SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2024

'Xóa sổ' cao đẳng sư phạm là lãng phí hay cơ hội?


3

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đã có phản hồi về ý kiến "việc dừng đào tạo sư phạm mầm non trình độ cao đẳng là lãng phí".

Tọa đàm lấy ý kiến góp ý dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, sáng 30-11 - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Tọa đàm lấy ý kiến góp ý dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, sáng 30-11 - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Ngày 30-11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tọa đàm lấy ý kiến góp ý dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Năm 2030, không còn đào tạo giáo viên tại các trường cao đẳng sư phạm 

PGS Nguyễn Anh Dũng, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, cho biết theo dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2030, toàn quốc có khoảng 250 cơ sở giáo dục đại học.

Trong đó có khoảng 100 cơ sở giáo dục đại học đầu mối khác trực thuộc các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương và ít nhất 70 cơ sở giáo dục đại học tư thục, bao gồm cả các cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong khoảng 30 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia, sẽ có 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và 18 - 20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia.

Về phương án phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ sắp xếp, tổ chức lại các trường cao đẳng sư phạm theo các phương án sáp nhập vào một trường đại học sư phạm hoặc một cơ sở giáo dục đại học có đào tạo giáo viên trong vùng, hoặc sáp nhập vào một cơ sở giáo dục đại học tại địa phương.

Như vậy đến năm 2030, không còn đào tạo giáo viên tại các trường cao đẳng sư phạm và các trường cao đẳng đa ngành.

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy hiện nay, Việt Nam có 103 cơ sở đào tạo giáo viên, trong đó có 15 trường đại học sư phạm, 50 trường đại học đa ngành, trường đại học đặc thù có đào tạo giáo viên, 20 trường cao đẳng sư phạm, 18 trường cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tới năm 2030, toàn quốc có khoảng 50 cơ sở giáo dục đại học tham gia đào tạo giáo viên các trình độ. Trong đó, 11 cơ sở giáo dục đại học giữ vai trò hạt nhân và nòng cốt của mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên trong từng vùng và khu vực, tập trung nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo chất lượng cao, trình độ cao với khoảng 50% tổng quy mô đào tạo giáo viên toàn quốc.

Đào tạo sư phạm mầm non trình độ đại học là lãng phí?

Bà Nguyễn Thị Thanh - phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương (Hà Nội) - cho biết hiện cả nước có 3 trường cao đẳng trực thuộc bộ là Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương, Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang, Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM. Khoảng 60 năm qua, mỗi trường đào tạo hơn 30.000 giáo viên mầm non cho cả nước.

Bà Thanh cho rằng cần phải xem xét lại việc các trường cao đẳng sư phạm sẽ không còn đào tạo giáo viên đến năm 2030.

"Hiện nay nguồn giáo viên mầm non đang thiếu hơn 51.000 giáo viên, nếu đào tạo giáo viên mầm non ở trình độ đại học sẽ càng gây lãng phí và càng gây thiếu hụt trầm trọng giáo viên mầm non.

Về việc sắp xếp, tổ chức lại các trường cao đẳng sư phạm, tôi đề xuất ba trường cao đẳng sư phạm Trung ương Hà Nội, Nha Trang và TP.HCM được sáp nhập thành một cơ sở giáo dục đại học để đào tạo nguồn giáo viên mầm non cho cả nước trong thời gian tới", bà Thanh đề xuất.

Ông Hoàng Minh Sơn - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Ông Hoàng Minh Sơn - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn khẳng định việc quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên là để tăng cường năng lực, tăng chất lượng đào tạo giáo viên, đáp ứng yêu cầu của các địa phương.

Theo ông Sơn, hiện các trường cao đẳng sư phạm đang rất thiệt thòi vì chỉ còn duy nhất ngành đào tạo là sư phạm mầm non trình độ cao đẳng. Do đó cơ hội phát triển rất khó. Việc trường cao đẳng sư phạm mở thêm một ngành khác hay sáp nhập thành một trường cao đẳng nghề đa ngành thì lại gây khó khăn trong quản lý.

"Dự thảo ưu tiên các trường cao đẳng sư phạm sáp nhập với một trường đại học có đào tạo giáo viên là tốt nhất, hoặc sáp nhập trở thành một đơn vị đào tạo trong một trường đại học tại địa phương.

Đây là phương án phát triển tốt nhất để đội ngũ giáo viên phát huy được năng lực. Khi đó không chỉ đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng mà cả trình độ đại học và giáo viên các ngành khác. Đây chính là cơ hội để phát triển, không phải hạn chế", ông Sơn khẳng định

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates