SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2023

Phát triển PPP trong lĩnh vực giáo dục: Lợi ích và thách thức

07/03/2023

Phát triển PPP trong lĩnh vực giáo dục: Lợi ích và thách thức

Bổ sung nguồn lực cho ngành giáo dục

Cho đến thời điểm này, chính sách thúc đẩy đầu tư PPP lĩnh vực giáo dục hiện nay tại Việt Nam đã khá đầy đủ. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để tiếp tục cải thiện cơ sở vật chất cũng như bổ sung nguồn lực cho ngành giáo dục.

Mối quan hệ hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ xã hội như giáo dục được các học giả đánh giá là một mối quan hệ đối tác quan trọng, giải quyết được những khó khăn, đem lại lợi ích cho cả hai bên cũng như lợi ích của cộng đồng. Hợp tác PPP được mong đợi sẽ bổ sung nguồn lực cho khu vực công; quản lí rủi ro hiệu quả; nâng cao hiệu quả đầu tư công, chất lượng dịch vụ công trong bối cảnh sự hạn chế của cả Nhà nước và tư nhân về nguồn vốn đầu tư lớn, quản lí dịch vụ công… Hợp tác PPP có thể là một lựa chọn tốt nhằm bảo đảm việc cung ứng các dịch vụ này một cách nhanh chóng, hiệu quả.


Đầu tư PPP lĩnh vực giáo dục là rất cấp thiết

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc áp dụng PPP ở các quốc gia trên thế giới đã mang lại kết quả tích cực. Xuất phát từ những hạn chế của khu vực Nhà nước và tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ giáo dục, nên chỉ khi kết hợp các nỗ lực với nhau mới có thể bảo đảm hiệu quả của dịch vụ này.

Vẫn còn đó những thách thức

Trong lĩnh vực giáo dục, hình thức PPP chưa thu hút được các nhà đầu tư vì vẫn còn chứa đựng nhiều thách thức. Ngoài những thách thức và rủi ro chung như các ngành khác, giáo dục mang tính đặc thù riêng. Nếu đứng từ phương diện kinh tế, giáo dục được xem là một phương án đầu tư lí tưởng, bởi phía sau nó là sự hậu thuẫn lớn của Nhà nước thông qua môi trường thể chế thuận lợi. Tuy nhiên trên thực tế, các học giả trên thế giới cũng đã chỉ ra những thách thức trong lĩnh vực đầu tư PPP trong giáo dục. Việc mở rộng sự tham gia của tư nhân và hợp tác PPP trong giáo dục trên toàn cầu ngày càng gia tăng, chủ yếu là các công ty tư nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi Chính phủ. Các quan điểm phản biện lo ngại về sự tham gia của tư nhân trong lĩnh vực giáo dục sẽ làm ảnh hưởng tới vai trò của Nhà nước và dẫn tới xu hướng thương mại hóa giáo dục.

Cùng với đó là sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục. Khu vực tư nhân khi tham gia vào các dự án cần được đảm bảo về yếu tố lợi nhuận, trong lĩnh vực giáo dục cũng không phải ngoại lệ. Nếu không có sự giám sát cũng như chính sách phù hợp theo từng thời điểm, giáo dục sẽ trở nên bất bình đẳng trong xã hội. Việc tiếp cận với giáo dục có thể xa với đối với tầng lớp người dân có mức sống trung bình đổ xuống trong xã hội, dẫn tới gia tăng khoảng cách giàu nghèo, ảnh hưởng tới quyền được tiếp cận an sinh xã hội của một bộ phận không nhỏ người dân.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates