SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2023

Thủ tướng yêu cầu giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, thiếu trường lớp

 tăng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị ngành giáo dục.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị ngành giáo dục.

Hội nghị ngành giáo dục ngày 18/8.

(Thanhuytphcm.vn) - Chiều 18/8, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 toàn ngành. Dự hội nghị có Thủ tướng Phạm Minh Chính; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng lãnh đạo các bộ ngành, địa phương.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng báo cáo tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 cho biết, để từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn các địa phương tuyển dụng được 17.208 giáo viên trong tổng số 65.980 biên chế giáo viên được Bộ Chính trị cho phép bổ sung cho cả giai đoạn 2022 – 2026. 

Đặc biệt, Bộ GD-ĐT trình và được Chính phủ thống nhất thông qua về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo nhằm hành lang pháp lý để đội ngũ giáo viên yên tâm công tác. Mạng lưới, quy mô trường, lớp tiếp tục được quan tâm đầu tư. Các địa phương thực hiện rà soát, dồn dịch điểm trường lẻ, sát nhập trường có quy mô nhỏ để tập trung đầu tư, bảo đảm điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, năm học 2022 - 2023 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non tiểu học; thiếu giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học đối với tiểu học; môn Âm nhạc, Mỹ thuật đối với THPT khi áp dụng Chương trình GDPT 2018. Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở một số địa phương còn bất cập; còn tình trạng thiếu trường, thiếu lớp và áp lực tuyển sinh đầu cấp, nhất là tại Hà Nội, TPHCM. 

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, toàn ngành giáo dục đã hoàn thành kế hoạch năm học 2022 - 2023, trong đó có nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện kế hoạch năm học 2022 - 2023 vẫn còn một số khó khăn, tồn tại, hạn chế. Vẫn còn đầy thách thức, nhiều khó khăn khác cần tiếp tục nhận diện, có giải pháp phù hợp để khắc phục trong thời gian sắp tới.

Tại hội nghị, các địa phương đều có chung kiến nghị Chính phủ, Bộ GD-ĐT quan tâm chế độ chính sách với cán bộ, giáo viên và nhân viên công tác trong lĩnh vực GD-ĐT. Lương của nhà giáo phải được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có phụ cấp ưu đãi theo từng tính chất công việc. Rà soát, ban hành cơ chế chính sách đặc thù đối với đội ngũ giáo viên công tác tại vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Trong đó có chính sách thu hút, chính sách về tiền lương, phụ cấp nghề; hoàn thiện đồng bộ chính sách tuyển dụng đối với sinh viên đào tạo cử tuyển, đào tạo người người dân tộc thiểu số về công tác tại địa bàn khó khăn. Có các chương trình kiên cố hóa trường lớp, đặc biệt là nhà công vụ cho giáo viên để giáo viên yên tâm, gắn bó dạy học và công tác.

Đề cập đến vấn đề tự chủ đại học, PGS-TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM kiến nghị cần tăng đầu tư của Nhà nước cho giáo dục đại học. Bên cạnh nguồn đầu tư chiều sâu cho cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, cần quan tâm đầu tư trực tiếp cho con người thông qua các đề tài, dự án (thực tế, các phòng thí nghiệm chỉ hoạt động hiệu quả khi được vận hành bởi những nhà khoa học giỏi). Nhà nước cần có lộ trình điều tiết ngân sách đối với các trường đại học tự chủ theo hướng chỉ dừng cấp ngân sách chi thường xuyên sau khi trường đại học đã tự chủ xong một chu kỳ đào tạo (4-5 năm). Trong trường hợp chưa tăng được học phí, Nhà nước nên cấp bù phần ngân sách chưa được


Về chính sách tín dụng cho sinh viên vay, ông Vũ Hải Quân đề xuất một số số giải pháp cụ thể như mở rộng đối tượng được hưởng chính sách tín dụng sinh viên; điều chỉnh mức cho vay nhằm đảm bảo cho sinh viên có thể chi tiêu cho đời sống bằng nhóm trung bình của xã hội và đủ tiền nộp học phí; giảm lãi suất cho vay; điều chỉnh theo hướng tăng thời gian cho vay. Cần nghiên cứu xây dựng và sớm ban hành chính sách tín dụng cho vay thương mại dành cho sinh viên.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, GD-ĐT tiếp tục được đổi mới và có bước phát triển. Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo Nghị quyết 29 triển khai tích cực, bước đầu có hiệu quả.

Nêu một số tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục trong thời gian tới như việc thực hiện Chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông còn một số bất cập; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ở một số địa phương chưa phù hợp, còn tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở một số khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; chính sách, chế độ đãi ngộ còn bất cập… Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời thể chế, cơ chế, chính sách, hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi để thực hiện đổi mới GD-ĐT. 

Thủ tướng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, trong đó ưu tiên xây dựng Luật Nhà giáo; Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và sớm công bố phương án thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cần tiếp tục đổi mới thi, công nhận tốt nghiệp THPT, đảm bảo nghiêm túc, gọn nhẹ, giảm áp lực nhưng phải nâng cao chất lượng.

Thủ tướng cũng yêu cầu, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Đồng thời, khẩn trương hoàn thành việc biên soạn SGK điện tử, sách giáo tiếng dân tộc thiểu số, thử nghiệm và sử dụng sách chữ nổi cho người khiếm thị. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với ngũ giáo viên phù hợp; có giải pháp tài chính hỗ trợ giáo viên vùng sâu, vùng xa, giáo viên mầm non; nâng cấp, bổ sung điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm hiệu quả, phù hợp yêu cầu tình hình thực tiễn. Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. Bộ GD-ĐT nghiêm túc thực hiện kết luận của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Thủ tướng gợi mở một số vấn đề cần triển khai thực hiện trong năm học mới là: Kiên quyết không để ma túy xâm nhập học đường, khắc phục tình trạng bạo học đường. Chương trình, SGK cần tiếp tục đổi mới nhưng cũng cần chuẩn mực và ổn định phát triển. Có giải pháp khắc phục thiếu giáo viên, thiếu trường học ở các vùng sâu, xa, biên giới hải đảo…

Trước thềm năm học mới 2023-2024, Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao những thành tựu của năm học vừa qua; đồng thời gửi lời chúc các cán bộ làm công tác quản lý, các thầy giáo, cô giáo luôn phát huy lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết với nghề.

Trung Kiên

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates