SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

Đặc điểm âm nhạc cho trẻ theo nhóm tuổi

 Đặc điểm âm nhạc cho trẻ theo nhóm tuổi

15/04/2024 10:12:0
3297

Để tổ chức và định hướng các hoạt động âm nhạc ở trường Mầm non đạt hiệu quả, cần phải có sự hiểu biết về khả năng âm nhạc của trẻ theo từng nhóm tuổi. Căn cứ vào mức độ phát triển chung của trẻ, có thể chia thành các nhóm tuổi như sau:

Nhóm nhà trẻ (dưới 36 tháng tuổi):
Trẻ từ 0 tháng đến 12 tháng tuổi. - Trẻ từ 12 tháng đến 24 tháng tuổi.

  • Trẻ từ 24 tháng đến 36 tháng tuổi. + Nhóm mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi) :
  • Mẫu giáo bé (lớp mầm): Từ 3 - 4 tuổi. - Mẫu giáo nhỡ (lớp chồi): Từ 4 - 5 tuổi. - Mẫu giáo lớn (lớp lá): Từ 5 – 6 tuổi.

Khái niệm “phát triển khả năng âm nhạc” bao gồm :

  • Tri giác âm nhạc là cảm giác nghe, nghe âm nhạc.
  • Cảm xúc và mức độ nhạy cảm với âm nhạc.
  • Kỹ năng hát, vận động theo nhạc (ở mức độ đơn giản).

1. Đặc điểm, khả năng âm nhạc nhóm tuổi nhà trẻ a.

Trẻ dưới 1 tuổi

  • Nhiều nghiên cứu tâm lý, sinh lý học cho rằng sự nhạy cảm và nghe ở trẻ phát triển rất sớm. Theo tài liệu của Liu-blin-xkaia: Trẻ sơ sinh từ 10 đến 12 ngày tuổi đã xuất hiện những phản ứng với âm thanh. 2 tháng tuổi trẻ có biểu hiện lắng nghe giọng nói (hóng chuyện), trẻ 4 - 5 tháng tuổi có thể ngoái nhìn theo nơi phát ra âm thanh. Trẻ có biểu hiện hưởng ứng với tính chất âm thanh như lắng nghe khi có tiếng nhạc, nín khóc khi nghe tiếng ru. Trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi có thể bắt chước người lớn, hát bập bẹ...

Trẻ từ 1 - 2 tuổi

  • Ở giai đoạn này, những bài hát vui tươi, khoẻ khoắn dễ tạo cho trẻ cảm xúc, sự thích thú đối với âm thanh âm nhạc. Trẻ biết chú ý lắng nghe, biết thể hiện thái độ yên lòng, tươi cười. Trẻ có thể cảm nhận âm sắc giọng nói, tiếng hát của bà, mẹ, người thân trong gia đình và biết hưởng ứng , thể hiện tình cảm như chú ý, hát theo một vài câu ngắn hoặc vẫy tay, dậm chân, nhún nhảy, vỗ tay theo tiếng nhạc...

Trẻ từ 2 - 3 tuổi

  • Trẻ đã có những biểu hiện về khả năng âm nhạc cao hơn, cụ thể và rõ ràng hơn. Trẻ thể hiện hứng thú với âm nhạc qua vận động, lắc lư, dậm chân, vỗ tay, một số trẻ còn biết nhún nhảy theo tiết tấu hay chạy vòng tròn theo tiếng nhạc. Khả năng nghe nhạc của trẻ cũng tốt hơn như biết phân biệt âm thanh cao thấp, to nhỏ, dài ngắn, có thể hát theo người lớn hoặc nhắc lại một vài câu hát ngắn.

2. Đặc điểm, khả năng âm nhạc nhóm tuổi mẫu giáo
Trẻ từ 3 - 4 tuổi

  • Đây là giai đoạn chuyển lên mẫu giáo nên cảm xúc, khả năng âm nhạc của trẻ tăng dần, giọng hát, tai nghe tốt hơn. Ở trẻ xuất hiện sự hứng thú hoạt động âm nhạc như hát, vận động theo nhạc, biết thực hiện các động tác múa đơn giản.
  • Trẻ có thể hát những bài ngắn, giai điệu liền bậc hoặc quãng hẹp. Một số trẻ còn biết tự nghĩ ra lời và hát theo một giai điệu mà trẻ thích. Ở độ tuổi này có thể cho trẻ tiếp xúc, làm quen với nhạc cụ (organ, trống...)

Trẻ 4 - 5 tuổi

  • Trẻ có thể xác định được các âm thanh cao thấp, to nhỏ, thậm chí cả hướng chuyển động của giai điệu (đi lên hay đi xuống), âm sắc giọng hát, nhạc cụ và có thể phân biệt tính chất âm nhạc: vui vẻ, sôi động, êm ả, yên tĩnh, nhịp độ nhanh chậm...để có thể tự điều tiết động tác múa, vận động.
  • Ở độ tuổi này, giọng trẻ khá linh hoạt, có độ vang (tuy chưa lớn). Hứng thú với các hoạt động âm nhạc của trẻ cũng bắt đầu có sự phân hoá. Một số trẻ thích ca hát, thích múa, một số trẻ thích trò chơi âm nhạc, với nhạc cụ.

Trẻ 5 - 6 tuổi

  • Cảm giác tai nghe và kinh nghiệm nghe nhạc của trẻ đã tốt hơn nhóm 4- 5 tuổi. Trẻ biết phân biệt các phương tiện diễn tả âm thanh: cao độ, trường độ, tiết tấu, giai điêu, hướng chuyển động của âm thanh và cả sự thay đổi sắc thái, tình cảm giọng hát hoặc của nhạc cụ. Hứng thú và khả năng âm nhạc của trẻ thể hiện rõ.
  • Phần lớn trẻ đã biết lựa chọn bài hát, điệu múa hay thể loại trong ca khúc... Trẻ thể hiện sự nhanh nhẹn, hoạt bát, chính xác khi múa, vận động, di chuyển đội hình.

Trên đây là một số khái quát về đặc điểm, khả năng âm nhạc của trẻ theo nhóm tuổi. Tuy vậy, để đạt được kết quả cao trong quá trình dạy học, người giáo viên không những phải tìm hiểu đặc điểm chung mà còn phải chú ý đến khả năng, đặc điểm riêng, của từng trẻ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates