SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2023

Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc theo hướng tiếp cận các phương pháp giáo dục tiên tiến

 


BÀI BỒI DƯỠNG TỔ NGÀY 22 THÁNG 4/2022 Trao đổi thảo luận chuyên môn bài học “Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc theo hướng tiếp cận các phương pháp giáo dục tiên tiến


BÀI BỒI DƯỠNG TỔ  NGÀY 22 THÁNG 4/2022

Trao đổi thảo luận chuyên môn bài học 

“Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc theo hướng tiếp cận các phương pháp giáo dục tiên tiến

  1. Khái niệm thẩm mỹ:

    1. Theo nghĩa hẹp: Thẩm mỹ theo nghĩa của từ ngữ là sự thụ cảm cái đẹp. “Thẩm mỹ âm nhạc” theo nghĩa hẹp do đó có nghĩa là sự thụ cảm cái đẹp trong âm nhạc...

    2. Theo nghĩa rộng: 

    - Đó là tất cả những cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả tồn tại khắp mọi nơi trong đời sống xã hội.

    -  Đó là nhu cầu thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ của những con người xã hội. 

    - Đó là các hoạt động hưởng thụ nghệ thuật, đánh giá nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật.

  2. Nội dung chính:

    Phần 1: Thực trạng phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non

    Phần 2: Định hướng đổi mới và tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển lĩnh vực thẩm mỹ.

    Mục tiêu :  +  Kiến thức

    Kỹ năng  -  Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.

    + Thái độ

    * Phần 1: Thực trạng:

  1. Ưu Điểm:

    - Sự đầu tư của một số trường cho các phòng chức năng cho trẻ.

    - CBQL & GV nắm vững PPTC các hoạt động giáo dục thẩm mỹ è hoạt động giáo dục thẩm mỹ hiệu quả cao.

    - Bổ sung các nội dung GD, nguyên liệu, học liệu, tổ chức  hoạt động trải nghiệm. Tiếp cận và ứng dụng các phương pháp tiên tiến trong GDMN. Vd: Reggio, Steam...

    - Tổ chức đào tạo, BD cho GV, xã hội hóa các hoạt động mới cho trẻ.

  1. Khó khăn, hạn chế.

    - Chưa thực sự tìm hiểu kỹ về hoạt động đổi mới cũng như tự nâng cao nghiệp vụ, BD chuyên môn...

    - Các hoạt động còn dập khuôn, máy móc, chưa có nhiều sáng tạo.

    - Chưa có sự đầu tư quan tâm đến việc tạo không gian nghệ thuật và giàu nghệ thuật cho trẻ. Đã thực sự quan tâm đến cảm xúc, hứng thú của trẻ chưa?

    - Một số GV còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng âm nhạc nhưng chưa chịu khó tự học nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

    - Tiếp cận những sáng tác mới cho lứa tuổi mầm non còn hạn chế.

    1. Định hướng đổi mới:

1. Định hướng phát triển.

- Đảm bảo mục tiêu môn học

- Phù hợp năng lực theo độ tuổi, nhu cầu, mong muốn của trẻ.

- Từ cái chung đến cái riêng  (Tính thực tiễn và văn hóa vùng miền, địa phương); vd: ? 

- Tính hiện đại và hữu ích: Nội dung giáo dục vừa giữ được giá trị âm nhạc truyền thống, đồng thời tiếp cận các xu hướng âm nhạc hiện đại đa dạng về thể loại 

- Phong phú về hình thức thể hiện âm sắc của các loại nhạc cụ.

- Tiếp cận và ứng dụng các phương pháp mới ( Reggio, Steam,...)

* Một số hình thức dạy hát và nghe nhạc nghe hát.

- Hát ru1, Hát ru 2

- Hợp xướng 1: Lòng mẹ : Em như chim câu bồ câu trắng;

 Gà gáy le te; Cây đàn ghi ta của đại đội ba; Tiếng chày trên Sóc BomBo; Chiếc khăn Piêu; Chú ếch con...

- Acapella : 1; 2; 3

- Giao hưởng , 1, 2; 3; 4; 5; 6,7,8, 9, 10

*.GỢI Ý CÁCH DỰNG BÀI HỢP XƯỚNG CHO TRẺ MẦM NON

+ B1: Tìm hiểu bài nhạc thuộc loại nhịp gì? Nhanh hay chậm? Để chọn nhạc beat hay tiết tấu (Style/Rhythm) trên đàn phím điện tử/Organ cho phù hợp với bài nhạc.

+ B2: Xem bài viết ở giọng nào? Dịch giọng cho phù hợp với lứa tuổi của dàn hợp xướng. (Dịch giọng bằng đàn phím điện tử/Organ).

+ B3: Xây dựng bè cho bài hát ( gợi ý vocal: La la theo cao độ dựa trên chất liệu nội dung hoặc tiết tấu giai điệu của bài hát hoặc hát bè theo quãng 3, quãng 5 đi lên hoặc đi xuống, hát đuổi, hát nối tiếp…

* Lưu ý: 

Bè bass/trầm chiếm 50% số lượng trẻ tham gia hát, bè quãng 3, quãng 5 chiếm 20%, bè giai điệu chiếm 30%.

- Cách tìm ra bè quãng 3 hoặc quãng 5 trên đàn để hát cho đúng bằng cách sử dụng Transpose trên đàn phím điện tử/Organ)

* GỢI Ý CÁCH DỰNG BÀI  ACAPELLA  CHO TRẺ MẦM NON:

Bước 1,2,3 thực hiện giống các bước cuả hợp xướng.

+ B4: Xây dựng bè Bass/trầm (nhạc đệm) bằng cách hát Bum Bum Bùm, Pung Pung Pùng, Pùng chát, La La Là... theo âm chủ quãng 3 hoặc quãng 5, tái hiện lại tiết tấu trống và chất liệu của bài hát đó.-

- Ví dụ: Hợp xướng Acapella thiếu nhi “Inh lả ơi”

- Bè trầm/ Bass (Ứng với Style/Rhythm: Balade): Bùm chát bùm, bùm chát bùm, bùm chát bùm…

- Ứng với cao độ: Là     mi     là,    Là     mi     là,    Là     mi     là…

- Bè quãng 3: Hát theo giai điệu nhưng lên hoặc xuống một quãng 3

- Bè quãng 5: Hát theo giai điệu nhưng lên hoặc xuống một quãng 5

- Vocal: Hát theo giai điệu nhưng thay lời bài hát bằng âm la la la..

- Bè giai điệu: Hát giai điệu chính (Lưu ý chọn người hát tốt nhất để hát lĩnh xướng…).

2.Định hướng đổi mới tổ chức các hoạt động.

- Giáo viên cần có khả năng quan sát, đánh giá, định hướng, phát triển chuyên biệt.…

- Đảm bảo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”.

- Học bằng chơi, học bằng các giác quan, bằng thử nghiệm, thực hành, tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, bằng tư duy suy luận ( pp tiên  tiến)

- Tạo môi trường giàu tính nghệ thuật, nhằm phát triển tốt nhất cho trẻ và được hỗ trợ bởi những giáo viên có khả năng định hướng, quan sát, biết đáp ứng và khuyến khích trẻ độc lập, sáng tạo.

- Giáo viên cung cấp các nguồn nguyên liệu, học liệu, các phương tiện  khác nhau cho trẻ thử nghiệm và tự do bộc lộ bản thân mình. (Reggio, Stem)

* GỢI Ý ĐỔI MỚI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC:

1.Mục tiêu:

- Xác định mục tiêu dựa trên kết quả mong đợi của chương trình, nhu cầu, khả năng, năng khiếu của trẻ trong nhóm/lớp.

- Trẻ thật sự yêu thích âm nhạc, sẵn sàng tâm thế đón nhận mọi hình thức, thể loại âm nhạc khác nhau.

- Trẻ tự tin thể hiện năng lực âm nhạc của mình, tự tin bộc lộ cảm xúc âm nhạc của bản thân.

- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, tưởng tượng sáng tạo dựa trên những kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân trẻ.

* Tổ chức thực hiện:

- Linh hoạt trong việc chọn nội dung, chủ đề, thứ tự hoạt động 

- Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các thể loại, tác phẩm âm nhạc, nhạc sĩ nổi tiếng: Nghe, xem video, thử nghiệm với tiết tấu, hát, vận động theo nhạc, sử dụng nhạc cụ..( gợi ý phòng Âm nhạc1,2 )

- Tiếp cận và ứng dụng các phương pháp mới ( Reggio, Steam, ....)

- Nội dung và thời lượng tổ chức cho một hoạt động dựa vào mục tiêu của hoạt động, độ khó dễ của tác phẩm và nhu cầu, khả năng của trẻ.

- GV không áp đặt suy nghĩ, cảm xúc của người lớn với trẻ.

- GV chuẩn bị chương trình phù hợp với độ tuổi, khả năng của trẻ.

- GV cần bổ sung, trau dồi một số kĩ năng cần thiết trong dạy âm nhạc như: kĩ năng biểu diễn, kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học, kĩ năng tổ chức trò chơi tích hợp nhiều môn học khác nhau như: Âm nhạc - toán học, Âm nhạc - Yoga, Âm nhạc - chơi tập thể, hoạt động nhóm... 

* TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1.1.TRÒ CHƠI TÍCH HỢP ÂM NHẠC – TOÁN:

* Tên trò chơi: Vẽ theo yêu cầu của cô

+ Chuẩn bị: Giấy, bút chì, nhạc

+ Đội hình: Cho trẻ ngồi trong lớp hoặc có thể ngồi vòng tròn. 

+ Cách chơi: Nhiệm vụ của trẻ là vừa nghe nhạc vừa vẽ một hình khối bất kỳ và đánh số mà trẻ biết. Cô tắt nhạc và yêu cầu trẻ dừng lại. Sau đó trẻ sẽ lần lượt lên đọc hình và số mà trẻ đã vẽ. 

+ Luật chơi: Khi nhạc tắt rồi mà trẻ chưa vẽ xong thì trẻ coi như thua. 

2. TRÒ CHƠI TÍCH HỢP ÂM NHẠC – YOGA:

+ Chuẩn bị: Nhạc. 

+ Đội hình: Cho trẻ đứng hoặc ngồi vòng tròn, hai tay trẻ đặt lên vai bạn trước mặt. 

+ Cách chơi: Cô bật nhạc lên, trẻ sẽ đứng hoặc ngồi thành vòng tròn, hay tay trẻ đặt lên vai bạn. Cô sẽ yêu cầu trẻ làm theo lời cô nói ( nhanh chậm theo ý của cô): bóp bóp, đấm đấm, vuốt vuốt, cào cào, cù cù... Sau đó cho trẻ đổi ngược lại hướng. 

3. TRÒ CHƠI TÍCH HỢP ÂM NHẠC – CHƠI TẬP THỂ, HOẠT ĐỘNG NHÓM: 

* Tên trò chơi: Vũ điệu hóa đá.

+ Chuẩn bị: Nhạc. 

+ Đội hình: Trẻ đứng tập trung về phía cô. 

+ Cách chơi: Cô bật nhạc lên sau đó cho trẻ vận động hoặc làm các động tác chân tay. Cô tắt nhạc trẻ phải giữ nguyên tư thế. Nếu trẻ nào vẫn còn đang vận động thì coi như thua. Cô yêu cầu trẻ nhảy lò cò quanh lớp. 

+ Luật chơi: Khi tắt nhạc rồi mà trẻ vẫn còn đang vận động thì coi như thua. 

+ Gợi ý cách lựa chọn các bài hát ngoài chương trình: 

+ Nội dung, thể loại phù hợp với lứa tuổi: Vui tươi, trong sáng, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc. 

- Lời ca gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ…để trẻ có thể kết hợp với vận động một cách dễ dàng.

- Loại nhịp và nhịp độ của bài mang tính vui tươi, sôi nổi có nhịp độ vừa, nhanh hoặc hơi nhanh, viết chủ yếu ở nhịp 2/4, 3/4, 3/8 và 4/4.

- Âm vực phù hợp với từng độ tuổi, thường dao động từ quãng 2 đến quãng 5.

- Lựa chọn giai điệu, tiết tấu: Thường sử dụng nốt trắng, nốt đen, móc đơn, dấu lặng đen, lặng đơn, đôi khi có móc kép để tạo lên tiết tấu âm nhạc nhanh, vui nhộn hay sự dí dỏm, ngộ nghĩnh của bài hát.

 * Để giờ học đạt kết quả cao.

- Tạo hứng thú cho trẻ ( nghệ thuật lên lớp )

- Tạo không khí giờ học kết hợp linh hoạt các phương pháp trong quá trình dạy trẻ ( giàu nghệ thuật )

- Trước khi dạy hát, sưu tầm các bài hát mới, nghiên cứu, tìm hiểu về giai điệu, nhịp điệu, sắc thái tình cảm.

- Chuẩn bị các động tác minh họa phù hợp, phong cách thể hiện bài hát.

- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi hợp lí để đàm thoại với trẻ.

- Lựa chọn hình thức giới thiệu hoặc một hình thức học mới mang tính sáng tạo, phù hợp với yêu cầu của giờ học mà không dập khuôn.

- Chọn tiết tấu trên đàn Organ, Piano…xác định giọng phù hợp với giọng của trẻ.

- Cách bắt nhịp cho trẻ vào bài hát. Vd: (Mùa xuân, Quả bóng, Sắp đến tết rồi)

- Dự kiến chỗ khó trong bài để chuẩn bị phương án sửa sai (nếu có).

- Chuẩn bị phương pháp và nghệ thuật lên lớp; chuẩn bị giáo án và các phương tiện đồ dùng dạy học như nhạc cụ, máy tính,…

+ Dạy hát: + dạy nghe

                  + Dạy vận động

* Tổ chức thực hiện - Dạy hát:

- Hình thức dạy hát từ đơn giản đến phức tạp: Cho trẻ nghe, trẻ đọc lời ca, hát theo cô. Trẻ trình bày theo tổ, nhóm... 

- Đa dạng cách hát khác nhau, không chỉ đơn thuần hát là đúng nhạc đúng lời, trẻ còn được tiếp cận, thực hành các cách hát khác như: hát đệm, hát nối tiếp, lĩnh xướng, đọc rap 1;2. 3, 4 Có thể hát nói và hát với giọng cao/thấp, to/nhỏ, nhanh/chậm…

-  Nâng cao: Hát bè, hát đối đáp, hát đuổi, hát rock, 1, 2, 3 ,4, 5 hát hợp xướng, hát Acapbella hoặc hát trên nền nhạc remix 1, 2 hay Hip hop , kết hợp động tác vận động phù hợp nội dung lời ca.

- Dạy trẻ một số bài hát chung cho toàn trường để trẻ hát cùng nhau trong những buổi sinh hoạt tập thể của khối/trường,Vd: Head, shoulder, kness and toes; Hockey, pockey song; Make a circle…

* Lựa chọn các bài hát, bản nhạc mới ngoài Chương trình GDMN để dạy trẻ Vd: Làm quen nốt Đô - Rê- Mi- Fa- Sol), học hát Hợp xướng hay Acapella,Vd: Quê hương tươi đẹp, Đừng đi đằng kia có mưa, Một số làn điệu dân ca …

* Bài tập thể dục buổi sáng theo chủ đề từng tháng… (Panama, The wheels on the bus,…)

* Goi ý một số bài hát tiếng Anh có thể dạy cho trẻ hát, nghe và vận động theo nhạc.:

+ What your name?

+ Hello!

+ Hide and seek

+ Baby shark

+ If you’ve happy

+ Go away

+ Walking walking

Ví dụ: Bài hát “Mùa xuân”

Ví dụ: Bài hát “ Qủa Bóng ”

Ví dụ: Bài hát “ Sắp đến Tết rồi”

 

* Tổ chức thực hiện - Dạy vận động.

- Khuyến khích trẻ phản ứng với nhịp điệu, giai điệu âm thanh qua vận động sáng tạo: sử dụng nhạc cụ, nhảy, khiêu vũ, dân vũ, động tác thể dục phù hợp…..

+ Trẻ cần được lắng nghe AN trước khi vận động theo nhạc, cảm nhận nhịp điệu của âm nhạc trước khi vận động sáng tạo

+  Cô cho trẻ tự biểu diễn theo cảm nhận của mình, cô quan sát góp ý, cô bổ sung động tác để tạo thành bài vận động hoàn chỉnh cho trẻ.

Ví dụ: Cho trẻ thực hành vận động theo nhạc

1. Vân động 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

2..Bài hát “ Walking, walking”

3. Bài hát “Hockey, Pockey”

4. Bài hát “Bé tập đánh răng

5. Vận động sáng tạo 1

6. Vận động sáng tạo 2, 3

* Tổ chức hoạt động - Sử dụng nhạc cụ kết hợp bộ gõ cơ thể, dạy trẻ cảm thụ âm nhạc, vận động, trò chơi, biểu diễn.

* Khái niệm: Cảm thụ âm nhạc là phương pháp cho trẻ tập làm quen, tiếp cận với âm nhạc thông qua các hoạt động, các trò chơi sáng tạo trong vận động, chú ý lắng nghe, ca hát, chia sẻ cảm xúc, kể chuyện,… về âm nhạc. Các hoạt động này sẽ được thay đổi liên tiếp để phù hợp với đặc điểm tập trung ngắn ở trẻ khiến trẻ luôn cảm thấy thích thú, hào hứng. Cảm thụ âm nhạc khiến trẻ có hứng thú với âm nhạc và sau đó sẽ tiến dần đến niềm yêu thích, say mê với âm nhạc.

 * Vai trò của cảm thụ âm nhạc

 - Cảm thụ âm nhạc kích thích trí sáng tạo.

 - Cảm thụ âm nhạc tăng khả năng ngôn ngữ giúp trẻ biết lắng nghe, quan sát và đưa ra ý kiến của mình

 - Khả năng biểu lộ tình cảm, cảm xúc

 - Cảm thụ âm nhạc đối với kĩ năng vận động, thể chất

- Cảm thụ âm nhạc giúp bổ trợ các kiến thức về tự nhiên và xã hội

- Lựa chọn âm nhạc và hình thức vận động sáng tạo 

- Sử dụng dụng cụ âm nhạc kết hợp với nhạc cùng hòa tấu

- Trên nên nhạc sử dụng bộ gõ cơ thể biểu diễn hát múa.

-  Vận động sáng tạo cùng Âm nhạc giao hưởng

- Làm quen với trường độ nốt nhạc thông qua vận động với âm nhạc.        

* Tổ chức hoạt động - Dạy nghe.

- Có thể chọn các tác phẩm âm nhạc, hay trích đoạn giao hưởng, bài hát các thể loại khác nhau phù hợp với lứa tuổi trong chương trình GDMN. Cho trẻ nghe, làm quen, cảm nhận và nêu cảm xúc của mình bằng cách diễn tả bằng lời, vẽ lại theo tưởng tượng của bản thân. (Vd: Mẹ yêu con; Nhật ký của mẹ; Finger Family... )

- Tổ chức một số trò chơi với mục đích củng cố kiến thức, kỹ năng âm nhạc cho trẻ về cao độ, trường độ, tiết tấu, nhạc cụ. 

- Hình thức tổ chức: Nghe nhạc, nghe giai điệu trước. Cô hát theo nhạc. Cô thay đổi hình thức: Trang phục, đạo cụ, trẻ thể hiện cùng cô…

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC HIỆN HÀNH 

+ Phương pháp dạy căn bản

- Dạy hát

- Dạy nghe

- Dạy vận động

- Trò chơi âm nhạc

- Biểu diễn

KẾT LUẬN: ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI NỘI DUNG TCHĐÂN NHƯ SAU

* Bốn không:

+ Không cần theo thứ tự các hoạt động 

+  Dạy hát.

+  Nghe hát, nghe nhac. 

+  Dạy vận động.

+ Tổ chức hoạt động AN không nhất thiết phải lựa chọn 01 nội dung chính và 02 nội dung kết hợp => tùy vào mục tiêu của hoạt động, độ khó dễ của tác phẩm và nhu cầu, khả năng của trẻ, GV quyết định lựa chọn nội dung tổ chức cho 01 hoạt động. 

3. Không nhất thiết phải giảng giải nội dung khi cho trẻ nghe nhạc hoặc nghe giai điệu bài hát.

4. Không được áp đặt cảm xúc của người lớn với trẻ.

* Ba nên:

1. Tiếp cận một số bài hát mới trong nước, nước ngoài phù hợp với trẻ mầm non.

2. Nên khởi động giọng cho trẻ trước khi dạy hát (nếu Gv có khả năng sử dụng nhạc cụ)

3. Mở rộng, nâng cao một số hình thức dạy hát như: Hợp xướng, Acapella ở mức độ đơn giản tuy nhiên chỉ phù hợp với trẻ 5-6 tuổi khi trẻ đã có kỹ năng như thuộc bài hát, hát đúng giai điệu và có thể đưa hình thức hát này vào các ngày lễ hội, tổ chức sự kiện.

* TIẾT GIẢNG ĐỔI MỚI;

1. Tiết 5 tuổi dạy hát 1; 2

2. Tiết dạy hát đuổi ( lỗi)

3. Tiết dạy vận động 1

4. Tiết biểu diễn 

5. Tiết dạy đọc rap

6. Tiết dạy nhà trẻ ( HX sắp đến tết rồi )

7. Làm quen với nốt trăng 

8. Tiết cảm thụ âm nhạc 3-4 tuổi 

9. Tiết dạy Giáo viên giỏi truyền thống

* HƯỚNG DẪN NHẬN BIẾT VÀ KỸ NĂNG SỬ DỤNG ĐÀN ORGAN:

* Vị trí nốt nhạc trên đàn organ: 1; 2

* Luyện gam C-dur ( Đô trưởng)

* Cách chọn tiếng ( âm sắc,); tiết điệu ( tiết tấu) trên đàn casio. 

*giới thiệu một số hợp âm cơ bản:1

* Luyện tập thực hành: 1; 2


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates