SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2022

“Trò chơi đóng vai” trong giáo dục.

Gợi ý một số trò chơi đóng vai theo chủ đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non hiệu quả nhất

 30/07/21

Hiện nay, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện. Khi tham gia trò chơi này, trẻ được thể hiện mình, phát triển các tư duy và kỹ năng mềm. Vậy trò chơi đóng vai theo chủ đề chính xác là gì và tại sao nó lại quan trọng như vậy?

Các trò chơi đóng vai theo chủ đề có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ

TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ LÀ GÌ?

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là đặc trưng của các hoạt động nhóm. Các bé sẽ được hóa thân thành hoàng tử, công chúa,.. hoặc bất cứ nhân vật hoạt hình nào mà chúng thích. Ở trò chơi này, trẻ tự mình tập hợp thành nhóm chơi, đoàn kết với nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

Hay nói cách khác, trò chơi đóng vai theo chủ đề thôi thúc các bé đến với nhau, hình thành cho trẻ kỹ năng hợp tác với các trẻ khác trong cùng độ tuổi hoặc với trẻ ở độ tuổi khác nhau.

MỘT SỐ LỢI ÍCH CỦA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ MẦM NON

Việc tạo điều kiện cho bé vào những vai trò khác nhau kích thích trí tò mò, sự thích thú của trẻ góp phần tích cực vào sự phát triển trí tuệ của trẻ. Giúp cho việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non dễ dàng hơn bao giờ hết.

Trẻ cảm thấy hào hứng khi được tham gia các trò chơi đóng vai theo chủ đề
  • Phát huy trí tưởng tượng

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề giúp bé phát huy trí tưởng tượng phong phú. Ví dụ, trong trò chơi bác sĩ, trẻ có thể tự tưởng tượng các bạn bên cạnh chính là bệnh nhân và được bé khám bệnh cho. Chính trò chơi này giúp cho bé cải thiện được trí tưởng tượng phong phú vô hạn của bản thân.

  • Khả năng học và làm việc theo nhóm

Trong quá trình chơi, trẻ sẽ tự phân vai với các bạn và phát triển tình tiết câu chuyện giúp trẻ rèn luyện được khả năng làm nhóm. Sự hợp tác trong công việc được gia tăng hay trong các trò chơi giúp bé thấy được vai trò tập thể và những lợi ý khi tham gia hoạt động nhóm.

  • Phát triển kỹ năng tự kiểm soát

Hoạt động vui chơi ảnh hưởng mạnh tới sự hình thành tính tự kiểm soát trong suốt trò chơi. Khi tham gia vào các trò chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai, đứa bé buộc phải chú ý và ghi nhớ có chủ đích và kiểm soát mối quan hệ với bạn bè. Khả năng tự kiểm soát giúp các bé hòa đồng hơn với bạn bè và sống vui vẻ với tập thể.

  • Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề

Khi tham gia, trẻ sẽ tưởng tượng ra các tình huống và học cách giải quyết vấn đề. Trẻ sẽ cùng bạn phân vai và xác định câu chuyện sẽ diễn như thế nào. Và nếu có nảy sinh khó khăn trong quá trình chơi, trẻ sẽ học được tính kiên nhẫn, tiếp tục xác định lại nội dung trò chơi và thương lượng giải quyết vấn đề cùng bạn chơi.

  • Phát triển kỹ năng tư duy

Các trò chơi đóng vai theo chủ đề thường ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tư duy của trẻ. Chính việc nhập vai khiến trẻ có thể đứng ở vị trí khác và suy nghĩ, sau đó hành động theo hướng tư duy được xem là chính xác của trẻ.

GỢI Ý CÁC CHỦ ĐỀ TRÒ CHƠI HỮU ÍCH MÀ PHỤ HUYNH VÀ GIÁO VIÊN NÊN TỔ CHỨC CHO TRẺ

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi cho cho thầy cô và quý vị phụ huynh một số trò chơi dạy kỹ năng sống cho trẻ hữu hiệu nhất.

  • Trò chơi đóng vai bác sĩ

Cách chơi của trò này là một bé sẽ đóng vai làm bệnh nhân, người còn lại sẽ đóng vai bác sĩ. Các bé sẽ học hỏi nhiều về công việc liên quan đến việc khám chữa bệnh thông qua trò chơi này thông qua cách sử dụng ống nghe đeo vào tai, tiêm thuốc cho bệnh nhân,.. Chính điều này khiến các bé thêm yêu người lao động, hoặc thậm chí hình thành ước mơ cho tương lai sau này.

  • Trò chơi bán hàng

Ở trò chơi này, các bé sẽ bày biện đồ chơi, quần áo hay bất cứ những gì bé có, dùng những mảnh giấy nhỏ nhỏ làm tiền để bé chơi với các bạn. Trò chơi này khiến các bé hiểu về giá trị của những thứ xung quanh, giúp các bé gắn kết với bạn bè và trở nên hòa đồng hơn.

  • Trò chơi về gia đình

Một ví dụ gần gũi nhất là trong trò chơi “mẹ con”, các bé sẽ giả vờ là mẹ cho con ăn, hát ru cho con ngủ, đi chợ mua đồ nấu cho con ăn,.. và nhiều hoạt động khác. Điều này khiến các bé yêu mẹ hơn, gắn kết tình cảm gia đình, và nhận thức sâu sắc hơn mái ấm gia đình.

Có thể, trong trò chơi mẹ con, bé rất thích làm mẹ nhưng vẫn nhường cho bạn vai mẹ trong mối quan hệ “mẹ con”. Chính điều này giúp các bé nhường nhịn hơn, biết sẻ chia và hòa nhã với các bạn.

  • Trò chơi nấu ăn

Các bé sẽ dùng tất cả vật có sẵn ở xung quanh như: lá cây, rau củ, trái cây,.. để chế biến món ăn. Trẻ sẽ tự mình suy nghĩ theo những hành động mà chúng nhìn thấy mẹ làm hằng ngày. Chính cách này, khiến chúng yêu việc nấu ăn, và trở nên vui vẻ hơn.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TÍCH HỢP THÔNG QUA CÁC BÀI GIẢNG GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN 9 KỸ NĂNG TẠI AMERICAN LEARNING LAB

American Learning Lab – Trung tâm tiếng Anh cho trẻ mầm non hàng đầu tại Tp.hcm mang đến cho trẻ một nền tảng tiếng Anh vững chắc và hành trang kỹ năng cần thiết của Thế Kỷ 21. Đồng thời, trung tâm cũng chú trọng không kém vào việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.

Chương trình đào tạo tích hợp thông qua các bài giảng giúp trẻ phát triển 9 kỹ năng tại American Learning Lab

Trong suốt quá trình giảng dạy, các giảng viên tại American Learning Lab luôn lồng ghép 9 kỹ năng cốt lõi gồm: lòng can đảm, trung thực, kiên trì, biết ơn, trách nhiệm, tử tế, đồng cảm, kỷ luật tự giác, suy nghĩ tích cực vào quá trình giảng dạy. Phương pháp này giúp trẻ hình thành thói quen ham học hỏi và biết cách ứng xử trong cuộc sống. Quan trọng hơn, các bé sẽ học cách để biết sống độc lập, tự tin, 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates