương hiệu của bạn. Hãy đảm bảo tần suất xuất hiện đủ nhiều để in đậm hình ảnh thương hiệu trong trí nhớ của khách hàng mục tiêu. Xuất hiện đi xuất hiện lại, tìm mọi cơ hội để được xuất hiện trước mặt khách hàng. Và những lần xuất hiện này đều có sự nhất quán cao. Đã là màu vàng-đen thì ở đâu cũng là màu vàng-đen của Thế Giới Di Động trên biển hiệu, đồng phục nhân viên, bảng biển ngoài trời, ngay cả quả bóng bay phát cho trẻ con cũng là 2 màu vàng đen.
Doanh nghiệp nào cũng muốn xây dựng được thương hiệu mạnh. Mấu chốt của việc này là phải làm đồng nhất cả ba khâu Phân đoạn, lựa chọn rồi mới đến định vị thương hiệu. Bỏ qua hai khâu trên làm ngay khâu thứ ba sẽ ít có cơ hội thành công.
Các bạn marketer quan tâm tới các bước lập kế hoạch tổng thể marketing hãy tìm đọc các bài tiếp theo trong chuỗi bài về marketing tổng thể. 

Xây dựng thương hiệu

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

Trong chuỗi bài về marketing tổng thể, sau khi chúng ta đã am hiểu khách hàng lựa chọn insight để tập trung đánh. Sau khi đã thực hiện phân đoạn, lựa chọn phân khúc thị trường và chọn vị trí để định vị thương hiệu thì giờ này chúng ta sẽ sử dụng nguyên liệu của hai phần trên để xây dựng các yếu tố của thương hiệu một cách chi tiết và cụ thể hơn.
xây dựng thương hiệu
Các yếu tố hình thành thương hiệu chia làm hai phần:
Các yếu tố vô hình trong thương hiệu
Các yếu tố hữu hình trong thương hiệu

Các yếu tố vô hình trong thương hiệu

Triết lý hoạt động của doanh nghiệp
Tầm nhìn của doanh nghiệp
Sứ mệnh mà doanh nghiệp lựa chọn
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Tính cách của thương hiệu

Các yếu tố hữu hình trong thương hiệu

Tên doanh nghiệp/ Tên thương hiệu
Logo / Biểu trưng
Màu sắc chủ đạo
Slogan
Hình thức bao gói, túi đựng
Sản phẩm

Các yếu tố vô hình là bên trong, các yếu tố hữu hình là thể hiện ra ngoài. Yếu tố bên trong sẽ quyết định các yếu tố bên ngoài. Hay nói cách khác các yếu tố vô hình sẽ quyết định các yếu tố hữu hình trong thương hiệu.
Dù có chủ động hay không thì doanh nghiệp nào cũng có thương hiệu. Sự khác nhau là thương hiệu được hình thành rõ nét hay mờ nhạt trong tâm trí khách hàng mục tiêu mà thôi.
sơ đồ xây dựng thương hiệu
Để thương hiệu được hình thành một cách rõ nét và góp phần tạo ra lợi thế trong việc thu hút khách hàng thì từng yếu tố trong hai nhóm vô hình và hữu hình cần được lựa chọn và xây dựng thật logics. 
Những yếu tố như triết lý hoạt động, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp sẽ hình thành lên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Từ đó hình thành lên tính cách thương hiệu. Cũng giống như con người, tính cách thương hiệu là kết quả của triết lý(niềm tin), tầm nhìn(ước mơ sống) và sứ mệnh(mục tiêu sống). Một thương hiệu có tính cách rõ nét sẽ dẫn đến những hành động nhất quán(sống trước sau như một).
Từ tính cách thương hiệu sẽ được thể hiện cụ thể thành Tên thương hiệu, thể hiện qua logo(khuôn mặt), qua slogan(giọng nói), qua màu sắc chủ đạo.
Với cấu trúc (1), (2), (3), hình thành lên (4). 
Từ (1), (2), (3), (4) thể hiện qua (5).
Từ (5) thể hiện qua (6), (7), (8), (9).
Đúng là các yếu tố bên trong quyết định các yếu tố bên ngoài chưa?
Bạn đã thấy sự logic trong cấu trúc này chưa? 
Xây dựng thương hiệu xuất phát từ Triết lý, sứ mệnh, tầm nhìn chính là bạn đang áp dụng “P” thứ 7 trong 7Ps của marketing-mix rồi đó(P 7 – Philosophy).
Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết Xây dựng thương hiệu có tâm hồn để hiểu thêm về thương hiệu của doanh nghiệp và nhân hiệu của con người.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates