SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2024

Dự kiến hạ chuẩn đào tạo giáo viên từ Đại học xuống Cao đẳng

 



Dự kiến hạ chuẩn đào tạo giáo viên từ Đại học xuống Cao đẳng

Lớp 2

Nội dung trên được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt trầm trọng số lượng giáo viên trong một số môn học. Nội dung cụ thể như sau.

(1) Hạ chuẩn đào tạo giáo viên từ Đại học xuống Cao đẳng

Về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định hiện hành tại Khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 như sau:

- Đối với giáo viên mầm non: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên.

- Đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên.

Nếu chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợpcó chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

- Đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ: Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ.

- Đối với nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Trình độ chuẩn được đào tạo thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.

Nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt trầm trọng số lượng giáo viên trong một số môn học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) dự kiến đề xuất hạ chuẩn đào tạo đối với giáo viên ở một số môn học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học và THCS bao gồm:

- Lịch sử 

- Địa lý

- Khoa học tự nhiên

- Công nghệ

- Ngoại ngữ

- Tin học

- Nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật)

Theo đó, khi đề xuất được thông qua, những cá nhân đã có bằng tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm hoặc đã tốt nghiệp Cao đẳng chuyên ngànhcó chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm sẽ được tham gia tuyển dụng để giảng dạy những môn học nêu trên.

Về tình trạng thiếu hụt giáo viên, đại diện của Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ đã phối hợp Bộ Nội vụ đề xuất Chính phủ bổ sung GV mầm non, phổ thông theo lộ trình đến năm 2026. Theo đó, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ năm 2022 - 2026. Tuy nhiên, các địa phương vẫn không tuyển đủ số giáo viên theo biên chế được giao. Lý giải cho việc chưa tuyển dụng hết này, theo Bộ GD-ĐT, là do thiếu nguồn tuyển dụng, nguồn tuyển dụng không đáp ứng yêu cầu về trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.

(2) Các địa phương sẽ có khoảng 10.000 giáo viên sau hạ chuẩn

Theo chia sẻ từ phía Bộ GD-ĐT, việc hạ chuẩn đào tạo giáo viên nêu trên nếu được Quốc hội thông qua sẽ không làm phát sinh thêm biên chế, đảm bảo phù hợp với quy định về tinh giản biên chế do việc tuyển dụng sinh viên/giáo viên có trình độ Cao đẳng được các địa phương triển khai thực hiện tuyển dụng trong tổng số biên chế được giao theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương. Theo đó, dự kiến sẽ có khoảng 10.000 giáo viên các môn học đã nêu tại mục (1) để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng khẳng định, về cơ bản, những sinh viên được đào tạo có trình độ cao đẳng các chuyên ngành này đã được trang bị kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm trong các cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã tham gia hợp đồng giảng dạy các cơ sở giáo dục hoặc tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng trình độ chuẩn đào tạo theo quy định. Chính vì thế, những sinh viên này vẫn có thể đảm bảo những yêu cầu về chuyên môn, đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ để có thể tham gia vào công tác giảng dạy, giáo dục mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục.

(3) Kinh phí thực hiện nâng chuẩn đào tạo

Theo Bộ GD-ĐT cho biết, dự kiến sẽ có khoảng 50% số giáo viên trình độ chính quy và 50% số giáo viên đào tạo trình độ vừa học vừa làm. Thời gian đào tạo bình quân cho 02 đối tượng trên là 15 tháng

Kinh phí thực hiện sẽ do ngân sách của địa phương đảm bảo theo đúng quy định tại Nghị định 71/2020/NĐ-CP. Theo đó, ước tính chi phí cần có để thực hiện

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates