Tác giả: Phạm Quỳnh Trâm Tóm tắt Luận văn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại hội nhập, việc phát triển giáo dục đào tạo được coi là nền tảng và động lực trong sự nghiệp đổi mới, đồng thời là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Trong đó, các môn nghệ thuật được nhấn mạnh tầm quan trọng, đặc biệt là giáo dục phổ thông, thời kỳ ươm mầm của việc trồng người. Âm nhạc là bộ môn góp phần hình thành nhân cách ngay ở thời kỳ phổ thông. Trong chương trình đào tạo giáo viên chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc hiện nay, bộ môn Nhạc cụ được dạy trên đàn phím điện tử là môn chiếm thời lượng đáng kể trong chương trình đào tạo. Sử dụng thành thạo đàn phím điện tử là kỹ năng không thể thiếu trong việc giảng dạy âm nhạc, trong đó kỹ năng đệm và soạn đệm đặc biệt quan trọng. Người đệm giỏi cần có khả năng tư duy về hòa thanh, sự chủ động trong việc chọn tiết điệu, sự sáng tạo, ngẫu hứng trên cơ sở hiểu rõ về ca khúc để khéo léo dẫn dắt từng phần giúp cho phần giảng dạy hoặc biểu diễn có thể trôi chảy, mạch lạc, giàu cảm xúc. Nắm vững kỹ năng đệm đàn phím điện tử, người giáo viên âm nhạc sẽ có những giờ dạy thú vị, sinh động, tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Đàn phím điện tử là một trong những môn học quan trọng trong chuyên ngành sư phạm âm nhạc được đào tạo tại trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Là một giảng viên chuyên ngành đàn phím điện tử, đồng thời có thực tế tham gia giảng dạy lớp Nhạc cụ cho hệ trung cấp và Cao đẳng chuyên ngành Sư phạm, tôi có nhiều điều kiện thuận lợi để tìm hiểu, tiếp xúc với những thông tin liên quan tới lĩnh vực này. Hiện nay, việc dạy kỹ năng đệm và soạn đệm tại trường CĐNT Hà nội đang được tích hợp trong chương trình học Nhạc cụ nói chung, là một nội dung bắt buộc đối với sinh viên sư phạm từ năm thứ hai hướng tới mục đích giúp các em có khả năng đệm các bài hát trong chương trình âm nhạc phổ thông, các bài hát thiếu nhi, ca khúc quần chúng phổ biến với các hình thức đệm cho đơn ca, tốp ca, đồng ca… ở mức độ đơn giản. Qua thực tế làm việc, tôi hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc học đệm, rèn luyện kỹ năng soạn đệm trên đàn phím điện tử đối với học sinh, sinh viên ngành sư phạm cũng như có điều kiện tìm hiểu thực trạng, thực hiện thực nghiệm sư phạm tại chính nơi mình làm việc. Chúng tôi mong muốn đóng góp những kinh nghiệm thiết thực của mình vào việc nâng cao chất lượng đào tạo phân môn này để tăng khả năng ứng dụng thực tế cho các em khi ra trường, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo môn đàn phím điện tử nói riêng và chuyên ngành sư phạm nói chung. Vì thế, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao kỹ năng soạn phần đệm và đệm đàn phím điện tử cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà nội” 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Về tài liệu giảng dạy, nghiên cứu liên quan đến phương pháp đệm và soạn phần đệm cho đàn phím điện tử, thời gian qua đã có một số sách, giáo trình, đề tài nghiên cứu, bài viết như:
Giáo trình nằm trong bộ giáo trình dùng cho các trường Cao đẳng Sư phạm của tác giả Xuân Tứ. Giáo trình này giới hạn một số các kiến thức đệm hát, tập trung nhiều về các bài kỹ thuật, xây dựng các âm hình đệm dựa trên nguyên tắc hòa thanh cổ điển. nội dung và ngôn ngữ của giáo trình có tính chuyên nghiệp cao, dành cho đối tượng có trình độ nhất định, chưa thật sự phù hợp để áp dụng giảng dạy cho sinh viên sư phạm.
Đề tài đưa ra những nghiên cứu chung về đàn phím điện tử và cách soạn đệm, tuy nhiên chưa đi sâu chi tiết các vấn đề nội dung cụ thể của soạn đệm.
Là những đề tài đưa ra những phân tích khá hệ thống về phương pháp đệm đàn phím điện tử, nhưng chưa đưa ra phần soạn đệm là một kỹ năng cần thiết trong nội dung giảng dạy.
Giáo trình hệ thống hóa, phương pháp hóa những phương pháp đệm trên đàn phím điện tử, mở rộng kiến thức âm nhạc cơ bản và giới thiệu sơ lược về chức năng của đàn phím điện tử, tuy nhiên các ví dụ thực hành chỉ tập trung trên ca khúc dành cho lứa tuổi mầm non cho giáo sinh dạy mẫu giáo nên không phù hợp để áp dụng cho SV sư phạm trường CĐNT Hà nội. Một số bài viết, tham luận nghiên cứu khác về đề tài này như:
Các giáo trình, sách vở, nghiên cứu, tham luận và bài viết nêu trên với những ưu, nhược điểm trên đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu phương pháp, hệ thống hóa và cụ thể hóa các vấn đề hữu ích trong việc dạy và học đệm đàn trên đàn phím điện tử, tuy nhiên lại chưa thật sự phù hợp với tình hình học tập và giảng dạy môn đệm đàn phím điện tử tại trường Cao đẳng nghệ thuật Hà nội. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy kỹ năng đệm và soạn đệm trên đàn phím điện tử cho sinh viên sư phạm âm nhạc tại trường Cao đẳng nghệ thuật Hà nội. Góp phần xây dựng kỹ năng soạn đệm cho SV không chỉ với các ca khúc thiếu nhi bậc THCS mà còn mở rộng khả năng đệm và soạn đệm ca khúc nói chung cho các em. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thực trạng dạy và học đàn phím điện tử tại khoa Sư phạm, trường Cao đẳng nghệ thuật Hà nội: Nội dung chương trình, giáo trình môn học ĐPĐT, nội dung dạy đệm, phương pháp giảng dạy với kỹ năng đệm và soạn đệm, Giảng viên, sinh viên khoa sư phạm âm nhạc, trường CĐNT Hà nội
Đề tài góp phần đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, giúp SV nâng cao kỹ năng đệm và soạn đệm ứng dụng trực tiếp với chương trình Âm nhạc THCS ( có mở rộng thêm ca khúc phổ thông) Luận văn đóng góp một số phương pháp nâng cao kỹ năng đệm và soạn đệm cũng như đặc thù đệm ca khúc dân ca và âm hưởng dân ca trên ĐPĐT. Là tài liệu tham khảo cho những đối tượng quan tâm tới đệm và soạn đệm. 5. Bố cục luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương:
CHƯƠNG 1: Vài nét về đàn phím điện tử ở Việt Nam và thực trạng dạy và học đệm, soạn đệm tại khoa sư phạm trường Cao đẳng nghệ thuật Hà nội
1.1.1. Sự du nhập và phát triển của đàn phím điện tử ở Việt Nam 1.1.1.1. Sự du nhập và phổ biến của đàn phím điện tử ở Việt Nam Đàn phím điện tử cũng như nhiều nhạc cụ Phương Tây khác, du nhập vào Việt Nam theo chân những người nước ngoài nhập cư sinh sống và làm việc tại Việt Nam , những ban nhóm nhạc biểu diễn trong các khách sạn, câu lạc bộ, các quán bar, café, vũ trường . Bắt đầu xuất hiện vào những 70, thế kỷ XX ở Sài Gòn và ra tới miền Bắc vào năm 1975. Đến cuối những năm 80, đầu 90, đàn phím điện tử (ĐPĐT) bắt đầu trở nên thông dụng hơn. Lớp nghệ sỹ đầu tiên và cũng là những người thày dạy đầu tiên là các nghệ sỹ Accordion, trong đó ở Hà nội phải kể đến nghệ sỹ Xuân Tứ, Lưu Quang Minh, Viết Thanh, Xuân Trung, Đại Đồng…Họ đã biên dịch, tìm tòi và góp phần phổ biến phong trào học ĐPĐT ở Hà nội. Đến những năm 90, các hãng đàn lớn như Yamaha, Casio bắt đầu bán tại Việt Nam. 1.1.1.2. Sự phát triển trong lĩnh vực đào tạo Đàn phím điện tử Sự phổ biến ngày một rộng rãi hơn của ĐPĐT đã thúc đẩy nhu cầu học loại nhạc cụ này. Với những lợi thế hấp dẫn, mới lạ, học thời gian ngắn lại có hiệu quả ngay, phong trào học ĐPĐT trở thành trào lưu mạnh mẽ vào những năm 90. Trước nhu cầu của xã hội, năm 1991, khoa nhạc nhẹ trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội (tên gọi trước của trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà nội) đã tuyển sinh khóa đầu tiên đào tạo đàn phím điện tử chuyên nghiệp dưới sự chỉ đạo và tổ chức của PGS- NSUT Xuân Tứ, nguyên hiệu trưởng nhà trường. Cho đến những năm 1992-93, ĐPĐT trở thành công cụ đắc lực, đưa âm nhạc phổ thông đến công chúng, tích cực tham gia nhiều hoạt động âm nhạc quần chúng như đệm hát, múa, chỉ huy và cả những hoạt động quy mô chuyên nghiệp hơn như nhóm nhạc nhẹ, dàn nhạc semi-classic, kết hợp với công nghệ trở thành công cụ trong sáng tác, phối khí…Năm 1993, khoa Accordion- Guitar của Nhạc viện Hà Nội (Học viện Âm nhạc Quốc gia) đưa bộ môn này vào giảng dạy theo giáo trình chuyên nghiệp, đồng thời ĐPĐT cũng trở thành bộ môn nòng cốt của khoa Âm nhạc của trường Đại học Nghệ thuật Quân đội khi mới thành lập năm 1995. Về hệ thống bài bản, ban đầu nội dung giảng dạy ĐPĐT lấy từ giáo trình piano, accordion. Sau này, các tác giả đã tích cực biên soạn và có nhiều giáo trình viết riêng cho ĐPĐT từ phổ thông đến chuyên nghiệp hơn. Các tác giả biên soạn và sáng tác cho giáo trình dạy học ĐPĐT là Xuân Tứ, Xuân Trung, Lưu Quang Minh, Đại Đồng Ngô Ngọc Thắng, Lê Vũ, … Cho đến nay thì số lượng bài bản cho đàn phím điện tử đã phát triển, phong phú hơn và giáo trình đào tạo ngày một bổ sung nâng cao, thêm nhiều lựa chọn cho học sinh, sinh viên. Và đây cũng là một chuyên ngành chủ đạo trong các khoa âm nhạc quốc tế tại các trường nghệ thuật chuyên nghiệp, cũng như là một môn học bắt buộc đối với các chuyên ngành sư phạm âm nhạc.
Đàn phím điện tử là công cụ quan trọng được sử dụng thường xuyên trong các giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, hoạt động phong trào trong môi trường sư phạm. Với những tính năng đặc biệt, đàn phím điện tử hỗ trợ đắc lực cho các thày cô dạy nhạc truyền tải những kiến thức âm nhạc cần thiết tới học sinh cũng như làm bài giảng trên lớp phong phú, hấp dẫn hơn.Vì thế, việc sử dụng thành thạo đàn phím điện tử đối với sinh viên CĐSP âm nhạc là rất quan trọng bởi lẽ nó là một kỹ năng được ví như hành trang vào nghề của các em khi làm nghề dạy nhạc ở các trường phổ thông, đặc biệt là khả năng đệm đàn. Thực tế cho thấy, việc dạy hát và sinh hoạt âm nhạc đều cần kỹ năng đệm đàn. Có thể nói, đệm là một kỹ năng không thể thiếu được với sinh viên sư phạm âm nhạc trong quá trình học để làm thày, cô giáo giảng dạy âm nhạc phổ thông. Những ca khúc thiếu nhi, ca khúc dân gian… nằm trong chương trình âm nhạc phổ thông hoặc cả những bài hát Đoàn Đội, bài hát chủ đề phục vụ cho những dịp lễ đặc biệt, và những ca khúc quần chúng được đông đảo các bạn trẻ, các em HSSV yêu thích… thường không có sẵn phần đệm. Là giáo viên âm nhạc phổ thông, các em sẽ phải xoay sở với một khối lượng ca khúc đáng kể vì thế kỹ năng đệm và soạn đệm có thể coi là yêu cầu hàng đầu đối với sinh viên Sư phạm âm nhạc. Các em cần hoàn thành nhiều yếu tố như kỹ thuật ngón, kiến thức hòa thanh, cảm âm tốt, khai thác các tính năng trên đàn phím điện tử…một cách thuần thục. Từ đó mới có thể đạt được kỹ năng đệm tốt và hơn thế, phải biết soạn đệm để xử lý phần lớn các ca khúc phổ thông không phần đệm hiện nay. 1.1.3.Tính năng của một số loại đàn thông dụng trong sinh hoạt âm nhạc Các loại đàn phím điện tử thông dụng được sử dụng trong sinh hoạt âm nhạc có đặc điểm chung là tính tiện lợi, dễ vận chuyện, tích hợp nhiều tính năng. Các dòng thông dụng của Yamaha, Casio, Kurtwell, Roland…có phần mềm thân thiện, thiết kế dễ nhìn, dễ sử dụng với kho âm sắc và tiết điệu bắt tai, dễ nghe….Thường các loại đàn này có khoảng từ 100-500 âm sắc và tiết điệu. 1.2. Thực trạng dạy đệm và soạn đệm tại trường CĐNT Hà nội 1.2.1.Vài nét về khoa Sư phạm âm nhạc 1.2.1.1.Lịch sử khoa Sư phạm âm nhạc Tiền thân là Tổ Xướng âm – Lý thuyết (1967 - 1984) và sau là Khoa Lý luận, Sáng tác, Chỉ huy (1984 – 2002). Năm 1984, khi trường trở thành Trung học Văn hóa Nghệ thuật Hà nội, Khoa Lý luận-Sáng tác-Chỉ huy bắt đầu đào tạo HS trung cấp và Cao đẳng chuyên ngành Lý luận, sáng tác. Năm.1990 – 1991, Khoa kết hợp với Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam để đào tạo trung cấp và cao đẳng Đạo diễn âm thanh. Từ năm học 1991 – 1992, Khoa Lý luận - Sáng tác – Chỉ huy bắt đầu đảm nhận một nhiệm vụ đào tạo Cao đẳng Sư phạm âm nhạc. Bên cạnh đó, khoa Sư phạm còn tham gia đào tạo giáo viên âm nhạc và mỹ thuật cho các tỉnh bạn như Quảng Ninh, Hà Tây và Hà Nam. Từ năm học 2002 – 2003, Khoa đổi tên thành Khoa Sư phạm và Lý thuyết âm nhạc với chức năng quản lý và giảng dạy khối Cao đẳng Sư phạm âm nhạc và Sư phạm mỹ thuật, đồng thời vẫn tiếp tục đảm nhiệm giảng dạy các môn cơ sở âm nhạc cho học sinh toàn trường. Tháng 8/2012, khoa Sư phạm& Lý thuyết âm nhạc tách thành 2 khoa riêng biệt: Khoa Lý thuyết âm nhạc& Khoa Sư Phạm nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu và tổ chức bộ máy chặt chẽ, hiệu quả hơn. Khoa đạt một số thành tích như các giải thưởng của cuộc thi Tài năng trẻ, Liên hoan ban nhóm nhạc cấp trường, thi giảng viên dạy giỏi, hội thảo chuyên đề, lớp học chuyên gia và công tác nghiên cứu khoa học... 1.2.1.2. Về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và đặc điểm sinh viên Toàn khoa có 02 phòng đàn, trong đó mỗi phòng có 06 piano điện& 05 đàn phím điện tử, 01 đàn piano cơ. Đội ngũ giáo viên gồm 9 giảng viên các chuyên ngành, trong đó có 5 thạc sỹ. Về đặc điểm của sinh viên, tổng số sinh viên trong khoa khoảng 100 SV, đầu vào mỗi khóa khoảng 40 SV. Đầu vào các em hầu hết chưa biết đánh đàn, kiến thức âm nhạc lỏng lẻo. Các em từ các tỉnh đến học tập và sinh sống ở Hà nội, tiếp cận nhiều cái mới, trong đó có cả những điều bất cập. Phần lớn các em SV rất năng động, giỏi giao tiếp xã hội, đi làm thêm nhưng lại hạn chế thời gian học tập, dẫn đến việc hiệu quả học tập không cao.
Chương trình đào tạo chuyên ngành sư phạm âm nhạc trong 3 năm học chia thành 6 kỳ học. Môn học đàn phím điện tử có tên gọi là học phần Nhạc cụ chiếm tỉ trọng tương đối trong chương trình. Trước đây, theo chương trình đào tạo học phần, sinh viên được học 6 học phần nhạc cụ, chia ra thành 6 kỳ học (phân bố đều trong 6 kỳ của 3 năm học). Từ năm học 2015-2016, bộ môn này được sắp xếp lại theo hệ thống đào tạo tín chỉ. Trong đó gồm có 6 học phần: Nhạc cụ Trong nội dung chi tiết các học phần nhạc cụ đang được giảng dạy tại trường (xem phần phụ lục, tr.P12), có thể thấy nội dung giảng dạy ĐPĐT chưa có một giáo trình hoàn chỉnh mà mới chỉ có những đầu mục nêu trên trong phần đề án nội dung giảng dạy nhạc cụ. Trong đó phần dạy đệm và soạn đệm chỉ ghi chung chung là “tập đệm”. Trên thực tế, các giáo viên sẽ xem xét trình độ của mỗi nhóm, mỗi học sinh cụ thể để giao bài tập thích hợp. Các nội dung học đệm cũng xoay quanh những phần cơ bản và không có giáo trình cụ thể. Mặc dù thiết kế chương trình có độ vừa sức, phù hợp với trình độ, thời lượng quy định tuy nhiên phần học đệm, được xác dịnh là mục tiêu quan trọng, mục đích cuối cùng cho sinh viên sư phạm nhưng lại không có nội dung, phương pháp cụ thể mà chủ yếu được học dựa theo tình hình thực tế.
Các phương pháp được áp dụng với bộ môn nhạc cụ của khoa Sư phạm âm nhạc là: - Phương pháp giảng dạy: lý thuyết, thị phạm, thuyết trình, hướng dẫn thực hành - Phương pháp học tập: tiếp nhận kiến thức, luyên tập tại chỗ GV chủ yếu vẫn dạy theo phương pháp truyền thống, cung cấp thông tin về lý thuyết còn sơ sài, tập trung thị phạm, hướng dẫn, sửa kỹ thuật. Các phương pháp dạy học tích cực gần như không được áp dụng. SV tiếp nhận kiến thức một chiều, không chủ động tích cực, không có kế hoạch học tập cụ thể, không đặt ra các mục tiêu. Các hoạt động trên lớp diễn ra đều đều, không có điểm nhấn, phần lớn chỉ dành thời gian tập đàn kiểu một kèm một. Chúng tôi cho đây là những hạn chế trong phương pháp giảng dạy bộ môn âm nhạc nói chung, vì thế nên càng khó có thể có hiệu quả cao đối với việc dạy đệm và soạn đệm.
Kỳ thi đánh giá hết học phần bao gồm 2-3 bài thi ( bài kỹ thuật và tiểu phẩm) đối với năm thứ nhất và thêm 01 bài đệm đối với SV năm thứ hai trở lên. Dựa trên thực tế học lực của SV nên các tiêu chí đánh giá khá thông thoáng, SV chỉ cần trình bày tương đối lưu loát, nắm bắt hợp âm và âm hình đệm cơ bản của tiểu phẩm, ca khúc đơn giản là đạt yêu cầu. Như vậy, nhìn chung vai trò của việc đào tạo đệm và soạn đệm đối với các em trong chương trình còn rất mờ nhạt, gần như chỉ đáp ứng được yêu cầu sơ đẳng nhất..
Ưu điểm: Chương trình cho SV tiếp cận và tập kỹ thuật trên piano giúp cho các em đạt kỹ thuật cơ bản đàn phím tốt hơn; chương trình học có tính vừa sức, nội dung giảng dạy có tính linh hoạt ( dựa vào khả năng thực tế của SV) Nhược điểm: Phần học đệm chỉ lướt qua, mang tính giới thiệu, chưa có hệ thống và bài giảng cụ thể cho từng phần, chưa được xác định được vai trò quan trọng trong chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy còn một số điểm hạn chế, nghiêng về thị phạm bắt chước, dành nhiều thời lượng cho chỉnh sửa, luyện tập, cung cấp thông tin một chiều, SV thiếu chủ động, lớp học còn tẻ nhạt, thiếu hiệu quả, chưa áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chúng ta khẳng định lại một lần nữa tầm quan trọng của kỹ năng đệm đàn đối với sinh viên âm nhạc trong suốt quá trình học tập cũng như những ứng dụng thực tế vào công việc và sinh hoạt âm nhạc sau này. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của bộ môn Nhạc cụ tại khoa Sư phạm âm nhạc, trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội, chúng tôi thấy những vấn đề nổi cộm trong thực trạng tồn tại của việc dạy và học đệm hát tại đây như sau: Về cơ sở vật chất, những năm gần đây, trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội được trang bị đầy đủ nhạc cụ, trang thiết bị hiện đại với những phòng chức năng được tu sửa, cấp mới rất khang trang. Đây là một trong những thuận lợi nổi bật cho việc đào tạo. Các em SV được tạo điệu kiện học tập trong môi trường chuyên nghiệp, đầy đủ nhạc cụ để luyện tập, phòng chức năng để giảng dạy, luyện tập và thực hành… Bên cạnh đó, chúng tôi nhận ra một số điểm bất cập như: Chương trình học nhạc cụ (ĐPĐT) chiếm thời lượng quan trọng trong giáo trình đào tạo nhưng hiệu quả đào tạo chưa cao do đầu vào còn yếu kém, nội dung và phương pháp giảng dạy chưa thật sự hiệu quả, còn sơ sài, thiếu tính tích cực, chưa gây được hứng thú cho sinh viên. Nội dung dạy đệm và soạn đệm được lồng vào giáo trình giảng dạy đàn phím nói chung nhưng không thật sự được chú trọng và thời lượng giảng dạy thực tế rất ít ỏi; Sinh viên năm cuối chỉ có 20% thuần thục kỹ năng đệm, chưa biết soạn đệm, 30% SV nắm được những khái niệm và kỹ thuật đệm ở mức độ cơ bản, đơn giản nhất;- Giảng viên có chuyên môn đào tạo về piano và đàn phím đủ tiêu chuẩn học hàm học vị và thâm niên dạy lâu năm nhưng lại không chuyên về đàn phím điện tử, thiếu chuyên sâu phần đệm; Phương pháp giảng dạy chưa hiệu quả, bất cập, chưa kích thích sự say mê và sáng tạo của sinh viên; Tài liệu học tập sơ sài, không đồng bộ, không có phần chương trình khung, giáo trình thống nhất về đề mục học tập nội dung đệm và soạn đệm; Ý thức học tập của sinh viên yếu, đa phần các em không chăm chỉ, học đối phó, thiếu chủ động, hay sao nhãng, mất tập trung học tập, ít thời gian luyện tập, học hỏi, trau dồi. Từ thực trạng và những điểm bất cập nêu trên, việc dạy học Đàn phím ĐT nói chung và rèn luyện kỹ năng dạy đệm, soạn đệm nói riêng cần được chú trọng hơn với những đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt phù hợp với yêu cầu thực tế. Chúng ta không thể thay đổi, mở rộng khung chương trình nên việc rà soát lại phương pháp, giáo trình, tập trung vào trọng tâm để nâng cao hiệu quả đào tạo kỹ năng đệm, soạn đệm để tính ứng dụng của đào tạo thật sự phù hợp, đáp ứng thực tiễn. CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐỆM VÀ SOẠN ĐỆM ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ Trước thực tế không thể thay đổi được thời lượng và cách sắp xếp phân môn trong chương trình dạy nhạc cụ, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp để phù hợp với đề cương chương trình học hiện nay như sau: 2.1. Áp dụng phương pháp tích hợp các nội dung dạy đệm cùng với nội dung học nhạc cụ 2.1.1. Lý thuyết và kỹ năng đệm hết hợp với bài tập kỹ thuật và các bài học nhạc cụ Chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường thời lượng thực hành của môn đệm. Đó là GV sẽ dạy kèm kỹ năng đệm ngay từ giai đoạn học đàn phím cơ bản, lồng ghép giảng dạy những kiến thức về hòa thanh, câu nhạc, tiết điệu đối với từng bài tập, tiểu phẩm để HSSV hiểu rõ hơn về tác phẩm dễ dàng kết nối với phần học đệm sau này. Chúng tôi đưa ra cách xây dựng một số bài giảng về việc đan xen bài tập kỹ thuật piano và kỹ thuật đệm trong cùng một giờ lên lớp. Phương pháp này sẽ tiết kiệm thời gian (không bị vượt quá số giờ học quy định, đúng khung chương trình) mà lại tăng cường hiệu quả cho việc học đệm nói riêng và khả năng, kỹ thuật đàn phím của sinh viên nói chung. 2.1.2. Hòa thanh &âm hình hóa hòa thanh thành các âm hình tiết điệu: GV tổng kết một số kiểu âm hình hóa hợp âm ở tay trái- có tính quy luật để SV nắm được (với các loại nhịp 4/4 &3/4). Mỗi một bài tiểu phẩm hay etude đều cho các em phân tích phần hòa thanh theo các kiểu này để các em nắm được phần tay trái một cách có tư duy. 2.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy phần đệm 2.2.1.Tăng cường đặt câu hỏi- tăng vận động suy nghĩ và khả năng ghi nhớ GV áp dụng phương pháp lấy SV làm trung tâm, không lập tức trình bày, giảng giải về nội dung, kiến thức mà tăng cường đặt câu hỏi. Phương pháp này đòi hỏi SV luôn phải tập trung vào giờ học và sẽ dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn so với hình thức GV cung cấp thông tin. Vì các em phải tư duy và tự tìm câu trả lời cho kiến thức tổng hợp về âm nhạc, có vận dụng vào kỹ thuật đàn và đệm đàn. 2.2.2. Học thày không tày học bạn Theo chúng tôi nhận thấy, nhiều khi các em SV rất ngại hỏi trực tiếp các thày cô về những khó khăn, thắc mắc gặp phải trong quá trình học tập nhưng lại rất thoải mái khi được bạn bè chỉ bảo. Thay vì phân nhóm chỉ theo số lượng, chúng tôi đề nghị phân nhóm sinh viên theo trình độ, theo đó, nội dung và phương pháp giảng dạy của GV sẽ có sự linh hoạt phù hợp từng nhóm ở những mức độ khác nhau. 2.2.3. Rèn luyện tính chủ động và tích cực của HSSV Yêu cầu SV lập kế hoạch học tập với sự giám sát, thúc đẩy của GV với điểm thưởng phạt, khuyến khích SV tự chọn bài trong quỹ bài GV đưa ra trong mỗi học phần vừa tạo được hứng thú cho các em, vừa tăng tính trách nhiệm trong học tập. 2.2.4. Học đi đôi với hành 2.2.4.1. Tăng cường thực hành, tham gia các hoạt động ngoại khóa
2.2.4.2. Đề xuất kiến tập và thực tập tại trường Để việc thực hành đệm hát trở nên có hiệu quả, chúng tôi có đề xuất phương án thực tập ngay tại trường đối với các em SV có khả năng. Các em sẽ được ngồi dự giảng với các giờ đệm hát thanh nhạc của các giảng viên trong giờ lên lớp thanh nhạc. Sẽ có 1, 2, giờ được GV hướng dẫn thử tập đệm ( các bài đơn giản), nhằm tạo điều kiện cho các em luyện tập với nhau để giúp nhau thực hành. 2.3. Phương pháp nâng cao kỹ thuật đệm
. Luôn luôn cho các em luyện tập với nhịp trống hoặc máy đánh nhịp để chắc nhịp vì việc này rất quan trọng đối với kỹ năng đệm sau này. Hình thành thói quen luyện ngón và duy trì cùng với việc rải hợp âm để nắm vững kiến thức hòa thanh. 2.3.2. Etude kiểu nhạc nhẹ- tự đệm phần tay trái Nhằm mục đích cho SV làm việc với cách nhìn hợp âm theo ký hiệu chữ cái tạo phản ứng nhanh với các thế bấm hợp âm trên đàn, chúng ta áp dụng các bài etude tự đệm phần tay trái mà chúng tôi tạm gọi là – Tập etude theo phong cách nhạc nhẹ. (Etude kiểu nhạc nhẹ)
SV luyện tập nhiều bài tập bấm HA (trên cả 2 tay) ở cùng một thế tay. Ban đầu là các hợp âm trong một giọng, sau đó có thể nâng cao độ khó bằng cả những hợp âm của nhiều giọng khác nhau để các em phản ứng nhanh hơn với việc tư duy dấu hóa của các giọng, thậm chí có thể có thể luyện tập dưới hình thức trò chơi trên lớp, thi các đội để tăng phần ganh đua và hứng thú cho học sinh.
Phân chia nội dung học đệm theo chủ đề để từ đó Gv có thể chỉ cách chọn tiết điệu là cách học hiệu quả nhất sau thời gian các em đã nắm được những yêu cầu cơ bản về kỹ thuật đệm cùng với việc học nhạc cụ. Phân loại bài học theo chủ đề để các em nắm được đặc trưng của mỗi thể loại, từ đó biết cách vận dụng kiểu tiết điệu phù hợp. 2.4. Phương pháp nâng cao kỹ năng soạn đệm 2.4.1. Nắm rõ về tính năng nhạc cụ HSSV cần hiểu rõ tính năng của loại đàn sẽ sử dụng để đệm, các em sẽ biết phân loại các âm sắc và tiết điệu để chọn được loại phù hợp với ca khúc đệm. Chúng tôi xin phân loại các ca khúc trong chương trình dạy nhạc phổ thông theo tiêu chí tiết điệu mà SV có thể dựa vào để hiểu hơn về cách chọn lựa, từ đó hình thành khả năng tự chọn và phán đoán tiết điệu phù hợp với mỗi ca khúc ( Phần phụ lục tr.P23)
Trước khi thực hiện các bước soạn đệm, SV cần nắm rõ các thông tin cơ bản của ca khúc như:
Các bước này, giai đoạn đầu GV có thể hỗ trợ, dần dần khi SV quen sẽ phải chủ động tự làm (với sự điều chỉnh, giúp đỡ của GV) Nội dung soạn đệm trên đàn phím điện tử luôn có các bước sau:
Trong nội dung này, SV sẽ được cung cấp những phương pháp soạn đệm từ dễ đến khó dần: Lấy điệp khúc, nét nhạc chính, mở rộng phát triển từ chất liệu ca khúc…
Dạo giữa cũng có thể biến tấu phát triển từ điệp khúc, nét nhạc cuối hoặc soạn câu hoàn toàn mới có tính chất ngẫu hứng tự do dựa trên chất liệu, vòng hòa thanh của ca khúc.
Các cách soạn câu kết: Sử dụng ending cài sẵn của đàn, kết bằng nét nhạc ngắn dãn ra, kết bằng câu dài phát triển tự do hoặc sáng tạo mới, kết nhắc lại một câu nhạc của bài lặp đi lặp lại và nhỏ dần, kết ngân dài, kết ngắt đột ngột, ngắn có dư âm…
Cách thông dụng nhất là sử dụng nút bấm dồn trống ( fill in) của đàn, thay đổi các kiểu trống ( A-B-C-D) của mỗi tiết điệu, thậm chí có thể đổi cả kiểu tiết điệu cho phù hợp mỗi đoạn ca khúc...
Các kiểu chơi của tay phải khi đệm có thể rải hợp âm theo hòa thanh, chơi hợp âm vào phách yếu, chơi các câu hốt khi giai điệu có nốt ngân dài, chơi âm dẫn ( nối) theo phương pháp nối 1, 2,3,4 âm để tạo nét giai điệu phụ họa cho phần đệm.
Áp dụng cách học hòa thanh trên các bài nhỏ mẫu mực để luyện tập,. Các bài tập hòa thanh đơn giản ban đầu chỉ áp dụng HA chính.Các bài hòa tư duy thêm HA phụ. GV sẽ giải thích mối liên hệ giữa giai điệu và HA tương ứng. Giải thích về vòng kết theo nguyên tắc cổ điển. Vòng kết phổ biến nhất gồm các hợp âm: K64-D7-T 2.4.4. Phương pháp chuyển giọng (dịch tông): Luyện tập cho kỹ năng chuyển giọng với bài tập tập bấm hòa thanh di chuyển từ gam không dấu đến gam 1,2 dấu- thực hành nhiều lần.
Nhóm ca khúc này có những điểm riêng biệt về điệu thức nên khi soạn đệm trên một nhạc cụ phương Tây sẽ có một số sự “chênh”. Vì thế nên việc soạn đệm các ca khúc dân ca cần phải lưu ý những vấn đề sau: - Điệu thức: Theo hệ thống ngũ cung. Các bài dân ca và âm hưởng dân ca trong chương trình âm nhạc THCS hay dùng Cung, chủy, vũ hoặc kết hợp 2 điệu thức, thang năm âm Tây nguyên - Hòa thanh: Cần khéo léo lựa chọn những hợp âm trung tính, không rõ màu 7 âm, hài hòa giữa điệu thức dân ca và phần đệm sẵn của đàn. kết hợp với các thang 5 âm cấu tạo những bè tòng để làm rõ “màu” dân gian giúp cho phần đệm ăn nhập được với giai điệu chính. Hạn chế sử dụng hợp âm 7 át, mà thay vào hợp âm 7 thứ, 7 trưởng thay bằng hợp âm có cấu trúc quãng 2, quãng 4 như sus4, sus7… - Tiết điệu: Các tiết điệu phổ thông của phương tây có thể sử dụng là bosanova, bolero, 8beat pop, ballad, reggae…Nên cài thêm style tự thiết kế bằng bộ nhớ đàn với nhịp trống cò lả đặc trưng cho bài dân ca việt nam, lưu ý về tốc độ phù hợp. - Âm sắc: Các âm sắc (tone) phù hợp trong bộ sáo: flute, piccolo, fan flute, recorder, shakuhachi, bộ dây gẩy: steel guitar, folk guitar, pick bass, các âm sắc nhạc cụ truyền thống các nước phương đông của trung quốc, nhật bản, ba tư… như koto, sitar, banjo; bộ gõ: vibraphone, marimba, xylophone, celesta, dulcimer, kalimba…, âm sắc trong bộ synth pad: sweet clarinet, brightness, sweet heaven..và các nhạc cụ đã được xử lý tiếng của đàn; Nên sử dụng chức năng cộng tiếng để tăng hiệu quả như: Marimba+Sweet Flute; Piccolo+Glokenspiel; Pan Flute+Blown Bottle; Koto+ Flute… - Một số thủ pháp: Sử dụng giai điệu trì tục đi cùng phần đệm; các nét chạy bè tòng, các nét nhấn nhá, luyến láy của tay phải bám sát điệu thức, phù hợp với tính vùng miền và tính năng nhạc cụ; vận dụng các quãng đặc trưng để bấm hợp âm tay trái đồng thời kết hợp các quãng này để tăng màu sắc hòa âm của điệu thức; một số kỹ thuật ưa dùng là láy lên, láy xuống, tremolo giữa hai nốt, hai hợp âm, các nốt hoa mỹ, vuốt nốt…; Sử dụng chức năng Pitch bend và Modulation một cách khéo léo và hiệu quả để tạo hiệu ứng “non”, “ già”; Kỹ thuật pha trộn âm sắc và sử dụng bộ xử lý âm thanh Synthesizer…
Cập nhật những bài hát, những video chia sẻ về hợp âm, bản nhạc, cách đệm bài hát đang được yêu thích vào những giờ thực hành sẽ tạo hứng thú, mở rộng cách tiếp cận học đệm hát ở nhiều kênh, tăng thêm kiến thức, cảm nhận cho SV về các thể loại, các kiểu phối, các hình thức đệm khác nhau, từ đó nâng cao kiến thức tổng quát và khả năng thường thức âm nhạc nói chung cho các em. Việc này có nhiều thuận lợi đối với SV thành phố với nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại. 2.6. Phương pháp kiểm tra, đánh giá Chúng tôi đưa ra hình thức thi đệm hát phù hợp để đánh giá phần điểm này cụ thể hơn, sao sát hơn: Phần đệm thi của mỗi SV khi kết thúc 1 học phần sẽ có một bài, bốc thăm hoặc GV chỉ định bên cạnh bài chuẩn bị trước, đòi hỏi các em thi đúng thực lực, vận dụng hết khả năng của mình. Bên cạnh đó, GV áp dụng một số câu hỏi lý thuyết vào bài thi tránh tình trang học vẹt, đệm như cái máy mà không hiểu gì. 2.7. Thực nghiệm sư phạm 2.7.1. Giảng dạy thực nghiệm Được sự đồng ý và hỗ trợ của Khoa Sư phạm âm nhạc, trường Cao đẳng nghệ thuật Hà nội, các thày cô tổ môn nhạc cụ, tôi được sắp xếp giờ thực tập giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng sư phạm K10 năm thứ 2 và K11 năm thứ 3 với giáo án được tôi biên soạn đưa vào những nội dung đổi mới theo đề xuất của luận văn này, bao gồm:
Chúng tôi tổ chức kiến tập giờ ghép đàn của thày Kiều Minh Quân- Lớp thanh nhạc chuyên ngành với sự tham gia của các em SV nhóm 1 K11, năm thứ 3 lớp SPAN
Kiến tập và thực hành của SVSP trong giờ học thanh nhạc với sự hỗ trợ của GV đệm Ngọc Anh- Lớp thanh nhạc sư phạm. Áp dụng cho SV năm 3 học phần VI.
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy thực nghiệm cũng như tổ chức các buổi kiến tập, thực tập tại chỗ cho các em sinh viên năm 2, năm 3 khoa sư phạm âm nhạc, trường Cao đẳng nghệ thuật Hà nội, chúng tôi có những nhận định sau: Đa phần các em đều có những bước tiến nhất định trong ý thức học, kỹ thuật đệm và phương pháp soạn đệm. Quan sát và đánh giá các em qua các bài kiểm tra trên lớp và sau đó, chúng tôi nhận thấy:
Đối với các giờ kiến tập và thực tập, với sự dẫn dắt của tôi và sự hỗ trợ của GV đệm, các em đã nhiệt tình tham gia và tích cực, chủ động luyện tập. Đây cũng là một hình thức rất khả thi để tăng giờ luyện tập, thực hành môn đệm mà không cần phải tăng thời lượng của môn học, vượt khung chương trình.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Qua phân tích thực trạng, đánh giá tình hình dạy đệm và soạn đệm tại khoa Sư phạm, trường Cao đẳng nghệ thuật Hà nội, chúng tôi đã trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả giảng dạy cho phần học này, những giải pháp có nội dung chính sau: Phân bổ lại thời lượng dạy đệm trong tín chỉ Nhạc cụ: Đổi mới phương pháp giảng dạy phần đệm: Giải pháp học đi đôi với hành Phương pháp nâng cao kỹ thuật đệm Phương pháp nâng cao kỹ năng soạn đệm Hướng dẫn cách đặt hợp âm và phương pháp chuyển giọng Soạn đệm với các ca khúc dân ca, chất liệu dân ca Sử dụng công nghệ thông tin vào bài Phương pháp kiểm tra, đánh giá Những giải pháp chúng tôi trình bày trên đây là sự cụ thể hóa việc đổi mới nội dung và phương pháp học đệm, soạn đệm ĐPĐT cho SV sư phạm âm nhạc tại trường, khắc phục được những tồn tại trong thực trạng hiện nay trong quy trình đào tạo chuyên ngành sư phạm âm nhạc hiện nay. Các giải pháp có tính khả thi, đã được chúng tôi thực nghiệm giảng dạy tại trường với kết quả bước đầu rất khả quan. Chúng tôi mong sẽ đóng góp nghiên cứu của mình vào công tác đào tạo SV sư phạm, những người sẽ làm thày, cô giáo dạy nhạc cho trẻ em, chăm sóc những mầm non, nuôi dưỡng tâm hồn những công dân tương lai. Rất cần ở các em kiến thức vững vàng, kỹ năng thuần thục để hoàn thành tốt vai trò của mình trong xã hội.
KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ Để những giải pháp mà luận văn đề ra thực sự khả thi và đem lại kết quả khả quan trong chương trình dạy đệm ĐPĐT tại khoa sư phạm, trường Cao đẳng nghệ thuật Hà nội, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị, đề xuất sau:
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét