SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2024

Tương lai nào cho 38 trường cao đẳng đào tạo sư phạm?

 

Theo dự thảo của Bộ GD&ĐT, đến năm 2030 sẽ giảm hơn một nửa số trường cao đẳng sư phạm trên cả nước, chỉ còn khoảng 50 trường. Theo đó, 38 trường cao đẳng sư phạm và cao đẳng đa ngành có đào tạo sư phạm sẽ bị sáp nhập.

38 trường cao đẳng sư phạm và cao đẳng đa ngành có đào tạo sư phạm sẽ bị sáp nhập (Ảnh minh họa: TTXVN)

Hiện nay, Việt Nam có 103 cơ sở đào tạo giáo viên, trong đó, có 15 trường đại học sư phạm. Các trường bao gồm 6 trường đại học sư phạm, 6 trường đại học sư phạm kỹ thuật; 2 trường đại học sư phạm Thể dục thể thao và Trường đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương; 50 trường đại học đa ngành và trường đại học đặc thù (ngoại ngữ, nghệ thuật, thể thao) có đào tạo giáo viên; 20 trường cao đẳng sư phạm và 18 trường cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên.

Bộ GD&ĐT nhìn nhận, có sự phân bổ chưa đồng đều, sự tập trung của một số trường đại học sư phạm lớn tại các trung tâm kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh đó vai trò của các trường cao đẳng sư phạm ngày càng mờ nhạt.

Mạng lưới các trường sư phạm cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên từ mầm non đến phổ thông. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở sư phạm khá độc lập trong hoạt động đào tạo, chưa thật sự tạo thành một mạng lưới thống nhất, tính liên thông trong hệ thống còn yếu, chưa có sự chia sẻ nguồn lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo giáo viên của toàn ngành.

Mặt khác, số lượng các trường cao đẳng sư phạm trong những năm gần đây giảm một phần do thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TU về tinh giảm đầu mối và biên chế, và thực hiện Luật Giáo dục 2019, yêu cầu trình độ của giáo viên tiểu học và THCS được nâng lên đại học, do đó các trường cao đẳng chỉ còn đào tạo giáo viên mầm non.

Cho nên, để sử dụng hiệu quả nguồn lực, một số trường cao đẳng sư phạm trở thành phân hiệu của các trường đại học sư phạm hoặc trường đại học đa ngành hoặc sáp nhập với các trường cao đẳng địa phương.

Theo dự thảo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của Bộ GD&ĐT, mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên sẽ được sắp xếp theo hướng tinh gọn, phân định vai trò, sứ mạng, căn cứ năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên. Cụ thể, tới năm 2030, toàn quốc có khoảng 50 cơ sở giáo dục đại học tham gia đào tạo giáo viên các trình độ.

Trong đó, 11 cơ sở giáo dục đại học gồm: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế, Trường ĐH Sư phạm 2, Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Tây Nguyên, Trường ĐH Cần Thơ sẽ giữ vai trò hạt nhân và nòng cốt của mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên trong từng vùng và khu vực; tập trung nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo chất lượng cao, trình độ cao với khoảng 50% tổng quy mô đào tạo giáo viên toàn quốc.

Khoảng 22 trường đại học (hầu hết trực thuộc UBND cấp tỉnh) đào tạo đáp ứng nhu cầu đội ngũ giáo viên các cấp học của địa phương và các tỉnh lân cận với khoảng 44% quy mô đào tạo giáo viên toàn quốc. Khoảng 17 cơ sở giáo dục đại học khác tham gia đào tạo một số ngành đào tạo giáo viên đặc thù, chiếm khoảng 6% quy mô đào tạo.

Đối với các trường cao đẳng sư phạm sẽ tổ chức, sắp xếp lại theo các phương án như sáp nhập vào một số trường đại học sư phạm hoặc một trường đại học có đào tạo giáo viên trong vùng hoặc sáp nhập vào một trường đại học tại địa phương.

Mục tiêu đến năm 2030 không còn đào tạo giáo viên tại các trường cao đẳng sư phạm và các trường cao đẳng đa ngành.

Theo Phương Thảo - THNhân lực Nhân tài Việt

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates