SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2024

Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong hoạt động tạo hình tại Trường Mầm non Đa Mai, thành phố Bắc Giang

 

Trẻ mầm non chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Các em cần được đào tạo bài bản ngay từ khi bước vào độ tuổi đi học. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi những vấn đề và thách thức mới đòi hỏi phải được giải quyết bằng những biện pháp mới, tư duy mới, sáng tạo mới. Để làm được điều này, việc sử dụng các phương pháp dạy học mới là hết sức cần thiết. Có nhiều phương pháp dạy học mới ngoài mô hình giáo dục truyền thống như phương pháp Glenn Doman (Mỹ) phương pháp Reggio Emilia (Ý), phương pháp Montessori (Ý)... Trong đó, phương pháp STEAM (phương pháp giáo dục tích hợp của Mỹ) là một lựa chọn để giúp trẻ đánh thức và khơi dậy sự sáng tạo nhằm hình thành kĩ năng tư duy mới cho thế hệ mai sau. Bằng sự nhiệt tình, chủ động, ham học hỏi của mình, các cô giáo Trường Mầm non Đa Mai đã sử dụng linh hoạt phương pháp giáo dục STEAM với nhiều ưu điểm và minh họa bằng việc vận dụng vào tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm  non tích hợp với các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Nghệ thuật và Toán học cũng như những yêu cầu của phương pháp này.

STEAM là gì?

STEAM là từ viết tắt với sự kết hợp giữa STEM và Art (Nghệ thuật sáng tạo).
STEAM là phương pháp giáo dục đặc biệt tích hợp các yếu tố về Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật), Art (Nghệ thuật) và Math (Toán học) nhằm giúp trẻ mầm non tiếp thu kiến thức từ hoạt động khoa học và nghệ thuật, hướng tới xây dựng nền tảng chính cho thành tích học tập sau này.
Giáo dục STEAM là phương pháp tiếp cận liên ngành tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa các lĩnh vực đã nêu trên để mang đến cho trẻ những trải nghiệm thực tế, thực sự có ý nghĩa. Việc dạy và học STEAM tăng tính hấp dẫn với trẻ, giúp trẻ hiểu sâu hơn vấn đề và hơn nữa giúp trẻ liên hệ với những gì đã học được.

Một số đặc điểm cơ bản của phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non

Phương pháp dạy học STEAM theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động.

Trong quá trình hoạt động, trẻ tự khám phá, tự chơi, tự học dưới sự quan sát của giáo viên trên tinh thần tôn trọng sự tự do của trẻ. Trẻ học theo hứng thú và sở thích của mình. Tức là, trẻ được tự do lựa chọn cách thức thực hiện, cách khám phá, tìm hiểu sự vật, hiện tượng, nguyên liệu học tập hay bất kỳ thứ gì trẻ sáng tạo ra. Ngoài ra, mỗi cá nhân trẻ sẽ luôn độc lập về nhận thức và tính cách. Giáo viên chỉ tham gia vào quá trình tìm hiểu của trẻ khi có những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

Vai trò của giáo viên còn là người quan sát, phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của trẻ để vun đắp, bồi dưỡng thêm. Đồng thời, giáo viên cũng hỗ trợ trẻ trong việc tìm ra những mối liên hệ giữa các lĩnh vực có trong sản phẩm trẻ muốn tạo ra nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức một cách toàn diện nhất. Bên cạnh đó, giáo viên là người tạo môi trường, đồ dùng học tập đặc biệt có yếu tố “sáng tạo” để trẻ được thoả sức phát huy sự sáng tạo của mình, tận dụng hết những nguyên vật liệu xung quanh nhằm tạo ra sản phẩm theo ý muốn của trẻ, trẻ tự tìm hiểu và tự sửa lỗi cho đến khi đạt được mục đích. Trong tổ chức các hoạt động, giáo viên có thể linh hoạt và tích hợp nhiều lĩnh vực để tạo điều kiện cho trẻ thoả sức khám phá, thích thú, say mê hoàn tất công việc của mình hoặc chuyển sang hoạt động khác nếu cần thiết. Phương pháp STEAM còn đề cao việc trẻ tự học, hướng đến các hoạt động ý nghĩa và rèn luyện kỹ năng mềm. Trẻ được trải nghiệm thực tế và rút kinh nghiệm cho bản thân.

Từ những đặc điểm trên cho thấy, phương pháp STEAM giúp trẻ được trải nghiệm, được thực hành bằng những kỹ năng, kiến thức vô cùng gần gũi với cuộc sống của trẻ. Qua mỗi hoạt động, trẻ sẽ tạo ra được những sản phẩm thực, hữu dụng trong cuộc sống. Điều đó tạo cho trẻ hứng khởi và nềm yêu thích đến trường, yêu thích khám phá tìm hiểu mọi vấn đề trong cuộc sống. Đó chính là mục tiêu mà giáo dục STEAM luôn hướng tới.

Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ theo phương pháp STEAM

Giáo viên giúp trẻ nắm lấy STEAM bằng cách yêu cầu trẻ đưa ra các câu hỏi, chia sẻ trong sự phấn khích của trẻ và tạo cho trẻ nhiều cơ hội khám phá. Do đó, tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình theo phương pháp STEAM chính là cách giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình có tính tích hợp, lồng ghép nhiều kiến thức, lĩnh vực cùng một lúc với nhau chứ không đơn thuần là một hoạt động tạo hình thiên về lĩnh vực nghệ thuật.

Dự án STEAM làm đèn tín hiệu giao thông “Những con mắt biết nói”

Science (Khoa học) – Đặc điểm cấu tạo của đèn giao thông. Cô giáo cho trẻ xem clip về hoạt động tham gia giao thông của mọi người và các phương tiện giao thông đường bộ. Cô trò chuyện cùng trẻ: Tại sao mọi người và các phương tiện có thể tham gia giao thông? (đèn tín hiệu giao thông) Điều gì giúp người và phương tiện chấp hành tốt luật lệ giao thông ( ý thức tham gia giao thông, đèn tín hiệu giao thông…). Đèn tín hiệu giao thông có đặc điểm gì? (sử dụng điện, có cài đặt sẵn quy định về thời gian và màu sắc) Đèn tín hiệu giao thông gồm 3 màu đặc trưng: xanh, đỏ, vàng.

Technology (Công nghệ) - Sử dụng dụng cụ, nguyên liệu để tạo thành đèn tín hiệu giao thông

Dụng cụ: kéo, dao dọc giấy, dập ghim…

Nguyên liệu: bìa cứng, giấy màu, vải dạ, keo nến, hồ dán…

Engineering (Kĩ thuật) - Tìm ra các bước để tạo thành đèn tín hiệu giao thông

Bước 1. Chọn nguyên liệu. Đối với đèn tín hiệu tạo ra từ bìa cứng trẻ có thể chọn giấy màu hoặc vải dạ để làm đèn. Khi sử dụng giấy màu trẻ biết cần sử dụng hồ dán để bồi giấy màu, còn khi sử dụng vải dạ trẻ cần sử dụng keo nến để bồi màu.

Bước 2. Tạo hình. Trẻ sử dụng kéo. Trẻ chọn sử dụng kéo phù hợp với nguyên liệu. Đối với giấy màu trẻ sử dụng kéo thủ công loại nhỏ. Đối với vải dạ cần sử dụng kéo chuyên dụng.

Bước 3. Hoàn thiện. Lắp ghép các mảnh, các phần đã tạo hình để tạo thành đèn tín hiệu giao thông hoàn chỉn.

Art (Nghệ thuật)- Màu sắc của đèn tín hiệu giao thông. Trẻ biết sử dụng 3 màu: xanh, đỏ, vàng và sắp xếp lần lượt để tạo thành đèn tín hiệu giao thông.

Math (Toán học) - Tính toán kích thước, hình dạng: Đèn tín hiệu giao thông gồm có nền đèn dạng hình chữ nhật, các mắt đèn dạng hình tròn có 3 màu cơ bản: xanh, đỏ, vàng. Trẻ cần tính toán sao cho nền đèn có hình chữ nhật có thể chứa đủ 3 hình tròn thể hiện màu sắc của 3 mắt đèn. Tiếp theo trẻ cần tính toán sao cho 3 mắt đèn không to quá hoặc nhỏ quá khi thể hiện trên nền đèn tín hiệu.

Sau đây là những hình ảnh về việc tổ chức hoạt động "Những con mắt biết nói" theo phương pháp giáo dục STEAM đối với các bé khối 4 tuổi:

Cô giáo trình bày các bước khi tiến hành hoạt động làm đèn giao thông theo phương pháp giáo dục STEAM
Sản phẩm đèn giao thông sau khi hoàn thành được các bé khối 4-5 tuổi bố trí hợp lý vào mô hình ngã tư đường phố

Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong hoạt động "Làm bưu thiếp" của các bé lớp 5-6 tuổi A3

TH%20Mai1(3).jpg

TH%20Mai2(1).jpg

Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong hoạt động " Làm phương tiện giao thông" do các bé khối 5-6 tuổi thực hiện

TH%20Uy%C3%AAn%20PTGT1(1).jpg

Lam%20may%20bay(1).JPG

Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong hoạt động "Làm tranh tặng bà, tặng mẹ" do các bé lớp 5-6 tuổi A2 thực hiện

TH%20A3%20ST1(1).jpg

TH%20A3(1)(1).jpg

Tích hợp hoạt động tạo hình với lĩnh vực Khoa học được thể hiện như sau:

+ Ước lượng về số lượng, kích thước: Cô có thể hỏi trẻ “Con sẽ lấy bao nhiêu viên sỏi để tạo thành chậu cây xương rồng? Trẻ học được cách dự đoán, thử nghiệm và phản ánh. Sau đó, giáo viên khuyến khích trẻ lấy lượng sỏi đã dự đoán để tạo thành chậu cây xương rồng. Việc làm này chứng minh dự đoán của trẻ như thế nào, đồng thời cũng góp phần hình thành tính chủ động trong nhân cách của trẻ.

Các bé lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 chọn số lượng sỏi và kích thước sỏi để tạo hình " Chậu cây xương rồng"
Số lượng và kích thứơc sỏi được các bé lớp 5-6 tuổi A1 tính toán trước khi tạo hình " Chậu cây xương rồng"

Tích hợp hoạt động tạo hình với lĩnh vực Công nghệ.

Công nghệ không chỉ bao gồm máy tính, thiết bị di động…mà giáo viên có thể sử dụng những gì gần gũi với trẻ có trong lớp như: đèn, điện thoại, thiết bị gia dụng…Cho trẻ thảo luận về cách sử dụng công nghệ, tại sao nó quan trọng và làm sâu sắc thêm suy nghĩ của trẻ về những vấn đề mà trẻ giải quyết.

Cô giáo có thể cho phép trẻ sử dụng điện thoại của cô để chụp lại bức tranh hoặc đồ chơi… là sản phẩm của con tạo ra để gửi cho bố mẹ cùng xem. Từ đó, trẻ hiểu được chiếc điện thoại không chỉ để giải trí mà có thể giúp ích cho trẻ trong một số công việc. Đồng thời giáo viên kết hợp giáo dục trẻ không nên sử dụng điện thoại vào giải trí quá nhiều mà cần sử dụng trong mục đích học tập.

Tích hợp hoạt động tạo hình với lĩnh vực Kĩ thuật (khối, bánh xe, chuỗi, băng) là tái phát minh những gì đã có để giải quyết vấn đề thực sự.

Đối với các can nước giặt đã qua sử dụng có thể tạo thành hình chiếc ô tô khi trẻ biết sử dụng kết hợp với nắp chai nhựa tạo thành bánh xe.

Cô giáo Nguyễn Thị Hương hướng dẫn trẻ tạo hình bánh xe để làm ô tô từ can nước giặt và dùng nắp chai tạo hình bánh xe tàu hoả

 Đối với các vỏ chai nước làm máy bay và vỏ hộp sữa kết hợp với nắp chai tạo thành đoàn tàu hoả

V%E1%BA%BD%20GT9(2).JPG

V%E1%BA%BD%20GT14(2).JPG

Tích hợp hoạt động tạo hình với lĩnh vực Toán học bằng các tình huống trong thực tế cuộc sống, giáo viên giúp trẻ phát triển khả năng tư duy về Toán học.

  So sánh số lượng: “Bạn nặn được 3 quả táo, con nặn được 1 quả táo. Ai nặn được nhiều táo hơn?

Trẻ đếm số lượng nắp chai tạo thành bông hoa và đếm số bông hoa

Đếm và nêu số lượng trong một tập hợp: “Trong bức tranh của con có bao nhiêu màu?”

Trẻ sử dụng tăm bông và bông màu tạo thành bức tranh " Khinh khí cầu của bé"

Hoạt động tạo hình là một dạng nghệ thuật nhằm giúp trẻ nhận biết và phản ánh thế giới xung quanh thông qua những hình tượng nghệ thuật, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về nhận thức - ngôn ngữ - thẩm mỹ - tình cảm, kĩ năng xã hội. Từ đó tạo nền tảng phát triển cho những giai đoạn tiếp theo của trẻ. Tham gia hoạt động tạo hình, trẻ được làm quen, tiếp xúc không chỉ với cái đẹp trong đời sống xung quanh mà cả trong nghệ thuật như thông qua tranh ảnh, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ, tượng…phù hợp với lứa tuổi sẽ mở ra trước mắt trẻ sự phong phú, sống động của màu sắc, của âm thanh, sự biến đổi của chúng trong không gian. Đây là những yếu tố kích thích sự rung động, xúc cảm thẩm mĩ. Quá trình trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình không chỉ tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ được tiếp xúc với cái đẹp, tìm hiểu cái đẹp mà còn làm nảy sinh và nuôi dưỡng hứng thú hoạt động nghệ thuật, niềm say mê sáng tạo nghệ thuật.

TH%20Y%E1%BA%BFn%201(3).jpg

TH%20Y%E1%BA%BFn%202(2).jpg

TH%20Y%E1%BA%BFn%203(1).jpg

TH%20Y%E1%BA%BFn%204(1).jpg

THA3%20ST2(1).jpg

THA3%20ST5(1).jpg

 

Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động tạo hình là một trong những phương pháp sáng tạo đem lại hiệu quả đối với trẻ tại Trường Mầm non Đa Mai. Đây là một điểm sáng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tại nhà trường đáp ứng nội dung chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm". Trong thời gian tiếp theo ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM tiếp tục được nghiên cứu và tổ chức trong các hoạt động giáo dục khác của nhà trường giúp trẻ tự tin, chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động./.

T

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates