SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2024

Đề án 33 về đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non và văn bản hướng dẫn

 


Đề án 33 về đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non và văn bản hướng dẫn

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh

Thủ tướng ban hành Đề án 33 về đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non và văn bản hướng dẫn (kèm theo Quyết định 33/QĐ-TTg năm 2019).

Đề án 33 về đào tạo bồi dưng giáo viên mầm non

Quyết định 33/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025” (sau đây gọi là Đề án 33), trong đó nhiệm vụ, giải pháp đặt ra tại Đề án 33 về đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non được đề ra như sau:

(1) Đổi mới công tác truyền thông, công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non

- Đẩy mạnh công tác truyền thông về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non để tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong ngành và xã hội;

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; xây dựng, nâng cấp phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về đào tạo, bồi dưỡng phục vụ việc tự học, tự bồi dưỡng của nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non;

- Hoàn thiện các chuẩn, tiêu chuẩn nghề nghiệp nhà giáo trong hệ thống giáo dục mầm non; rà soát, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non;

- Rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

(2) Nâng cao năng lực các trường, khoa sư phạm đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho các giảng viên, cán bộ quản lý các khoa, tổ bộ môn giáo dục mầm non;

- Lựa chọn và cử những giảng viên sư phạm có đủ năng lực, trình độ tham gia trao đổi khoa học, học tập và giảng dạy ở các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non trong khu vực và thế giới;

- Đào tạo chuẩn hóa trình độ cho giảng viên sư phạm theo quy định, theo quy hoạch phù hợp với nguồn đào tạo, chuyên ngành đào tạo;

- Hỗ trợ tổ chức, xây dựng mạng lưới liên kết các trường mầm non thực hành của cơ sở đào tạo.

(3) Đổi mới công tác đào tạo giáo viên mầm non, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non

- Đổi mới chương trình và giáo trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non (trong đó chú trọng nội dung đào tạo, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, ý thức chấp hành các quy định đạo đức nhà giáo, phương pháp rèn luyện và xây dựng phong cách nhà giáo) phù hợp với khung trình độ quốc gia Việt Nam, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non và xu thế hội nhập quốc tế. Tham khảo chương trình, giáo trình đào tạo giáo viên trong khu vực và quốc tế để xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo giáo viên mầm non;

- Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp bồi dưỡng theo hướng phát huy tính tích cực, tăng cường tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng và phát triển nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non. Trong đó, chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non để phù hợp với thực tiễn các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã, huyện, thị trấn thuộc miền núi, biên giới, hải đảo, khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu tập trung đông dân cư;

- Đa dạng hóa hình thức học tập như: trực tiếp, trực tuyến (e-learning) trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non; đồng thời khuyến khích giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non tăng cường thực hành trải nghiệm tại trường mầm non trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng;

- Đổi mới đánh giá và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với chuẩn đầu ra và yêu cầu về phẩm chất, năng lực của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non theo chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng;

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường, khoa sư phạm, tăng cường liên kết trong đào tạo và nghiên cứu khoa học; chú trọng các đề tài nghiên cứu về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giáo dục mầm non; phát triển, phổ biến, chia sẻ tri thức mới và các kinh nghiệm tiên tiến từ kết quả tổng kết, nhân rộng các điển hình trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non;

- Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán và chuyên gia đầu ngành dựa trên tiếp cận mới về chức năng, nhiệm vụ và nâng cao năng lực của đội ngũ này về khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong tổ chức và quản lý các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và bồi dưỡng đồng nghiệp.

(4) Đẩy mạnh xã hội hóa và hội nhập quốc tế công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non

- Huy động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non;

- Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, nhất là tự chủ về tài chính trong phát triển hệ thống trường mầm non thực hành; hình thành mạng lưới liên kết trường mầm non thực hành sư phạm để sinh viên thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm;

- Xây dựng và phát triển các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non:

+ Tổ chức các chương trình trao đổi, giao lưu sinh viên, giảng viên sư phạm, giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non với các nước trong khu vực và thế giới;

+ Tổ chức các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, tham quan học tập, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cho giảng viên sư phạm, giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán cơ sở giáo dục mầm non;

+ Hợp tác xây dựng các dự án, chương trình hỗ trợ bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về quản trị trường mầm non và phát triển chương trình giáo dục trường mầm non.

- Kết nối, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về giáo dục trong khu vực và thế giới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu về khoa học giáo dục và giáo dục mầm non:

+ Mời giảng viên, chuyên gia quốc tế tham gia hợp tác giảng dạy và cử giảng viên đủ điều kiện tham gia hợp tác giảng dạy tại nước ngoài;

+ Tổ chức các hội thảo quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non; đẩy mạnh việc tham gia hội thảo, hội nghị quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non.

Đề án 33 về đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non và văn bản hướng dẫn

Đề án 33 về đào tạo bồi dưng giáo viên mầm non và văn bản hướng dẫn (Hình từ internet)

Văn bản triển khai thực hiện Đề án 33 về đào tạo bồi dưng giáo viên mầm non

Thực hiện Đề án 33, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành một số văn bản hướng dẫn, cụ thể:  

- Quyết định 1350/QĐ-BGDĐT ngày 15/5/2019 ban hành Kế hoạch thực hiện triển khai nhiệm vụ thực hiện Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025";

Công văn 759/NGCBQLGD-PTNGCB ngày 22/5/2019 thực hiện Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục ban hành;

Kế hoạch 450/KH-BGDĐT ngày 22/6/2020 về kiểm tra công tác triển khai “Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025” năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

Kế hoạch 451/KH-BGDĐT ngày 22/6/2020 về quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

Quyết định 2401/QĐ-BGDĐT ngày 20/8/2020 về sửa đổi nhiệm vụ tại Quyết định 296/QĐ-BGDĐT phê duyệt Kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2020” thực hiện năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

Công văn 2381/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 01/7/2020 về thực hiện nhiệm vụ của Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

Kế hoạch 215/KH-BGDĐT ngày 10/3/2021 triển khai nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo; kiểm tra, giám sát việc triển khai Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 năm 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

Công văn 5206/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 12/11/2021 về sơ kết thực hiện Quyết định 33/QĐ-TTg giai đoạn 2018-2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Quyết định 4896/QĐ-BGDĐT ngày 27/12/2021 phê duyệt Kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025” (sau đây gọi tắt là Đề án) năm 2022;

- Quyết định 4537/QĐ-BGDĐT ngày 27/12/2023 phê duyệt Kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực hiện Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025" năm 2024;

Quyết định 2130/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2024 phê duyệt Kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực hiện đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025” năm 2025.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates