SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2023

Quyết định số 3036/QĐ- UBND ngày 20/6/2014 “Về tiêu chí trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh” và định hướng đến năm 2020, mỗi cấp học ở mỗi quận huyện có ít nhất 1 trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu






 1. Mở đầu

Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước đã xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển KT-XH của đất nước; đồng thời phát triển nguồn nhân lực là nền tảng phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ mục tiêu “Xây dựng nền giáo dục (GD) mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ cấu và phương thức GD hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống GD-ĐT; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền GD Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” (Ban Chấp hành Trung ương, 2013).

Chiến lược phát triển GD 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 13/6/2012 nêu rõ: “Hội nhập quốc tế sâu, rộng về GD trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở rộng giao lưu hợp tác với các nền GD trên thế giới, nhất là với các nền GD tiên tiến hiện đại; phát hiện và khai thác kịp thời các cơ hội thu hút nguồn lực có chất lượng” (Thủ tướng Chính phủ, 2012).

TP. Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và GD lớn của Việt Nam. Với vai trò là “đầu tàu” thúc đẩy phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, với truyền thống “năng động, dám nghĩ, dám làm” của người dân TP. Hồ Chí Minh, Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh (2015) đã ban hành Quyết định số 4887/QĐ-UBND ngày 2/10/2015 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Thành uỷ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 - Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”, trong đó đã xác định nhiệm vụ “Tích cực thúc đẩy quy trình xây dựng trường lớp, góp phần quan trọng phục vụ yêu cầu học tập ngày càng cao của con em nhân dân và tiến trình hội nhập phát triển của xã hội. Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa GD, tranh thủ các nguồn lực xã hội đóng góp tự nguyện, hợp pháp cho việc trang bị, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học,...”, đồng thời định hướng xây dựng mô hình trường phổ thông tiên tiến (PTTT) theo xu thế hội nhập khu vực và thế giới. Uỷ ban nhân TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 3036/QĐ- UBND ngày 20/6/2014 “Về tiêu chí trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh” và định hướng đến năm 2020, mỗi cấp học ở mỗi quận huyện có ít nhất 1 trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực

Từ những yêu cầu và nhiệm vụ trên, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp để xây dựng thành công các trường PTTT theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế là hết sức cấp thiết.

2. Kết quả nghiên cứu

2.1. Mục tiêu, ý nghĩa của việc xây dựng trường phổ thông tiên tiến

2.1.1. Mục tiêu: Trường PTTT là một mô hình trường học mới, nhằm giúp học sinh (HS) hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, kĩ năng toàn cầu; hội đủ các điều kiện để tạo ra kết quả GD tốt nhất, phải tiếp cận với các nền GD tiên tiến của khu vực và thế giới, đồng thời phải có tính khả thi, phù hợp với tình hình KT-XH của vùng miền, được sự đồng thuận tự nguyện cho con theo học và cùng góp sức cho sự phát triển nhà trường của cha mẹ học sinh (CMHS).

2.1.2. Ý nghĩa của việc xây dựng trường phổ thông tiên tiến: - Trong bối cảnh mới của thế giới và trong nước, hệ thống trường PTTT tạo điều kiện để các cơ sở GD thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT một cách mạnh mẽ. Trường PTTT có chương trình GD tương đồng với các nước trong khu vực và quốc tế nhưng vẫn đảm bảo mang đậm bản sắc dân tộc; - Trường PTTT tham gia đào tạo (ĐT) những công dân tương lai được phát triển toàn diện, mạnh khoẻ về thể chất, mạnh mẽ về trí lực, có lối sống đạo đức lành mạnh, có kĩ năng sống, có năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để đáp ứng được mọi yêu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn hội nhập quốc tế của đất nước; - Trường PTTT ra đời trở thành đối trọng với hệ thống trường chuyên, trường quốc tế, trở thành loại hình trường gánh vai trò mũi nhọn trong ĐT nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong hệ thống GD quốc dân; - Thực hiện giải pháp xã hội hóa để tổ chức các hoạt động dạy học (DH), GD đạt được trình độ của khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu học tập của HS, của CMHS và yêu cầu của xã hội; góp phần đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ công; - Trường PTTT đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của HS, giúp phát triển xây dựng xã hội học tập và thúc đẩy phong trào học tập suốt đời, đồng thời giúp một số cơ sở GD trở thành nhân tố tiên phong trong quá trình xây dựng nền GD tiên tiến, hiện đại.

Chính vì vậy, việc xây dựng trường PTTT là một trong những vấn đề then chốt trong định hướng GD nói riêng, trong tiến bộ xã hội nói chung ở thời điểm hiện tại và trong những năm sắp tới.

2.2. Giải pháp xây dựng trường phổ thông tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế

2.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí các cấp, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng trường phổ thông tiên tiến

Sở, phòng GD-ĐT cần tổ chức phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp về đổi mới GD-ĐT, xây dựng trường tiên tiến; Sự cần thiết phải xây dựng trường PTTT đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; Tiêu chí và các quy định để thực hiện xã hội hóa trong việc xây dựng trường PTTT cho đội ngũ trong nhà trường và CMHS qua hình thức hội nghị, trong các buổi họp của nhà trường. Cụ thể như sau: - Phổ biến, tuyên truyền sâu rộng về Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD-ĐT về ban hành Chương trình GD phổ thông (Bộ GD-ĐT, 2018); Quyết định số 3036/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh (2014) về tiêu chí trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh; Quyết định số 4887/QĐ-UBND ngày 2/10/2015 của Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh (2015) (đã đề cập ở trên); - Công bố và đăng tải các nghị quyết, quyết định, thông tư, văn bản liên quan đến đổi mới GD-ĐT và xây dựng trường PTTT; sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, mục tiêu chung, mục tiêu riêng, lộ trình thực hiện và chuẩn bị các điều kiện để xây dựng trường PTTT lên trên bản tin, website của nhà trường; - Lồng ghép nội dung tuyên truyền trong các buổi họp: họp giao ban cán bộ quản lí (CBQL), tiếp xúc với CMHS để tuyên truyền vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng trường PTTT; - Tạo sự phối hợp tốt giữa nhà trường và chính quyền địa phương các cấp để tuyên truyền và tranh thủ sự đầu tư, tạo điều kiện để đơn vị thực hiện mô hình GD mới; Tổ chức tọa đàm, hội thảo về công tác xây dựng trường PTTT đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để tuyên truyền, nâng cao nhận thức đúng và đầy đủ về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức khi tiến hành. Đối tượng tham gia gồm lãnh đạo Uỷ ban nhân dân quận, phường; lãnh đạo Phòng GD-ĐT; CBQL, giáo viên (GV) nhân viên, CMHS, HS trường phổ thông; - Tăng cường truyền thông đến cộng đồng về chủ trương xây dựng trường PTTT đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế qua website, bảng thông tin của UBND phường, qua họp Đảng uỷ phường, buổi họp khu phố, bảng tin của trường, trong các cuộc họp có CMHS tham gia;

     TP. Hồ Chí Minh triển khai thí điểm mô hình

 trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế từ năm học 2016-2017.

- Giới thiệu những trường phổ thông thực hiện mô hình trường tiên tiến trên địa bàn thành phố để cộng đồng biết và tìm hiểu, đồng thời cung cấp thông tin giải thích rõ sự khác biệt của trường PTTT ở những điểm quan trọng như: sĩ số HS; đội ngũ GV, nhân viên; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị DH; chương trình GD, chất lượng GD và chuẩn quốc tế về tiếng Anh, tin học ở đầu ra cuối cấp.phổ thông tiên tiến giá thực trạng các trường phổ thông trên địa bàn, đối chiếu với các tiêu chí của trường PTTT; - Xác định trường có điều kiện tiệm cận với tiêu chí trường PTTT. Với đặc thù của quận trung tâm thì phải chú ý tìm trường có diện tích sân trường rộng, có đủ phòng để bố trí phòng học, xây dựng phòng học bộ môn và không bị áp lực cao về tuyển sinh;

      2.2.2. Quy hoạch trường theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế: - Phòng GD-ĐT rà soát, đánh

  trên địa bàn phường/xã có 2 trường cùng cấp học hoặc gần với trường cùng cấp ở địa bàn phường/xã khác; tham mưu UBND quận/huyện danh sách trường có thể xây dựng trường PTTT, xác định lộ trình thực hiện làm thí điểm ở 1 trường, sau đó rút kinh nghiệm triển khai các trường tiếp theo...; - Xây dựng phương án phân tuyến HS lớp 1, lớp 6 hàng năm cho HS trên địa bàn phường/xã của trường được chọn thực hiện Đề án, đảm bảo HS trên địa bàn được học ở trường còn lại của phường/xã hoặc trường gần nhất của phường/xã lân cận; - Làm việc với lãnh đạo UBND phường/xã để thống nhất phương án phân tuyến tuyển sinh mới; Tổ chức cho lãnh đạo UBND phường/xã đến thăm trường sẽ tiếp nhận HS của phường/xã theo phân tuyến mới để họ yên tâm và tuyên truyền, thuyết phục người dân đồng ý cho con học theo phân tuyến mới; - Tham mưu UBND quận/huyện đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho các trường tiếp nhận HS trước đây phân tuyến về trường xây dựng trường PTTT để CMHS yên tâm với việc phân tuyến mới; - Trình quận/huyện uỷ, HĐND quận/huyện phê duyệt về chủ trương xây dựng trường PTTT theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế cho các trường được chọn thực hiện.

 2.2.3. Xây dựng, phê duyệt Đề án và tuyển sinh trường phổ thông tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế

 - Phòng GD-ĐT chỉ đạo trường được chọn xây dựng Đề án trường PTTT. Đề án cần làm rõ được các nội dung:

 Sự cần thiết phải xây dựng trường PTTT; Cơ sở pháp lí; Xây dựng mục tiêu (sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể); Phương án xây dựng cơ sở vật chất; Phương án tuyển sinh; Bố trí nhân lực; Xây dựng chương trình GD; Xây dựng nguồn lực tài chính (phương án thu - chi cụ thể); Trình UBND quận/huyện phê duyệt Đề án; Tham mưu UBND quận/huyện trình UBND Thành phố phê duyệt cho phép thực hiện (thông qua Sở GD-ĐT);

 - Sau khi được UBND Thành phố ban hành quyết định cho phép thực hiện, quận/huyện, trường cần công khai rộng rãi Đề án xây dựng trường PTTT theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế của trường;

 - Phòng GD-ĐT tham mưu UBND quận/huyện ban hành Kế hoạch huy động và tuyển sinh các lớp đầu cấp hàng năm, trong đó giao quyền chủ động về tuyển sinh cho trường thực hiện Đề án (không phân tuyến HS trên địa bàn phường/xã) theo chỉ tiêu được phân bổ; Ưu tiên tiếp nhận HS trên địa bàn phường có nhu cầu học; Công khai rộng rãi Kế hoạch tuyển sinh của quận/huyện để người dân biết.

 - Phòng GD-ĐT phối hợp với Phòng Tài chính kế hoạch tham mưu UBND quận/huyện hướng dẫn mức thu cho các trường thực hiện; Phòng GD-ĐT chỉ đạo các trường tổ chức hội thảo để giới thiệu, tư vấn cho CMHS về mô hình trường PTTT, chương trình học và hoạt động trong các năm học, mức thu học phí,...

 2.2.4. Xây dựng và thực hiện chương trình trường phổ thông tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế

 Chỉ đạo các trường thực hiện Đề án xây dựng chương trình GD nhà trường. Chương trình được xây dựng trên cơ sở đảm bảo chương trình chung của Bộ GD-ĐT đồng thời phải phát triển chương trình riêng để thực hiện sứ mạng, mục tiêu, giá trị cốt lõi mà nhà trường đã xác định. Đó là chương trình quốc tế và chương trình phát triển phẩm chất và năng lực HS (chương trình tăng cường ngoại ngữ, tăng cường tin học, GD gắn với thực tiễn, GD kĩ năng, phát triển năng khiếu, GD cộng đồng).

Việc xây dựng chương trình GD nhà trường đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế phải trên quan điểm “lấy người học làm trung tâm”, phát huy được tính tích cực, chủ động và duy trì được động cơ học tập của HS; chương trình GD nhà trường phải được xây dựng dựa trên các điều kiện, chất lượng đội ngũ và nguồn lực trong, ngoài nhà trường (Nguyễn Lộc, Vũ Quốc Chung, 2011; Nguyễn Vũ Bích Hiền, 2015).

Xây dựng chương trình bổ sung nâng cao theo hướng tiếp cận năng lực và phù hợp với khả năng phát triển của HS ở các môn học để HS lựa chọn (Bodil Svendsen, 2016). Trong đó, chú trọng môn Ngoại ngữ, Tin học cho cả HS và GV bằng hình thức tổ chức các câu lạc bộ học thuật; các loại hình học tập trải nghiệm; tăng cường thí nghiệm thực hành; giảng dạy theo dự án; thực hiện các chủ đề tích hợp liên môn nhằm giúp HS bước đầu nghiên cứu khoa học và ứng dụng lí thuyết vào xử lí các vấn đề trong cuộc sống.

Thông qua các hoạt động GD toàn diện để rèn luyện những kĩ năng sống cho HS cùng với tổ chức các lớp dạy kĩ năng sống; tổ chức cho HS tham gia các hoạt động giúp đỡ cộng đồng ở địa phương, tham gia các hoạt động từ thiện, thăm và giúp đỡ các gia đình chính sách, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng..., hình thành ý thức có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Quy trình thực hiện xây dựng chương trình GD nhà trường được thực hiện như sau: - Bước 1: Phân tích nhu cầu và bối cảnh của nhà trường: Cần xem xét và phân tích các yếu tố bên trong để đánh giá về cách thức phân bổ nguồn lực hiện tại và xem xét phân bổ các nguồn lực này cho các hoạt động đổi mới, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS; Bầu không khí văn hóa nhà trường; Hiệu suất công việc, điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị; Sự hài lòng, tin tưởng của CMHS, đồng thời phân tích đánh giá các yếu tố bên ngoài: Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới GD phổ thông; Chủ trương phát triển sự nghiệp GD của chính quyền địa phương; Những thay đổi về mục tiêu, nội dung, phương pháp GD; Những thay đổi từ phía người học, nhu cầu của HS, CMHS, nhu cầu của cộng đồng và xã hội để đưa ra các quyết định về mục tiêu, cấu trúc, nội dung và việc triển khai chương trình GD nhà trường; - Bước 2: Xác định nội dung, mục tiêu chương trình GD nhà trường: Căn cứ kết quả phân tích nhu cầu, bối cảnh nhà trường, xác định mục tiêu chương trình GD nhằm xác định chương trình cần trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng và phẩm chất gì để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hiện nay; - Bước 3: Xác định chuẩn đầu ra chương trình GD nhà trường: Xác định chuẩn đầu ra nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa mục tiêu của chương trình GD; khẳng định chất lượng, năng lực của người học sau khi hoàn thành chương trình; Chuẩn đầu ra góp phần định hướng cụ thể cho các hoạt động phát triển chương trình, lựa chọn các biện pháp GD, các biện pháp, mức độ kiểm tra, đánh giá người học; - Bước 4: Thiết kế chương trình nhà trường: Căn cứ vào mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình nhà trường, các nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất nhà trường, sự tham gia đóng góp của cộng đồng vào hoạt động GD của nhà trường, hiệu trưởng triển khai lựa chọn nội dung và khối lượng các môn học để đưa vào chương trình GD nhà trường. Trên cơ sở đó, thiết kế dự thảo khung kế hoạch triển khai các môn học, hoạt động GD, hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường; - Bước 5: Tổ chức lấy ý kiến và thẩm định chương trình: Sau khi dự thảo kế hoạch chương trình nhà trường được hoàn thành, nhà trường tổ chức hội thảo góp ý với sự tham gia của tất cả GV, đại diện HS, đại diện CMHS, đại diện của cộng đồng; Tranh thủ ý kiến chỉ đạo của cơ quan quản lí nhà nước về GD, của các cấp chính quyền. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh dự thảo chương trình GD nhà trường của đơn vị, trình lên cơ quan quản lí nhà nước về GD xem xét, phê duyệt; - Bước 6: Tổ chức thực hiện và đánh giá chương trình nhà trường: Nhằm bảo đảm sự phù hợp của chương trình với đặc điểm và nhu cầu phát triển của xã hội và cá nhân HS, đảm bảo chương trình vừa ổn định, vừa phát triển và đạt được hiệu quả cao nhất, sau mỗi học kì, năm học và sau khi đã áp dụng triển khai ở tất cả các khối lớp, nhà trường tổ chức đánh giá và tiếp tục điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình.

- Căn cứ đề án vị trí việc làm và thực trạng để xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức; phối hợp với cơ sở ĐT để giới thiệu nguồn dự tuyển, hợp đồng với nhân sự ở vị trí hiện đang tạm ngưng tuyển dụng để đảm bảo đủ nhân sự cho bộ máy nhà trường; - Nghiên cứu các văn bản, các chỉ đạo liên quan đến hoạt động bồi dưỡng, đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, GV phổ thông. Khảo sát, nắm bắt tình hình đội ngũ và kết quả đánh giá CBQL, GV, nhân viên theo chuẩn nghề nghiệp và theo các yêu cầu để làm việc trong môi trường PTTT; - Xác định tầm nhìn, mục tiêu, nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế nhà trường và đội ngũ GV hiện có. Xác định các phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng; các nguồn lực, đối tượng tham gia bồi dưỡng. Để nâng cao trình độ ĐT về chuyên môn cho đội ngũ GV, nhà trường cần xây dựng kế hoạch trung hạn (3 tới 5 năm) cụ thể để lần lượt cử cán bộ, GV tham gia học tập theo các hình thức khác nhau để nâng trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, công khai cho cán bộ, GV biết và chuẩn bị điều kiện, tâm thế tự giác thực hiện. Cụ thể: - Nâng cao năng lực của CBQL: Có kế hoạch để 100% CBQL trường học được bồi dưỡng về các kĩ năng, nghệ thuật quản trị trường học tiên tiến, 100% CBQL tham dự lớp “Bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore”. CBQL trường học phải nâng cao lên trình độ thạc sĩ, ưu tiên ngành Quản lí GD; - Bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ: Nâng cao năng lực tiếng Anh, trình độ tin học bằng cách hỗ trợ kinh phí để GV thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc châu Âu; chứng chỉ tin học quốc tế IC3, MOS... Trong vòng 4-5 năm, có kế hoạch ĐT 100% GV đạt chuẩn tiếng Anh A2, 100% GV dạy tiếng Anh đạt chuẩn B2. Trong vòng 2 năm, có kế hoạch ĐT chứng chỉ tin học IC3 và MOS cho 100% GV, nhân viên thiết bị; - Bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp dạy học hiện đại; GV tham dự lớp tập huấn giảng dạy theo định hướng STEM với chuyên gia nước ngoài; cử GV theo học những khóa ĐT ngắn

     2.2.5. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu của trường phổ thông tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế:

hạn về phương pháp DH tích cực; tham dự hội thảo, khai thác các nguồn học liệu mở để tự học, tự bồi dưỡng; - Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức và cá nhân trong nhà trường, giữa nhà trường với các cơ sở bồi dưỡng, các chuyên gia để tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV, nhân viên; phát huy vai trò tổ, nhóm chuyên môn, khuyến khích và coi trọng công tác tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân. Không ngừng cải thiện, nâng cao trình độ cho GV; xây dựng được chương trình ĐT, bồi dưỡng, tham quan học tập trong nước hoặc ngoài nước với các chuyên gia; - Xây dựng đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước tham gia giảng dạy và hỗ trợ chuyên môn các nội dung về chương trình nâng cao tại các trường; Tổ chức ĐT đội ngũ GV dạy được song ngữ một số môn khoa học cơ bản; - Đẩy mạnh hình thức ĐT từ xa, bồi dưỡng trực tuyến (qua mạng Internet, các phương tiện truyền thông khác); Xây dựng đội ngũ GV nòng cốt để hướng dẫn, giúp đỡ GV trong quá trình bồi dưỡng (là những GV có chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm giảng dạy, có nhiệt huyết và có khả năng thuyết trình...); Tăng cường công tác bồi dưỡng GV dạy giỏi: Hàng năm, tổ chức thi GV giỏi cấp trường; Động viên GV có năng lực tham gia hội thi GV dạy giỏi các cấp; giúp GV có cơ hội đánh giá, khẳng định năng lực bản thân.

2.2.6. Xây dựng cơ sở vật chất trường phổ thông tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế: - Lập kế hoạch rà soát cơ sở vật chất, thiết bị hiện có của các trường xây dựng Đề án trường PTTT theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế; Tham mưu Uỷ ban nhân dân quận/huyện mở rộng trường, đảm bảo diện tích/HS theo quy định và có diện tích sân chơi, bãi tập đảm bảo 25% diện tích nhà trường; - Xây dựng kế hoạch bổ sung theo danh mục thiết bị do Bộ GD-ĐT ban hành và trang bị thêm các trang thiết bị DH hiện đại; Trang bị hệ thống wifi, đường truyền internet tốc độ cao để dùng chung và đáp ứng nhu cầu hoạt động trực tuyến; Trang bị máy vi tính, màn hình chiếu, bảng tương tác trong phòng học bộ môn và trong từng lớp học; trang bị những phần mềm ứng dụng đồ họa, phần mềm DH phổ biến; khai thác hiệu quả kho học liệu số toàn ngành, xây dựng ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung, DH trực tuyến; Trang bị các thiết bị DH bộ môn tự động hóa, lập kế hoạch đầu tư mới phòng thực hành STEM cùng trang thiết bị thông minh để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học của HS; - Xây dựng thư viện theo mô hình thư viện trường học hiện đại, thân thiện, thực sự là trung tâm truyền thông, kết nối thế giới và trở thành không gian học tập chung trong nhà trường. Thư viện được trang bị các loại hình sách điện tử, sách báo bằng tiếng Anh, máy tính nối mạng tốc độ cao, dung lượng bộ nhớ lớn, kết nối với những thiết bị đa phương tiện phục vụ nghiên cứu của GV và HS. Hình thức của thư viện đa dạng và được thay đổi thường xuyên: thư viện góc lớp, thư viện cây xanh, thư viện nằm đọc, thư viện đa năng,... trang trí với những chủ đề khác nhau theo từng thời điểm nhằm tăng cường trí tò mò, tạo không gian sáng tạo và giúp HS giảm áp lực học tập; - Xây dựng và trang bị phòng tập đa năng có đủ dụng cụ để GV và HS luyện tập thể thao nâng cao thể lực; học tập các môn nghệ thuật để giải trí, nâng cao giá trị tinh thần, giảm căng thẳng; Huy động nguồn vốn đầu tư xã hội hóa để xây dựng bể bơi di động lắp ráp tại các trường có đủ diện tích phục vụ dạy bơi, rèn luyện thân thể và giải trí cho HS; - Điều chỉnh, sắp xếp lại các không gian trong trường học một cách khoa học và truyền cảm hứng cho người học, đáp ứng nhu cầu không gian học tập cá thể. Điều chỉnh thiết kế phòng học, phòng thực hành thí nghiệm, bàn ghế GV, HS phù hợp với làm việc nhóm và học tập cá nhân; - Lập kế hoạch sử dụng tối đa và hiệu quả các không gian, phòng chức năng hiện có trong nhà trường phục vụ cho hoạt động dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, nâng cao phẩm chất và năng lực của HS. Thường xuyên kiểm tra việc quản lí và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị DH thông qua báo cáo của CBQL phụ trách, theo dõi sổ đăng kí sử dụng các thiết bị, phòng chức năng của các lớp, thực hiện kiểm kê tài sản định kì; - Phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước, của cộng đồng và của CMHS để hoàn thiện cơ sở vật chất. Tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị nghiên cứu khoa học hiện đại phục vụ tốt cho môi trường DH phát triển năng lực HS; - Thực hiện đề xuất xin chủ trương của Uỷ ban nhân dân quận/huyện, thống nhất thỏa thuận sự đóng góp của CMHS; đề xuất phương án trên cơ sở lấy thu bù đủ chi đảm bảo có đủ điều kiện hoạt động DH đem lại chất lượng cao, kết quả ĐT đáp ứng yêu cầu mục tiêu đề ra; - Xây dựng kế hoạch sử dụng các nguồn lực tài chính để đảm bảo các hoạt động GD được tiến hành đầy đủ, hiệu quả và đạt được các mục tiêu mà trường đề ra. Học phí trường PTTT chi cho các hoạt động GD, thù lao trả GV, nhân viên; Ngân sách nhà nước chi lương và các khoản còn lại.

2.3. Vận dụng vào thực tế xây dựng trường phổ thông tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

- Để xây dựng trường PTTT theo xu thế hội nhập, 6 giải pháp trình bày ở trên đã được thực hiện tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh theo lộ trình sau:

      + Năm học 2016 - 2017: thực hiện tại Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học (lớp 1)

 - Trường chưa tạo được uy tín về chất lượng GD. Trên địa bàn phường chỉ có 1 trường tiểu học, thuộc địa bàn khó khăn của quận (ở khu vực chợ Cầu Muối cũ); + Năm học 2018-2019: mở rộng thực hiện tại Trường THCS Huỳnh Khương Ninh.

- Việc vận dụng các giải pháp trên đã mang lại hiệu quả trong việc xây dựng trường PTTT theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế: + Các cấp quản lí, ban ngành, đoàn thể địa phương, đội ngũ nhà trường, CMHS có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc xây dựng trường PTTT theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế nên có quyết tâm phối hợp thực hiện; xây dựng được môi trường GD tiên tiến, hiện đại; + Được CMHS đồng thuận, tin tưởng vào chất lượng GD và hiệu quả của mô hình nhà trường mới; + Chương trình GD nhà trường phong phú, đáp ứng được nhu cầu học tập theo khả năng và sở thích của HS. HS hứng thú học tập, được tham gia nhiều hoạt động GD, tiếp cận phương pháp DH hiện đại, được phát triển phẩm chất và năng lực, đặc biệt là được GD kĩ năng sống thông qua các hoạt động trải nghiệm, năng lực tin học, ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế; HS năng động, tự tin; + Đội ngũ CBQL, GV năng động, sáng tạo, tiếp cận nhanh với phương pháp DH tích cực và hiện đại, từng bước nâng cao trình độ ĐT, năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học; + Đảm bảo chỉ tiêu của thành phố: 3 cấp học đều có trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế; + Tạo thêm được những điểm sáng của ngành GD Quận 1 tại địa bàn khó khăn, tạo thêm trường có “thương hiệu” về chất lượng GD cho Quận 1 (Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học được tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua xuất sắc của UBND TP. Hồ Chí Minh, Huân chương Lao động hạng 3; trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đầu tiên của bậc học phổ thông; Trường THCS Huỳnh Khương Ninh được tặng Bằng khen của Bộ GD-ĐT); +

+ Được Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh tổ chức cho 23 quận/huyện về tham quan, học tập tại Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học; được báo cáo tham luận trong Hội nghị tổng kết xây dựng trường thực hiện mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Ngoài ra,

được một số đoàn của nước ngoài, tỉnh thành khác về tham quan, học tập.

3. Kết luận

Xây dựng trường PTTT theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế là hết sức cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Để thực hiện thành công mô hình trường PTTT, chúng ta cần thực hiện 6 giải pháp trên một cách đồng bộ. Kết quả thành công của Quận 1, Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh đã nhân rộng triển khai cho các quận/huyện khác. Mô hình này cũng có thể áp dụng cho các địa phương có đặc điểm tương đồng. Mô hình có sức lan tỏa mạnh, tạo ra “làn gió mới” trong DH theo định hướng đổi mới và sáng tạo, góp phần tạo sự thành công trong thực hiện chương trình GD phổ thông mới.

Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Bodil Svendsen (2016). Teachers’ experience from a school-based collaborative teacher professional development programme: reported impact on professional development. Teacher Development, 20(3), 313-328. doi:10.1080/13664530.2016.1149512.

Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Nguyễn Lộc, Vũ Quốc Chung (2011). Kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình giáo dục phổ thông. NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015, chủ biên). Phát triển và quản lí chương trình giáo dục. NXB Đại học Sư phạm. Peter F. Oliva (2006). Xây dựng chương trình học (Nguyễn Kim Dung dịch). NXB Giáo dục.

Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo

dục 2011-2020”.

Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh (2014). Quyết định số 3036/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 về tiêu chí trường phổ

thông tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh.

Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh (2015). Quyết định số 4887/QĐ-UBND ngày 2/10/2015 Ban hành Kế hoạch

thực hiện Chương trình hành động của Thành uỷ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 - Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates