SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2024



 

Hà Nội, ngày      tháng      năm 2025

DT1

 

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NGHỊ QUYẾT

Về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ đến 5 tuổi

 

QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2019/QH14;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 63/2020/QH14;

Trên cơ sở xem xét Tờ trình số      /TTr-CP ngày      tháng      năm 2025của Chính phủ; Báo cáo thẩm tra số   /BC-UBVHGDQH ngày   tháng    năm 2025 của Ủy ban Văn hóa Giáo dục; Báo cáo tiếp thu, giải trình số    /BC-UBTVQH15 ngày    tháng   năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ đến 5 tuổi

1. Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ đến 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc (sau đây gọi là Phổ cập giáo dục mẫu giáo).

2. Quan điểm về Phổ cập giáo dục mẫu giáo

a) Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển giáo dục mầm non; tăng cường nguồn lực từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ và đào tạo giáo viên. Ưu tiên đầu tư cho các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khănxã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu tập trung đông dân cư.

b) Việc chăm lo để mọi trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi được đến trường, lớp mầm non là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục mầm non dân lập, tư thục, nhất là tại khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị đông dân cư; kết nối các nguồn lực xã hội hỗ trợ giáo dục mầm non vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

c) Phổ cập giáo dục mẫu giáo là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt cho trẻ em mẫu giáo vào lớp một đối với tất cả các vùng miền trong cả nước.

dĐổi mới Chương trình giáo dục mầm non bảo đảm đồng bộ, tiếp cận xu hướng tiên tiến, gắn với đổi mới giáo dục phổ thông, góp phần tích cực cho việc nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mẫu giáo.

đ. Đảm bảo hệ thống chính sách, pháp luật, tạo sự đồng bộ, liên thông, tạohành lang pháp lý cho việc đảm bảo chất lượng Phổ cập

3. Mục tiêu Phổ cập giáo dục mẫu giáo

Chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để vào lớp một cho trẻ em mẫu giáo, góp phần vào thực hiện quyền của trẻ em.

Nâng cao tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượngbảo đảm 100% trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục 2 buổi/ngày theo Chương trình Giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mẫu giáo;đảm bảo các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất thực hiện Phổ cập.

Phấn đấu 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được công nhận đạt chuẩn tối thiểu về Phổ cập giáo dục mẫu giáo vào năm 2030.

Điều 2. Điều kiện, tiêu chuẩn, lộ trình đạt chuẩn phổ cập mẫu giáo

Chính phủ quy định mức độ đạt chuẩn phổ cập mẫu giáo, tiêu chuẩn, điều kiện công nhận đạt chuẩn phổ cập mẫu giáo phù hợp với đặc trưng, điều kiện vùng miền địa phương và lộ trình thực hiện Phổ cập giáo dục mẫu giáo.

Điều 3Cơ chế, chính sách thực hiện phổ cập giáo dục mẫu giáo

1. Chính sách đối với trẻ em mẫu giáo

1.1. Đối tượng được hưởng chính sách

a) Trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi thường trú trên địa bàn đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn; xã khu vực III, khu vực II thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (không bao gồm các xã khu vực II đã đạt chuẩn nông thôn mới); xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của cấp có thẩm quyền (sau đây gọi chung là vùng khó khăn) đang học tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc vùng khó khăn, xã khu vực I và xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định của cấp có thẩm quyền;

b) Trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi thực hiện phổ cập giáo dục mầm non thuộc hộ nghèo, cận nghèo đang học tại cơ sở giáo dục mầm non;

c) Trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo đúng quy định có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động theo quy định.

1.2. Chính sách được hưởng

a) Trẻ em thuộc đối tượng quy định tại mục a, b điểm 1.1 khoản 1 Điều này học tập tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập được miễn học phí; 

b) Trẻ em thuộc đối tượng mục a, b điểm 1.1 khoản 1 Điều này học tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục được cấp bù học phí bằng số tiền học phí trẻ em học tại cơ sở giáo dục công lập được hưởng;

c) Trẻ em mẫu giáo thuộc đối tượng mục a, b, c điểm 1.1 khoản 1 Điều này được hỗ trợ tiền ăn trưa tối thiểu là 360.000 đồng/tháng/trẻ em (ba trăm sáu mươi nghìn đồng). Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học;

d) Trẻ em mẫu giáo thuộc đối tượng quy định tại mục c điểm 1.1 khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí học tập là 150.000 đồng/tháng/trẻ em (một trăm năm mươi nghìn đồng). Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.

2. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, thu hút đội ngũ, ưu đãi đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên khi thực hiện phổ cập giáo dục mẫu giáo

a) Giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập được tuyển dụng mới từ năm học 2025-2026 theo quy định của pháp luật để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em mẫu giáo đáp ứng nhiệm vụ phổ cập được hưởng chính sách thu hút tối thiểu 01 năm tiền lương cơ bản. Giáo viên hưởng chính sách thu hút phải cam kết công tác tại cơ sở giáo dục mầm non được tuyển dụng ít nhất 5 năm.

bCán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục mầm non (không bao gồm các cơ sở giáo dục mầm non có yếu tố nước ngoài) trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi được hỗ trợ tối thiểu 960.000 đồng/tháng (chín trăm sáu mươi ngàn đồng một tháng), hưởng không quá 09 tháng/năm học.

cBố trí, tuyển dụng đủ giáo viên theo quy định, bảo đảm tối thiểu có 02 giáo viên/lớp mẫu giáo để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi theo Chương trình Giáo dục mầm non.

d) Cho phép tuyển dụng người tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non, cam kết hoàn thành việc đào tạo nâng chuẩn đối với đội ngũ giáo viên này để chậm nhất đến năm 2030 đạt trình độ chuẩn đào tạo theo đúng quy định của Luật Giáo dục.

đ) Có đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu Phổ cập giáo dục mẫu giáo.

3. Đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp giáo dục mầm non

a) Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ em mẫu giáo. Phấn đấu đủ 100% phòng học đáp ứng phổ cập mẫu giáo; đến 2030, có 85% số phòng học đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất trở lên theo quy định.

b) Có chương trình, dự án đầu tư phát triển trường, lớp học, bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo, ưu tiên các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

cĐầu tư xây dựng phát triển cơ sở giáo dục mầm non theo phương thức đối tác công tư (trường công, quản lý tư), không áp dụng quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP lĩnh vực giáo dục - đào tạo của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư đối với các dự án đầu tư cơ sở giáo dục mầm non.

Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết

1. Kinh phí thực hiện Nghị quyết, bao gồm:

- Ngân sách nhà nước: ngân sách trung ương và địa phươngnguồn chi thường xuyên (sự nghiệp giáo dục, đào tạo); vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030; Chương trình tăng cường cơ sở vật cht cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2024-2030; vốn từ Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030 theo Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ, lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia (gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025) được cấp có thẩm quyền giao trong kế hoạch hàng năm của các bộ, ngành, địa phương theo phân cấp quản lý hiện hành.

- Nguồn vốn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

2. Cơ cấu ngân sách thực hiện phổ cập mẫu giáo

a) Đối với nguồn vốn Ngân sách nhà nước

- Ngân sách trung ương hỗ trợ:

+ Nguồn ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2026-2030, được bổ sung ưu tiên cho giáo dục mầm non vùng miền núi và dân tộc thiểu số (Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ);

+ Các khu vực còn lại: Thực hiện theo nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương và cơ chế quản lý điều hành của Chương trình mục tiêu quốc gia, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo thống nhất nguồn vốn đầu tư, tỷ lệ và mức hỗ trợ vốn ngân sách trung ương, danh mục các công trình theo mục tiêu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Việc hỗ trợ các địa phương bảo đảm theo các quy định hiện hành của nhà nước và theo hướng: ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư với các địa phương khó khăn, chưa tự cân đối được ngân sách để thực hiện. Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương được tính toán, xác định với các mức khác nhau tùy theo điều kiện và mức độ khó khăn về kinh tế - xã hội của từng địa phương. 

Phân bổ ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện phổ cập giáo dục mẫu giáo theo nguyên tắc:

+ Các địa phương tự cân đối ngân sách và điều tiết về trung ương: Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố xem xét, quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi phù hợp cho các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng và sử dụng toàn bộ phần vốn được tăng thêm để thực hiện phổ cập giáo dục mẫu giáo theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, bảo đảm phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương; mức chi không thấp hơn quy định của Chính phủ đối với các chính sách thực hiện Nghị quyết này.

+ Các địa phương tự cân đối ngân sách trên 80%: hỗ trợ 40% nhu cầu vốn;

+ Các địa phương tự cân đối ngân sách trên 60% đến 80%: hỗ trợ 60% nhu cầu vốn;

+ Các địa phương tự cân đối ngân sách dưới 60%: hỗ trợ 100% nhu cầu vốn.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn vốn trung ương hỗ trợ theo đúng mục tiêu, đối tượng và kế hoạch thực hiện.

- Ngân sách địa phương:

Các địa phương chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu phổ cập mẫu giáo; chủ động bố trí ngân sách địa phương, phân bổ cho các dự án, công trình cụ thể. Ưu tiên sử dụng vốn ngân sách địa phương để thực hiện theo các mục tiêu của phổ cập giáo dục mẫu giáo, đồng thời thực hiện mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mẫu giáo của địa phương.

b) Nguồn huy động khác

Các địa phương chịu trách nhiệm huy động hợp pháp nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện phổ cập giáo dục mẫu giáo. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh kinh tế cụ thể để có hình thức huy động các nguồn lực cho phù hợp với từng đối tượng.

3Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Giao Chính phủ

Chính phủ quyết định cụ thể và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi theo quan điểm, mục tiêu và các chính sách quy định tại Nghị quyết này. Chỉ đạo, nghiên cứu để sớm ban hành các văn bản, chương trình, kế hoạch, đề án, chính sách triển khai thực hiện hoàn thành mục tiêu Nghị quyết.

 soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo sự đồng bộ, liên thông, xây dựng hành lang pháp lý cho việc thực hiện chủ trương Phổ cập giáo dục mẫu giáo đáp ứng yêu cầu đề ra. Có lộ trình miễn học phí cho trẻ em mẫu giáo; hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em mẫu giáo học tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp; điều chỉnh, bổ sung nâng mức hỗ trợ ăn trưa, trợ cấp đối với trẻ em mẫu giáo; đổi mới chính sách tiền lương, tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, thu hút, hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trực tiếp thực hiện công tác phổ cập; giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt, bảo đảm điều kiện cần thiết để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ; có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc về chính sách đất đai, vay vốn tín dụng, ưu tiên cho thuê tài sản côngđẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư xây dựng phát triển giáo dục mầm non dân lập, tư thục, nhất là trường mầm non, nhà trẻ ngoài công lập tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị đông dân cư.

Ban hành Nghị định quy định chi tiết, cụ thể các chính sách hỗ trợ đối tượng phổ cập, điều kiện, tiêu chuẩn để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi tại Điều 2 và Điều 3 Nghị quyết này.

Phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi để tổ chức thực hiện trên toàn quốc.

2. Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở các văn bản, chính sách, hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách, văn bản phù hợp với thẩm quyền và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương để tổ chức thực hiện và giám sát việc triển khai phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi tại địa phương theo Nghị quyết này.

3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi trách nhiệm của mình giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.

        Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ     thông qua ngày   tháng    năm 2025./.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates