Montessori và STEAM là hai trong những phương pháp nuôi dạy trẻ phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Liệu hai phương pháp Montessori và STEAM này có điểm gì đặc biệt, ưu nhược điểm là gì, nguyên tắc sử dụng ra sao? Trong bài viết này, Sakura Montessori (SMIS) sẽ giúp quý phụ huynh có được câu trả lời chi tiết nhất, cùng theo dõi ngay nhé.
1. Tổng quan về nguồn gốc phương pháp Montessori và STEAM
Cả Montessori và STEAM đều là những phương pháp giáo dục hiện đại, đề cao việc thực hành trong học tập, được khuyến khích sử dụng cho bé càng sớm càng tốt.
1.1. Giáo dục Montessori
Đối với giáo dục Montessori, đây là phương pháp ũng là nhà sáng lập ra phương pháp giáo dục đặc biệt này. Montessori được giới thiệu lần đầu vào cuối thập niên 1800, như vậy cho tới hiện tại phương pháo đã tồn tại hơn 2 thế kỷ.
Montessori là phương pháp được đặt tên tiến sĩ người ý Maria Montessori
Ban đầu, Montessori được sử dụng nhằm giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt, để các em có thể hòa nhập được với môi trường và xã hội. Theo thời gian, Montessori chứng minh được hiệu quả mà nó mang lại, từ đó phương pháp được biết đến nhiều hơn và mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng trên toàn cầu.
1.2. Giáo dục STEAM
STEAM là từ viết tắt của tổ hợp 5 lĩnh vực khác nhau bao gồm Science (Khoa Học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật) và Mathematics (Toán học). Phương pháp giáo dục này được các nhà quản lý khoa học tại Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF) giới thiệu vào năm 2001.
STEAM ra đời với mục đích trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết cho trẻ, giúp các em sẵn sàng trở thành lực lượng lao động chất lượng cao cho tương lai sau này.
Những tiết học STEAM thường đề cao các hoạt động thực hành, chế tạo nhằm giúp các em dễ dàng liên hệ kiến thức lý thuyết với đời sống thực tế, từ đó có thể áp dụng các hiểu biết khoa học vào cuộc sống hằng ngày.
2. Phương pháp Montessori và STEAM có những ưu nhược điểm gì?
Mỗi phương pháp giáo dục đều có những lợi thế và hạn chế riêng, việc nhận biết đúng đắn sẽ giúp chúng ta có được thông tin hữu ích để hỗ trợ quá trình nuôi dạy con tốt nhất.
2.1. Ưu nhược điểm của phương pháp Montessori
2.1.1. Ưu điểm của phương pháp giáo dục Montessori
Montessori cũng khuyến khích sự đồng cảm, niềm đam mê ở mỗi trẻ
Với sự tự do và hỗ trợ để đặt câu hỏi, thăm dò sâu và kết nối, phương pháp Montessori giúp học sinh trở thành những người học tự tin, nhiệt tình, tự định hướng. Họ có thể suy nghĩ chín chắn, làm việc hợp tác và hành động mạnh dạn — một bộ kỹ năng cho thế kỷ 21.
Dưới đây là một số những ưu điểm nổi bật mà Montessori sở hữu:
- Giúp trẻ hình thành những kỹ năng tự lập, kỹ năng xã hội ngay từ khi còn nhỏ.
- Trẻ có khả năng suy nghĩ và hành xử một cách độc lập, không ỷ lại hay trông cậy vào sự giúp đỡ của người lớn vì chính bản thân trẻ cũng có thể làm được.
- Hình thành tính các hiền hòa, nhân ái, tự chủ cho bé bằng cách giáo dục về tính nhân văn sớm.
- Tập trung vào việc học độc lập và thực hành, từ đó cho phép trẻ học hỏi, phát triển và làm việc theo tốc độ cá nhân của riêng chúng.
- Kích thích sự tự tin, khơi gợi tiềm năng học tập, tính chủ động, tự do sáng tạo và tìm tòi trong mỗi đứa trẻ. Từ đó tác động lớn đến trí thông minh và khả năng tư duy của trẻ, đồng thời giúp bé cải thiện trí nhớ hiệu quả.
- Phương pháp Montessori cung cấp cho trẻ khối lượng kiến thức phong phú từ rất sớm bằng việc tập trung giảng dạy 5 lĩnh vực: Ngôn ngữ, Giác quan, Văn hóa, Toán học và Thực hành cuộc sống.
2.1.2. Nhược điểm của phương pháp Montessori
Bên cạnh những lợi ích trên, phương pháp giáo dục Montessori cũng có một số hạn chế nhất định:
- Chương trình giáo dục chuẩn Montessori quốc tế thường đắt đỏ, tốn kém tài chính, không phải gia đình nào cũng có đủ kinh phí để chi trả cho các lớp học theo Montessori.
- Chương trình học giữa các trường Montessori thường không giống nhau.
- Lớp học trộn lẫn nhiều lứa tuổi với nhau, đây là điều mà phụ huynh không mong muốn, đặc biệt là khi con mới đi học.
2.2. Ưu nhược điểm của phương pháp STEAM
Nếu quý phụ huynh đang có mong muốn cho bé yêu nhà mình theo học những ngôi trường áp dụng phương pháp STEAM thì cần phải nắm rõ những ưu nhược điểm của nó để đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
Những ưu điểm nổi bật của phương pháp STEAM mang lại cho trẻ
2.2.1. Ưu điểm của phương pháp giáo dục STEAM
- Khám phá, phát triển khả năng sáng tạo vượt trội của trẻ
- Nâng cao khả năng tự duy phản biện và tự giải quyết vấn đề cho trẻ,
- Rèn luyện tính kiên trì, sự tự tin, khuyến khích chinh phục thử nghiệm trong mỗi trẻ.
- Xây dựng kỹ năng làm việc nhóm, hỗ trợ người đồng hành hiệu quả
- Phát huy sức mạnh công nghệ và các phát minh, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống
- Mang đến cho trẻ một tương lai tươi sáng, dễ dàng hội nhập toàn cầu…
2.2.2. Nhược điểm của phương pháp STEAM
- Chưa có một tiêu chuẩn rõ ràng, hướng dẫn cụ thể nào về việc học sinh cần học những gì, giáo viên cần có trình độ như thế nào cho từng lĩnh vực.
- Vẫn còn tồn tại chuyện giáo viên không đủ điều kiện và kỹ năng chuyên môn để giảng dạy.
- Hầu hết các chương trình STEAM đều được đưa vào giảng dạy từ cấp THCS, đây là độ tuổi quá muộn để bắt đầu học STEAM. Việc không có nền tảng cốt lõi STEAM ở tiểu học sẽ khiến học sinh trung học gặp khó khăn và trở nên quá tải, thất vọng, không còn hứng thú với các môn học.
- STEAM không thể sửa chữa cũng như phát huy hiệu quả với một hệ thống giáo dục đã hỏng hóc.
3. Nguyên tắc giáo dục Montessori và STEAM có gì khác biệt
Nguyên tắc giáo dục Montessori và STEAM có sự khác nhau cơ bản, chúng ta hãy cùng xem cụ thể đó là gì nhé:
3.1. Nguyên tắc của Montessori
Nguyên lý cơ bản của Montessori chính là lấy việc học là nhu cầu tự nhiên của trẻ, nhấn mạnh vào 4 nguyên tắc cơ bản sau:
- Tôn trọng trẻ: Mỗi đứa trẻ đều có quyền tự do và lựa chọn để phát triển những năng khiếu, kỹ năng bẩm sinh.
- Thời kỳ nhạy cảm: Trong một giai đoạn nhất định trẻ sẽ có những thay đổi rõ rệt trong quá trình hình thành nhận thức và hành vi, đây chính là thời kỳ nhạy cảm. Lúc này, cha mẹ, thầy cô hay người người hướng dẫn trẻ cần để trẻ tự học hỏi với những giáo cụ, chỉ quan sát từ xa và không nên có sự can thiệp quá nhiều. Hãy để bé được tự xây dựng không gian riêng, tự học tập theo sở thích cá nhân.
- Trí tuệ thẩm thấu: 6 năm đầu đời được xem là “thời kỳ vàng” của giáo dục theo phương pháp Montessori, nó được gọi là quãng thời gian của “trí tuệ thẩm thấu”. Lúc này, trí óc của trẻ như một miếng bọt biển, sẵn sàng tiếp thu mọi kiến thức và ghi nhớ chúng một cách dễ dàng.
- Trộn lẫn lứa tuổi: Các lớp học được phân chia theo phương pháp Montessori có sự góp mặt của nhiều trẻ ở những độ tuổi khác nhau. Điều này góp phần hỗ trợ và kích thích vai trò của những trẻ lớn tuổi hơn và khả năng học hỏi của những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn.
3.2. Nguyên tắc của STEAM
Đối với STEAM, để tiếp cận phương pháp giáo dục này một cách hiệu quả quý phụ huynh và giáo viên cần chú ý tới 4 yếu tố then chốt sau:
- Lấy trẻ làm trung tâm: Các em học sinh sẽ có cơ hội lựa chọn tham gia những dự án mà mình yêu thích. Đồng thời, các em cũng được góp ý, thừa nhận quan điểm và học hỏi được những kinh nghiệm từ những sai lầm trước đó. Học sinh cùng nhau cộng tác để tập trung và phát triển vào quá trình thay vì thành tích, điểm số.
- Định hướng “học để áp dụng”: Có rất nhiều học sinh không biết liệu những gì mình đang học được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào. Mục tiêu của STEAM chính là khắc phục những vấn đề này bằng cách đề cao những hoạt động thực hành, trải nghiệm.
- Vai trò của giáo viên: Định hướng của STEAM chính là đề cao sự học hỏi và tìm tòi, do đó giáo viên sẽ là người quan sát, hỗ trợ để các em đi đúng hướng.
- Đa dạng trong chủ đề: Những chủ đề gần gũi, đa dạng và phong phú sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. Do đó, việc thiết kế bài giảng, sưu tầm chất liệu dạy học phù hợp đóng vai trò hết sức quan trọng.
STEAM lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò hỗ trợ
4. Một số câu hỏi thường gặp
4.1. Nên áp dụng phương pháp Montessori hay STEAM cho bé?
Có thể thấy, hai phương pháp giáo dục này đều rất quan trọng và hữu ích, đều có những lợi thế, điểm mạnh điểm yếu riêng. Vì vậy, việc nên áp dụng phương pháp Montessori hay STEAM cho bé rất khó để xác định. Điều quan trọng là bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng, xem xét bé nhà mình phù hợp với phương pháp nào, để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
4.2. Có thể kết hợp 2 phương pháp Montessori và STEAM không?
Quý phụ huynh hoàn toàn có thể kết hợp 2 phương pháp giáo dục Montessori và STEAM trong quá trình nuôi dạy con của mình. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ là luôn cân nhắc, tìm hiểu thông tin đầy đủ trước khi áp dụng một hoặc cả hai phương pháp cho bé nhé.
4.3. Làm thế nào để kết hợp hiệu quả phương pháp Montessori và STEAM hiệu quả?
Trên thực tế, có rất nhiều cách để kết hợp cả hai phương pháp này, bởi lẽ Montessori và STEAM luôn có sự tương đồng nhất định. Khi chúng ta so sánh cả hai bạn sẽ thấy rằng giáo dục Montessori đã bắt đầu định hướng và dạy những nguyên tắc của giáo dục STEAM ngay từ khi trẻ lên 3 tuổi.
STEAM lại đào tạo những đứa trẻ ở độ tuổi lớn hơn nhưng vẫn đảm bảo các triết lý của Montessori. Mỗi cấp độ giáo dục sẽ được nâng cao và bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng mới. Xét về cơ bản thì cả Montessori và STEAM đang bao hàm lẫn nhau, nền tảng chính là trẻ em xây dựng kiến thức của mình thông qua hoạt động thực hành khám phá.
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến hai phương pháp Montessori và STEAMđang được đông đảo phụ huynh quan tâm. Hy vọng với những kiến thức mà Sakura Montessori (SMIS) vừa chia sẻ bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm hay trong quá trình lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp cho con. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về giáo dục Montessori tại trường mầm non hay mong muốn tìm kiếm một môi trường học tập lý tưởng cho bé yêu nhà mình, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất nhé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét