SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

Giải pháp để các giáo viên chuyển đổi cách sử dụng đàn organ khi dạy học âm nhạc trong trường phổ thông

Vấn đề chúng tôi muốn nêu ra ở đây là tìm "Giải pháp để các giáo viên thay đổi cách sử dụng đàn organ điện tử trong khi dạy âm nhạc cho học sinh phổ thông". Chúng tôi dùng chữ chuyển đổi tức là nhấn mạnh vẫn duy trì viêc sử dụng đàn keyboard là nhạc cụ giáo viên chứ không phải bỏ nhạc cụ này để chuyển sang sử dụng đàn piano và nhấn mạnh việc chuyển đổi này là do yêu cầu của nghiệp vụ sư phạm âm nhạc chứ không đề ra vấn đề đàn organ như thế nào là đúng hay sai, hay hay dở. 
Nói sử dụng đàn keyboard nhưng theo kỹ thuật ngón của đàn piano là do yêu cầu của nghiệp vụ sư phạm âm nhạc vì lý do đơn giản là trên thế giới không quốc gia nào cho phép sử dụng đàn organ theo cách khai thác các âm sắc "mô phỏng" và phần "đệm đàn tự động" trong giáo dục âm nhạc. Sử dụng đàn organ theo kiểu "One man band" chỉ để giải trí, không áp dụng trong giáo dục. Trong nhà trường, nếu sử dụng đàn keyboard là chỉ khai thác nhạc cụ này như một "đàn piano thu nhỏ", thế thôi.
Chúng tôi dùng thuật ngữ "chuyển đổi" với các ý sau đây:
1- Chúng tôi xem việc giáo viên học đàn piano chỉ là phạm trù chuyển đổi trong cách sử dụng nhạc cụ đàn phím - từ thói quen sử dụng đàn organ điện tử bằng cách sử dụng nhiều âm sắc "mô phỏng" và phần "đệm đàn tự động" nay chuyển sang học sử dụng đàn phím nhưng chỉ sử dụng một âm sắc duy nhất là tiếng piano và tự đệm đàn mà không sử dụng phần đệm tự động. Nói cách khác, học sử dụng đàn organ điện tử nhưng sử dụng tính năng NORMAL thay vì tính năng SINGLE CHORD hay FINGERED CHORD.

                                          Lớp học piano trong trường sư phạm tại Hoa kỳ.

2- Cơ sở khoa học của phương pháp học này là:
   2.1- Dựa trên kiến thức nhạc lý và kỹ năng đàn organ đã biết để hướng dẫn người học luyện tập thêm kỹ năng chưa biết. Nhạc lý cơ bản đương nhiên là kiến thức các GV đã biết. Biết đàn organ tất nhiên là cũng biết sử dụng tay phải đàn giai điện theo kỹ thuật piano - vì piano hay organ đều có kỹ thuật tay phải đàn giai điệu giống nhau. Như vậy, đối với các GV nhạc, nếu học đàn piano chỉ là học cách kỹ thuật di chuyển vị trí của bàn tay trái và sắp xếp các ngón tay trên bàn phím của đàn.
  2.2- Các giáo viên tất nhiên đều có đặc điểm chung là có tâm sinh lý người lớn - mạnh về tư duy, yếu về ghi nhớ, và thường động lực tạo tính tích cực cho bản thân hay gắn liền với trách nhiệm nhà giáo và định hướng mưu sinh cho gia đình.
       - Chuyển soạn toàn bộ các bài hát trong chương trình chính khóa của Bộ GDĐT sang bài diễn tấu đàn organ và piano để khai thác vốn kiến thức : đã biết nhạc lý, biết hát và đàn giai điệu các ca khúc (thường biết hát, biết đàn một bài nhạc thì học đàn piano và đệm đàn bài hát đó rất dễ dàng).
       - Dựa trên các bài hát trong sách giáo khoa (SGK), chúng tôi biên soạn thành giáo trình học piano gồm các phần: 1- Các bài tập luyện ngón (Exsecise); 2-Các Khúc luyện tập phối hợp hai tay (Etude); 3- Các Bài diễn tấu piano nhạc giáo dục 4- Các bài luyện tập đệm hát bằng piano.

Cụ thể giải pháp để các giáo viên học cách chuyển đổi cách sử dụng đàn được trình bày như dưới đây. Chúng tôi sẽ xây dựng chương trình tập huấn trực tuyến về phương pháp chuyển đổi sử dụng nhạc cụ này để các giáo viên dạy âm nhạc có thể tự học thuận lợi và tiết kiệm chi phí.

 Phương pháp dạy học được thiết kế thành quy trình gồm nhiều công đoạn.
Công đoạn 1: Nghe nhạc & có thể kết hợp hát và xướng âm tay- solfege hand (sử dụng tập tin audio MP3)
Công đoạn 2: Xem video diễn tấu mẫu và đọc sheet nhạc (sử dụng tập tin MP4 và PDF)
Công đoạn 3: Thực hành luyện tập bài piano (sử dụng tập tin MIDI của bài nhạc).
        + Bước 1: Thực hành thể hiện tiết điệu bài nhạc (gõ vào phím bất kỳ, yêu cầu phải đúng tiết điệu).
        + Bước 2: Thực hành từng ngón tay bấm đúng phím đàn, đúng nốt nhạc ( lần lượt tay trái và tay phải)
        + Bước 3: Tập diễn tấu bài nhạc kết hợp hai bàn tay đúng tốc độ.
Công đoạn 4: Kiểm tra khi diễn tấu xong một đoạn nhạc (phần mềm sẽ báo điểm và những chỗ sai cần tập lại).
Công đoạn 5: Kiểm tra khi hoàn tất bài nhạc (Xem điểm số kết quả luyện tập – theo Giỏi, Khá, Trung bình).


Xem các bài nhạc GD chuyển soạn sang organ và piano

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates