Các hình thức huy động vốn phổ biến cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức huy động vốn khác nhau để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu 9 hình thức huy động vốn phổ biến mà doanh nghiệp có thể áp dụng.
1. Huy động vốn góp ban đầu
Huy động vốn đóng góp ban đầu là hình thức vốn được hình thành do các chủ sở hữu của doanh nghiệp đóng góp khi mới thành lập. Tính chất và cách thức tạo vốn của doanh nghiệp được quyết định bởi mô hình sở hữu doanh nghiệp, cụ thể:
- Doanh nghiệp nhà nước: Vốn ban đầu là vốn đầu tư của Nhà nước.
- Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp cần phải có đủ vốn tối thiểu theo pháp luật quy định để có thể tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần: Vốn ban đầu sẽ do các cổ đông đóng góp, số vốn này là yếu tố quyết định công ty có được thành lập hay không. Mỗi cổ đông sẽ đóng vai trò là một chủ sở hữu doanh nghiệp, có trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản tương đương với trị giá cổ phần nắm giữ.
2. Huy động vốn từ lợi nhuận không chia
Huy động vốn từ lợi nhuận không chia là một trong các hình thức huy động vốn phổ biến nhất. Nguồn vốn từ khoản tích lũy lợi nhuận không chia thường sẽ được sử dụng để tái đầu tư, cụ thể:
- Doanh nghiệp Nhà nước: Việc tái đầu tư không chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà còn dựa trên chính sách tái đầu tư của Nhà nước.
- Công ty cổ phần: Khi công ty cổ phần sử dụng phương thức huy động vốn từ lợi nhuận không chia có nghĩa là công ty không dùng toàn bộ lợi nhuận để chia lãi theo cổ phần mà giữ lại một khoản để làm tăng vốn cổ phần cho hoạt động tái đầu tư. Các cổ đông sẽ không nhận tiền lãi cổ phần nhưng bù lại có thể sở hữu số vốn tăng lên đó.
Thông thường, lượng vốn từ hình thức huy động vốn ban đầu và vốn lợi nhuận không chia không đủ cho việc tái đầu tư nên công ty thường sử dụng thêm các hình thức huy động vốn như đi vay, phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
3. Vay tiền từ cá nhân và tổ chức
Trong các hình thức huy động vốn, việc vay tiền từ các mối quan hệ cá nhân, tổ chức thường được doanh nghiệp lựa chọn bởi tính nhanh gọn và không giới hạn lượng vốn vay. Mối quan hệ vay vốn này thường được thực hiện trên cơ sở luật dân sự, mối quan hệ quen biết, tin tưởng, thân tình giữa các cá nhân và tổ chức. Điều kiện rất đơn giản, chỉ cần có hợp đồng vay tài sản là doanh nghiệp có thể vay vốn từ cá nhân hoặc tổ chức khác.
Hình thức huy động vốn này thường thấy nhiều ở công ty mẹ và công ty con ở các tập đoàn. Đây được xem là hoạt động vay theo quy định về tài sản dân sự, không nhằm mục đích kinh doanh và các doanh nghiệp thường không thực hiện thường xuyên. Hoạt động vay vốn này cần được phân biệt rõ ràng với hình thức cấp tín dụng, hoạt động cho vay chuyên nghiệp từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
4. Gọi vốn bằng tín dụng thương mại
Phương thức huy động vốn từ các tổ chức tín dụng thương mại được định nghĩa là mối quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp kinh doanh với nhau dưới hình thức là mua bán nợ hàng hóa. Hình thức tín dụng thương mại có 3 loại phổ biến như sau:
- Tín dụng thương mại cho doanh nghiệp nhập khẩu: Là loại tín dụng do công ty xuất khẩu cung cấp cho công ty nhập khẩu để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
- Tín dụng thương mại cho doanh nghiệp xuất khẩu: Là loại tín dụng do công ty nhập khẩu cung cấp cho công ty xuất khẩu để đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu hàng hóa.
- Tín dụng môi giới cấp cho các bên nhập khẩu và xuất khẩu: Là loại hình mà các ngân hàng thương nghiệp lớn sẽ thường cấp tín dụng cho đơn vị môi giới thay vì cấp trực tiếp cho công ty xuất nhập khẩu.
Sự tồn tại của phương thức huy động vốn này cho phép doanh nghiệp chủ động tìm kiếm và khai thác các nguồn vốn nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn từ hoạt động tín dụng thương mại không chỉ có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế.
5. Gọi vốn bằng tín dụng ngân hàng
Hình thức huy động vốn từ tín dụng ngân hàng được xem là giải pháp tối ưu giúp đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể huy động vốn dưới hình thức cho vay thế chấp tài sản hoặc vay tín chấp. Khi đó, doanh nghiệp sẽ cần hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng khi đến kỳ hạn thanh toán theo các điều khoản quy định. Tín dụng ngân hàng được thể hiện dưới các hình thức bao gồm cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay đầu tư dài hạn, thỏa thuận tín dụng tuần hoàn hợp đồng tín dụng từng lần,...
Trên thực tế, việc gọi vốn từ quỹ đầu tư là một phương án đáng cân nhắc. Hoạt động góp vốn được dựa trên các điều kiện và điều khoản của quỹ mà doanh nghiệp được chấp nhận.
9. Những rủi ro có thể gặp từ các hình thức huy động vốn
Hầu hết các doanh nghiệp đều phải sử dụng các hình thức huy động vốn từ bên ngoài, nhưng những phương thức này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro sau:
- Nếu doanh nghiệp không tuân thủ các quy định, điều này có thể để lại các hậu quả hoặc tổn thất nặng nề liên quan đến pháp lý.
- Nếu doanh nghiệp phụ thuộc vào một nguồn cấp vốn duy nhất, trường hợp nguồn vốn này không còn duy trì được nữa có thể gây khó khăn hoặc thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của doanh nghiệp do thiếu vốn.
- Tranh chấp có liên quan đến thỏa thuận vay vốn, mua cổ phần là có thể xảy ra do phát sinh từ các thỏa thuận giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư nếu hai bên không chuẩn bị kỹ lưỡng.
- Khi vay vốn, doanh nghiệp phải đối mặt với biến động lãi suất. Lãi suất tăng đột ngột sẽ làm tăng chi phí vay vốn và có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Sự đa dạng của các hình thức huy động vốn giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc chuẩn bị nguồn tiền cho các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để có thể giảm thiểu các rủi ro có thể gặp trong quá trình huy động, doanh nghiệp nên nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn tài chính và pháp lý. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website của 1C Việt Nam để cập nhật những thông tin hữu ích về quản trị doanh nghiệp nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét