SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2023

Mô đun 3- Rèn luyện phương pháp làm việc khoa học của người GVMN

 

MODULE 3: RÈN LUYỆN PHONG CÁCH LÀM VIỆC KHOA HỌC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN MẦM NON

A. MỤC TIÊU

Về nhận thức:

Phân tích được sự cần thiết, đặc điểm và yêu cầu của tác phong, phương pháp làm việc khoa học của người GVMN, kĩ năng làm việc với cấp trên, đồng nghiệp và cha mẹ trẻ

Về kĩ năng:

Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân và đồng nghiệp đối với những yêu cầu về tác phong làm việc khoa học của người GVMN, kĩ năng làm việc với cấp trên, đồng nghiệp, cha mẹ trẻ

Về thái độ:

Xác định được các biện pháp tự rèn luyện và hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMN, kĩ năng làm việc với cấp trên, đồng nghiệp, cha mẹ trẻ

B. NỘI DUNG

1. Khái niệm, cấu trúc, đặc điểm và yêu cầu về phong cách làm việc khoa học của người GVMN

2. Đặc thù lao động nghề nghiệp và sự cần thiết phải tạo dựng phong cách làm việc khoa học của người GVMN

3. Rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMN. Kĩ năng làm việc với cấp trên, đồng nghiệp và cha mẹ trẻ

NỘI DUNG 1

Khái niệm, cấu trúc, đặc điểm và yêu cầu về phong cách làm việc khoa học của người giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non không chỉ dạy mà còn phải dỗ, không chỉ giáo dục mà còn phải chăm sóc trẻ và điều quan trọng hơn hết đây là nghề “làm việc tình yêu”.

 Nghề giáo viên mầm non là lĩnh vực hoạt động giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi. Nhờ được đào tạo, giáo viên mầm non có được những tri thức về sự phát triển thể chất, tâm sinh lý trẻ em; về phương pháp nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em; những kỹ năng nhất định để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ dưới 6 tuổi, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Hiện nay, nghề GVMN là nghề đang được phát triển bởi vì xã hội nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò của giáo viên mầm non đối với sự phát triển lâu dài ở trẻ em. Mặt khác, xu thế xã hội hóa giáo dục đã có tác dụng mạnh mẽ đến giáo dục mầm non, là bậc học tham gia vào quá trình xã hội hóa mạnh mẽ nhất. Các trường lớp mầm non tư thục ra đời đòi hỏi nhu cầu về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non tăng mạnh. Nền kinh tế thị trường buộc người lao động nói chung và GVMN nói riêng phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kiến thức mới và áp dụng công nghệ vào quá trình giáo dục trẻ. Giáo viên mầm non cần tạo cho mình bản lĩnh nghề nghiệp và kỹ năng học tập suốt đời

Nghề giáo viên mầm non là một nghề rất đặc thù vì đối tượng của giáo viên mầm non là trẻ dưới 6 tuổi - độ tuổi mà chức năng tâm lí, thể chất chưa hoàn thiện và đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh. Giáo viên mầm non ngoài việc giáo dục trẻ còn phải nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ. Do đó, giáo viên mầm non phải là người có suy nghĩ trong sáng, có khả năng phản ứng nhanh, có khả năng giao tiếp với trẻ nhỏ sức khỏe tốt và luôn luôn có thể đối đầu với những thách thức/ sức ép của công việc đối với việc đảm bảo an toàn về sức khỏe cho trẻ, sự thay đổi và tốc độ phát triển nhanh,. Trong khi đó, không phải địa phương nào, phụ huynh nào cũng có đầy đủ điều kiện quan tâm đến đến bậc học này. Đặc biệt là ở vùng cao, giáo viên mầm non còn chịu muôn vàn khó khăn như thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, vận động trẻ đến lớp... Vì sự đặc thù đó, một số nhà giáo dục cho rằng, giáo viên mầm non được cho chuyên nghiệp khi đảm bảo một số tiêu chí sau:

- Thành thạo chuyên môn và có kiến thức chuyên ngành 

- Cam kết tiếp tục nghiên cứu và nâng cao kiến thức chuyên môn. 

- Có lòng vị tha, làm việc vì một xã hội tốt đẹp hơn 

- Không ngừng tiếp tục phát triển bản thân. 

- Có trách nhiệm trong việc tiếp thu giúp ngành phát triển.

- Hoạt động sư phạm của GVMN 

+ Tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi nhằm phát triển tốt về thể chất, tinh thần và xã hội; đưa ra những lời khuyên cho cha mẹ về cách chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà. 

+ Xây dựng môi trường học tập tích cực cho trẻ em và lập kế hoạch dạy học và giáo dục trong đó có sử dụng nguyên vật liệu và phương pháp dạy học được thiết kế đáp ứng nhu cầu trẻ. 

+ Giám sát trẻ trong hoạt động chơi và hoạt động sáng tạo nhằm giúp trẻ phát triển tính tự lập và tự tin, tính tò mò ham hiểu biết và thích khám phá của trẻ, phát triển thiên hướng cá nhân và học cách ứng xử với mọi người. Giáo viên mầm non đưa ra những cơ hội học tập thông qua các hoạt động chăm sóc – giáo dục cơ bản. 

+ Cung cấp các bữa ăn có đủ dinh dưỡng. Hình thành ở trẻ các thói quen tốt về ăn uống và rèn luyện về nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân. Quan sát để nhận biết 12 và phát hiện những dấu hiệu mệt mỏi, ốm đau; những vấn đề thay đổi trong tình cảm/cảm xúc của trẻ. 

+ Thiết kế và phát triển các hoạt động hàng ngày. Cân đối giữa thời gian động và tĩnh; hoạt động chơi nhóm và cá nhân nhằm đảm bảo sự phát triển tốt của trẻ 

+ Thực hiện những đánh giá, giữ gìn những thành tích của lớp, viết báo cáo và tổ chức thực hiện những công việc cá nhân và nhóm lớp. Giáo viên cũng có thể lôi cuốn phụ huynh vào quá trình giáo dục giáo dục và phối hợp với phụ huynh, đồng nghiệp, hiệu trưởng để giải quyết kịp thời những vấn đề có liên quan đến trẻ

- Công cụ của người GVMN chính là nhân cách (trí tuệ và phẩm chất) của người giáo viên. Để đảm bảo chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, giáo viên mầm non phải không ngừng phấn đấu vươn lên. Giáo viên mầm non phải có năng lực chọn tri thức cơ bản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với mục tiêu giáo dục trẻ mầm non. Không ngừng nâng cao trình độ bản thân, hoàn thiện nhân cách, chuyên môn nghiệp vụ, độc lập, sáng tạo. Luôn tìm hiểu, ứng dụng các phương pháp giáo dục hiện đại, sử dụng thành thạo phương tiện dạy học tiên tiến.

Để trở thành giáo viên mầm non, bạn phải có lòng yêu trẻ vì đặc thù của nghề này đòi hỏi giáo viên tình yêu của người mẹ đối với trẻ. Trong một ngày, hầu hết thời gian sinh họat của trẻ là ở trường với cô. Cô làm mẹ cho bé ăn, dỗ ngủ. Cô làm thầy dạy cho bé tất cả mọi điều cần thiết đầu đời như: kỹ năng sống, kiến thức về môi trường xung quanh, về tóan, văn học, thẩm mỹ, hội họa, âm nhạc, phát triển thể chất,… ngòai ra, trẻ còn mong chờ ở cô sự quam tâm, chăm sóc, sự giúp đỡ, trìu mến và bảo vệ trẻ…Với thời gian 8 tiếng, có khi là 10 tiếng mỗi ngày, các cô được chứng kiến rất nhiều họat động của trẻ. Nào là tiếng trẻ khóc, tiếng trẻ vui đùa, trẻ chạy nhảy, trẻ va vào nhau, trẻ ngã, trẻ đánh nhau… về nhà các cô phải sọan giáo án, đồ dùng dạy học, làm đồ chơi… đòi hỏi người giáo viên phải rất yêu trẻ, yêu nghề. Giáo viên phải luôn giữ vững sự bình tĩnh, dịu dàng, yêu thương trẻ.

NỘI DUNG 2

Đặc thù lao động nghề nghiệp và sự cần thiết phải tạo dựng phong cách làm việc khoa học của người GVMN

- Trẻ mẫu giáo học theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”. Hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi. Thông qua hoạt động “học” đó, trẻ lĩnh hội những tri thức tiền khoa học. Tri thức tiền khoa học như là: Biểu tượng toán sơ đẳng, kỹ năng tiền đọc viết… Ví dụ: Đứa trẻ chưa biết định nghĩa về các con số hay định nghĩa như hình vuông gồm bốn cạnh bằng nhau. Chúng chỉ được học những tri thức tiền khoa học 11 như hình vuông có cạnh nên không lăn được, hay biết đếm, biết so sánh hình dạng kích thước, biết định hướng trong không gian… Trẻ học và lĩnh hội để phát triển toàn diện nhân cách: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ. Trẻ học tốt nhất qua việc khám phá, tìm tòi và trải nghiệm. Nhận thức của trẻ đi từ thử nghiệm (thử và sai) đến nhận biết, hiểu và trải nghiệm. Trẻ mầm non chưa ý thức được mục đích hoạt động của mình, thường thiếu chủ động nhiều khi trẻ hành động bộc phát, ngẫu hứng. Đồng thời, khả năng tự điều khiển bản thân còn hạn chế. Do đó, để giúp trẻ nhận thức hay “học” được một điều gì đó, người giáo viên cần có kế hoạch “dạy” cụ thể và linh hoạt nhằm bồi dưỡng khả năng định hướng và tích cực nhận thức ở trẻ. Từ đặc điểm học đó của trẻ, khi tổ chức hoạt động giáo dục, giáo viên phải dựa vào phương thức hoạt động học cơ bản của trẻ: 

+ Bắt chước 

+ Thực hành, hành động, làm thí nghiệm. trải nghiệm, chơi trò chơi. 

+ Chia sẻ, trao đổi, thảo luận, trò chuyện. 

+ Suy ngẫm, suy luận, suy nghĩ, liên tưởng -> nêu ra nhận xét, nhận định và kết luận

* Đặc thù của lao động nghề giáo viên mầm non.

- GVMN là người mẹ hiền, hết lòng chăm sóc, giáo dục trẻ

Có hai khái niệm trong đặc thù lao động và có liên quan đến bản chất nhân cách của người GVMN là: "Mẫu dưỡng" và "Mẫu giáo". "Mẫu dưỡng": có nghĩa là chăm sóc trẻ như mẹ chăm sóc con: bồng bế, vuốt ve, cho ăn, cho uống, tắm rửa... tạo nên mối quan hệ ruột thịt âu yếm, yêu thương. "Mẫu giáo": là dạy dỗ, chăm sóc trẻ như mẹ dạy dỗ, chăm sóc con. Dạy trẻ những thói quen tốt và kĩ năng sống gần gũi, cần thiết. Mỗi GVMN hàng ngày tiếp xúc, chăm sóc và dạy dỗ trên dưới 40 trẻ. Ngày làm việc của các cô thường từ 8 tiếng đến 10 tiếng. Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là công việc cực nhọc và vất vả. Mỗi trẻ một cá tính, đặc điểm tâm sinh lí khác nhau. Các cô không chỉ có nhiệm vụ dạy học như các cấp học khác mà còn phải chăm sóc mọi mặt từ ăn uống, sinh hoạt cá nhân đến theo dõi diễn biến tâm sinh lý, thái độ, tình cảm và sức khỏe của trẻ. Quan tâm đến các mối quan hệ của trẻ: cách chơi đùa, ứng xử với bạn, thể hiện thái độ với người lớn, với môi trường; lắng nghe trẻ để các con thực sự cảm thấy thoải mái khi trò chuyện mà không tỏ ra e dè, khép nép, sợ hãi; tìm hiểu đến sở thích, khả năng để tạo điều kiện tốt nhất cho các con phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu… Trẻ mầm non là lứa tuổi đang có sự phát triển đời sống tâm lý mạnh mẽ. Trẻ thèm khát sự trìu mến yêu thương và cũng rất sợ thái độ thờ ơ lạnh nhạt của những người xung quanh đối với mình. Đồng thời, trẻ bộc lộ tình cảm của mình đối với những người xung quanh cũng rất mạnh mẽ: yêu quý, nhường nhịn, thân thiện với bạn bè... Điều này đòi hỏi người giáo viên mầm non phải 48 có lòng thương người, đức tính nhân văn, coi trẻ mầm non như những người ruột thịt, người con, người em trong gia đình mình; tự nguyện chia sẻ tình cảm một cách công bằng, tình yêu thương cho tất cả học sinh trong lớp học. Coi lớp học của mình như ngôi nhà thứ hai, thiết lập mối quan hệ gắn bó máu thịt với tất cả học sinh trong lớp.

- GVMN là nhà sư phạm mẫu mực

Nhấn mạnh về vai trò này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức. 

Trong trường mầm non, giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Trẻ em luôn nhìn GVMN giống như “thần tượng” của mình. Để hình thành nên những thói quen, nhân cách mẫu mực cho trẻ thì cô giáo phải có đạo đức, lối sống chuẩn mực ở thái độ, lời ăn tiếng nói và phong cách...

Ở trường mầm non, thời gian học tập, vui chơi, ăn ngủ của trẻ phần lớn gắn bó với cô giáo. Vì vậy, cô giáo mầm non đặc biệt quan trọng với trẻ mầm non. Những thói quen, tính cách của trẻ được hình thành và phát triển trong giai đoạn này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường giáo dục mầm non thông qua bạn bè, các đồ dùng, đồ chơi, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp từ người chăm sóc, giáo dục trẻ. Trẻ dễ trở thành "bản sao" của cô giáo: giọng nói của cô nhẹ nhàng, tình cảm trẻ sẽ học theo, cô dịu dàng hay mạnh bạo, vui tươi hay sầu não đều ảnh hưởng đến trẻ. Bản thân các hành vi, thái độ, cách ứng xử và ngôn ngữ hàng ngày của GVMN phải trở thành nội dung, phương tiện sinh động đóng vai trò quan trọng trong giáo dục thường xuyên cho trẻ. Cô giáo phải làm gương cho trẻ từ lời nói, dáng đi, cử chỉ, hành vi ở mọi lúc, mọi nơi. Sự mẫu mực của GVMN phải được thể hiện rõ nét trong mọi hoạt động, không chỉ mẫu mực về trí thức, mà còn đẹp cả nếp sống, hơn cả là bổn phận, trách nhiệm, danh dự, đạo đức nghề nghiệp.

- GVMN là người bác sĩ nhạy cảm và tận tâm

Trẻ em trong lứa tuổi mầm non đang trong giai đoạn phát triển về mọi mặt tâm lý và sinh lý. Trẻ đang trong quá trình phát triển, chưa hoàn thiện, sức đề kháng con yếu, các hệ cơ quan trong cơ thể dễ bị tổn thương, dễ mắc bệnh: cảm cúm, tiêu chảy, ho, viêm họng, nôn trớ... Là lứa tuổi rất hiếu động, trong quá trình học tập và vui chơi rất hay bị trầy xước, chảy máu, thậm chí có thể nặng là bị tổn thương hệ xương cơ…Đặc biệt ở các lớp đông học sinh, bên cạnh những điểm chung, mỗi cháu lại có những biểu hiện khác nhau. Vì vậy, GVMN phải như người bác sĩ, có phương pháp chăm sóc sức khỏe, hiểu biết về một số bệnh thường gặp ở trẻ em, biết cách sơ, cấp cứu khi cần thiết. Quan trọng hơn đó là sự chăm sóc, thăm hỏi ân cần chu đáo, nhạy cảm để nhận biết và phát hiện ra những dấu hiệu mệt mỏi ốm đau, những biến đổi bất thường ở mỗi trẻ và giúp đỡ các con trong những trường hợp cần thiết, đồng thời họ phải có sức khỏe tốt để luôn hết mình với nhiệm vụ chăm sóc đảm bảo an toàn về sức khỏe cho trẻ em.

- GVMN là người nghệ sĩ tài hoa, sáng tạo và đam mê

Công việc của người GVMN yêu cầu họ phải như một người nghệ sĩ thực sự. Cô giáo phải có một loạt kỹ xảo, kỹ năng thực hành cần thiết. Các cô 51 có thể biến hóa thành những nhân vật khác nhau với sự đa dạng về tài năng, là nghệ sĩ múa, ca sĩ, nhà biên đạo tài ba khi tổ chức các lễ hội cho các bé.

Để cho trẻ say sưa, bị lôi cuốn vào các câu chuyện hấp dẫn có tính giáo dục cao, các cô phải nhập vai vào các nhân vật khác nhau trong các câu chuyện đó - lúc này cô giáo lại trở thành người diễn viên đa tài. Để làm được điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải có những năng lực chuyên biệt như: múa, hát, vẽ, đóng kịch, kể chuyện... đặc biệt quan trọng hơn đó là tình yêu trẻ, niềm hăng say cống hiến với nghề. Các cô cần yêu trẻ, từ tình yêu con trẻ sinh ra tình yêu lao động sư phạm, tình yêu đó tạo ra tài nghệ trong công tác.

- GVMN phải là "người cấp dưỡng" cần cù, tận tụy, chăm sóc trẻ mầm non.

Lao động của người GVMN không chỉ chăm sóc, giáo dục trẻ mà còn có chức năng nuôi dưỡng trẻ. Mỗi GVMN phải là một người cấp dưỡng cần cù, tận tụy, có trách nhiệm chăm lo cho trẻ từng bữa ăn ngon, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Để chuẩn bị những bữa ăn đảm bảo đa dạng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bắt mắt, hấp dẫn với các cháu, đòi hỏi các cô phải có kiến thức về dinh dưỡng, có kỹ năng trong chế biến các món ăn, có hiểu biết về đặc điểm thể chất, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Yêu trò như yêu con là động lực để cô giáo - người cấp dưỡng đem tất cả niềm vui, tình thương yêu gửi gắm vào trong từng bữa cơm, món ăn dành cho trẻ. Đó là sự cống hiến không vụ lợi. Các cô giáo đã đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp chăm sóc, giáo dục trẻ em hôm nay và tầm vóc con người lao động trong tương lai.

NỘI DUNG 3

Rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMN. Kĩ năng làm việc với cấp trên, đồng nghiệp và cha mẹ trẻ

Trước hết để trở thành một giáo viên mầm non, thì người giáo viên phải có lòng yêu trẻ vì đặc thù của nghề giáo viên mầm non đòi hỏi ở các giáo viên tình yêu của người mẹ đối với trẻ. Một ngày, trẻ có gần 2/3 thời gian sinh hoạt ở trường với cô (không tính giờ trẻ ngủ ở nhà). Ngiài việc Cô cho ăn, cô dỗ ngủ, cô dạy cho bé tất cả mọi điều cần thiết: Kỹ năng sống, kiến thức về môi trường xung quanh, về toán, về văn học, chữ viết, về thẩm mỹ, hội họa, âm nhạc, phát triển thể chất…và không những thế, trẻ còn mong chờ ở cô sự quan tâm, chăm sóc, sự giúp đỡ, trìu mến, bảo vệ trẻ. Để thực hiện tốt những điều đó thì bản thân mỗi giáo viên mầm non cần nỗ lực phấn đấu, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp, đặc biệt phải xây dựng phong cách làm việc khoa học có mục đích rõ ràng.

* Đối với trẻ:

- Yêu thương, không cáu gắt, đánh, mắng, trách phạt trẻ. Vì chỉ yêu thương trẻ như con em mình thì GVMN mới CSGD trẻ được đúng như vai trò người mẹ hiền thứ 2. Trẻ càng nhỏ thì càng phải dành nhiều tình yêu thương, sự quan tâm hơn nữa. Khi có lòng yêu trẻ sẽ giúp GV vượt qua những khó khăn thử thách trong công việc.

- Đối xử công bằng với tất cả trẻ, tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân trẻ. Không phân biệt hay kì thị về giới tính, sắc tộc, tôn giáo hay địa vị kinh tế, XH cũng như hoàn cảnh gđ trẻ. Luôn cởi mở, vv với trẻ, tích cực tìm hiểu phát hiện sự khác biệt giữa các trẻ và giúp đỡ trẻ trong những tình huống cụ thể, thỏa đáng

- Luôn thấu hiểu trẻ, nắm bắt đc nhu cầu cá nhân của trẻ, hiểu đc trạng thái tâm lí và diễn biến tình cảm của trẻ, nhận ra những thay đổi dù nhỏ từ đó tìm hiểu nguyên nhân và xử lí hợp lí. Cần giúp trẻ biết thể hiện tình cảm của mình với mọi người xung quanh 1 cách phù hợp.

- Tạo được niềm tin yêu, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và phát triển hơn.Khi GVMN CSGD trẻ bằng cả tâm huyết của mình đem đến cho trẻ niềm vui, hạnh phúc thì trẻ sẽ luôn mong ước đc ngày ngày đến trường, đc gần gũi cô và bạn.

* Đối với nghề nghiệp

- Yêu nghề vì khi GV yêu nghề sẽ yêu thích việc CSGD trẻ và sẽ nhận ra những thành công của mình trong sự thay đổi và PT ở trẻ từ đó luôn mong muốn làm được những điều tốt đẹp hơn nữa cho trẻ

- Thật sự kiên nhẫn, biết chờ đợi, lắng nghe, không nổi nóng, không làm trẻ hoảng sợ. Biết kiểm soát cảm xúc

- Có tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo chất lượng CSGD và PT các kỹ năng của trẻ. GV cần có trách nhiệm trước trẻ, phụ huynh, cộng đồng XH và sự PT lâu dài, bền vững của trẻ. Đó là trách nhiệm GD nhân cách, đạo lí làm người cho trẻ, dạy trẻ kỹ năng sống và khả năng thích nghi trong mọi hoàn cảnh tạo cho trẻ có năng lực nhận thức và sang tạo.

- Nhận thức được giới hạn hành vi  trong NN và phải có đc bản lĩnh chính trị của mình trước áp lực công việc, kinh tế thị trường. GVMN dám nghĩ dám làm, tận tụy CSGD trẻ, tránh đc những cám dỗ tư lợi

- Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có tinh thần tự đấu tranh để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của đời sống kinh tế thị trường, cám dỗ trong cuộc sống, không đánh mất vị trí cao đẹp của mình

* Đối với bản thân:

- Biết giữ gìn đạo đức, giữ gìn hình ảnh của mình trong các hoạt động nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Luôn có ý thức tôn trọng pháp luật, giữ vững bản lĩnh chính trị, kiên quyết đấu tranh với cái sai, cái chưa đúng.

- Biết giữ gìn uy tín của bản thân đã đc hình thành qua chính công tác CSGD trẻ. Đó là 1 quá trình khổ luyện nên mỗi GV phải cố gắng ko ngừng để đạt đc mục đích là hình thành và PT tiền đề của nhân cách, đảm bảo sự PT lâu dài và bền vững của trẻ

- Biết trọng danh dự, coi trọng những vinh dự của bản thân, của nghề.  Biết bảo vệ và phát huy những giá trị tinh thần cao quý của nghề.

- Cần tiếp tục học tập, làm theo tư tưởng đạo đức, phing cách HCM trong CSGD trẻ đồng thời năng động, sang tạo, vận dụng tốt chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước.

- Tự giác rèn luyện, hun đúc phẩm chất nghề nghiệp.

- Mạnh dạn, công khai hơn trong việc phê bình và tự phê bình.

- Tạo dựng tấm gương mẫu mực về phẩm chất, phong cách nhà giáo. Ko ngừng tu dưỡng đạo đức, giũ gìn sự đoàn kết, thân thiện, lối sống trong sạch, giản dị.

* Đối với phụ huynh:

Giữ thái độ đúng mực trong giao tiếp, ứng xử, tạo niềm tin của phụ huynh bằng chính tình yêu với trẻ cũng như sự đối xử công bằng với trẻ, phụ huynh

- Tuyên truyền kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ đến các bậc phụ huynh. Phối kết hợp trong các hoạt động CS,GD trẻ.

* Đối với đồng nghiệp và cấp trên:

- Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện PCNN cũng như chyên môn, nghiệp vụ.Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, thân thiện.

- Giao tiếp và ứng xử với cấp trên theo tinh thần lắng nghe, cầu tiến, chấp hành tốt nhiệm vụ, biết giữ gìn, bảo vệ uy tín, danh dự cho cấp trên, tạo không khí vui vẻ, thân thiện…

- Trong hoạt động phối hợp với cấp trên và đồng nghiệp phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ.

Những bạn trẻ bắt đầu vào nghề và đang chập chững với nghề, để tồn tại và trở thành một giáo viên mầm non giỏi, trước hết hãy tập làm “Mẹ”. Yêu trẻ không chỉ bằng lời nói, bằng suy nghĩ mà bằng chính hành động, bởi: “Càng yêu nghề bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu”. Nghề giáo viên mầm non với biết bao khó khăn, lo toan và áp lực, nhưng với tình yêu người, yêu nghề, những cô giáo mầm non hôm qua, hôm nay và mai sau đã và đang tiếp bước xây dựng trang sử vàng góp phần  đổi mới ngành giáo dục mầm non ngày càng phát triển

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates