SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

Giáo viên cốt cán làm gì để hỗ trợ đồng nghiệp tự bồi dưỡng tại chỗ?


Ngày cập nhật : 25/03/2020
Hiện, 28 nghìn giáo viên cốt cán của 63 tỉnh, thành phố đã được bồi dưỡng mô đun 1 về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới và các kỹ năng sư phạm để nâng cao năng lực nghề nghiệp. Trong năm nay, đội ngũ GV cốt cán tiếp tục được bồi dưỡng mô đun 2,3,4 trong tổng số 9 mô đun bồi dưỡng GV, đồng thời thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đồng nghiệp tự bồi dưỡng tại nhà trường? Giáo viên cốt cán có nhiệm vụ cụ thể như thế nào sau khi được tập huấn? Sau đây là trao đổi của phóng viên với PGS.TS Nguyễn Văn Hiền, nguyên PGĐ Ban quản lý Chương trình ETEP – Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.
Thưa PGS.TS Nguyễn Văn Hiền, giáo viên cốt cán được lựa chọn phải đáp ứng những tiêu chuẩn như thế nào? Và quy trình lựa chọn cốt cán có những điểm nào đáng chú ý?
Từ năm 2018, Bộ GD ĐT đã ban hành 2 thông tư 14, và 20 về chuẩn nghề nghiệp GV và về chuẩn hiệu trưởng. Trong 2 thông tư này, đã nêu rõ về chuẩn của mỗi đối tượng, quản lý và giáo viên, cần đạt những tiêu chuẩn nào và những tiêu chí nào. Và trong thông tư này cũng đã quy định rõ về những tiêu chuẩn và tiêu chí của giáo viên cốt cán. 
Trước hết là đối tượng cốt cán là các thầy cô đã đạt được chuẩn nghề nghiệp ở mức tốt. Thứ hai là các thầy cô phải có kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, chia sẻ hướng dẫn đồng nghiệp, thứ 3 là các thầy cô phải có 1 tinh thần, thái độ sẵn sàng tham gia phát triển tài liệu cũng như sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp. 
Và quy trình lựa chọn cốt cán từ những tiêu chuẩn như vậy thì các địa phương, các sở, phòng GD ĐT sẽ đối chiếu theo chuẩn nghề nghiệp cũng như sự bình chọn của các địa phương để lựa chọn các thầy cô là GV cốt cán hoặc hiệu trưởng cốt cán để giới thiệu cho Bộ GD ĐT. 
Ở đây chúng ta phải lưu ý thêm, đó là các thầy cô cốt cán hàng năm sẽ được bồi dưỡng trực tiếp. Đồng thời với quá trình đấy thì chúng ta vẫn có thể bổ sung GV cốt cán. Có những thầy cô vì điều kiện công tác, nghỉ công tác chẳng hạn thì chúng ta sẽ có lực lượng mới bổ sung. Vì vậy mà quá trình ghi nhận xem xét đánh giá GV cốt cán cũng sẽ được thực hiện thường xuyên hàng năm chứ không phải đánh giá 1 lần.
Vậy thì các thầy cô cốt cán phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như thế nào để hỗ trợ đồng nghiệp của mình tại nhà trường?
Nhiệm vụ của các thầy cô cốt cán, đó là sau khi được bồi dưỡng trực tiếp bởi các giảng viên sư phạm chủ chốt thì các thầy cô cốt cán sẽ có nhiệm vụ, đó là xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đồng nghiệp của mình tại địa phương, gọi là đội ngũ đại trà. Kế hoạch này cần được sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp phòng, sở GD&ĐT các địa phương. 
Giáo viên cốt cán tỉnh Quảng Bình hỗ trợ đồng nghiệp. Ảnh Lê Huy
Từ kế hoạch đó, sau khi mỗi GV đại trà được cấp tài khoản học online thì các thầy cô cốt cán có vai trò là hỗ trợ các đồng nghiệp của mình trong giai đoạn học qua mạng. Cách hỗ trợ là sẽ trả lời những câu hỏi của các thầy cô đại trà thắc mắc có thể gặp phải trong quá trình tự học thì sẽ được đưa lên mạng. Các thầy cô cốt cán sẽ trả lời, hỗ trợ thông qua hệ thống học tập trực tuyến. 
Ngoài ra, tuỳ theo điều kiện các địa phương, tại các đợt sinh hoạt chuyên môn trực tiếp thì các thầy cô cốt cán sẽ đóng vai trò là những người được tiếp cận nội dung trước thì cũng sẽ chia sẻ với các thầy cô đại trà trong quá trình tự học. Ở đây, lưu ý là các thầy cô đại trà có tài khoản tự học trước, thì các thầy cô trao đổi ở góc độ là những người đã được tìm hiểu kiến thức trước cùng hỗ trợ trả lời. 
Khi giải đáp những thắc mắc về mặt chuyên môn của đồng nghiệp thì chắc chắn sẽ có những lúc các thầy cô cốt cán chưa thể trả lời được, khi đó thì các thầy cô tìm sự hỗ trợ, giúp đỡ ở đâu để có thể kịp thời giúp cho đồng nghiệp của mình, thưa ông?
Trong tình huống có những vấn đề mà các thầy cô cốt cán chưa trả lời ngay được thì hệ thống công nghệ thông tin cũng đã thiết kế được tính năng, đó là có thể chuyển tiếp câu hỏi đó lên cho các giảng viên sư phạm chủ chốt. 
Các giảng viên của các trường ĐHSP tham gia Chương trình ETEP. Các giảng viên chủ chốt sẽ hỗ trợ cùng với giáo viên cốt cán để giải đáp những thắc mắc cho giáo viên đại trà. Và như vậy thì những thầy cô cốt cán bên cạnh việc tự nâng cao năng lực chuyên môn của mình, bằng tình yêu nghề, trách nhiệm sẽ cùng chia sẻ, hỗ trợ các đồng nghiệp của mình trong quá trình cùng thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở.
Xin cảm ơn ông?
PV


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates