SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2023

Bồi dưỡng tại chỗ - mong đợi của giáo viên miền núi


Ngày cập nhật : 02/10/2019

Mong muốn của nhiều giáo viên hiện nay đó là không ngừng học hỏi, được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chuyên môn trong dạy và tự học tại các nhà trường. Để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới, khâu bồi dưỡng tại chỗ, tự bồi dưỡng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là cơ hội tốt cho giáo viên và cán bộ quản lý. 

Bồi dưỡng qua mạng “trúng ý” giáo viên

Nhiều năm công tác tại miền núi, thầy Nguyễn Ngọc giáo viên trường THPT Cẩm Lý (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) cũng rất quan tâm đến các hoạt động bồi dưỡng, nhất là hình thức bồi dưỡng thông qua mạng. Theo thầy Ngọc, mong muốn được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn luôn được giáo viên quan tâm bởi cần phải thay đổi cách dạy, truyền đạt cho học sinh trước yêu cầu của đổi mới. Trong quá trình tự bồi dưỡng qua mạng internet với nguồn học liệu mở, lạiđược các chuyên gialà giảng viên chủ chốt củatrường sư phạm, giáo viên cốt cán tại trường hỗ trợ, giáo viên tự tin hơn. Có khó khăn gì, vướng mắc sẽ được giải đáp kịp thời. Đó là điều chúng tôi thấy rất thuận lợi, ưu việt ở phương thức bồi dưỡng này.

“Bồi dưỡng qua mạng là nét mới hiện nay trong công tác bồi dưỡng giáo viên những năm gần đây.Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong bối cảnh hiện nay là rất phù hợp, giảm chi phí, đi lại đối với giáo viên so với trước đây. Việc bồi dưỡng qua mạng cũng giúp giáo viên chủ động hơn trong sắp xếp thời gian để tham gia, thậm chí rảnh bất cứ lúc nào cũng có thể tập huấn, trang bị thêm kiến thức chuyên môn. Ngoài bồi dưỡng qua mạng, giáo viên cũng mong muốn được tham dự các khóa bồi dưỡng trực tiếp đểcó sự trao đổi với đồng nghiệp và chuyên gia giáo dục về những vấn đề mà giáo viên được tiếp cận qua mạng mà chưa rõ” - thầy Ngọc chia sẻ.

Là giáo viên dạy Ngữ văn tại THCS Yên Phú (huyện Bắc Mê, Hà Giang), cô Hoàng Minh Ngân (dân tộc Tày) chia sẻ, vào dịp đầu năm học, giáo viên được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ. Thời gian qua, tôi tham gia các đợt tập huấn thấy rằng rất bổ ích, học hỏi được nhiều, thêm kinh nghiệm trong dạy học. Tuy nhiên, từ các đợt tập huấn có những bài giảng sẽ áp dụng được luôn, nhưng cũng có những phần chưa được được hiệu quả cho lắm vì nhiều lý do. Do là đặc thù của học sinh ở đây, các em đa số là người dân tộc thiểu số, trong một trường cũng như một lớp học có em học giỏi, khá, song cũng vẫn còn học sinh trung bình và dưới trung bình. Nhận thức nhanh thì có vài em, nhưng đa số lại gặp khó khăn với một số bài giảng nhất định”.

“Trên thực tế, qua những đợt tập huấn trong thời gian qua, tôi thấy có những cái được học và áp dụng luôn. Tôi là giáo viên trẻ, vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm nên mong muốn của tôi lúc là được bồi dưỡng các phương pháp truyền đạt cho học sinh, để học sinh yêu thích môn học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại nhà trường. Hoạt động bồi dưỡng qua internet cho giáo viên rất có ích, bởi vì giáo viên bây giờ hầu hết là thành thạo internet, học tập mọi lúc mọi nơi, chứ không nhất thiết là một thời điểm nào đó. Chương trình bồi dưỡng cũng cần gắn liền với ứng dụng luôn để giáo viên có thêm hào hứng trong các tiết dạy của mình, đem những điều mới mẻ dạy học sinh” – cô Hoàng Minh Ngân tâm sự. 

Ảnh minh hoạ/internet

Đa dạng cách thức càng thêm hiệu quả

Không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn và học tập để đạt chuẩn chuyên môn trong thời gian qua, với cá nhân thầy giáo trẻ Lầu A Rua (người dân tộc Mông) – giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Trung Thu (xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) khi được thông tin về Chương trình giáo dục phổ thông mới,  thầy rất mong chờ được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Thầy Rua cho biết: “Dạy học cho học sinh vùng cao, vùng dân tộc thiểu số đa phần các em đều ham học, nhưng nhận thức bài học nhiều em còn hạn chế. Vì thế tôi mong muốn ngoài sự thay đổi của chương trình học có tính gần gũi hơn, phương pháp giảng dạy, truyền đạt cũng cần hướng tới đặc thù của vùng miền. Bồi dưỡng giáo viên, tôi mong muốn có thêm những phần bồi dưỡng riêng cho giáo viên miền núi”.

Theo ghi nhận tại một số trường học, trong đó có cả các trường ở khu vực nông thôn, miền núi, hình thức bồi dưỡng qua mạng, kết hợp với bồi dưỡng trực tiếp được giáo viên đánh giá là hình thức bồi dưỡng đem lại hiệu quả. 

Trước nhu cầu của giáo viên từ thực tế đặc thù của mỗi vùng miền, theo GS. Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - việc lựa chọn bồi dưỡng phù hợp, tối ưu cần dựa trên các yếu tố: nội dung, phương pháp, mục đích bồi dưỡng. Tuy nhiên, dù là hình thức nào thì tự học, tự bồi dưỡng, bồi dưỡng tại chỗ theo đơn vị từng trường học là quan trọng, khả thi và cho hiệu quả cao nhất.

Cũng theo GS. Đinh Quang Báo, nguyên tắc tự học được quán triệt không chỉ ở hình thức bồi dưỡng tại chỗ, tại nhà, mà cả trong hình thức bồi dưỡng tập trung theo từng đợt tại cấp trung ương, cấp sở, vùng miền. Theo đó,thảo luận nhóm, tự nghiên cứu giải quyết vấn đề theo các bài tập, đề án, dự giờ rút kinh nghiệm,… là các phương pháp chủ yếu. Để bồi dưỡng giáo viên hiệu quả nhất cần kết hợp bồi dưỡng tập trung và bồi dưỡng tại chỗ, lấy đơn vị từng trường làm nòng cốt, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

 “Yêu cầu đối với một nhà giáo trong bối cảnh đổi mới là phải làm chủ được môi trường công nghệ thông tin và truyền thông mới, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lý cho một sự thay đổi cơ bản vai trò của người thầy. Từ chỗ chủ yếu là truyền thụ tri thức, thành người tổ chức, hướng dẫn học sinh học và tự học,giúp các em xây dựng niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế” - GS. Đinh Quang Báo chia sẻ.

Đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, để công tác bồi dưỡng giáo viênvà cán bộquản lý cơ sở giáo dụcphổ thôngđạt hiệu quả cao, Chương trình ETEP đang hỗ trợ 8 trường ĐHSP/học viện: Trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội 2, ĐHSP-ĐH Thái Nguyên, Đại học Vinh, ĐHSP-ĐH Huế, ĐHSP-ĐH Đà Nẵng, ĐHSP Tp Hồ Chí Minh và Học viện Quản lý giáo dục phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên sư phạm, đặc biệt là đội ngũ giảng viên chủ chốt - một mắt xích quan trọng trong mạng lưới hỗ trợ các nhà giáo.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates