0Tìm hiểu cách đệm hát khi học đàn Piano là niềm vui và sở thích của rất nhiều người khi đến mua đàn Piano tại Nhạc cụ Tiến Đạt.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đi đúng hước và đúng phương pháp để quá trình thực hành đệm hát Piano trở nên hiệu quả. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách đệm hát Piano cho nhạc nhẹ (trọng tâm là những bản balad nhẹ nhàng). Hi vọng những bước cơ bản mà chúng tôi đề cập sau đây sẽ giúp bạn đi đúng hướng.
Sở dĩ nhiều bạn cho rằng đệm đàn Piano rất khó khăn vì :
- . Người chơi phải nắm vững hòa thanh của bài hát. Nếu Piano đệm hát mà bạn chỉ cần đệm phô 1 hợp âm thôi là mọi người sẽ biết ngay chứ không như đệm đàn Organ, đàn Organ có nhạc nền nên đôi khi có thể che lấp lỗi phô của người chơi.
- . Người chơi cần nắm vững giai điệu của bài mà mình đệm hát để nhiều khi vừa chạy hợp âm vừa đánh giai điệu hoặc phát triển giai điệu đó lên để người nghe và người hát không bị nhàm chán. Lý do cũng nằm ở đàn Piano không có trống, có kèn, có bass sẵn như đàn Organ
- . Người đệm đàn Piano cần phải nắm vững tất cả các giọng vì Piano không có trans nên không +- được
- . Người chơi Piano cũng cần có những trải nghiệm nhất định mới đệm hát tốt được.
Có 2 kiểu đệm chính bạn cần biết khi học đệm đàn Piano như sau:
- - Đệm hòa âm và đồng thời chơi cả giai điệu, cái này dùng cho đệm hát khi người hát không nắm vững giai điệu hoặc chơi solo Piano 1 ca khúc.
- - Đệm hòa âm only, ít đường nét giai điệu. Thường sử dụng trong đệm hát hoặc cho 1 nhạc cụ chơi giai điệu.
- C (đô trưởng): Đô – Mi – Sol
- D (rê trưởng): Rê – Fa# – La
- E (mi trưởng): Mi – Sol# – Si
- F (fa trưởng): Fa – La – Đô
- G (sol trưởng): Sol – Si – Rê
- A (la trưởng): La – Đô# – Mi
- B (si trưởng): Si – Rê# – Fa#
- Cm (đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol
- Dm (rê thứ): Rê – Fa – La
- Em (mi thứ): Mi – Sol – Si
- Fm (fa thứ): Fa – La(b) – Đô
- Gm (sol thứ): Sol – Si(b) – Rê
- Am (la thứ): La – Đô – Mi
- Bm (si thứ): Si – Rê – Fa#
- 1. Cả 2 tay đều bấm hợp âm và chơi như đập nhịp: Kiểu đệm đơn giản nhất hay dùng cho đệm hát mà người hát nhịp không chắc lắm , đó là cả 2 tay đều bấm hợp âm và chơi như đập nhịp. Ví dụ hợp âm Đô trưởng nhịp 4/4: 2 tay đều bấm đô-mi-sol (có thể mỗi tay bấm 4 nốt cho dày) và chơi nốt đen như đập nhịp.
- 2. Rải các nốt chính của hợp âm trên những quãng rộng: Đây là kiểu đệm mà các bạn có thể gặp rất nhiều trong các tác phẩm của richard Clayderman. Đó là rải các nốt chính của hợp âm trên những quảng rộng (thường là chơi nốt đơn).
- 3. Rải hợp âm nhưng dùng móc kép 2 tay đuổi nhau: sử dụng âm khu khá rộng của đàn piano.Có thể rải xuôi chiều, đảo chiều.
- 4. Tổng hợp của 3 loại trên (hay dùng nhất) nói đơn giản nó chính là sự kết hợp của 3 loại trên 1 cách hài hòa nhất, hợp với tính chất âm nhạc của bản nhạc mình đang chơi nhất. VD: tay trái chơi loại 3, tay phải chơi loại 1, thay đổi kiểu đệm khi hết 1 đoạn nhạc v.v
Một điểm phải chú ý ở đây đó là khi tay phải chơi giai điệu không chỉ đơn thuần là giai điệu không mà phải lồng các hợp âm vào trong đó. Đơn giản vì bạn có năm ngón tay mà giai điệu chỉ dùng hết có..1 đến 2 ngón. Không thể để phí các ngón còn lại được hãy chơi thêm hợp âm vào (quan trọng là chơi đúng chỗ VD nhịp mạnh chẳng hạn) nhưng đừng làm dụng quá không thì nó sẽ rất ầm ỹ và xóa nhòa hết giai điệu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét