SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2023

Một số biện pháp tạo hứng thú và rèn kỹ năng ca hát cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi

 

1. Lời giới thiệu

    Theo nhiều nghiên cứu Âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần đối với trẻ thơ, giai điệu trầm bổng sự phong phú của âm hình tiết tấu, phong cách đa dạng của các thể loại âm nhạc sẽ đưa trẻ vào thế giới cái đẹp một cách hấp dẫn và lý thú, âm nhạc chính là phương tiện để giúp trẻ phát triển cảm xúc, phát triển tình cảm trí tuệ, mở rộng nhận thức, phát triển óc tưởng tượng, phát triển ngôn ngữ, bồi dưỡng khả năng thẩm mỹ…

    Và đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất, vì thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác.

    Âm nhạc kết hợp được với các môn học khác làm cho giờ học của trẻ nhẹ nhàng bớt căng thẳng hơn. Chính vì lẽ đó mà giáo dục âm nhạc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với trẻ mầm non. 

     Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động theo nhạc,nghe nhạc, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi, giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản.

     Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm  tư tình cảm của con người và nó gấn gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích. Trong trường mầm non ca hát là 1 hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung. Mặt khác kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, vì âm vực tiết tấu, vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó trẻ hát chưa có tính nghệ thuật. Hơn thế nữa còn nhiều trẻ chưa thực sự hứng thú với giờ học âm nhạc. Vậy làm thế nào để trẻ hát hay, hát chính xác một tác phẩm âm nhạc và giúp trẻ có niềm hứng thú say mê với môn giáo dục âm nhạc ở trường mầm non là điều tôi không ngừng suy nghĩ trong quá trình giảng dạy và tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp tạo hứng thú và rèn kỹ năng ca hát cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi”.

2. Tên sáng kiến

“ Một số biện pháp tạo hứng thú và rèn kỹ năng ca hát cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trường Mầm non

3. Tác giả sáng kiến

- Họ và tên: Nguyễn Thị Hướng

- Địa chỉ : Trường Mầm non Thanh Minh – TP Vĩnh Yên

- Số điện thoại: 0335.818.088 :      Email: zethuong128@gmail.com

4. Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hướng

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

5.1.  Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến.

Lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động rèn kỹ năng ca hát cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường Mầm non Thanh Minh, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 

5.2. Vấn đề mà sáng kiến giải quyết.

Vấn đề cần giải quyết trong sáng kiến: Đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân mặt mạnh, mặt yếu. Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng để tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất và phù hợp để nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu

- Sáng kiến được áp dụng từ đầu từ tháng 9 năm 2021

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

7.1. Nội dung của sáng kiến

7.1.1Cơ sở lý luận

7.1.2. Cơ sở thực tiễn

Trường Mầm non Thanh Minh TP Vĩnh Yên luôn nhận được sự quan tâm của sở giáo dục, phòng giáo dục và địa phương đã tạo điều kiện tốt về trang thiết bị, cơ sở vật chất để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có đội ngũ giáo viên trẻ, yêu nghề, mến trẻ, đoàn kết, luôn sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ nhau về mọi mặtTỷ lệ trẻ đến trường cao hơn so với các năm học trước. Các bậc phụ huynh luôn quan tâm và mong muốn con em mình có được các kỹ năng sống để giúp con có thể tự lập trong cuộc sống hàng ngày.

Trong những năm gần đây, nhà trường luôn luôn quan tâm đến chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, hàng tháng ban giám hiệu nhà trường đều lên kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non cụ thể, chi tiết, đầy đủ đảm bảo việc dạy của giáo viên và việc học của trẻ. Ngoài ra, nhà trường đặc biệt chú trọng đến các chuyên đề trọng tâm, trong đó có chuyên đề “Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non” và chuyên đề “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và một số chuyên đề giáo dục khác. Mặt khác, nhà trường luôn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được tham dự đầy đủ các buổi chuyên đề cụm, chuyên đề huyện, chuyên đề của trường, dự giờ đồng nghiệp giúp cho tôi cũng như các bạn đồng nghiệp được học tập, chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau.

7.1.3. Thực trạng về tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non

* Thuận lợi

     - Được ban giám hiệu nhà trường bồi dưỡng môn giáo dục âm nhạc và bản thân được dự nhiều lớp tập huấn kiến tập chuyên đề của trường, PGD và Sở GD có ghi chép đầy đủ, được nhà trường đầu tư mua sắm đầy đủ trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc tương đối đầy đủ.

     - Phòng học rộng rãi thoáng mát có đủ ánh sáng  và đầy đủ điều kiện để hoạt động: có đàn oocgan, tivi, đầu đĩa, các loại băng đĩa nhạc, trang phục biểu diễn…để phục vụ cho việc học của cô và trẻ.

     - Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con và ủng hộ kế hoạch dạy của lớp.

     - Trẻ ở cùng 1 độ tuổi 5- 6 tuổi và đều là con em ở miền nông thôn nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều nên có nhiều thuận lợi.

     - Đa số các giáo viên trong trường trẻ khỏe nhiệt tình có lòng yêu nghề mến trẻ.

     - Bản thân tôi có nhiều cố gắng trong quá trình tự học hỏi, tự rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ, biết sử dung đàn oócgan và có năng khiếu âm nhạc.

     * Khó khăn.

     * Về phía trẻ.

     - Các cháu tuy ở cùng 1 độ tuổi nhưng trình độ nhận thức không đồng đềuTrẻ chưa hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động ca hát.

     - Trẻ hát chưa đúng giai điệu, hát không rõ lời hoặc hát sai lời.

    - Trẻ chưa tạo được âm thanh hợp lý khi hát hát nhỏ hoặc la hét. 

     - Khi hát trẻ chưa hoà quyện giọng hát của mình vào giọng hát của tập thể. Thiếu tự tin khi được cô giáo mời hát.

     * Qua thực trạng trên tôi đã tiến hành điều tra khảo sát trẻ đầu năm cho thấy:

 

Trẻ hứng thú

20

57%

Tổng số trẻ 35

Thể hiện NT khi biểu diễn

12

34%

 

Thể hiện tốt kỹ năng ca hát

7

20%

     * Về phụ huynh: Đa số phụ huynh đi  làm ăn xa và còn 1 số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con em mình làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.

     * Về giáo viên: Tuy giáo viên có nhiều cố gắng  trong quá trình công tác và có đầy đủ khả năng năng lực, trình độ chuyên môn nhưng vì điều kiện trẻ ở địa phương và sự thiếu quan tâm của phụ huynh đã làm ảnh hưởng không ít đến quá trình giảng dạy.

     - Một số giáo viên chưa gây được hứng thú với trẻ đến với các tác phẩm âm nhạc. Chưa chú ý đến rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, dạy trẻ theo kiểu thuộc lòng .

     - Giáo viên chưa thực sự đầu tư về nghệ thuật và kỹ năng ca hát, đa số giáo viên chưa chịu khó sưu tầm các bài hát hay, mới để đưa vào dạy trẻ, còn phụ thuộc vào chương trình chung, các tác phẩm giới thiệu đến trẻ còn nghèo nàn và đơn điệu nên chưa gây được hứng thú với trẻ. Để khắc phục giải quyết thực trạng trên tôi đã đưa ra 1 số biện pháp khắc phục như sau:

7.2. Các biện pháp

          7.2.1. Các nội dung rèn kỹ năng ca hát cho trẻ:

          *  Tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.

     *Thái độ của cô giáo: Luôn có tinh thần học hỏi đồng nghiệp, bạn bè, tự tìm tòi sách báo để nghiên cứu về phương pháp giảng dạy bộ môn theo chương trình đổi mới và cách thu hút tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học. Và tôi nhận thấy cô giáo không nhất thiết phải có năng khiếu về ca hát mới dạy tốt mà đức tính quan trọng nhất của cô giáo là phải có một thái độ tích cực, công nhận và trân trọng các biểu hiện của trẻ.

    Cô giáo phải biết động viên khen ngợi trẻ kịp thời, giúp trẻ tự tin và tin tưởng rằng mình đã làm được một điều gì đấy. Khi trẻ đã nhận ra rằng cô giáo tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện cá nhân của chính mình thì trẻ sẽ cảm thấy say sưa hứng thú với giờ học và trong nhiều giờ hoạt động khác.

    *Chuẩn bị của cô giáo cho giờ hoạt động Giáo dục âm nhạc: Cô giáo xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểm của lớp mình, trước khi bắt đầu một hoạt động Giáo dục âm nhạc nào giáo viên nên vạch sẵn một loạt các hoạt động cân bằng giữa động và tĩnh, thực hiện soạn giáo án điện tử trước khi dạy 2 ngày.      

 Để thực hiện tốt các hoạt động Giáo dục âm nhạc cô giáo phải lập kế hoạch và tập luyện nghiêm túc lưu loát về câu cú, cô tập hát đúng nhạc, đúng lời bài hát, tập múa các động tác múa minh họa, làm mẫu cho trẻ phải chính xác, nhuần nhuyễn để khi tiến hành hoạt động không bị lúng túng, mất bình tĩnh mà phải tự tin như đứng trước khán giả.

    Trước khi tổ chức hoạt động tôi phải tập đàn, thâu nhạc bài hát vào đàn để dạy trẻ. Chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng và tự làm một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giờ học.

    Đồ dùng đồ chơi đã có song chưa đáp ứng được yêu cầu của giờ học vì vậy tôi đã tự làm được một số đồ chơi mới để giúp trẻ học tập tốt hơn.

    VD: Tôi đã làm thêm 1 số mũ múa phù hợp với chủ đề như: Mũ chim, mũ thỏ, mũ mèo, mũ hoa…làm đàn ghi ta, đàn đáy…bằng băng đĩa hỏng và bóng nhựa…

    Trống cơm bằng lõi chỉ…, làm phách tre cho trẻ gõ đệm và trang trí đa dạng màu sắc để thu hút sự chú ý của trẻ. Tạo môi trường học tập thân thiện, rèn luyện kỹ năng, kích thích sự sáng tạo của trẻ. Cô bố trí sắp xếp đồ dùng, đội hình để tạo môi trường học tập thân thiện và thoải mái cho trẻ.

    Khi thực hiện các giờ hoạt động trọng tâm là dạy múa thì nên tổ chức cho trẻ ở phòng âm nhạc để trẻ có thể tự mình soi gương và chỉnh sửa các động tác sẽ kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.

  Cô chú ý sửa sai lỗi phát âm cho trẻ để trẻ có thể rèn luyện. Cô thường xuyên rèn nề nếp cho trẻ để trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, dấu hiệu, biết chia nhóm, tạo nhóm rèn sự nhanh nhẹn, linh hoạt, tự tin cho trẻ.

  Cô động viên khích lệ kịp thời sẽ kích thích tạo sự hưng phấn tích cực ở các hoạt động tiếp theo, tránh những lời nhận xét chê bai quá mức gây cho trẻ sự tự ti xấu hổ trước bạn bè.

Rèn cho trẻ một số động tác múa như: Hái đào nhún ký chân, nhảy chân sáo…kết hợp nhịp nhàng theo lời bài hát. Khuyến khích trẻ tự sáng tạo động tác múa minh họa phù hợp với lời và giai điệu bài hát.

* Tổ chức hoạt động một cách nhẹ nhàng, linh hoạt:  Khi vào bài cô dùng thủ thuật để thu hút sự chú ý của trẻ.

   VD: Khi dạy đề tài Chú bộ đội.

    Dạy hát bài: ‘Làm chú bộ đội” cô hóa trang đóng vai chú bộ đội và tổ chức cho trẻ tập luyện như các chú bộ đội…để gây sự tập trung chú ý và sự mới lạ đối với trẻ.

    - Vào bài cô có thể cho trẻ đọc các bài đồng dao, ca dao, vè…phù hợp với nội dung chủ đề và hoạt động trọng tâm, sau đó trò chuyện về nội dung bài đồng dao ca dao đó rồi giáo dục nhẹ nhàng và dẫn dắt trẻ vào bài dạy trọng tâm.

    - Nếu trọng tâm là tiết dạy hát thì tôi tổ chức cho trẻ hát to hát nhỏ, hát nối tiếp theo hiệu lệnh và kí hiệu của cô giáo.

    Khi mời tổ hát hoặc múa cô chú ý quan sát để sửa sai khi trẻ thực hiện chưa đúng. Khi mời nhóm, cá nhân lên hát hoặc múa cho cả lớp xem cô không được múa hát cùng trẻ mà cho trẻ thực hiện xong nếu trẻ hát hoặc múa tốt thì cô động viên cả nhóm, nếu trẻ chưa thực hiện được cô làm mẫu cho trẻ xem 1 lượt và cho trẻ hát hoặc múa lại cùng cô sau đó cô động viên trẻ.

    Cô giáo có thể linh hoạt sử dụng các hình thức tổ chức khác nhau để đạt được mục đích giáo dục cao nhất.

    Âm nhạc kết hợp ở mọi lúc mọi nơi và với các môn học khác.

    Giờ đón trẻ có thể cho trẻ nghe hát các bài: Em đi mẫu giáo sáng tác Dương Minh Viên, Trường chúng cháu là trường mầm non của Phạm tuyên, Con chim hót trên cành cây…nhằm tạo không khí vui vẻ, tạo cảm giác hân hoan khi được bố mẹ đưa đến trường đồng thời có tác dụng giáo dục trẻ qua bài hát : Lời chào buổi sáng của Nguyễn Thị Nhung…còn giúp trẻ củng cố bài học và rèn kỹ năng nghe nhạc và cảm thụ âm nhạc.

    Theo phương pháp dạy học tích cực bộ môn âm nhạc có thể lồng ghép kết hợp với tất cả các bộ môn khác giúp cho các bộ môn khác trở nên sinh động hơn, giờ học của trẻ được thư giãn, bớt căng thẳng tạo hứng thú cho các hoạt động tiếp theo. Vì thế tôi đã chọn một số bài hát có nội dung phù hợp với chủ đề và môn học để dạy trẻ.

     * Trong hoạt động làm quen với văn học

     - Dạy trẻ đọc bài thơ ‘Quà mùng 8/3” và cho trẻ hát vận động bài ‘ Quà mùng 8/3”

     - Dạy trẻ đọc bài thơ ‘ Ảnh Bác” cho trẻ múa hát bài Nhớ ơn Bác.

     - Dạy trẻ đọc bài thơ ‘ Bàn tay cô giáo” kết hợp cho trẻ múa hát bài Bàn tay cô giáo.

     - Kể truyện Tích Chu kết hợp cho trẻ múa hát bài Cháu yêu bà.

     * Trong hoạt động khám phá Môi trường xung quanh.

     - Khi dạy trẻ làm quen với động vật sống trong rừng cho trẻ hát kết hợp các bài: Chú khỉ con, đố bạn, Chú voi con…

     - Làm quen với một số loại hoa cho trẻ hát kết hợp bài: Màu hoa, ra vườn hoa em chơi, vào rừng hoa…

     *Trong hoạt động tạo hình.

          Khi dạy trẻ vẽ con gà trống cho trẻ hát kết hợp bài Con gà trống.  Với đề tài Vẽ hoa mùa xuân : Vào bài cô cho trẻ hát múa bài “Mùa xuân đến rồi” và cho trẻ kể  về các loài hoa mùa xuân…Kết thúc vận động cho trẻ hát vận động bài: Ra vườn hoa em chơi để giáo dục trẻ biết thưởng thức hoa và bảo vệ hoa.

     - Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là một biện pháp giúp củng cố kiến thức và ổn định trẻ.

     - Tôi tổ chức cho 100% trẻ của lớp được tham gia các buổi lễ hội chào mừng các ngày lễ lớn bằng một chương trình văn nghệ.

     VD: Ngày hội đến trường của bé, Bé đón tết trung thu, Lễ kỷ niệm ngày 20/11, Ngày 8/3, mừng ngày sinh nhật bác Hồ, lễ bế giảng năm học…

          Công tác tuyên truyền.

    Thường xuyên trao đổi với phụ huynh qua giờ đón trả trẻ, vận động phụ huynh ủng hộ một số vật liệu như: Lon bia, chai nhựa, hộp giấy, hộp sữa…để làm đồ dùng đồ chơi.

    Xây dựng kế hoạch 1 tuần theo chủ đề ở góc tuyên truyền để cho phụ huynh biết kế hoạch học tập của trẻ đồng thời để củng cố và rèn luyện thêm cho trẻ. Ở trường khi tổ chức các hội thi và các buổi biểu diễn văn nghệ tôi mời phụ huynh đến tham dự để trẻ thấy được niềm vui thích tự hào khi biểu diễn và thông qua đó cũng tạo được mối liên kết giữa cha mẹ và nhà trường trong việc quan tâm tạo hứng thú âm nhạc cho trẻ.

    7.2.3 Một số biện giúp trẻ 5-6 tuổ .phát triển kỹ năng ca hát 

     * Biện pháp 1: Tự rèn luyện khi hát mẫu cho trẻ nghe.

     - Để chuẩn bị dạy hát cho trẻ tôi tìm hiểu và phân tích bài hát trên cơ sở đó luyện hát diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm phù hợp với nội dung bài hát và đánh đàn hát theo nhạc.

    - Lời ca trong bài hát cần ngắn gọn dễ hiểu, nên chọn những bài hát có nội dung gắn với hiện tượng thiên nhiên xã hội gần gũi với trẻ và phù hợp với chủ đề.

     VD: Chủ đề “ Thế giới động vật” tôi lựa chọn bài hát về các con vật trẻ yêu thích như ''Bài hát của chuồn2'' Hoàng Lương; ''Con vịt bầu'' - Hoàng Long và Hoàng Lân; ''Con còng con cua'' - Lê Quốc Tháng; ''Con cào cào'' - Lê Thương; ''Con ve, con kiến'' - Y Vân...

     + Chủ đề ''Tết và mùa xuân'' tôi chọn bài ''Bé chúc xuân'' - Vũ Hoàng; ''Sắp đến tết rồi''...

     Chủ đề ''Trường mầm non'' tôi chọn các bài: ''Sáng đến trường''; ''Bé múa'' của Hoàng Tiến

     ''Chào hỏi''....

     Tôi lựa chọn các bài hát phản ánh hiện thực gần gũi với trẻ như những bài dân ca, đồng dao hoặc các bài hát vui tươi trong sáng phù hợp với trẻ.

Ví dụ cụ thể:

     + Đồng dao ''Xỉa cá mè''; ''Con gà''; ''Làng chim''...

     + Dân ca '' Lý cây khế''; ''Lý cây bông''; ''Lý kéo chài''...

     + Các bài có tính chất vui vẻ như: ''Đèn đỏ đèn xanh''; ''Bong bóng bay''; ''Chú ếch con''...

     * Biện pháp 2: Sửa sai cho trẻ

Thông thường khi tiến hành dạy ca hát cho trẻ, giáo viên hay sửa sai cho trẻ theo dự kiến của mình 1 cây máy móc mà chưa nghĩ đến kỹ năng cho trẻ. Vì vậy giáo viên sửa sai khi trẻ đã nắm được khái quát toàn bài nên chú ý sửa khi trẻ hát sai về một số lỗi sau:

     + Sai về tiết tấu, giai điệu

     + Sai về âm điệu luyến láy

     + Sai về lời ca

     + Sai về âm thanh, phong cách thể hiện.

     VD: Bài ''Con cào cào'', khi trẻ hát thường sai về tiết tấu bởi bài này có tiết tấu nhanh hơn so với các bài khác.

     Nên khi sửa sai cho trẻ tôi vừa hát vừa vỗ tay đệm theo tiết tấu nhanh để trẻ hát theo cho đúng.

     VD2: Bài ''Đi học về''

     Khi hát trẻ chưa hát luyến được tôi đã hát mẫu lại cho trẻ nghe và cho trẻ nghe trên đàn nhiều lần, sau đó cho trẻ hát lại cả câu hát.

     * Biện pháp 3: Kết hợp với phụ huynh

Thường xuyên tôi trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, cha mẹ cùng trẻ thể hiện bài hát. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết về âm nhạc của trẻ, giúp trẻ tự nhiên khi thể hiện ca khúc mình yêu thích.

Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa nhạc hay, những bài hát hay có nội dung phù hợp với trẻ ngoài chương trình để dạy trẻ hoặc ghi âm giọng hát của trẻ vài đĩa và xây dựng thư viện âm nhạc của lớp.

8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có thông tin gì.

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

           Để sáng kiến áp dụng được tốt tôi cần các điều kiện sau:

- Cơ sở vật chất: Phòng học, bàn ghế, các góc hoạt động, đồ dùng đồ chơi, máy tính, máy chiếu, đàn… 

- Môi trường trong lớp và ngoài lớp.

- Sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Học sinh các lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi và một số lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi

- Phụ huynh học sinh nhà trường.

8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có thông tin gì.

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

           Để sáng kiến áp dụng được tốt tôi cần các điều kiện sau:

- Cơ sở vật chất: Phòng học, bàn ghế, các góc hoạt động, đồ dùng đồ chơi, máy tính, máy chiếu, đàn… 

- Môi trường trong lớp và ngoài lớp.

- Sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Học sinh các lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi và một số lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi

- Phụ huynh học sinh nhà trường.

     Qua quá trình thực hiện các biện pháp tạo hứng thú và rèn kỹ năng ca hát cho trẻ  tôi đã đạt được một số kết quả bước đầu như sau:

          10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến

10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả

Số trẻ 35 trẻ)

Trước khi áp dụng biện pháp

Sau khi áp dụng biện pháp

Số trẻ

%

Số trẻ

%

Trẻ hứng thú

20

57%

33

94%

Thể hiện NT khi biểu diễn

12

34%

22

63%

Thể hiện tốt kỹ năng ca hát

7

20%

25

71%

     - Đa số trẻ hứng thú với hoạt động giáo dục âm nhạc, cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn tự tin hơn như: Vinh Đăng, Phương Thảo, Mai Trang…

     - Trẻ nhanh nhẹn linh hoạt kỹ năng hát, múa được nâng lên rõ rệt, không còn trẻ hát sai nhạc, trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, ký hiệu tốt, kích thích trẻ hứng thú với các giờ hoạt động khác.

     - Trẻ hát tự nhiên rõ lời, hát đúng cao độ, trường độ của các tác phẩm.

    - Trẻ tự tin thể hiện một tác phẩm và biểu diễn vui tươi, hồn nhiên, nhí nhảnh.

+ Các giờ hoạt động nêu gương cuối tuần, biểu diễn liên hoan văn nghệ của lớp được trẻ thể hiện nhiều bài hát hay, phong phú và đa dạng về nội dung cũng như giai điệu.

     * Về phía giáo viên

    - Tôi thấy mình tự tin hơn khi tổ chức thực hiện một giờ hoạt động giáo dục âm nhạc, không còn lúng túng ngượng ngùng trước trẻ và đồng nghiệp.

    - Tôi đã làm được một số đồ dùng đồ chơi phục vụ môn Giáo dục âm nhạc được trẻ yêu thích và hứng thú.

     - Nâng cao được nghệ thuật ca hát khi thể hiện tác phẩm âm nhạc.

     - Sưu tầm được nhiều ca khúc hay đưa vào dạy trẻ.

     - Tạo được hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động ca hát

     - Có nhiều tiết dạy âm nhạc được xếp loại tốt

     * Về phía phụ huynh

    Đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của trẻ và hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, hơn nữa có một số phụ huynh đã ủng hộ được một số nguyên vật liệu giúp cho cô giáo làm đồ dùng phục vụ môn học như: Suốt chỉ, lon bia, hộp giấy…

     - Phụ huynh có biểu biết về kiến thức âm nhạc. Đã kết hợp với giáo viên cùng thực hiện tốt việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ. Thường xuyên quan tâm đến chất lượng các tiết mục văn nghệ của lớp.

    Tuyên truyền phụ huynh thông qua các bài viết, các chỉ số đánh giá sự tiến bộ của trẻ trên bảng tuyên truyền, gặp gỡ trao đổi trực tiếp với cha mẹ trong giờ đón trả trẻ:         

    Ngoài ra, tôi thường xuyên tiếp thu những ý kiến của phụ huynh bằng cách trao đổi thông tin hai chiều với phụ huynh những vấn đề có liên quan đến trẻ như: tình hình học tập của trẻ của lớp, thông tin về sức khỏe, về cân nặng, chiều cao, về các kỹ năng đơn giản… cha mẹ trẻ có thể ghi chép những yêu cầu, đề nghị, thông tin cần trao đổi với giáo viên để thống nhất cách chăm sóc và giáo dục trẻ.

    Mặt khác, tôi nhẹ nhàng trao đổi để cha mẹ trẻ không nên bực bội khi trẻ về đến nhà hoặc cho rằng trẻ chỉ biết chơi suốt ngày. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một số kỹ năng khoa học khi chơi với nhau. 

    Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường và dự một số giờ học, dự các hoạt động ngoại khoá; Chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học là phải học cả đời. 

     Cần giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống của cuộc sống. Nếu cha mẹ muốn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trước hết cần đánh thức sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản thân mình một cách tích cực và đừng bao giờ phá vỡ suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ.

10.1.2. Số tiền làm lợi:

 Khi sử dụng các biện pháp đã giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Bởi như chúng ta đã biết hiện nay công nghệ thông tin đã bùng nổ chính vì vây mà tôi thường xuyên lên mạng sưu tầm các hình ảnh, các video hoặc tự chụp ảnh và quay video…để tạo ra các bài giảng Powerpoint, Elearning, tự sưu tầm những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các tiết dạy…thông qua các phương tiện hiện đại như máy tính, máy chiếu để dạy trẻ mà không cần tốn nhiều kinh phí.

Ngoài ra khi áp dụng biện pháp này giúp tôi có thêm kiến thức và những kỹ năng chuyên sâu về giáo dục thẩm mỹ, khả năng ca hát cho trẻ trong trường mầm non.

10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

Sau khi áp dụng sáng kiến “ Một số biện pháp tạo hứng thú và rèn kỹ năng ca hát cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi” Tôi rất vui vì đã lựa chọn các bài hát hay dạy trẻ mang tính giáo dục cao và thường xuyên tổ chức cho trẻ nghe nhạc, vận động theo nhạc để kích thích trẻ hứng thú với giờ học.

    Bản thân giáo viên phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, bạn bè, tài liệu…lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của đồng nghiệp, biết sửa chữa khuyết điểm và biết phát huy những mặt mạnh của bản thân. Sau mỗi hoạt động phải tự rút kinh nghiệm để tìm ra những ưu điểm, hạn chế nhằm hoàn thiện bản thân và giúp trẻ phát triển tốt hơn trong các hoạt động khác.

    Thực hiện tốt công tác tham mưu, tuyên truyền để được giúp đỡ và quan tâm. Tự tìm tòi sáng tạo làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi âm nhạc mang tính giáo dục và gây được sự hứng thú của trẻ.

     Phải tìm hiểu kỹ năng tiếp thu âm nhạc của từng trẻ để có biện pháp rèn luyện cho phù hợp. Luôn chú ý đến nghệ thuật biểu diễn để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động ca hát.

     Chú ý sửa sai cho trẻ về kỹ năng ca hát và giúp trẻ thể hiện đúng phong cách nghệ thuật. Xây dựng thư viện âm nhạc của lớp để có đầy đủ các thể loại nhạc cần thiết, phục vụ cho hoạt động ca hát của cô và trẻ.

     Tạo cho trẻ có thói quen đánh giá tác phẩm âm nhạc khi được thưởng thức để nâng cao kiến thức âm nhạc cho trẻ. Khuyến khích trẻ sáng tạo phong cách biểu diễn khi thể hiện các tác phẩm âm nhạc. Kết hợp với phụ huynh cùng rèn kỹ năng cho trẻ khuyến khích phụ huynh sưu tầm các tác phẩm âm nhạc để làm phong phú thêm thư viện âm nhạc cho lớp.

Bằng những kiến thức tích lũy được trong quá trình nghiên cứu, học hỏi và từ thực tế giảng dạy, cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Hy vọng sáng kiến này góp phần thiết thực trong việc giải quyết những vấn đề then chốt hiện nay của giáo dục đó là khả năng ca hát cho trẻ mầm non trong trường học mẫu giáo, giúp trẻ có một hành trang vững vàng, một tâm thế tự tin để bước vào cuộc sống.

11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu.

STT

Tên tổ chức/ cá nhân

Địa chỉ

Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.

1

Trần Thị Tuyết Nhung

Trường mầm non Thanh Minh – TP Vĩnh Yên.

Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi.

2

Hoàng Thị Hoan

Trường mầm non Thanh Minh – TP Vĩnh Yên.

Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp tạo hứng thú và rèn kỹ năng ca hát cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi” trong Trường Mầm non Thanh Minh – TP Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc

Kính mong được sự quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo để bản sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện và bản thân tôi thực hiện được tốt hơn.                                                        Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đồng Văn, ngày 25 tháng 05 năm 2022

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Yên Lạc, ngày 25 tháng 05 năm 2022

Tác giả sáng kiến

 

Nguyễn Thị Hướng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates