Ứng dụng CNTT trong dạy học mầm non
Ứng dụng CNTT trong dạy học mầm non mang đến nhiều lợi ích thiết thực, là bước đệm cần thiết cho sự phát triển của học sinh trong tương lai. Tuy nhiên hướng đi này còn rất mới mẻ, chưa được phổ biến tại Việt Nam. Nội dung bài viết dưới đây sẽ cung cấp những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn ứng dụng, giúp bạn có cái nhìn cặn kẽ hơn về công tác này.
1. Tại sao nên ứng dụng CNTT trong dạy học mầm non?
Năm học 2008 – 2009 được xem là dấu mốc đặc biệt, đánh dấu tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong nền giáo dục nước nhà. Vào năm học này, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã phát động phong trào “Năm ứng dụng CNTT” cho tất cả các cấp bậc, trong đó có cả mầm non.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non được khai thác, đẩy mạnh tối đa. Các trường mầm non đã, đang và sẽ được đầu tư trang bị các loại máy móc kỹ thuật như: máy chiếu, màn chiếu, máy tính… để hỗ trợ tốt nhất cho công tác dạy học bằng ứng dụng công nghệ thông tin.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học giúp tạo hứng thú cho trẻ mầm non
Các giáo viên mầm non có cơ hội làm quen, tiếp cận và phát huy khả năng công nghệ thông tin của mình, giúp nội dung bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, trực quan. Từ đó kích thích sự yêu nghề nơi giáo viên và tinh thần ham học hỏi của trẻ ngay từ những năm đầu đời. Nội dung bài giảng sẽ không còn quá khô khan, trừu tượng nhờ có công nghệ thông tin, giúp trẻ tư duy, sáng tạo tốt, là nền tảng quan trọng trong những năm học tiếp theo.
Nhờ có công nghệ thông tin, giáo viên có thể tiếp cận với nguồn tư liệu mở vô cùng phong phú, đa dạng. Đây là cơ sở để tạo nên các bài giảng đầy hấp dẫn, gần gũi và phù hợp với tâm lý trẻ mầm non. Hiệu quả học tập theo đó sẽ tăng lên đáng kể nhờ nguyên lý “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.
Dạy học đạt hiệu quả cao nhờ nguyên lý lấy học sinh làm trung tâm
Việc cho trẻ học với công nghệ thông tin từ sớm giúp trẻ hình thành nhận thức, dễ dàng tiếp cận với cách dạy hiện đại ở các cấp học cao hơn. Ngoài ra, công tác ứng dụng này còn khơi gợi niềm đam mê khám phá, dần dần giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng và giá trị đích thực của công nghệ thông tin. Từ đó hình thành nên những tài năng công nghệ mai sau.
2. Ưu điểm, khó khăn và thách thức của quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học mầm non
2.1 Ưu điểm
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non tạo nên môi trường phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ được tiếp cận với thế giới công nghệ từ sớm, góp phần hình thành tư duy công nghệ, tạo dựng nguồn hành trang vững chắc cho tương lai.
Công nghệ thông tin mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ
Công nghệ thông tin giúp giáo viên thiết kế ra những bài giảng trực quan, sinh động, tạo nên môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Không chỉ nghe, nhìn, học sinh mầm non còn được thực hành nội dung bài học một cách bài bản thông qua các đoạn video sinh động, hấp dẫn. Từ đó, giúp các em phát triển toàn diện về cả giác quan lẫn nhân cách.
Mỗi buổi học sẽ là những giờ phút khám phá đầy thú vị của cả cô và trò, giúp trẻ càng thêm yêu mến giáo viên, bạn bè và thích thú mỗi khi đến trường mà không cần phải bó buộc theo khuôn khổ cứng nhắc như trước đây.
Công nghệ thông tin giúp tăng tương tác giữa giáo viên và học sinh
Không chỉ dừng lại ở đó, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn là bước đi mang lại tính hiệu quả kinh tế cao cho các trường mầm non. Theo đó, nhà trường và giáo viên không cần phải in, photo tài liệu giảng dạy quá nhiều. Công việc của giáo viên cũng được giảm tải đáng kể, giúp tiết kiệm công sức.
2.2 Khó khăn, thách thức
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đòi hỏi các trường phải đầu tư trang bị cơ sở vật chất hiện đại, xây dựng các phòng học đa phương tiện. Tuy nhiên, không phải trường mầm non nào cũng có đủ kinh phí để thực hiện điều này. Do đó, việc đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ thông tin là vấn đề cần giải quyết.
Trường mầm non cần thiết đầu tư phòng đa chức năng
Muốn đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tư duy duy, hiện đại, nội dung giảng dạy cũng phải được đổi mới. Thực tế cho thấy, không phải bất cứ kiến thức nào cũng có thể dạy học bằng công nghệ thông tin. Có một số bài giảng dạy theo cách học truyền thống sẽ truyền đạt tốt hơn, giúp tiết kiệm thời gian, công sức của người dạy.
Hơn nữa, các thiết bị máy móc không phải lúc nào cũng hoạt động tốt. Đôi khi có những vấn đề trục trặc phát sinh như hư hỏng, mất điện, nhiễm virus,… khiến công tác dạy học bị gián đoạn. Đây đều là những vấn đề ngoài ý muốn khiến giáo viên lúng túng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả dạy và học.
Quản lý chất lượng thiết bị rất quan trọng để ứng dụng CNTT vào dạy học
Có thể nói, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non chỉ phù hợp với những giáo viên trẻ, được tiếp cận nhiều với công nghệ. Nhiều giáo viên lớn tuổi thường không coi trọng hiệu quả của phương pháp mới này. Hơn nữa, họ không có nhiều kiến thức lẫn kỹ năng công nghệ thông tin nên thường e dè, và chỉ muốn áp dụng phương pháp dạy học truyền thống.
Tóm lại, phương pháp giáo dục bằng công nghệ thông tin ở mầm non còn khá mới mẻ, chưa được nghiên cứu chuyên sâu nên khó tìm mô hình lý tưởng. Mọi thứ chưa được đồng bộ hóa rõ ràng nên còn nhiều mơ hồ, lúng túng, nhất là ở khâu triển khai và đánh giá hiệu quả dạy và học. Việc tìm kiếm tài liệu và áp dụng vào giảng dạy chưa được thực hiện triệt để, khó thể phát huy hết tiềm năng tốt đa.
3. Bài học kinh nghiệm và hướng dẫn ứng dụng trong thực tế
3.1 Bài học kinh nghiệm
Những người làm công tác giáo dục chính là mấu chốt quan trọng nhất để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non thành công. Người giáo viên chính là nhân tố quan trọng và cốt lõi của sự thành công này.
Về phía giáo viên
Hơn ai hết, giáo viên mầm non cần phải rèn luyện, trau dồi kiến thức chuyên môn và khả năng thực hành công nghệ thông tin. Điều này sẽ giúp người dạy tự tin vào năng lực của bản thân. Từ đó, sáng tạo không ngừng nghỉ để tạo ra những bài giảng hay, thú vị, khơi gợi hứng thú học tập nơi các em.
Giáo viên cần tự giác học hỏi, trau dồi kỹ năng công nghệ thông tin
Bên cạnh đó, việc hiểu và nắm bắt tâm lý các em học sinh là vô cùng cần thiết. Điều này giúp giáo viên có thể thiết kế bài giảng với nội dung phù hợp, truyền đạt kiến thức hiệu quả. Vì vậy, các thầy cô nên chủ động tự học, tự tìm kiếm tài liệu từ những trang web giáo dục nổi tiếng. Và đừng quên tìm hiểu thêm một số kiến thức cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để nâng cao tốt hơn chất lượng giảng dạy của mình.
Tuy nhiên, đừng nên lạm dụng quá nhiều đa phương tiện hay hiệu ứng. Điều này khiến cho nội dung bài giảng bị phân tán, trẻ mầm non sẽ không thể tập trung được. Kết quả là hiệu quả truyền tải kiến thức sẽ không cao.
Về phía nhà trường
Ban giám hiệu cần đẩy mạnh công tác tập huấn kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin từ cơ bản đến nâng cao cho đội ngũ giáo viên. Ngoài tham gia các lớp tập huấn, mỗi giáo viên cần tích cực thực hành để bồi dưỡng và nâng cao trình độ bản thân.
Nhà trường nên tăng cường công tác tập huấn cho giáo viên
Công tác hỗ trợ kỹ thuật, trang bị đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng, máy móc cần được nhà trường đẩy mạnh. Ngoài các phòng đa chức năng với đầy đủ thiết bị hiện đại như máy chiếu, màn chiếu, máy tính, mạng nội bộ,… nhà trường nên tạo lập trang web riêng. Website sẽ kết nối các phòng ban, giáo viên và phụ huynh học sinh lại với nhau, giúp công tác giáo dục và truyền thông được thực hiện một cách dễ dàng.
Ngoài ra, nhà trường cần tạo thư viện điện tử, là nơi để giáo viên tìm kiếm và tham khảo thông tin, tài liệu giảng dạy. Mỗi bài giảng điện tử e-Learning được tạo ra cần có sự đánh giá khách quan và trung thực nhất về chất lượng lẫn sự phù hợp với đối tượng trẻ mầm non. Để làm được điều này, các nhà quản lý giáo dục cần có thước đo tiêu chuẩn cụ thể và rõ ràng.
Giáo viên và ban giám hiệu cần phối hợp chặt chẽ để triển khai ứng dụng CNTT
3.2 Hướng dẫn ứng dụng thực tế
Dưới đây là một số ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy mầm non thực tế mà các thầy cô có thể tham khảo.
Sử dụng phần mềm PowerPoint để trẻ khám phá môi trường xung quanh
Với PowerPoint, giáo viên có thể tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng nhiều phương tiện như: hình ảnh, video, âm nhạc, đoạn hội thoại,… Điều này giúp giờ học thêm trực quan sinh động, trẻ có thể tiếp cận và khám phá thế giới xung quanh đầy mới lạ và vô cùng rộng lớn.
Những hình ảnh sắc nét, nhiều màu sắc; video sống động; âm thanh rõ ràng, chân thực sẽ giúp trẻ dễ dàng hình dung sự vật, hiện tượng. Từ đó kích thích sự phát triển toàn diện về các giác quan và tư duy của trẻ.
Khơi gợi hứng thú học tập của trẻ bằng video, hình ảnh, âm thanh
Ví dụ, bài học quan sát các loài động vật sống trong lòng đại dương. Nếu giáo viên chỉ liệt kê suông các loài cá, tôm,… thì buổi học sẽ rất đơn điệu, tẻ nhạt. Nếu áp dụng CNTT, giáo viên có thể cho trẻ xem video về cuộc sống dưới lòng đại dương. Khi mỗi con vật xuất hiện, cô giáo có thể dừng lại để phân tích rõ hơn về con vật đó.
Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ
Âm nhạc là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển tư duy của trẻ. Thường xuyên tổ chức các hoạt động âm nhạc giúp trẻ rèn luyện khả năng nghe, nhìn, ghi nhớ và thực hành: hát, múa, nhảy theo điệu nhạc. Việc sử dụng các loại máy phát nhạc, video nhảy múa giúp trẻ lĩnh hội kiến thức âm nhạc được tốt hơn.
Ví dụ: Nội dung bài học: Cho bé tập hát theo nhạc. Lúc này, giáo viên cần lên mạng để tìm những bài nhạc phù hợp và tải về máy hoặc đĩa CD. Khi đến giờ lên lớp, giáo viên mở nhạc để tập cho các em hát theo nhạc. Để buổi học thêm vui nhộn, giáo viên có thể sáng tạo ra những động tác múa, nhảy theo nhạc để trẻ làm theo.
Tổ chức các hoạt động âm nhạc để kích thích sự phát triển của trẻ
Sử dụng phần mềm ActivPrimary
Phần mềm ActivPrimary được sử dụng phổ biến trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non ở nhiều nước trên thế giới. Phần mềm này giúp trẻ hứng thú hơn trong học tập, tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Theo đó, ActivPrimary sẽ cung cấp bộ bảng từ-bút từ tương tác, có công dụng như bảng phấn truyền thống.
Với phần mềm ActivPrimary, trẻ có thể thực hiện các thao tác như vẽ, viết, điều khiển và thay đổi vị trí các hình ảnh theo yêu cầu của giáo viên. Điều này giúp trẻ được thực hành ngay trên thiết bị công nghệ, tạo không gian cho trẻ phát huy tính tư duy, sáng tạo của mình.
Phần mềm ActivPrimary có thể được sử dụng ở các cấp học cao hơn
Ví dụ: Nội dung bài học: Làm quen với toán học. Với nội dung này, giáo viên có thể dùng phần mềm ActivPrimary để cho trẻ làm quen với những con số và hình học cơ bản. Các con số, hình học được sắp xếp ngẫu nhiên. Lúc này giáo viên sẽ đưa ra yêu cầu và gọi lần lượt từng em lên bảng để kéo con số hoặc hình tương ứng lên màn hình chính. Giáo viên cần hướng dẫn và làm mẫu trước để trẻ nắm được cách
0 nhận xét:
Đăng nhận xét