Giáo dục nghệ thuật là một lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ, là một bộ phận quan trọng trong giáo dục, gắn liền không tách rời với tất cả các lĩnh vực kiến thức, góp phần lớn thúc đẩy các nhân sinh quan, cảm giác quan lành mạnh. Chính vì những tác dụng này từ xưa đến nay nghệ thuật là môn học không thể thiếu của bất cứ chương trình giáo dục nào từ các nước kém phát triển cho đến những cường quốc trên thế giới. Từ phương pháp giáo dục truyền thống nặng lý thuyết của Việt Nam cho đến những phương pháp giáo dục tích cực của phương tây. 

Trong Montessori các môn nghệ thuật có hẳn tiết học riêng được đặt ở vị trí ngang bằng với các môn học khác như khoa học, toán học hay ngôn ngữ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn vị trí và cách thức học âm nhạc trong phương pháp Montessori qua bài viết của tác giả Peter Davidson.

Là cha mẹ, bạn mong muốn gì cho con mình khi bé được tiếp cận với những lớp học nhạc trong những năm đầu đời và tiểu học hay không? Bạn có lẽ sẽ muốn con bạn học một số bài hát đáng yêu và hát đủ để chúng học được cách hát được theo giai điệu. Bạn có thể muốn trẻ nhận một chút sự rèn luyện về sự lắng nghe của đôi tai, bởi vì bạn nghe được rằng đây chính là độ tuổi giúp trẻ hoặc là phát triển kỹ năng này hoặc là bước thẳng vào cuộc đời mà không thể nhận biết được cao độ trong âm nhạc. Bạn cũng sẽ có thể hy vọng rằng trẻ sẽ được tiếp xúc với một số loại âm nhạc khác nhau và có thể học một chút về lịch sử của âm nhạc. Thậm chí bạn có thể hy vọng bé được giới thiệu về các ký hiệu âm nhạc. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng chúng tôi mang đến tất cả những điều đó và còn nhiều hơn thế nữa trong lớp học Montessori.

Cụm từ của sự hiệu quả ở đây là “trong lớp học”. Thay vì bị giới hạn trong một lớp âm nhạc một giờ một lần mỗi tuần (đây là thời lượng nhiều nhất mà bạn có thể hy vọng ở một trường học có dạy âm nhạc, mà thời nay thì thậm chí còn khó tìm thấy trường như vậy), trong Montessori, các hoạt động này được bao gồm trong cuộc sống hàng ngày ở lớp và được tôn trọng ở cùng mức độ như bất kỳ hình thức học tập nào khác.

Để bắt đầu trả lời câu hỏi trên của phụ huynh, tôi đã mượn một học cụ cảm quan Montessori, “Bộ Chuông (Bells)”, có mặt trong những lớp học Montessori dành cho trẻ từ 3-6 tuổi. “Bộ Chuông” bao gồm 2 loại chuông, từ trung bình cho đến nốt cao “C”. Một loại được sơn trắng hoặc đen, và tương ứng với những phím trắng và đen của đàn Piano. Loại còn lại được gọi là “Bộ Chuông Nâu” thì chỉ được để màu gỗ tự nhiên không sơn.

Đối với những bài học đầu tiên, bốn chiếc chuông đen (và bốn chiếc chuông nâu tương ứng) được đặt trên ở một kệ riêng thấp hơn, vì vậy trẻ chỉ làm việc với những chiếc chuông trắng (và những chuông nâu tương ứng), thể hiện âm giai bát cung của 8 nốt (C, D, E, F, G, A, B, C). Trong khi chuông trắng được giữ cố định theo trật tự để thực hiện vai trò bộ kiểm soát, trẻ có thể trộn ngẫu nhiên các chuông nâu, sau đó thực hiện việc tìm chuông trắng có cao độ phù hợp với mỗi chiếc nâu để đặt chuông nâu cạnh chiếc trắng tương xứng. Sau khi thành công nhiều lần với việc tìm và ghép cặp chuông tương ứng nhau, trẻ trở nên quen thuộc với âm giai bát cung đến nỗi chúng có thể tự mình sắp xếp những chiếc chuông theo thứ tự từ trung bình đến cao, chỉ nhờ tai nghe của mình. Trẻ không cần phải dựa vào việc chơi những chiếc chuông trắng có thứ tự được sắp xếp sẵn nữa, ngoại trừ ở bước cuối để kiểm tra kết quả công việc. Còn có gì có thể giúp rèn luyện “đôi tai” tốt hơn cách này không?

Nhưng vẫn chưa xong. Bây giờ giáo viên có thể thêm vào 4 chuông đen nữa (và những chuông màu nâu tương ứng với chúng) và như thế là thêm thăng/giáng . Cùng những hoạt động tìm chuông tương ứng và và sắp xếp thứ tự chuông sẽ được thực hiện, nhưng giờ là với đầy đủ âm giai thập nhị cung trọn vẹn. Trong Montessori, chúng tôi luôn mang đến những trải nghiệm trước hết, rồi sau đó mới tới phần kết nối với ngôn từ, và những chiếc chuông cũng không phải là ngoại lệ, chỉ sau những trải nghiệm giàu có do việc xếp cặp chuông tương ứng và sắp xếp thứ tự, chúng tôi sẽ giới thiệu với trẻ tên của các nốt và vị trí của chúng trên dòng kẻ nhạc. Trẻ bắt đầu học cách viết và đọc nốt nhạc một cách tự nhiên tương tự như cách trẻ đọc và viết chữ.

Ở cấp tiểu học, công việc với những chiếc chuông vẫn tiếp tục, có thêm vào những khía cạnh khác của ký hiệu âm nhạc, và mở rộng ra để làm việc với những học cụ âm nhạc của bậc tiểu học gọi là những Thanh Tone Nhạc (Tone Bars), điều này cho phép sự chuyển đổi và khám phá cho những kiểu mẫu âm nhạc khác.

Nhưng Bộ Chuông và Thanh Tone Nhạc không phải là tất cả trong cách trẻ trải nghiệm và học về âm nhạc như là một phần của cuộc sống hàng ngày trong lớp học. Ca hát là một phần gần như mỗi ngày và ngày càng tăng dần độ phức tạp thử thách khi trẻ tiến triển. Nếu bạn đến quan sát một lớp học Montessori tiểu học, bạn sẽ tự mình nhìn thấy cái cách mà năng lực trẻ có thể thực hiện với độ phức tạp trong giọng hát và sự phối hợp rất hòa quyện.

Từ những ngày đầu tiên nhất trong các lớp học Montessori cho trẻ tập đi (Toddler), chúng tôi đã vỗ tay theo nhịp cùng với nhau. Chúng tôi đã tạo ra sự chuẩn bị này trước khi đến lúc có thể trình bày những giá trị của nốt (ví dụ như, toàn bộ, một nửa hay một phần tư) và những cách mà các nốt đó được hiểu, được viết ra. Cũng ngay từ khi bắt đầu, chúng tôi đã tập cho trẻ việc di chuyển cơ thể theo những giai điệu và nhịp điệu khác nhau của âm nhạc trong hoạt động được gọi là “Đi trên một đường định sẵn”. Lắng nghe những thể loại và phong cách âm nhạc khác nhau cũng là một phần trong những trải nghiệm hàng ngày của trẻ và công việc này có thể xếp vào cả mảng hoạt động phân loại (tên nhạc cụ, tên nhà soạn nhạc, phong cách âm nhạc) và hoạt động khám phá của trẻ về lịch sử nhân loại (cách mà âm nhạc được thể hiện trong những nền văn hóa khác nhau tại những thời điểm khác nhau).

Điều quan trọng nhất trong tất cả những điều này chính là thực tế rằng mọi thứ diễn ra ngay TRONG LỚP HỌC, không phải là trong một lớp học âm nhạc riêng biệt do một chuyên gia dẫn dắt. Điều truyền đạt đến trẻ em là gì? Rằng sự thể hiện âm nhạc không phải là lãnh địa của chỉ một số ít người có tài năng, mà đó là một quyền sinh ra đã có của tất cả mọi người. Với những trải nghiệm đúng đắn, trẻ em có thể hát và điều khiển giai điệu, tất cả trẻ có thể rèn luyện đôi tai của mình, tất cả trẻ có thể học để đọc và viết nhạc. Nói cách khác, mọi trẻ em có thể tham gia vào một trong những biểu hiện cơ bản nói lên loài người là gì, với ngôn ngữ của âm nhạc.

Tác giả: Peter Davidson