SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2023

Ứng dụng STEAM vào các hoạt động giao duc nghệ thuật cho trẻ mầm non.



 ỨNG DỤNG STEAM VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT CHO TRẺ MẦM NON

Nguyễn Thị Quỳnh Trâm*

Tóm tắt: Trước sự phát triển của xã hội, nhân loại không ngừng đi lên cùng công nghệ 4.0 thì việc đào tạo ra những con người đáp ứng yêu cầu xã hội là một vấn đề cấp thiết. Đổi mới cách nhìn trong giáo dục, đổi mới giáo dục, thực hiện dạy học tích cực thông qua các phương pháp giáo dục hiện đại là một trong những chìa khóa mở ra sự thành công của công tác đào tạo. Bài viết hướng đến cái nhìn mới đối với ứng dụng STEAM vào các hoạt động giáo dục nghệ thuật trong giáo dục mầm non nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ và tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời đại.

1. Mở đầu

STEAM là phương pháp dựa trên lý thuyết giáo dục hiện đại, là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình dạy - học, trong đó các khái niệm, học thuật mang tínhnguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thực tiễn, ở đó trẻ có thể áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán vào hoàn cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa lý thuyết và thực hành, từ đó phát triển các năng lực dựa trên trải nghiệm thực tế, đồng thời rèn luyện những kĩ năng cần thiết của thế kỷ 21 như tư duy phản biện, làm việc nhóm, hợp tác, thuyết trình.

 Ứng dựng STEAM vào sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và có khả năng vận dụng tốt

các hoạt động sáng tạo nghệ thuật có định hướng hàng ngày ở trường mầm non vào thực tế. Phương pháp này đã được nghiên cứu bởi các nhà giáo dục nổi tiếng, lỗi lạc như Maria Montessori, Sara Smilansky, Jean Piaget... STEAM hiện nay được nhiều trường mầm non trên thế giới áp dụng và kết quả giáo dục thu được khá cao trên mức mong đợi.

STEAM đang được triển khai ở Việt Nam một cách khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực và hoạt động, trong đó việc ứng dụng STEAM vào các hoạt động giáo dục nghệ thuật trong giáo dục mầm non đã - đang có được quan tâm và tổ chức thực hiện.

2. Nội dung

2.1. Những vấn đề chung về STEAM trong giáo dục mầm non

STEAM là sự kết hợp các chữ cái đầu của các lĩnh vực: Science – Khoa học,

Technology – Công nghệ, Engineering – Kĩ thuật, Art – Nghệ thuật, Math – Toán học.

    

STEAM – Một thuật ngữ mới có thể giúp những người trong ngành giáo dục sớm xây dựng nền tảng kiến thức liên quan đến khoa học, sử dụng nghệ thuật để khuyến khích trẻ em thể hiện ý tưởng của mình theo nhiều cách sáng tạo khác nhau.

STEAM trong giáo dục mầm non

Lứa tuổi mầm non là giai đoạn “vàng” để tiếp thu kiến thức khoa học, để rèn luyện kĩ năng, để thực hiện những trải nghiệm và đây cũng là thời kỳ tốt nhất để nhận ra một “nhà khoa học tiềm năng” nơi mỗi đứa trẻ. STEAM dành cho trẻ mầm non được hiểu như thế nào?

Science: Khoa học đối với trẻ mầm non chỉ đơn giản là trẻ biết tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, chức năng của sự vật, hiện tượng, có khả năng phân biệt đặc điểm, chất liệu và khả năng ứng dụng sự hiểu biết về sự vật, hiện tượng ấy vào trong cuộc sống.

Technology: Không chỉ hiểu công nghệ là robot, là máy tính mà đối với trẻ mầm non công nghệ chính là các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho trẻ hoạt động ở trường mầm non.

Engineering: Kĩ thuật đối với trẻ mầm non chính là sự hiểu về các bộ phận của công cụ, cách thức sử dụng các công cụ, dụng cụ một cách hiệu quả nhất, thuận lợi nhất. Ví dụ: biết sử dụng kéo, bút màu... để tạo ra sản phẩm cho trẻ.

Art: Nghệ thuật với trẻ mầm non chính là lắp ghép, xếp hình, trò chơi xây dựng và trang trí; Nặn; Vẽ, cắt, xé, dán; Âm nhạc; Thơ, truyện; Các thao tác vai, trò chơi đóng vai, đóng kịch; Phim hoạt hình...

Math: Toán học với trẻ mầm non là các biểu tượng sơ đẳng về toán, làm quen với các biểu tượng toán số lượng, con số, phép đếm; hình dạng; kích thước; không gian; thời gian.

2.2. Giáo dục nghệ thuật cho trẻ mầm non 2.2.1. Khái niệm

Nghệ thuật:

Từ điển bách khoa

 Là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng - thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động

 cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức.

Nghệ thuật có ba chức năng chủ Giáo dục nghệ thuật: Là hoạt động chuyển giao di sản văn hóa nghệ thuật giữa

yếu: Nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ.

các thế hệ và là một hoạt động mang tính liên ngành. Tâm lí học, Giáo dục học Việt Nam

 Giáo dục nghệ thuật là một lĩnh vực thuộc giáo dục thẩm mĩ.

 định nghĩa: “Giáo dục thẩm mĩ (Aesthetics

 education) là bộ phận quan trọng trong giáo dục, một bộ phận giáo dục toàn diện,

 gắn bó chặt chẽ và được thực hiện thông qua tất cả các quá trình giáo dục khác trong nhà trường. Giáo dục thẩm mĩ là đào tạo và phát triển thẩm mĩ (tình cảm thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, năng lực thẩm mĩ) của nhân cách, làm cho nhân cách có những quan hệ thẩm mĩ đúng đắn đối với hiện thực (giáo dục cái thẩm mĩ), đồng thời thông qua các

 phương tiện thẩm mĩ, đặc biệt phương tiện nghệ thuật để tác động đến sự phát triển

 toàn diện và hài hòa của nhân cách (giáo dục bằng cái thẩm mĩ)” [4, tr.344]. Theo đó, trong nhà trường, giáo dục thẩm mĩ được thực hiện qua các môn học và các hoạt động giáo dục, nhằm hình thành năng lực thẩm mĩ. Giáo dục thẩm mĩ góp phần quan trọng

 trong quá trình kiến tạo sự phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách trẻ.

2.2.2. Đặc điểm tiếp nhận nghệ thuật của trẻ mầm non

- Bản chất tự nhiên của trẻ Mầm non là yêu thích nghệ thuật. Tâm hồn của trẻ vô cùng nhạy cảm và thích cái đẹp.

- Trẻ mầm non có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, giàu cảm xúc, dễ rung cảm.

- Trẻ có khả năng tiếp nhận và tri giác trọn vẹn các phương tiện biểu hiện của nghệ thuật (hình ảnh, âm thanh, ngôn từ, giai điệu...) mà ít chú ý tới các chi tiết cụ thể dưới cái nhìn tách bạch, rạch ròi, khô cứng.

2.2.3. Các loại hình giáo dục nghệ thuật phù hợp với trẻ mầm non

- Kiến trúc và trang trí (Lắp ghép, xếp hình, trò chơi xây dựng và trang trí...)

- Điêu khắc (Nặn)

- Hội họa (Vẽ, cắt, xé, dán...)

- Âm nhạc (Nghe nhạc, nghe hát, hát, múa, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc...) - Văn chương (Thơ, truyện)

- Sân khấu (Các thao tác vai, trò chơi đóng vai, đóng kịch...)

- Điện ảnh (Phim hoạt hình...)

2.2.4. Vai trò của giáo dục nghệ thuật đối với trẻ mầm non

 Giáo dục nghệ thuật cho trẻ giúp đẩy mạnh phát triển tư duy sáng tạo toàn diện -

 điều này đã được tác giả Jean Van't Hul đề cập trong tập sách của mình với tựa đề The

 Artful Parent.

 Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nghệ thuật từ sớm sẽ phát triển kĩ năng vận

 động tốt, phát triển thần kinh và khả năng giải quyết vấn đề cũng như có thể hiểu,

 bước đầu vận dụng tốt các chủ đề chính như đọc, viết, toán và khoa học. Còn với các

  nhà Tâm lý học trị liệu nghệ thuật thì khẳng định rằng,

giáo dục nghệ thuật cho trẻ tạo ra kĩ năng xử lý khó khăn trong đời sống hàng ngày, đồng thời ứng phó thành công với những cảm xúc sợ hãi theo cách thức an toàn hơn - đó chính là giá trị của nghệ thuật đối với đời sống tinh thần trẻ nhỏ và góp phần phát triển toàn diện.

Giáo dục nghệ thuật có những lợi ích thiết thực đối với sự phát triển của trẻ, cụ thể:

  

- Giáo dục nghệ thuật giúp nuôi dưỡng khả năng sáng tạo ở trẻ

 - Giáo dục nghệ thuật giúp trẻ tạo ra các kết nối ở hệ thần kinh

 - Giáo dục nghệ thuật cho trẻ giúp tạo ra những kĩ năng vận động tốt

 - Các hình vẽ nguệch ngoạc là tiền đề cho kĩ năng viết của trẻ

 - Giáo dục nghệ thuật cho trẻ giúp phát triển khả năng giải quyết vấn đề

 - Giáo dục nghệ thuật giúp trẻ hiểu thấu chính bản thân mình và cả thế giới

 xung quanh

 - Giáo dục nghệ thuật cho trẻ cơ hội kết nối với người khác.

2.3. Ứng dụng STEAM vào các hoạt động giáo dục nghệ thuật cho trẻ mầm non 2.3.1. Mục tiêu

- Khơi dậy cho trẻ độ tuổi mầm non thể hiện niềm đam mê sáng tạo, ước mơ bay

bổng, trí tưởng tượng phong phú, độc đáo.

- Góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ, sáng tạo, khoa học kĩ thuật ứng dụng và

tăng cường giáo dục kĩ năng sống, khả năng làm việc đội nhóm.

- Trang bị các nhóm kĩ năng cần thiết cho trẻ theo bốn trụ cột của UNESCO:

Học để biết - Học để làm việc - Học để khẳng định mình - Học để chung sống.

- Phát triển toàn diện về năng lực thực tiễn và phẩm chất nhân cách của trẻ

thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

- Phát triển năng lực trẻ tiền Tiểu học theo định hướng của Chương trình Phổ

thông tổng thể ban hành ngày 26/12/2018: Năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực thẩm mĩ, năng lực tự chủ - tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Ứng dụng STEAM sẽ tạo cho trẻ môi trường hoạt động mới mẻ, kích thích sự tò mò, ham học hỏi và sáng tạo của trẻ. Đặc biệt, khi đưa STEAM vào các hoạt động giáo dục nghệ thuật sẽ khuyến khích trẻ thể hiện ý tưởng của mình theo nhiều cách sáng tạo khác nhau.

2.3.2. Hướng ứng dụng STEAM vào các hoạt động giáo dục nghệ thuật

Thứ nhất: Tích hợp trong các hoạt động nghệ thuật

Năm 2013, nhóm các nhà nghiên cứu giáo dục STEM của TS Jo Anne Vasquez

đã cụ thể hóa 3 cách tích hợp vào trong giáo dục STEM: Tích hợp đa môn, tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn.

Trong đó tích hợp xuyên môn là mức độ cao nhất của hoạt động tích hợp. Khi đưa STEAM vào các hoạt động nghệ thuật, việc tích hợp xuyên môn càng được thể hiện rõ giúp trẻ vận dụng các kiến thức, kĩ năng từ nhiều môn để áp dụng vào việc giải quyết vấn đề thực tiễn là các hoạt động nghệ thuật hoặc làm phong phú cho các trải nghiệm học tập.

Ví dụ: Trong hoạt động Nặn của trẻ STEAM thể hiện không chỉ tích hợp các lĩnh vực cụ thể của khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật, toán học; tích hợp các kĩ năng STEAM mà còn tích hợp các môn học Khám phá khoa học và môi trường xung quanh, Toán, Ngôn ngữ, Văn học...

Science: Khi nặn, trẻ biết tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, chức năng của vật liệu là đất nặn, có khả năng phân biệt đặc điểm, chất liệu đất nặn khác với các chất liệu khác cùng với khả năng ứng dụng sự hiểu biết về đất nặn, các sản phẩm có thể tạo ra từ đất nặn trong cuộc sống của trẻ.

Technology: Công nghệ trong hoạt động nặn chính là biết, hiểu về các đồ dùng, dụng cụ cần thiết như đất nặn, bảng con, khăn lau tay, đĩa đựng sản phẩm...

Engineering: Trẻ hiểu về các bộ phận của công cụ, cách thức sử dụng các công cụ, dụng cụ một cách hiệu quả nhất, thuận lợi nhất. Ví dụ: biết sử dụng đất nặn, dao cắt đất, các nguyên vật liệu bổ trợ như hột hạt, kim sa... để tạo ra sản phẩm sáng, to, đẹp mắt. Các thao tác kĩ thuật thực hiện với đất nặn: làm mềm đất, ngắt đất, chia đất, xoay tròn, lăn dài, ấn bẹt, vuốt nhọn...

Art: Trẻ lắp ghép, phối màu, trau chuốt trong các thao tác nặn để tạo ra sản phẩm nghệ thuật.

Math: Trẻ vận dụng các kiến thức, những biểu tượng sơ đẳng về toán trong hoạt động nặn như biểu tượng về số lượng các bộ phận của sản phẩm cần nặn. Ví dụ, nặn con thỏ cần có 6 chi tiết: đầu thỏ, tai thỏ, mình thỏ, thân thỏ, chân thỏ, đuôi thỏ...; biểu tượng về hình dạng các bộ phận của chú thỏ; biểu tượng về kích thước giữa các phần cơ thể thỏ; biểu tượng về không gian: các bộ phận phía trên đầu, các bộ phận phía dưới, phía trước, phía sau của chú thỏ...

Thứ hai: Liên hệ với cuộc sống thực tế

Việc bổ sung kiến thức nghệ thuật để tạo ra STEAM là kết hợp giữa tư duy sáng tạo và nghệ thuật để ứng dụng trong đời sống thực tế. Nghệ thuật không chỉ đơn giản như nhiều người nghĩ là ca hát, vẽ tranh,... Nghệ thuật ở đây là sự khám phá và tạo ra những cách giải quyết một vấn đề thực tế một cách khéo léo, khoa học trong tất cả các hoạt động nghệ thuật ở trường mầm non.

Chính vì vậy, trong giáo dục mầm non, sử dụng STEAM để giáo dục nghệ thuật là tích hợp các nguyên tắc trình bày thông tin, diễn đạt thông tin mạch lạc, dễ hiểu.

Ví dụ: Đối với một kiến trúc sư, họ sử dụng kĩ thuật, toán học, công nghệ, khoa học và nghệ thuật để tạo ra các tòa nhà và cấu trúc tuyệt đẹp; đối với trẻ, việc lắp ráp, xây dựng các mô hình cũng cần thêm yếu tố nghệ thuật, sáng tạo – đây là yếu tố tự nhiên trong STEAM. Đặc biệt, việc thêm yếu tố nghệ thuật vào các bài học cho trẻ mầm non là rất cần thiết, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo và nghệ thuật ứng dụng thực tế cuộc sống.

Thứ ba: Hướng đến phát triển các kĩ năng của thế kỷ 21

Đưa STEAM vào các hoạt động nghệ thuật nói chung đều tạo cơ hội để trẻ rèn luyện và phát triển các nhóm kĩ năng cho công việc cần thiết của thế kỉ 21, bao gồm: kĩ năng giải quyết vấn đề phức tạp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tư duy phản biện, kĩ năng sáng tạo...

Trong phạm vi bài viết này, tôi đề cập sâu hơn vấn đề: Phát triển khả năng sáng tạo nghệ thuật cho trẻ cùng STEAM

Sáng tạo là khả năng suy nghĩ nằm bên ngoài tư duy của ngôn từ nhằm liên kết hai ý tưởng không liên quan lại với nhau theo một cách mới. Sáng tạo thể hiện trong việc nảy ra các giải pháp xử lý vấn đề và các kiểu tư duy đột phá. Khả năng sáng tạo rất quan trọng với sự thành công và trạng thái hạnh phúc của trẻ trong tương lai vì chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ môi trường sống không ngừng thay đổi như: kì thị chủng tộc, chiến tranh, hiện tượng Trái Đất nóng lên, tuyệt chủng hàng loạt,... Các cá nhân, tổ chức và Chính phủ các nước đang tìm kiếm những giải pháp mới mỗi ngày để cải thiện chất lượng cuộc sống người dân hơn.

Theo Tổ chức Nghệ thuật Thế giới dành cho trẻ em: “Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một đứa trẻ được tiếp xúc với nghệ thuật ngay từ nhỏ sẽ phát triển được khả năng suy nghĩ đặc biệt để đổi mới, sáng tạo, khám phá và tạo ra những sản phẩm thuộc về sở hữu trí tuệ để đạt đến sự thành công cá nhân và cả sự thịnh vượng toàn xã hội trong thế kỷ 21 này” [10, tr.5]. Thế giới luôn cần những nhà tư tưởng mới và hiện đại hơn.

Nếu trẻ tham gia vào các hoạt động nghệ thuật đa dạng từ múa, hát, kể chuyện, cắt dán giấy, kể cả trừu tượng,... trẻ cũng sẽ học hỏi tốt hơn trong mọi lĩnh vực.

Thứ tư: Thách thức trẻ vượt lên chính mình.

Trong các hoạt động nghệ thuật nói riêng đòi hỏi trẻ phải nỗ lực bản thân, phối hợp làm việc nhóm, khai thác mọi điều kiện có sẵn để đạt được mốc mới về kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, đặc biệt có khả năng vận hành kĩ năng STEAM trong các hoạt động giáo dục nghệ thuật.

Cụ thể với việc đưa STEAM vào các hoạt động nghệ thuật, đơn cử như trong Hoạt động Tạo hình, không có những bài tập theo mẫu mà trẻ phải thực hiện các hoạt động:

- Thử nghiệm: thử nghiệm các phương án vẽ tranh...

- Quan sát: có thể quan sát mẫu của cô hoặc quan sát có được từ kinh nghiệm của bản thân

- Tưởng tượng - Mô tả

- So sánh

- Diễn tả

- Phân loại

- Ước lượng vật liệu, tỉ lệ sự vật, hiện tượng sẽ tạo hình...

- Dự đoán

- Tổng quát, khái quát hóa vấn đề của hoạt động tạo hình trẻ đang thực hiện

- Giải quyết vấn đề

- Chế tạo, sáng tạo ra sản phẩm nghệ thuật tạo hình

Hoặc trong hoạt động đóng kịch, không chỉ học thuộc lòng, ghi nhớ, tái hiện lại

vở kịch như truyền thống; thay vào đó, trẻ sẽ phải vận dụng kiến thức để hướng đến giải quyết vấn đề của vở kịch, sáng tạo và đổi mới.

Thứ năm: Cần đảm bảo tính hệ thống, gắn kết đa dạng các hoạt động nghệ thuật, đảm bảo hài hòa mục tiêu về kiến thức – kĩ năng – thái độ.

Hoạt động nghệ thuật trong STEAM cần thể hiện các kĩ năng vận hành bao quát: - Phát triển phối hợp các kĩ năng vận động

- Suy nghĩ sáng tạo (vẽ, nặn, múa, vận động theo nhạc)

- Vận dụng các kinh nghiệm của bản thân (tất cả các hoạt động nghệ thuật)

- Phát triển tính kiên trì

- Làm việc nhóm

- Giao tiếp

- Làm theo hướng dẫn (đóng kịch, vẽ, nặn,...)

- Lập kế hoạch thực hiện hoạt động nghệ thuật riêng cho bản thân.

Tất cả các yếu tố trên đều cần được thực hiện một cách có hệ thống, gắn kết để

đạt được kết quả tối ưu khi ứng dụng STEAM vào các hoạt động nghệ thuật.

2.3.3. Vai trò của giáo viên trong việc hướng dẫn trẻ kĩ năng STEAM trong hoạt động giáo dục nghệ thuật

- Cung cấp môi trường, công cụ, nguyên vật liệu... phong phú, cơ hội sẵn sàng cho trẻ tham gia vào các hoạt động STEAM trong nghệ thuật. Khuyến khích sử dụng các đồ dùng tái chế như: Chai lọ, vỏ hộp, ống hút, dây buộc các loại, túi giấy.

- Đặt câu hỏi trong quá trình giáo dục nghệ thuật: Đặt ra những câu hỏi dạng mở cho trẻ, khơi gợi trí tưởng tượng cho trẻ, chỉ tập trung vào việc đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn thấy và nghe thấy. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và hãy kiên nhẫn với các câu hỏi “đến cùng” của trẻ. Những câu hỏi “Tại sao?”, “Vì sao?” xuất hiện càng nhiều với trẻ là điều đáng mừng cho mầm mống của một nhà khoa học trong tương lai.

- Cùng trẻ thảo luận và giúp trẻ phát triển suy nghĩ, ý tưởng; tránh giải thích dài dòng về nguyên lý khoa học, tập trung giúp trẻ phát hiện những thay đổi, những diễn biến của hoạt động nghệ thuật.

- Giao nhiệm vụ, tạo hứng thú cho trẻ khám phá sẽ giúp trẻ tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn. Cần cho trẻ giao lưu rộng rãi với nhiều người trong xã hội, bạn bè cùng trang lứa ở nơi công cộng cũng như trường học.

2.3.4. Điều kiện thực hiện

- Nhà giáo dục phải có nền móng vững chắc về giáo dục khoa học, tránh trường hợp cắt ghép cơ học ở các môn học, tổ chức rời rạc không giúp trẻ phát triển nghệ thuật, phát triển nhận thức và kĩ năng liên ngành.

- Có kiến thức và khả năng vận dụng STEAM vào giáo dục nghệ thuật ở trẻ.

- Cần tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm và khám phá các kiến thức, kĩ năng nghệ thuật từ những điều gần gũi, thấy được sức mạnh của nghệ thuật đối với đời sống của con người và yêu quý thế giới tự nhiên xung quanh. Giáo dục STEAM thật sự không phải biến trẻ để trở thành nhà khoa học, kĩ sư mà là chuẩn bị cho công dân toàn cầu thế hệ mới.

- Xây dựng một chương trình khuyến khích sự đổi mới, thay đổi tư duy dạy và học, kích thích sự sáng tạo, kĩ năng tư duy phân tích vấn đề và kĩ năng giải quyết vấn đề, quan tâm quá trình trải nghiệm hơn là kết quả.

- Đảm bảo môi trường hoạt động nghệ thuật an toàn cho trẻ cả thể chất và tinh thần. Tạo môi trường vật chất phong phú, đa dạng, phù hợp với mục đích, mục tiêu cần đạt khi ứng dụng STEAM trong giáo dục nghệ thuật cho trẻ.

3. Kết luận

 Công tác đào tạo trong thời đại cách mạng số phải được quan tâm đầu tư phát triển ngay từ bậc mầm non với các năng lực tư duy, sáng tạo, đổi mới, có kĩ năng phân tích và tổng hợp thông tin, có khả năng làm việc độc lập và ra quyết định dựa trên cơ sở phân tích các chứng cứ và dữ liệu. Đây cũng là những kĩ năng mà sinh viên tốt nghiệp đang thiếu nhiều nhất. Vấn đề này sẽ được giải quyết nếu áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực.

Không phải là những cách đào tạo, những bí quyết học cao siêu để dạy trẻ mầm non thành tài, thành những nhà toán học, khoa học vĩ đại... STEAM sẽ phát triển các kĩ năng cho trẻ để chúng có thể sử dụng trong cuộc sống tương lai, cụ thể trong lĩnh vực giáo dục nghệ thuật với môi trường công nghệ hóa, hiện đại hóa như hiện nay.


Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Công văn số 3711/BGDĐT-GDTrH ngày 24/8/2018 v/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018- 2019.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Đỗ Xuân Hà (1997), Giáo dục thẩm mĩ – món nợ lớn đối với thế hệ trẻ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Từ điển bách khoa Tâm lí học, Giáo dục học

Việt Nam,

Nguyễn Thành Hải (2019), Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến

tư duy sáng tạo, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Trọng Hoàn (2019), "Lớn lên cùng âm nhạc" với sự phát triển toàn diện

phẩm chất và năng lực của học sinh, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 28/5.

Trần Thị Hồng (2019), Giáo dục nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non, Chuyên đề Seminar cấp tổ.

Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Phạm Văn Tuyến (2017), Giáo dục nghệ thuật – vai trò và trách nhiệm,

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (2013),

 NXB Giáo dục, Hà Nội.

http://nghethuat.hnue.edu.vn/Nghiên-cứu-Trao-đổi/article/1051

10. Jean Van't Hul (2019), The Artful Parent: Simple Ways to fill your Family's Life

with Art & Creativity, NAEYC.

11. Katz. L (2003), STEM trong những năm đầu, SEED Papers; Univ. of Illinois

Urbana-Champagne.

12. Sharapan, H. (2012), Từ STEM đến STEAM: How Early Childhood Educators

Can Apply Fred Rogers’ Approach.Young Children, NAEYC.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates