SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2023

Tư duy của trẻ mầm non là gì? 7 loại tư duy ở trẻ em CƠ BẢN

 

Tư duy của trẻ mầm non là một đề tài hấp dẫn, đang thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh. Ở giai đoạn từ khi trẻ sinh ra đến 6 tuổi, các hiện tượng tâm lý được coi là nền tảng sự phát triển nhận thức sau này. Chúng ta sẽ khám phá những khía cạnh đáng ngạc nhiên và những tiềm năng tuyệt vời mà tư duy ở trẻ mầm non có thể mang lại ở bài viết dưới đây. 

Tư duy của trẻ mầm non là gì?

Trong cuộc sống hằng ngày, chắc hẳn chúng ta sử dụng khá nhiều từ “tư duy”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được định nghĩa chuẩn của “tư duy” là gì.

Tư duy là quá trình suy nghĩ mà con người sử dụng để tiếp thu thông tin, phân tích, suy luận và đưa ra những quyết định. Nó là khả năng của bộ não để xử lý thông tin, tìm kiếm giải pháp, tạo ra ý tưởng và sáng tạo. Tư duy không chỉ giới hạn trong việc học hỏi và sử dụng thông tin, mà còn liên quan mật thiết đến nhận thức. 

Nhận thức là sự nhận biết, hiểu biết về thế giới xung quanh. Nó là khả năng của con người để tiếp nhận về các sự việc, vấn đề, ý thức và cảm nhận về chính bản thân. Mối quan hệ giữa tư duy và nhận thức là một quan hệ tương đồng và hỗ trợ nhau. Tư duy hỗ trợ cho nhận thức bằng cách cung cấp các công cụ suy nghĩ, phân tích và lựa chọn. Trong khi đó, nhận thức cung cấp thông tin và trạng thái để tư duy có thể hoạt động.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần nắm bắt rõ đặc điểm của tư duy trẻ em là một khía cạnh đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ từ 0 đến 6 tuổi. Trẻ mầm non thường có khả năng tư duy tò mò, sáng tạo và tưởng tượng phong phú. Các con bắt đầu khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động chơi, tương tác xã hội và trải nghiệm cá nhân. Tư duy của trẻ mầm non được hình thành dựa trên khả năng quan sát, suy luận, phân tích và nhận biết.

Trẻ mầm non thường có khả năng tư duy tò mò, sáng tạo và tưởng tượng phong phú
Trẻ mầm non thường có khả năng tư duy tò mò, sáng tạo và tưởng tượng phong phú

Một biểu hiện cụ thể về tư duy ở trẻ mầm non có thể quan sát rõ là khi trẻ thể hiện khả năng tư duy sáng tạo trong việc xây dựng các cấu trúc từ khối xếp hình. Các con có thể tự mình tưởng tượng và xây dựng thành công các công trình phức tạp như nhà, cây cầu hay tháp cao. Đồng thời, trẻ thường có khả năng tư duy logic và phân tích, khi con có thể phân loại các đối tượng theo màu sắc, hình dạng và kích thước. Chúng cũng có thể tư duy về quy mô, so sánh và sắp xếp các đối tượng theo thứ tự. Và một vài điểm khác như: nhận biết và phân biệt các loại động vật, cây cối, màu sắc, âm thanh,….

Các loại tư duy của trẻ mầm non cơ bản bố mẹ cần biết

Tự duy của trẻ mầm non là một “bầu trời” phong phú, nơi mà trẻ nhỏ phát triển những khả năng sáng tạo, phân tích, phản biện và nhiều hơn nữa.

Tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là một khía cạnh quan trọng của tư duy trẻ mầm non. Đây là khả năng tưởng tượng và tạo ra những ý tưởng mới, khác biệt và độc đáo. Con trẻ thường có một trí tưởng tượng phong phú và không bị ràng buộc bởi những quy tắc hay giới hạn. Các con có khả năng kết hợp các yếu tố khác nhau để tạo ra những sáng kiến và ý tưởng mới.

Tư duy sáng tạo của trẻ có thể được thể hiện trong nhiều hoạt động khác nhau. Ví dụ, khi trẻ được cung cấp các vật liệu sáng tạo như: màu nước, bút chì, giấy, và các khối xếp hình, thì trẻ có thể tự do sáng tạo và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật riêng của mình. Chúng có thể vẽ, tô màu, xây dựng hoặc tạo ra các công trình từ các vật liệu khác nhau. Tư duy sáng tạo này không bị giới hạn bởi những quy chuẩn hay kỹ thuật, mà thường tự do và đầy màu sắc.

Tư duy sáng tạo giúp con yêu biến những ý tưởng táo bạo thành hiện thực.
Con trẻ thường có một trí tưởng tượng phong phú và không bị ràng buộc bởi những quy tắc hay giới hạn

Qua tư duy sáng tạo, trẻ được khuyến khích để nghĩ ra những ý tưởng mới và không sợ thất bại. Điều này đồng thời yêu cầu một môi trường tích cực và tôn trọng sự đa dạng ý tưởng của trẻ, góp phần vào sự phát triển toàn diện của các con.

Xem thêm: Có nên cho trẻ 4 tuổi học toán tư duy? Liệu có quá vội vàng?

Tư duy phân tích

Tư duy phân tích là khả năng phân loại, phân chia và hiểu các yếu tố thành phần của một vấn đề hoặc tình huống. Trẻ mầm non phát triển tư duy phân tích thông qua việc nhận biết và hiểu các diễn biến của sự việc. Tư duy phân tích giúp trẻ nhìn thấy một vấn đề hoặc tình huống từ nhiều góc độ khác nhau và xác định cách giải quyết vấn đề. 

Trẻ mầm non sử dụng tư duy phân tích để phân biệt các màu sắc, hình dạng, kích thước và đặc điểm của đối tượng xung quanh. Các con đã có khả năng phân loại các đối tượng theo nhóm dựa trên các đặc điểm chung, ví dụ như phân biệt giữa các loại động vật hoặc loại hoa khác nhau. 

Các con đã có khả năng phân loại các đối tượng theo nhóm dựa trên các đặc điểm chung
Các con đã có khả năng phân loại các đối tượng theo nhóm dựa trên các đặc điểm chung

Trẻ có thể sử dụng tư duy phân tích để nhận biết các nguyên nhân và hệ quả, đánh giá các yếu tố tác động đến một tình huống. Con trẻ có khả năng phân tích các sự việc, hành động để hiểu rõ hơn về một tình huống cụ thể.

Tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng đánh giá, suy xét và đưa ra nhận địnhvề một vấn đề hoặc ý kiến. Dạy trẻ tư duy phản biện là dạy con học cách suy nghĩ độc lập và có khả năng đánh giá thông tin một cách chính xác và logic. Tư duy phản biện giúp trẻ nhận biết các quan điểm khác nhau, đặt câu hỏi, phân tích và xem xét các lập luận và bằng chứng.

Một phần quan trọng của tư duy phản biện là khả năng đưa ra lý do và giải thích cho ý kiến của mình. Con trẻ có thể sử dụng tư duy phản biện để trình bày quan điểm của mình và làm rõ lý do tại sao con nghĩ như vậy. Các con có khả năng cung cấp các lập luận hợp lý để ủng hộ quan điểm của mình.

Một trong các loại hình tư duy của trẻ mẫu giáo quan trọng nhất là tư duy phản biện
Một trong các loại hình tư duy của trẻ mẫu giáo quan trọng nhất là tư duy phản biện

Ngoài ra, tư duy phản biện giúp trẻ phát triển khả năng chấp nhận và đối mặt với ý kiến của người khác. Con học cách lắng nghe và xem xét các quan điểm khác nhau một cách cởi mở và không đánh giá tiên đoán. Tư duy phản biện khuyến khích trẻ trở thành những người suy nghĩ độc lập, không sợ thách thức và có khả năng thích nghi với sự đa dạng ý kiến.

Xem thêm: 50+ trò chơi phát triển tư duy cho trẻ mầm non từ 3 – 5 tuổi

Tư duy suy nghĩ cụ thể

Tư duy suy nghĩ cụ thể là khả năng tập trung vào chi tiết và yếu tố cụ thể trong một tình huống hoặc vấn đề. Trẻ mầm non phát triển tư duy suy nghĩ cụ thể thông qua việc nhận biết, phân loại và xử lý các chi tiết nhỏ trong môi trường xung quanh.

Các con đã có thể nhận biết và phân loại các đối tượng theo màu sắc, hình dạng, kích thước và đặc điểm. Ví dụ, khi trẻ chơi xếp hình: con có khả năng xếp các khối theo kích thước và hình dạng cụ thể để hoàn thành hình dạng mà mình mong muốn.

Trẻ mầm non phát triển tư duy suy nghĩ cụ thể thông qua việc nhận biết, phân loại và xử lý các chi tiết nhỏ trong môi trường xung quanh
Trẻ mầm non phát triển tư duy suy nghĩ cụ thể thông qua việc nhận biết, phân loại và xử lý các chi tiết nhỏ trong môi trường xung quanh

Tư duy suy nghĩ cụ thể không chỉ giúp rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ và phân loại mà còn tăng cường khả năng tập trung và xử lý thông tin theo từng bước. Qua suy nghĩ cụ thể, trẻ có thể hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh, phát triển kỹ năng quan sát chi tiết và áp dụng quy trình đúng đắn trong các hoạt động hằng ngày.

Tư duy trừu tượng

Tư duy trừu tượng là khả năng tưởng tượng và xử lý các ý tưởng mà không cần có sự hiện diện vật lý. Não bộ lúc này có khả năng ghi nhớ, đánh giá sự tương đồng, mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng và tái hiện những hình ảnh đó trong đầu.

Con có thể tạo ra những bức tranh tưởng tượng, nhân vật và cảnh quan trong tâm trí của mình. Ví dụ, trẻ có thể tưởng tượng một chuyến phiêu lưu trong vũ trụ, một cuộc hành trình dưới biển hay một khu rừng kỳ bí. Tư duy trừu tượng giúp trẻ mở rộng tầm nhìn và tưởng tượng về thế giới xung quanh một cách không giới hạn.

Trẻ có thể tưởng tượng một chuyến phiêu lưu trong vũ trụ, một cuộc hành trình dưới biển hay một khu rừng kỳ bí
Trẻ có thể tưởng tượng một chuyến phiêu lưu trong vũ trụ, một cuộc hành trình dưới biển hay một khu rừng kỳ bí

Tư duy trừu tượng không chỉ giúp trẻ mầm non phát triển khả năng tưởng tượng mà còn khuyến khích khả năng tư duy linh hoạt và xử lý ý tưởng trừu tượng. Từ việc tưởng tượng các cảnh quan đến áp dụng các khái niệm trừu tượng vào cuộc sống hàng ngày, tư duy trừu tượng giúp các con khám phá thế giới bên ngoài và phát triển khả năng tư duy sáng tạo và linh hoạt.

Xem thêm: 20 phần mềm giúp bé phát triển tư duy ĐA CHIỀU ấn tượng nhất

Tư duy suy nghĩ khác biệt

Suy nghĩ khác biệt là khả năng đưa ra ý tưởng và giải pháp mới, khác biệt so với những gì đã được biết đến. Tư duy này cho phép trẻ tìm kiếm nhiều cách giải quyết cho một vấn đề. Điều này bao gồm sự đánh giá và so sánh giá trị của từng phương pháp và xác định giải pháp phù hợp nhất.

Các con có thể kết hợp các yếu tố khác nhau một cách sáng tạo để tạo ra những ý tưởng mới. Ví dụ, trong trò chơi xây dựng, trẻ cần tìm nhiều kiểu lắp ráp để cây cầu phải cao, dài như yêu cầu mà vẫn trụ vững. Suy nghĩ khác biệt giúp trẻ mầm non nhìn nhận một vấn đề hoặc tình huống từ một góc độ mới và tạo ra những giải pháp mới mẻ.

Trẻ mầm non phát triển tư duy suy nghĩ khác biệt khi các con không bị ràng buộc bởi những quy tắc và giới hạn, mà con sẽ tưởng tượng và tạo ra những ý tưởng đột phá và không theo lối mòn cũ
Trẻ mầm non phát triển tư duy suy nghĩ khác biệt khi các con không bị ràng buộc bởi những quy tắc và giới hạn, mà con sẽ tưởng tượng và tạo ra những ý tưởng đột phá và không theo lối mòn cũ

Tư duy hội tụ

Tư duy hội tụ là khả năng tổng hợp và kết hợp các ý tưởng, thông tin và thông số để đạt được một mục tiêu chung. Trẻ mầm non phát triển tư duy hội tụ khi các bé có khả năng nhìn nhận sự tương quan và tạo ra các kết luận dựa trên các yếu tố khác nhau.

Các con có thể kết hợp các yếu tố khác nhau để tạo ra một ý tưởng hoặc giải pháp tổng thể. Như khi được yêu cầu vẽ một bức tranh ngôi nhà và hàng cây, trẻ mầm non có thể kết hợp các cây bút nhiều màu sắc để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh và tô chính xác màu cho vật đó. Tư duy hội tụ giúp trẻ nhìn thấy một bức tranh tổng thể và làm việc để đạt được mục tiêu cuối cùng.

Trẻ mầm non phát triển tư duy hội tụ khi các bé có khả năng nhìn nhận sự tương quan và tạo ra các kết luận dựa trên các yếu tố khác nhau
Trẻ mầm non phát triển tư duy hội tụ khi các bé có khả năng nhìn nhận sự tương quan và tạo ra các kết luận dựa trên các yếu tố khác nhau

Tư duy hội tụ không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng phân tích và tổng hợp thông tin mà còn khuyến khích khả năng xử lý vấn đề và đưa ra quyết định thông qua tư duy logic. Qua tư duy hội tụ, trẻ mầm non học cách nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và áp dụng những kiến thức, kỹ năng của mình để đạt được mục tiêu đề ra.

Xem thêm: Cách dạy trẻ tư duy logic CHI TIẾT theo lứa tuổi [CẬP NHẬT]

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tư duy ở trẻ em

Việc phát triển tư duy cho trẻ mầm non sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau, có thể là khách quan và chủ quan ở bên ngoài tác động vào. Nếu là yếu tố tốt thì trẻ sẽ có thể phát triển tư duy tốt hơn. Nhưng nếu các yếu tố ảnh hưởng kia xấu, không lành mạnh sẽ khiến bé phát triển tư duy tiêu cực hơn. Bởi vậy ba mẹ cần phải nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tư duy của trẻ, giúp trẻ phát triển một cách lành mạnh, hiệu quả. 

Di truyền

Tư duy của trẻ một phần phụ thuộc vào gen di truyền của bố mẹ. Nhiều người thường nói bố mẹ có IQ cao thì tỉ lệ sinh con thông minh sẽ cao hơn. Nhưng sự ảnh hưởng của di truyền chỉ là một phần nhỏ lên sự phát triển của trẻ. Bởi lẽ, không phải bố mẹ nào có IQ cao thì sinh con cũng đều thông minh. Vì thế mà tùy thuộc hoàn cảnh mà sẽ có sự thích ứng cơ chế định sẵn.

Phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất tới sự phát triển tư duy của trẻ mầm non. Vì phương pháp này đóng vai trò quyết định hình thành lên tư duy, lối sống, đạo đức của trẻ, đặc biệt đối với trẻ độ tuổi mẫu giáo.

Giáo dục dạy những điều mới cho trẻ, có thể bù đắp những thiếu hụt do khuyết tật bẩm sinh hoặc bệnh tật đem lại cho con người như trường hợp của thầy Nguyễn Ngọc Ký tuy không còn đôi tay nhưng vẫn trở thành giáo viên, hay như nghệ sĩ guitar tài năng Văn Vượng bị mù từ bé nhưng nhờ có phương pháp giáo dục đúng đắn mà trở thành tài năng âm nhạc… 

Môi trường sống

Bố mẹ cần gần gũi và kết nối với con trẻ để hiểu được những suy nghĩ và cảm xúc của con
Việc phát triển tư duy cho trẻ mầm non sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau, có thể là khách quan và chủ quan ở bên ngoài tác động vào

Nhiều nghiên cứu cho rằng: màu sắc, ánh sáng, âm thanh và tiếng ồn, nhiệt độ và không gian vật lý sẽ tác động đến mức độ căng thẳng của trẻ, vì vậy, cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, tư duy, học tập và hành vi của các em.

Một đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường sống lành mạnh, an toàn, chan hòa với thiên nhiên trong lành sẽ có sự phát triển tư duy tốt hơn so với những đứa trẻ được lớn lên trong môi trường bị ô nhiễm, chật chội và tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates