SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2024

biên pháp dạy học hát kết hợp nhạc cụ the hiện tiết tấu cho học sinh lớp 3

 



BIỆN PHÁP DẠY HỌC HÁT KẾT HỢP NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU CHO HỌC SINH LỚP 3

 03 Tháng Giêng 2024

 Nguyễn Thị Phương Thảo

Học viên K16 – LL&PPDH Âm nhạc

Dạy học hát kết hợp với nhạc cụ gõ đệm (thể hiện tiết tấu) là nội dung không mới khi ở chương trình môn học âm nhạc ban hành năm 2006 đã được triển khai. Song với việc đổi mới dạy học theo quan điểm phát triển phẩm chất và năng lực, thì yêu cầu về dạy học nhạc cụ thể hiện tiết tấu cần được quan tâm nghiên cứu để có những đề xuất trong việc vận dụng các phương pháp, biện pháp dưới góc tiếp cận vừa là một nội dung, vừa là hình thức dạy học âm nhạc sao cho  phù hợp với mặt bằng đối tượng học sinh ở các nhà trường, địa phương khác nhau trên cả nước. Có như vậy mới đáp ứng được các yêu cầu cần đạt và nhiệm vụ giáo dục của môn học âm nhạc.  

Yêu cầu của dạy học hát kết hợp nhạc cụ thể hiện tiết tấu là gì? Đây là nội dung chiếm thời lượng 20% của môn học âm nhạc do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2018. Nhạc cụ thể hiện tiết tấu là một mạch nội dung có sự kết nối chặt chẽ với nội dung hát và cũng có sự kết hợp với nội dung  đọc nhạc,nghe nhạc và thường thức âm nhạc. Với yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, sau khi học nội dung này, HS phải biết được cách sử dụng nhạc cụ, cách tạo ra âm thanh, biết gõ đệm theo các âm hình tiết tấu đơn giản đệm cho các bài hát đã học hoặc gõ theo nhịp, phách hay âm hình tiết tấu đơn giản khi nghe các bài hát, các trích đoạn tác phẩm âm nhạc trong mạch thường thức âm nhạc.

       Thực tế,  trong quá trình dạy học âm nhạc nói chung và dạy nhạc cụ thể hiện tiết tấu nói riêng, việc triển khai các PPDH truyền thống và đặc thù đã và vẫn đang  được các GV thực hiện và cũng có ít nhiều các kinh nghiệm. Trong phạm vi của bài báo, tác giả xin được trao đổi về biện pháp dạy học hát kết hợp với nhạc cụ thể hiện tiết tấu cho học sinh lớp 3 qua việc triển khai các PPDH hiện đại, PPDH tích cực trong xu thế cập nhật với các nền giáo dục tiên tiến ở khu vực và thế giới. Qua đó sẽ rèn luyện và phát huy được tính tích cực của HS trong khám phá, luyện tập và thực hành các kĩ năng gõ đệm cho các bài hát, phát triển cảm giác về nhịp điệu và khả năng phản xạ với tiết tấu trong âm nhạc. Để đáp ứng yêu cầu dạy và học theo CT mới,  GV cần linh hoạt, sáng tạo khi triển khai một số phương pháp sau:

1. Một số phương pháp dạy học tích cực

      Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

        Khi triển khai dạy học giải quyết vấn đề ở môn học âm nhạc, nhất là việc dạy hát kết hợp nhạc cụ thể hiện tiết tấu chủ yếu mang tính thực hành, vậy nên câu hỏi đặt ra là: Cần khai thác và phát huy dạy học giải quyết vấn đề  như thế nào để vừa đảm bảo tôn trọng tính đặc thù của môn học, đồng thời cũng phù hợp với khả năng của HS và đáp ứng yêu cầu của môn học.

     Triển khai làm việc nhóm kết hợp với hoạt động góc 

        Tùy theo điều kiện phong học và thiết bị, GV có thể tổ chức cho HS có thể phát huy được năng lực cá nhân hoặc nhóm năng lực HS theo những cách khác nhau trong các hoạt động góc. Trong giờ học, chia các nhóm HS thành các góc với cách bố trí và nhiệm vụ khác nhau tùy theo sở thích về phong cách học tập của HS; hoặc GV cũng có thể kết hợp với kĩ thuật phòng tranh để các nhóm thảo luận, luyện tập và báo cáo sản phẩm của nhóm mình. Chẳng hạn như: nhóm có nhiệm vụ hát, nhóm có nhiệm vụ vận động, nhóm có nhiệm vụ viết, nhóm sẽ thực hiện hoạt động gõ đệm bằng các nhạc cụ thể hiện tiết tấu qua việc suy nghĩ và luyện tập theo nội dung các câu lệnh, hình ảnh trong sách .Các nhóm sẽ hoạt động dưới sự hướng dẫn và giám sát của GV.

   Giao nhiệm vụ cho các dự án nhỏ 

         Giao nhiệm vụ cho các dự án nhỏ trong dạy học hát kết hợp nhạc cụ thể hiện tiết tấu là phương pháp trong đó HS giải quyết một nhiệm vụ học tập phức tạp trên cơ sở kết hợp giữa thể hiện và gõ đệm cho bài hát. Phương pháp này triển khai ở cuối chủ đề hoặc giai đoạn của năm học. Chẳng hạn như ở thời điểm mùa xuân và Tết nguyên đán, GV có thể giao nhiệm cho HS ngay từ tiết đầu của chủ đề để HS tìm và thể hiện những bài hát, câu thơ về mùa xuân, kết nối thành một tiết mục hay chương trình biểu diễn nhỏ và sẽ biểu diễn vào tiết cuối của chủ đề hay chương trình văn nghệ chào năm mới. Dạy học qua dự án học tập sẽ phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm, kĩ năng hợp tác. Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, phát triển khả năng sáng tạo âm nhạc của các em, phát triển được cả phẩm chất và năng lực người học.

     Phương pháp trò chơi 

         Có thể thấy, trò chơi là một hình thức, vừa là một PP được sử dụng nhiều trong dạy học các môn học, dạy học âm nhạc và được áp dụng trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong dạy học âm nhạc, nhất là việc dạy học phát triển năng lực cảm thụ và thể hiện âm nhạc, GV tổ chức các trò chơi thúc đẩy sự tích cực của HS rất hiệu quả bởi nó tạo nên sự hứng thú, những cảm xúc tích cực, sự hào hứng khi cùng tham gia và hoàn thành các nhiệm vụ, yêu cầu trong khi chơi giúp HS vừa giải tỏa tinh thần vừa nắm bắt bài học nhanh hơn.

  Dạy học đa phương tiện 

         Ở góc độ cụ thể, DH đa phương tiện là việc khai thác và sử dụng các thiết bị, phương tiện...hỗ trợ GV trong dạy học (Power Point, các file mp3, mp4- học liệu điện tử, các tệp âm thanh, các phần mềm chuyên ngành hỗ trợ cho GV trong thiết kế các Kế hoạch bài học…để tạo các hiệu ứng thu hút học sinh hào hứng tham gia hoạt động học tập mà giáo viên là người thiết kế và thực hiện các thao tác trong quá trình dạy học, kết hợp với những phần thể hiện mẫu trực tiếp của mình. Khi cần chia câu cho HS bằng phần mềm chép nhạc MuseScore, Sibelius... GV có chia từng câu để HS dễ quan sát. Khi kết hợp âm thanh trong phần lời ca GV cắt nhạc bằng phần mềm Camtasia, MP3 Key Shifter, Powerpoint... để hỗ trợ tích cực cho HS với những chỗ khó hơn về giai điệu, về tiết tấu trong bài hát.

2. Dạy học hát kết hợp nhạc cụ thể hiện tiết tấu 

      Qui trình các bước dạy học hát kết hợp nhạc cụ thể hiện tiết tấu 

     Qua tìm hiểu ở các bộ sách giáo khoa mới, trong đó có SGK Kết nối tri thức với cuộc sống cho thấy: các nội dung phần nhạc cụ thể hiện tiết tấu được biên soạn rất cụ thể, thống nhất cấu trúc câu lệnh hoạt động xuyên suốt ở hệ thống bài học, điều đó đã giúp GV và HS dễ dàng trong dạy và học. Vậy nên GV và HS chỉ cần quan sát và thực hiện theo tiến trình các lệnh hoạt động trong quá trình dạy- học nhạc cụ thể hiện tiết tấu. Tuy nhiên, với đặc thù của HS ở các địa phương vùng miền khác nhau, GV cần linh hoạt và điều chỉnh về mức độ yêu cầu, nội dung và phương pháp cho phù hợp với đối tượng. Ví dụ phần thiết kế nội dung nhạc cụ thể hiện tiết tấu ở chủ đề 6 của SGK âm nhạc bộ KNTTVCS. Ví dụ: trích chủ đề 6 – SGK âm nhạc 3 - bộ KNTTVCS dã thể hiện rõ mức độ cơ bản và phân hóa:

      Thể hiện nhạc cụ trai- en - gô, song loan bằng cách tạo ra âm ngân vang, âm ngắt theo hình tiết tấu.                                 

Ví dụ: Sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát Đẹp mãi tuổi thơ

                                                                                     

          

Các bước tổ chức:

          - Khám phá âm sắc của các nhạc cụ

          -  Hướng dẫn HS thực hành nhạc cụ để tạo ra âm thanh.

          - Tổ chức luyện tập các kĩ năng gõ đệm theo các âm hình tiết tấu

          - Vận dụng gõ đệm vào bài hát ( GV có thể khuyến khích HS đưa ra các hình tiết tấu mới).

3. Sử dụng nhạc cụ thể hiện tiết tấu theo thể loại các bài hát trong sách giáo khoa âm nhạc lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

- Với bài hát có tính chất nhanh, vui, GV nên sử dụng các nhạc cụ có âm thanh rõ ràng, âm lượng dày, ví dụ như: Múa Lân, Đẹp mãi tuổi thơ...

- Với bài hát có tính chất vừa phải nhịp nhàng, GV có thể sử dụng hầu hết các nhạc cụ thể hiện tiết tấu đều phù hợp cho HS gõ đệm hoặc kết hợp với nhạc cụ tự tạo như:

- Với bài theo phong cách âm nhạc dân tộc, GV có thể cho HS sử dụng các nhạc cụ như thanh phách, trống nhỏ, mõ, song loan… hoặc các nhạc cụ tự tạo, chẳng hạn như bài Đón xuân về.

-  Với bài theo phong cách âm nhạc phương Tây GV có thể cho HS sử dụng các nhạc cụ như: trống nhỏ, castanhet, tambourino, triangle, maracas, ví dụ như bài: Con chim non ( dân ca Pháp).                                                          

-  Triển khai dạy học hát kết hợp gõ đệm

          Xác định ca từ ứng với từng động tác gõ đệm và đánh dấu (x) vào các ca từ gõ đệm tương ứng.

         Nghe hát gõ đệm, chú ý đều tốc độ giữa nhóm hát và nhóm gõ.

         Vừa hát vừa gõ đệm GV lưu ý sửa sai và nhắc nhờ HS gõ chính xác, với âm lượng vừa phải, lưu ý các phách mạnh sẽ gõ to hơn. Nếu cần thiết, GV phải chia thành các nhịp hoặc tiết nhạc trong câu để HS tập gõ cho đúng, sau đó mới ghép vào bài. Dạy nhạc cụ thể hiện tiết tấu diễn ra trong một tiến trình đòi hỏi sự tương tác tích cực ở cả phía GV và HS mới đáp ứng được yêu cầu cần đạt ở mức độ cơ bản hay phân hóa theo yêu cầu cần đạt của CT môn học

         Qua những nội dung trình bày ở trên cho thấy: việc đổi mới các PPDH, trong đó có dạy học hát và kết hợp nhạc cụ thể hiện tiết tấu cho HS lớp 3 là vô cùng cấp thiết. Xuất phát từ đặc thù của môn học nói chung, nội dung dạy học nhạc cụ thể hiện tiết tấu nói riêng, trong quá trình triển khai dạy học đại trà cho HS lớp 3 trên phạm vi cả nước, các GV âm nhạc cần  phải linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng và kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, biện pháp trong tiến trình của bài học theo chủ đề. Cùng đó là việc thiết kế các kịch bản dạy học đa dạng và sinh động, tạo cơ hội tối đa cho HS khi tham vào các hoạt động khám phá - trải nghiệm - luyện tập thực hành - biểu diễn trên cơ sở tôn trọng sự khác biệt và năng lực cảm thụ khác nhau của mỗi HS trong các hoạt động cá nhân, nhóm hay tập thể. Có như vậy mới giúp cho HS ngày càng tự tin và phát huy được các năng lực âm nhạc. Nhất là với các HS có năng lực nhạc cụ thể hiện tiết tấu và các HS khác cũng luôn tích cực tham gia vào các giờ học với nhiều niềm vui trong một ngôi trường hạnh phúc. 

  

                                                   TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên), Đỗ Hương Trà (2021), Dạy và học tích cực - Một 

    số phương pháp và kỹ thuật dạy học, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

2. Cao Hồng Phương (2019), Đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc  trong nhà   

    trường  phổ thông,  Nxb Tạp chí Khoa học và Công nghệ trường ĐH Hùng Vương.

3. Bộ Giáo dục và

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates