SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2023

Chú để GVMN 06 - Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

 



Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là gì?

Có thể hiểu phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chính là tạo cơ hội giúp trẻ chủ động học tập và phát triển toàn diện về thể chất, tâm lý, trí tuệ, các mối quan hệ, trí thông minh nội tâmtrí thông minh không gian, giáo dục tính cách của bé,… bằng nhiều cách thức khác nhau. Qua đó, giáo viên sẽ có những kế hoạch xây dựng bài giảng phù hợp với trình độ và thế mạnh riêng của trẻ.

Khi liên hệ thực tế phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, lý do quan điểm giáo dục này nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phụ huynh, vì những lợi ích sau:

  • Trẻ tích cực và chủ động học tập: Thay vì đơn thuần là người nhận thông tin, trẻ được trực tiếp khám phá và nghiên cứu theo sở thích và nhu cầu của mình.
  • Phát triển kỹ năng tư duy phản biện: Phương pháp này khuyến khích trẻ suy nghĩ và học tập độc lập. Thay vì đơn thuần tiếp thu thụ động thông tin từ người khác, trẻ học cách đọc hỏi, phân tích và suy luận khi chủ động khám phá.
  • Tăng kỹ năng tương tác xã hội: Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm thương đi kèm với hoạt động nhóm. Từ đó, trẻ có cơ hội phát triển khả năng giao tiếp, hợp tác và lắng nghe trong quá trình học tập.


Mục tiêu của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Cơ sở khoa học của quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong giáo dục mầm non là luôn xoay quanh các mục tiêu nhằm đảm bảo đem lại những cơ hội tốt nhất, tất cả vì quyền lợi trẻ, vì sự phát triển toàn diện của trẻ. Và phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm luôn theo đuổi những mục tiêu thiết thực, đó là:

  • Tạo cho trẻ cảm giác hứng thú trong học tập: Phát huy thế mạnh, khả năng của từng trẻ, phát triển trí thông minh cho trẻ.
  • Tạo cho bé có cơ hội hiểu nhiều, biết nhiều: Từ đó, giúp bé được đánh giá đúng, có thêm kỹ năng giải quyết vấn đề và tạo cho bé cảm giác được tôn trọng.
  • Luôn hướng tới cơ hội tốt nhất cho sự phát triển toàn diện cho trẻGiúp bé phát triển về tính cách, suy nghĩ và cách ứng xử của trẻ thông qua việc xây dựng những kỹ năng mềm và kỹ năng sống thiết yếu.

Xem thêm:

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Mục tiêu của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (Nguồn: ISSP)

Nguyên tắc thực hiện việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Khi áp dụng phương pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, ngoài hiểu được bản chất đúng của phương pháp này, các trường học, các tổ chức giáo dục cần cần tìm hiểu kỹ tài liệu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và đảm bảo được các nguyên tắc sau:

  • Xây dựng các kế hoạch giáo dục phù hợp với từng trẻ: Để làm đươc điều này, phương pháp giáo dục phải dựa trên những khả năng, nhu cầu, hứng thú và thế mạnh của trẻ.
  • Giáo viên và phụ huynh cần đặt niềm tin vào con trẻNiềm tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiến bộ và phát triển theo cách riêng.
  • Kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau: Nhà trường cần kết hợp với phụ huynh để giúp bé được tiếp cận nhiều phương pháp học thông qua chơi. Thông qua vui chơi, trẻ sẽ có nhiều cơ hội khám phá thế giới, phát triển tư duy sáng tạotrí thông minh logic và tương tác với bạn bè.
  • Xây dựng các kế hoạch học tập phù hợp với bé: Chương trình và môi trường học tập cần được dựa trên những gì mà trẻ đã được biết và nằm trong khả năng của bé.

Xem thêm:

Nguyên tắc thực hiện việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Nguyên tắc thực hiện việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (Nguồn: ISSP)

Môi trường giáo dục mầm non là sự kết hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động vui chơi của trẻ. Do đó, khi xây dựng môi trường giáo dục mầm non, để giúp trẻ phát triển toàn diện cần tôn trọng các yếu tố sau:

  • Môi trường giáo dục phải được thiết kế tập trung vào việc phát triển của trẻ: Phương pháp giảng dạy cần hướng tới các mục tiêu giáo dục, các mục tiêu tổ chức hoạt động chăm sóc và dục trẻ nhỏ. Đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn và tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương và được tôn trọng.
  • Xây dựng môi trường học tập đầy đủ tiện ích: Bố trí, sắp xếp khu vực học tập, khu vực vui chơi năng động, sáng tạo và thuận tiện phù hợp với chủ đề và nội dung học tập.
  • Cung cấp trang thiết bị cho trẻ đầy đủ: Đảm bảo trang bị, cung cấp đầy các dụng cụ, giáo cụ, đồ chơi phù hợp với từng chủ đề và vận dụng được các kiến thức kỹ năng đã học vào đời sống
  • Luôn tạo cơ hội và mở rộng quan hệ giao tiếp xã hội cho trẻ: Khuyến khích sự tự tin và khả năng sáng tạo trong quá trình học tập, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi giải trí, các cuộc thi, lễ hội,..
  • Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cha mẹ và cộng đồng: Ý nghĩa của việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần được lan rộng, bằng cách tạo cơ hội cho gia đình và cộng đồng được tham gia các hoạt động trong của trường. Qua đó phối hợp chặt chẽ với gia đình, với cộng đồng để chăm sóc trẻ bằng nhiều hình thức phù hợp với sự phát triển của trẻ.

Xem thêm:

Môi trường trong lớp học

Để trẻ tập trung hứng thú trong học tập, môi trường lớp học cần được thiết kế một cách sinh động, đẹp mắt và tạo được sự hứng thú cho trẻ. Cụ thể, nên sắp xếp không gian gọn gàng, bố trí các khu vực hợp lý thuận tiện cho từng hoạt động, gần gũi và quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của các bé. Từ đó, giúp bé phát triển nhiều kỹ năng và nhiều loại trí thông minh khác nhau như: Kỹ năng giao tiếp ứng xửtrí thông minh âm nhạctrí thông minh vận động, khả năng tự vệ,…

Một vài lưu ý khi thiết kế môi trường trong lớp học như sau:

  • Bố trí các góc hoạt động phải sáng sủa, thoáng mát
  • Các góc học động phải có ranh giới rõ ràng, giúp di chuyển dễ dàng, có sự liên kết giữa các góc hoạt động và thuận tiện cho hoạt động quan sát, hướng dẫn của giáo viên.
  • Tên hoặc ký hiệu các góc hoạt động cần được thiết kế dễ nhìn, dễ nhận dạng, đơn giản với trẻ.
  • Bố trí đầy đủ và phù hợp các dụng cụ, đồ chơi, đồ dùng cho trẻ ở từng góc học tập. Các vật dụng này thường xuyên tiếp xúc hằng ngày với các bé, chính vì vậy, khi bố trí các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi cần đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc an toàn. Các loại hình dụng cụ và đồ chơi phải phù hợp với lứa tuổi và cần được sắp xếp cất trữ gọn gàng, ngăn nắp.

Xem thêm: 

Môi trường ngoài trời

Cách xây dựng môi trường ngoài trời cũng ảnh hưởng  đến khả năng tiếp thu kinh nghiệm của trẻ.

Khi thiết kế môi trường ngoài trời cần chú ý như sau:

  • Vị trí các khu vực hoạt động cần được xác định rõ ràng: Bố trí nhiều loại học liệu, đồ chơi và phương tiện đặc trưng, phù hợp cho từng góc. Khu vực sân chơi cần thoáng đãng, sạch sẽ không, có chướng ngại vật, đảm bảo kiểm tra tu chỉnh thường xuyên.
  • Các môi trường xung quanh cần đảm bảo tính thẩm mỹ: Từ đó, môi trường học tập sẽ đem lại ấn tượng cho người nhìn và thu hút trẻ em hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động ngoài trời.

Xem thêm: 8 Kỹ Năng Xã Hội Cho Trẻ Mầm Non Cần Thiết

Các phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Môi trường ngoài trời giúp trẻ mầm non phát triển toàn diện (Nguồn: ISSP)

Môi trường giáo dục bậc mầm non tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl giúp trẻ phát triển toàn diện

Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là trường quốc tế ở Sài Gòn dành cho trẻ từ 18 tháng đến 11 tuổi tại khu vực Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. ISSP là Trường Mầm Non và Trường Tiểu Học Quốc Tế TP. HCM được chứng nhận bởi tổ chức kiểm định hàng đầu thế giới là CIS và NEASC. Trường hiện cũng đang là ứng cử viên giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP). Môi trường giáo dục mầm non tại ISSP là một môi trường thân thiện, an toàn với cơ sở vật chất hiện đại giúp đem đến nhiều hứng thú cho trẻ khi tham gia vui chơi, học tập tại trường.

Xem thêm:

Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)

Trường Quốc Tế Saigon Pearl (Nguồn: ISSP)


Qua bài viết trên, mong rằng quý phụ huynh đã hiểu rõ giáo dục lấy trẻ làm trung tâmlà gì cũng như rất nhiều lợi ích thiết thực cho trẻ nhỏ mà phương pháp này mang lại. Để xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm phù hợp và vững chắc giai đoạn đầu sẽ giúp các bé có nền móng phát triển thuận lợi trong tương lai. Nhiệm vụ của giáo dục không gì khác ngoài mang lại những lợi ích tốt nhất và không ngừng đối với sự phát triển của con trẻ. Trường Quốc Tế Saigon Pearl cũng mang trong mình sứ mệnh đó. Trường luôn mong muốn được đồng hành cùng phụ huynh trên hành trình chăm lo cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates