SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Lưu trữ dữ liệu giữ vai trò quan trọng đối với đàn organ làm phương tiện dạy học âm nhạc cho các giáo viên.


Lưu trữ bài hát là tính năng ưu việt của đàn organ điện tử 

Đàn organ điện tử (keyboard) là nhạc cụ tiêu biểu cho thời đại công nghệ nên từ khi ra đời đã có bao gồm rất nhiều tính năng hiện đại mà tất cả các loại nhạc cụ ra đời trước nó đều không thể có. Nổi bật nhất là khả năng lưu trữ nhiều âm sắc các nhạc cụ khác nhau (tone) và lưu trữ nhiều tiết điệu theo các cách diễn tấu của một ban nhạc thu nhỏ (rhythm) và đặc biệt quan trọng là lưu trữ các bản nhạc đã diễn tấu tạo thuận lợi cho các giáo viên dạy âm nhạc trường phổ thông. Nhạc cụ này được nghiên cứu làm sao cho dễ sử dụng, để chọn âm sắc và tiết điệu chỉ cần bấm vào các nút chức năng ... tay trái chỉ sử dụng hai ngón tay là có thể đệm đàn (single chord) nên người sử dụng chủ yếu chỉ học đàn giai điệu bằng tay phải. Dễ sử dụng hơn là đàn chỉ cần biết đàn ở chủ âm Do trưởng (C) và La thứ (Am), nếu gặp các chủ âm khác thì có thể dịch giọng (tranpose) còn cách điều khiển đàn vẫn không thay đổi. Do nhiều tính năng tạo thuận lợi như vậy nên khi vừa du nhập vào Việt Nam đã được các nhạc sĩ nghiên cứu viết giáo trình dạy sử dụng đàn organ điện tử. Những nhạc sĩ đã viết giáo trình cho organ thời kỳ này như NS.Nguyễn Hoành Thông đưa vào giáo trình sư phạm, kế tiếp có NS Xuân Tứ, NS Lê Chấn... viết cách học và luyện tập kỹ thuật ngón đàn organ. Tóm lại, đàn organ điện tử được các nhạc sĩ, các nhà giáo dục chọn để phát triển trong thời kỳ đầu - khi nền giáo dục âm nhạc Việt Nam còn "non trẻ" mới được hình thành chính thức. Việc lựa chọn này chủ yếu là vì những tiện ích của loại nhạc cụ này, đặc biệt là tiện ích lưu trữ bài nhạc dạng midi  tcó thể phát làm nhạc mẫu, nhạc đệm khi dạy âm nhạc cho học sinh . 

Những tiến bố trong viêc lưu trữ dữ liệu của đàn organ điện tử có tác động tích cực đến đến hiệu quả của hoạt động giáo dục âm nhạc.

Trong những năm 1990-2000, số giáo viên dạy âm nhạc biết sử dụng thành thạo đàn organ điện tử còn hiếm hoi. Các giáo viên "tạm thời" sẽ nhờ một giáo viên đàn giỏi để đánh đàn và thu sẵn vào bộ nhớ để khi đứng lớp sẽ phát nhạc để dạy. Đàn organ chỉ cho lưu trữ 2 bài nhạc nên chọn bài nhạc nào để lưu trữ khi các giáo viên dạy bài khác nhau cũng là khó khăn.



 Trong thực tế, nhiều trường phải tốn tiền thuê các "nhạc công" đánh đàn thu vào giúp! Lưu trữ nhạc vào đàn thì duy trì bộ nhớ bằng 6 pin, nếu vận chuyển đàn không cẩn thận để "lỏng" hộp pin là mất hết nhạc lưu trữ (!) - là một "tai nạn nghề nghiệp" của các giáo viên MN,TH.

Chúng tôi là những người tổ chức tập huấn hướng dẫn các giáo viên các tỉnh, thành sử dụng đàn organ nên một mặt tìm cách dạy hiệu quả để họ nhanh biết sử dụng đàn nhưng mặt khác cũng tính toán giúp cách "lưu trữ" thuận tiện nhất cho các giáo viên. Khoãng năm 2001, hộp đĩa "rời" FD-1 lưu trữ nhạc MIDI bằng đĩa 1,4Mb có thể lưu trữ nhạc được vài chục bài nhạc, hộp FD-1 có thể kết nối với đàn là một "cứu cánh" thức sự cho các giáo viên nhạc - và sau đó là các loại đàn organ có luôn ổ đĩa 1,4 Mb càng thuận lợi hơn. Với sự phát triển nhanh chóng của KHCN, việc lưu trữ dữ liệu bằng đĩa 1,4Mb được chuyển sang lưu trữ bằng thẻ nhớ SD lưu trữ hằng vài trắm bài nhạc midi. Đàn organ có tính năng lưu trữ bằng the nhớ SD được ra đời, nhiều hảng đàn lưu trữ sẵn midi các bài nhạc giáo dục. Vấn đề lưu trữ nhạc Midi để sử dụng khi dạy học không còn là vấn đề bận tâm của các giáo viên. 

Và đến thời đại công nghệ 4.0, việc lưu trữ của đàn organ đã chuyển sang lưu trữ điện toán đám mây (iCloud) - lưu trữ không giới hạn các tập tin Midi. Các giáo viên hiện nay có thể sử dụng các solfware hoặc các ứng dụng (App) của thiết bị di động (smartphone, tablet) để lưu trữ và truy xuất dữ liệu bằng cách vào kho lưu trữ của điện toán đám mây. 




                                                                                                               Người viết: TTQ


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates