SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2023

Môđun 20: Tổ chức quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non



Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 20: Tổ chức quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non

I. Tổ chức quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non

1. Đánh giá sự phát triển của trẻ là gì?

– Là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và có phân tích, đối chiếu với mục tiêu chương trình giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.

Đánh giá sự phát triển của trẻ là gì?

2. Mục đích đánh giá:

Đánh giá là một phần không thể thiếu trong quá trình giáo dục. Đánh giá sự phát triển của trẻ trong chương trình giáo dục mầm non nhằm xác định mức độ phát triển của trẻ so với mục tiêu của từng độ tuổi để có biện pháp thích hợp giúp trẻ tiến bộ.

3. Ý nghĩa của việc đánh giá sự phát triển của trẻ

Đánh giá sự phát triển của trẻ qua các hoạt động, qua các giai đoạn cho ta biết những biểu hiện về tâm sinh lý của trẻ hàng ngày, sự phát triển toàn diện của trẻ qua từng giai đoạn, khả năng sẵn sàng và chiều hướng phát triển của trẻ ở những giai đoạn tiếp theo từ đó có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau.

  • Đánh giá thường xuyên giúp giáo viên có thêm thông tin về sự tiến bộ của trẻ trong một thời gian dài.
  • Xác định những khó khăn những nguyên nhân cụ thể trong sự phát triển của trẻ làm cơ sở để giáo viên đưa ra quyết định giáo dục tác động phù hợp đối với trẻ.
  • Giúp giáo viên biết được hiệu quả của các hoạt động, mức độ kết quả đạt được theo dự kiến, làm sáng tỏ những vấn đề nhất định đòi hỏi có kế hoạch bổ sung.
  • Đánh giá là cơ sở xác định nhu cầu giáo dục cá nhân đứa trẻ căn cứ xây dựng kế hoạch tiếp theo.
  • Làm cơ sở trao đổi đưa ra quyết định phối hợp kế hoạch giáo dục với cha mẹ trẻ, với giáo viên/ nhóm lớp hoặc cơ sở giáo dục khác sẽ tiếp nhận trẻ tiếp theo.
  • Làm cơ sở đề xuất với các cấp quản lý giáo dục trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhóm/ lớp/ trường/ địa phương.

4. Nội dung đánh giá:

Đánh giá sự phát triển của trẻ gồm các nội dung:

  1. Đánh giá sự phát triển thể chất
  2. Đánh giá sự phát triển nhận thức
  3. Đánh giá sự phát triển ngôn ngữ
  4. Đánh giá sự phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
  5. Đánh giá sự phát triển thẩm mỹ.

II. Phương pháp đánh giá:

Các phương pháp sau đây thường được sử dụng để theo dõi và đánh giá sự phát triển của trẻ trong trường mầm non: quan sát tự nhiên; trò chuyện với trẻ; phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ; sử dụng tình huống; trao đổi với phụ huynh; kiểm tra trực tiếp. Tuy nhiên quan sát tự nhiên là phương pháp sử dụng nhiều nhất trong chủ yếu trong trường mầm non.

Ý nghĩa của việc đánh giá sự phát triển của trẻ

1. Quan sát tự nhiên:

Là sự tri giác trực tiếp, không tác động hay can thiệp vào hoạt động tự nhiên của trẻ. Các thông tin quan sát về biểu hiện tâm lý, các hành vi của trẻ được ghi lại một cách có hệ thống, có kế hoạch. Cụ thể:

– Quan sát và lắng nghe cá nhân trẻ nói và làm (quá trình hoạt động): Tư tưởng, cách diễn đạt tư tưởng, cách khám phá, cách trẻ làm và sử dụng những gì đã biết.

– Quan sát và lắng nghe cách giao tiếp, cách ứng xử, thái độ, tình cảm của trẻ với các bạn trong nhóm bạn, nhóm chơi trong hoạt động hàng ngày: có hợp tác và làm việc nhóm không, có lắng nghe người khác không, tham gia hay thụ động trong hoạt động nhóm, khi chơi trong nhóm bạn thường đặt mình ở vị trí nào: là nhóm trưởng, là thành viên tích cực hay phục tùng, phụ thuộc; trẻ biểu đạt sự thỉnh cầu hay nguyện vọng của mình như thế nào; trẻ có biết chia sẻ cùng bạn trong khi chơi hay không, có thường gây ra hay biết cách giải quyết những xung đột không; trẻ có biết giải quyết những tình huống khác xảy ra trong quá trình chơi hay không…

2. Trò chuyện với trẻ:

– Trò chuyện là cách tiếp cận trực tiếp với trẻ thông qua giao tiếp bằng lời nói. Trong trò chuyện giáo viên có thể đưa ra câu hỏi, gợi mở kéo dài cuộc trò chuyện, để có thể thu thập các thông tin theo mục đích đã định.

– Khi trò chuyện với trẻ giáo viên cần xác định mục đích, nội dung phù hợp. Chuẩn bị phương tiện đồ dùng, đồ chơi mầm non,…. cần thiết để tạo ra sự gần gũi quen thuộc. Gợi ý để trẻ dùng động tác, cử chỉ biểu đạt, nếu trẻ chưa nói bằng lời. Dùng lời nói ngắn gọn, đơn giản; ân cần trò chuyện với trẻ, động viên khuyến khích trẻ hướng vào trò chuyện. Khi đưa ra câu hỏi cần cho trẻ thời gian suy nghĩ trả lời, có thể gợi ý. Trò chuyện khi trẻ thoải mái, vui vẻ, tự nguyện…

3. Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ:

– Dự vào sản phẩm hoạt động của trẻ (sản phẩm vẽ, nặn, xé dán, đồ chơi xếp hình…) để xem xét, phân tích, đánh giá tư tưởng, mức độ khéo léo, sự sáng tạo, khả năng thẩm mỹ của trẻ, sự tiến bộ của trẻ. Thông qua sản phẩm của trẻ có thể đánh giá được mức độ kiến thức, kỹ năng, trạng thái cảm xúc, thái độ của trẻ.

Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ

– Việc đánh giá sự phát triển của trẻ thông qua sản phẩm mà trẻ cần lưu ý: không chỉ căn cứ vào kết quả sản phẩm đó mà căn cứ vào quá trình trẻ thực hiện để tạo ra sản phẩm (sự chú ý, ý thức thực hiện sản phẩm đến cùng, thời gian thực hiện, cách thức sử dụng dụng cụ, vật liệu tạo nên sản phẩm, mức độ thể hiện sự khéo léo

– Giáo viên cần ghi lại những nhận xét của mình vào từng sản phẩm của trẻ và lưu lại thành hồ sơ riêng của từng trẻ. Do sản phẩm của trẻ thu thập theo thời gian nên giáo viên có thể dựa vào sản phẩm đó đánh giá sự phát triển của trẻ.

4. Sử dụng tình huống:

– Là cách thức thông qua tình huống thực tế hoặc tình huống giả định để đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề… của trẻ

Ví dụ:

Thái độ đồng tình, không đồng tình đối với hành vi tốt/ không tốt: Đỡ bạn khi bạn bị ngã, xả rác bừa bãi. 

Kỹ năng giải quyết vấn đề: có gọi người lớn khi gặp bất chắc không? biết chạy ra khỉ đám cháy? biết nối gậy để khều quả bóng dưới gầm gường? biết từ chối khi người lạ rủ đi không

– Khi sử dụng các tình huống giả định để thu thập thông tin cần thiết về trẻ, giáo viên cần chú ý:

+ Tình hống phải phù hợp với mục đích đánh giá

+ Tổ chức tình huống khéo léo để trẻ tích cực tham gia và bộc lộ một cách tự nhiên.

+ Những kết quả theo dõi được về trẻ trong quá trình chơi cần được ghi chép lại.

5. Trao đổi với phụ huynh:

– Nhằm khẳng định thêm những nhận định, đánh giá của giáo viên về trẻ đồng thời có biện pháp tăng cường sự phối hợp với gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

– Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh hàng ngày, trao đổi với các cuộc họp phụ huynh, qua những buổi thăm gia đình trẻ để thu thập thêm thông tin về trẻ (VDTrẻ ít nói, thiếu hòa đồng có phải do chậm phát triển ngôn ngữ, hay chưa thích ứng với môi trường lớp học, do mắc bệnh tự kỷ hoặc do sự bất đồng trầm trọng với gia đình…)

6. Sử dụng bài tập (Kiểm tra trực tiếp)

– Là cách sử dụng bài tập, giao nhiệm vụ cho trẻ tự giải quyết, thực hiện để xác định xem trẻ đã biết gì, làm được những việc gì

– Bài tập có thể thực hiện với một nhóm trẻ, hoặc với từng trẻ.

– Cho trẻ thực hiện bài tập khi trẻ vui vẻ, sảng khoái.

– Tránh các can thiệp gây ảnh hưởng khi trẻ thực hiện bài tập.

– Một bài tập có thể kết hợp đo một số chỉ số/ lĩnh vực.

– Kết quả thực hiện của trẻ được ghi vào phiếu đánh giá của từng trẻ.

Lưu ý: Khi thực hiện sự theo dõi, đánh giá trẻ giáo viên cần thực hiện phối hợp các phương pháp với nhau một cách linh hoạt để có kết quả đáng tin cậy.

Việc lựa chọn các phương pháp đánh gía là tùy thuộc vào sự quyết định của giáo viên sao cho hợp lý nhất với hoàn cảnh, điều kiện thực tiễn.

III. Các hình thức đánh giá sự phát triển của trẻ:

Hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ trong nhà trường:

Hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ trong nhà trường

– Chủ yếu do giáo viên tiến hành trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ.

– Do cán bộ quản lý giáo dục (Bộ, Sở, Phòng giáo dục và đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường) tiến hành với các mục đích khác nhau nhưng cùng hướng tới một mục đích chung là làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

* Đối với Nhà trẻ:

1. Đánh giá hàng ngày:

1.1 Mục đích đánh giá:

– Đánh giá những diễn biến tâm sinh lý của trẻ hàng ngày trong hoạt động. Nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc

– giáo dục trẻ.

1.2 Nội dung đánh giá:

– Tình trạng sức khỏe

– Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ

– Kiến thức và kỹ năng.

1.3 Phương pháp đánh giá:

Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá sự phát triển của trẻ:

  1. Quan sát
  2. Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
  3. Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ;
  4. Trao đổi với phụ huynh.

Hàng ngày giáo viên theo dõi trong các hoạt động, ghi lại tiến bộ rõ rệt và những điều cần lưu ý vào sổ kế hoạch giáo dục hoặc nhật ký của lớp để điều chỉnh kế hoạch và biện pháp giáo dục.

2. Đánh giá theo giai đoạn:

2.1 Mục đích đánh giá

Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lính vực phát triển theo từng giai đoạn trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.

2.2 Nội dung đánh giá:

Đánh giá mức độ phát triển của trẻ theo giai đoạn về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ , tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.

2.3 Phương pháp đánh giá:

Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá sự phát triển của trẻ:

  1. Quan sát
  2. Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
  3. Đánh giá qua bài tập
  4. Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ;
  5. Trao đổi với phụ huynh.

Đánh giá trẻ nhà trẻ vào cuối độ tuổi (6, 12, 18, 24 và 36 tháng tuổi) dựa vào các chỉ số phát triển của trẻ.

* Đối với trẻ mẫu giáo:

1. Đánh giá trẻ hàng ngày:

1.1 Mục đích đánh giá:

Đánh giá trạng thái tâm sinh lý của trẻ hàng ngày trong các hoạt động ăn, ngủ, vui chơi, học tập… của trẻ nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hay tiêu cực để kịp thời điều chỉnh việc tổ chức hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ, lực chọn các điều kiện, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp.

1.2 Nội dung đánh giá:

  • Tình trạng sức khỏe của trẻ
  • Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
  • Kiến thức và kỹ năng của trẻ

1.3 Phương pháp đánh giá:

Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá sự phát triển của trẻ:

  1. Quan sát
  2. Trò chuyện với trẻ.
  3. Đánh giá qua bài tập
  4. Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ;
  5. Trao đổi với phụ huynh.
  6. Sử dụng tình huống.
  7. Phương pháp sử dụng có hiệu quả dễ thực hiện là phương pháp quan sát và trao đổi với phụ huynh.

VD: Trẻ ăn có ngon không, ngủ có yên giấc không; trẻ thoải mái hứng thú, tích cực các hoạt động vui chơi, học tập không; những sự kiện nào đặc biệt xảy ra trong ngày đối với trẻ (trẻ bị ngã, trẻ đánh nhau, trẻ không nhìn thấy dơ vật nào dó khi ngồi xa; trẻ nói thêm được những câu, từ ngữ mới, trẻ không phát âm được những từ ngữ nào đó, trẻ vẽ được bức tranh khá đặc biệt, trẻ biểu hiện những cảm xúc quá thái….

2. Đánh giá sự phát triển của trẻ sau chủ đề giáo dục/ giai đoạn:

2.1 Mục đích:

– Xác định (nắm được) mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển của trẻ cuối chủ đề và theo giai đoạn.

– Làm căn cứ để xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục của chủ đề / gia đoạn tiếp theo.

2.2. Nội dung đánh giá:

– Đánh giá kết quả đạt được của trẻ so với mục tiêu của chủ đề các lĩnh vực phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ , tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ hoặc theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ được xác định của chủ đề giáo dục.

– Đánh giá sự phù hợp của những nội dung, các hoạt động giáo dục của chủ đề với năng lực của trẻ, xác định nguyên nhân để bổ sung điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục của chủ đề tiếp theo.

2.3 Phương pháp đánh giá:

Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá sự phát triển của trẻ:

  • Quan sát
  • Trò chuyện với trẻ.
  • Đánh giá qua bài tập
  • Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ;
  • Trao đổi với phụ huynh.
  • Sử dụng tình huống.

Đối với hình thức đánh giá sự phát triển của trẻ sau khi thực hiện một chủ đề giáo dục. Có thể sử dụng phương pháp phù hớp với thông tin cần thu thập để phân tích đánh giá.

VD: Đánh giá sự phát triển về vận động thô của trẻ như leo, trèo, chạy nhảy, bắt bóng… có thể đưa ra các bài tập để trẻ thực hiện.

Đánh giá khả năng phối hợp nhóm, thái độ ứng xử với bạn bè, tính tự tin, tự lực… có thể sử dụng phương pháp quan sát trẻ thông qua các hoạt động chơi, học tập… hoặc sử dụng các tình huống giả định.

Đánh giá khả năng giao tiếp, sử dụng câu, vốn từ… của trẻ có thể sử dụng phương pháp trò chuyện trự tiếp với trẻ hoặc quan sát trẻ trong qua trình giao tiếp với bạn bè.

3. Đánh giá sự phát triển cuối độ tuổi của trẻ.

3.1 Mục đích:

– Nắm được sự phát triển của trẻ sau quá trình giáo dục, làm căn cứ đề xuất xây dựng, điều chỉnh kế hoạch giáo dục năm, kế hoạch hoạt động chủ đề, các điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ: về CSVC, thiết bị đồ chơi mầm non, về nhân lực, thời gian, chính sách…. nhằm tác động tích cực tới chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

3.2 Nội dung đánh giá:

Đánh giá mức độ phát triển của trẻ ở các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tẩm mỹ ở cuối độ tuổi dựa vào các mục tiêu giáo dục trẻ lựa chọn phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương.

3.3 Phương pháp đánh giá:

Đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi được tiến hành vào tháng cuối cùng của năm học.

Các phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ cuối năm tùy thuộc vào sự lựa chọn và sử dụng của giáo viên sao cho phù hợp nhất với điều kiện và hoàn cảnh hiện tại. Giáo viên có thể sử dụng kết quả đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá trẻ sau chủ đề làm cơ sở đnáh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi.

Kết quả đánh giá được ghi vào phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ và đưc[j lưu vào hồ sơ cá nhân và thông báo cho cha mẹ trẻ cũng như giáo viên phụ trách nơi trẻ sẽ nhập học tiếp theo để cùng phối hợp đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp. Kết quả này không dùng để xếp loại trẻ, không dùng để so sánh giữa các trẻ hoặc tuyển chọn trẻ vào lớp 1.

IV. Hồ sơ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non:

Hồ sơ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non

1. Đánh giá trẻ hàng ngày:

Kết quả đánh giá trẻ hàng ngày được ghi vào nhật ký của lớp hoặc sổ kế hoạch giáo dục bằng nhận định chung, những vấn đề nổi bật, đặc biệt thu nhập được quan sát đối với cá nhân hoặc đối với một nhóm trẻ (có thể là ưu điểm hoặc hạn chế).

Căn cứ vào những gì quan sát hoặc ghi chép được, giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh để cùng xem xét, xác định nguyên nhân để điều chỉnh kế hoạch và biện pháp giáo dục tác động kịp thời khắc phục những tồn tại, phát huy những biểu hiện tích cực của trẻ trong những ngày tiếp theo hoặc lưu ý để tiếp tục theo dõi.

2. Đánh giá sự phát triển của trẻ cuối chủ đề:

Tổng hợp theo Phiếu đánh giá cuối chủ đề.

* Phiếu đánh giá cuối chủ đề: Các mục tiêu năm học được đánh thứ tự liên tiếp (MT1, MT2,….MTn)

Đối với những mục tiêu có tổng số trẻ đạt được (+) dưới 70% thì giáo viên tiếp tục đưa mục tiêu chưa đạt để giúp trẻ rèn luyện mọi lúc mọi nơi trong quá trình giáo dục phối hợp với phụ huynh để giúp trẻ đạt được.

3. Phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi:

Căn cứ vào mục tiêu giáo dục trẻ theo kế hoạch năm học, ngay từ đầu năm học, các giáo viên cùng cán bộ quản lý nhà trường, cán bộ quản lý ngành học có liên quan lựa chọn 30 – 40 mục tiêu để xây dựng thành phiếu đánh giá sự phát triển mẫu giáo. Các mục tiêu lựa chọn phải đảm bảo đầy đủ các lĩnh vực phát triển, đáp ứng những định hướng phát triển của trẻ ở từng địa phương./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates