KĨ NĂNG CHƠI PIANO THEO CẢM ÂM ĐƯỢC HỌC NHƯ THẾ NÀO?
“Kể từ khi có thể chơi piano theo cảm âm, bạn đã hoàn toàn trở thành một người chơi piano tự do và khả năng tự học suốt đời mà không cần có giáo viên hay người hướng dẫn”
Trước khi có thể chơi piano theo cảm âm (tức nghe và chơi bất kì bài hát nào mình yêu thích, cả về đệm hát lẫn piano solo mà không cần bản nhạc), Bội Ngọc cũng như mọi người học đàn theo phương pháp truyền thống đều có xuất phát điểm là chỉ biết đọc và chơi theo bản nhạc có sẵn.
Khi một người học organ được 2 năm, đã gặp người chị học trò cũ cùng thầy. Tới thời điểm ấy, chị đã trải qua 10 năm học organ và piano và có thể chơi bất kì bài hát nào mình yêu thích, hay có thể đệm hát mọi bài hát mà mình hát.
Người lần đầu tiên đã được mở mang và biết về một kĩ năng mới trong chơi piano: chơi đàn không cần bản nhạc, chỉ cần nghe và chơi, ứng tấu ngay tức thì.
Đó là một dấu chấm hỏi rất lớn trong suốt quãng thời gian học đàn của mình, làm thế nào có thể chơi piano tự do như thế? Có phải chỉ những ai có năng khiếu mới có thể làm được? Kĩ năng này có thể học được hay không và bằng cách nào?
Mãi đến 5 năm sau này khi bước vào đệm piano cho ca đoàn trong nhà thờ, học được những kĩ năng về đặt hợp âm, tự nghiên cứu để chơi các kiểu đệm piano, trải qua những tình huống phản xạ cảm âm trong khi đệm hát và chơi đàn trong ban nhạc, Bội Ngọc mới có thể cảm âm chơi piano và phát huy thế mạnh này trong chơi piano solo và đệm hát hiện đại.
Môi trường là một yếu tố rất quan trọng trong việc chơi piano theo cảm âm. Nhiều người nghĩ rằng, đây là một kĩ năng đòi hỏi năng khiếu. Còn đối với mình, thì đây là một kĩ năng có thể học được, cho dù bạn nghĩ rằng mình không có năng khiếu.
Về cảm âm, đã có một số phương pháp dạy như: cho người học nghe và đoán cao độ nốt nhạc, cho người học nghe và đoán về màu sắc của hợp âm. Tuy nhiên, các phương pháp trên chỉ dừng lại ở việc giúp người học phỏng đoán cao độ, hợp âm chứ chưa thực sự có được khả năng ứng biến và phản xạ để chơi cả một bài hát hay chơi bất kì bài hát nào.
Đối với người chơi đàn piano ở sự kiện, quán café, nhà hàng, khách sạn; thì việc ứng biến và phản xạ cảm âm là một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng.
“Làm thế nào để đàn piano một bài hát mà mình chỉ từng nghe và biết giai điệu chứ chưa từng chơi trước đây hay chưa có bản nhạc?
Làm thế nào để đệm hát cho mình hoặc người khác hát trong khi không có hợp âm bài hát và ngay cả khi mình chưa biết bài hát đó?
Làm thể nào để ứng biến khi chơi đàn trong ca đoàn / tập thể, khi mọi người hát một giai điệu ngẫu hứng (không có trong kịch bản) và mình phải đệm theo lúc đó?
Làm thế nào khi có người yêu cầu mình chơi một bài piano, và mình cần phải chơi được nó ngay tức thì, chứ không còn phải qua tập luyện?
Làm thế nào khi có thể ngồi vào đàn và chơi ngẫu hứng cả những bài hát mà trước giờ mình chưa tập?”
Nói tới những kĩ năng trên, chỉ có một sự khác biệt giữa người rất giỏi về phản xạ cảm âm và một người không thể làm được điều này, đó là: Thói quen & Môi trường rèn luyện.
Khác với những mảng học khác trong piano, như đệm hát thì có thể học theo công thức và kiểu đệm, như piano solo có thể học và chơi theo bản nhạc; phản xạ cảm âm đệm hát lại có một cách học hoàn toàn khác dựa vào thói quen và môi trường.
Vậy làm thế nào để có thể rèn cho mình được thói quen và môi trường phản xạ cảm âm? Sau đây là 5 kĩ năng chính mà bạn sẽ cần để có thể phản xạ chơi piano theo cảm âm:
1/ Kĩ năng đặt hợp âm theo cảm âm (khi nghe một người nào đó hát, hoặc nghe giai điệu một bài hát có thể xác định và dự đoán được giọng, vòng hợp âm của bài hát đó).
Để có thể làm được điều này, người học cần được trang bị kiến thức về giọng, đặt hợp âm và cọ xát nhiều với việc phản xạ đặt hợp âm.
2/ Kĩ năng nhận biết và ghi nhớ cao độ (khi nghe giai điệu một bài hát, có thể nhớ lại giai điệu đã nghe và dự đoán cao độ bài hát khi chơi solo trên piano)
Đây khả năng mà hơn 60% người đã biết chơi đàn có thể làm được, có thể chơi giai điệu tay phải trên đàn, nhưng để có thể một lúc hoàn thành cả hai tay và chơi ngay vào bài, thì lại cảm thấy vô cùng bế tắc và khó khăn, lý do:
+ Chưa có khả năng đặt hợp âm theo phản xạ cảm âm
+ Chưa biết phương pháp và kinh nghiệm kết hợp hai tay trong chơi piano solo (theo quy luật / theo từng dòng nhạc)
+ Chưa có môi trường để buộc mình phải phát huy khả năng ứng biến trong phản xạ cảm âm.
3/ Nhận biết nhịp và tiết tấu (khi nghe một bài hát, biết rằng bài hát đang chơi ở nhịp gì, đặc trưng tiết tấu thuộc dòng nhạc nào)
Để nhận biết nhịp và tiết tấu, một người từng chơi organ/ trống hay guitar sẽ có lợi thế hơn, vì đã tiếp xúc với điệu nhạc và các tiết tấu / nhịp trống khác nhau, họ có thể nhận biết được những tiết tấu quen thuộc của các dòng nhạc.
4/ Kĩ năng chơi trên nhiều giọng khác nhau (có thể chơi cùng một bài hát cho giọng nam, giọng nữ, hay để cover theo một giọng bất kỳ)
Đây là một kĩ năng đòi hỏi sự luyện tập, cũng như hiểu biết về giọng. Trong chơi nhạc cổ điển, có phần luyện chạy scale cũng chính là một trong những cách để luyện tập chơi trên nhiều giọng khác nhau.
5/ Dựa vào xúc giác, thính xác khi chơi & vượt qua tâm lý sợ sai, sợ bị đánh giá
Thông thường khi chơi đàn, một người sẽ lựa chọn an toàn: dùng bản nhạc có sẵn, hoặc chơi những bài mình đã từng chơi, và tâm lý cản trờ nhiều nhất đó là sự cầu toàn và sợ chơi sai, sợ bị đánh giá.
Để có thể chơi piano theo cảm âm, bạn cần vượt qua hai điểm tâm lý: sợ chơi sai và sợ bị đánh giá.
Người chơi piano theo cảm âm giỏi thường bị đặt vào những tình huống và tình thế khiến cho đôi tai và phản xạ là vũ khí duy nhất của họ khi chơi đàn.
Ví dụ người khiếm thị vì không có khả năng thị giác khiến họ không thể dựa vào việc đọc bản nhạc để chơi, mà phải hoàn toàn dựa vào xúc giác và thính giác – đây cũng là lý do tại sao người khiếm thị có thể chơi piano cảm âm tốt hơn người bình thường.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét