SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023

5 giai đoạn phát triển kỹ năng viết vẽ của trẻ

 

Viết vẽ là kỹ năng phát triển mạnh kể từ khi trẻ được khoảng 15 tháng đến 3 tuổi, với 5 giai đoạn phát triển cụ thể.

Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu về 5 giai đoạn phát triển kỹ năng viết vẽ của trẻ, để có thể đánh giá xem con mình đang ở bước nào, từ đó có cách khuyến khích con cho phù hợp nhé!


Giai đoạn 1 (15 tháng - 2 tuổi rưỡi): Vẽ nguệch ngoạc 


Trẻ dùng cả bàn tay để nắm lấy bút, khi vẽ thì chuyển động cả cơ vai. Trẻ bắt đầu nhận ra rằng, những chuyển động của mình sẽ tạo ra các đường nét xuất hiện trên trang giấy. Ở lứa tuổi nào, trẻ cũng thích sáng tạo nghệ thuật, nhưng ở giai đoạn này, trẻ đặc biệt thích việc sử dụng các giác quan để cảm nhận những gì mình đang làm, ví dụ như cảm giác khi cầm bút, ngửi mùi màu nước, hay cảm nhận sự mềm dẻo của đất sét. 


ky-nang-viet-ve-1-ed97.jpg

Kỹ năng viết vẽ giai đoạn 1: trẻ sẽ bắt đầu vẽ những nét nguệch ngoạc.


Tuy nhiên, một số trẻ cũng có thể chưa thích các hoạt động liên quan đến quá nhiều giác quan, như tô màu bằng ngón tay. Bố mẹ có thể đợi đến khi trẻ lớn hơn một chút rồi từ từ cho trẻ làm quen với các hoạt động này.

Giai đoạn 2 (2-3 tuổi): Vẽ có kiểm soát

Trẻ kiểm soát các cơ bàn tay và ngón tay tốt hơn, nên những nét vẽ cũng thay đổi và trông “mượt mà” hơn. Trẻ có thể vẽ đi vẽ lại những nét giống nhau trên giấy, như hình tròn mở, đường cong, các đường ngang, dọc... Dần dần, trẻ sẽ biết đặt bút vào giữa ngón cái và ngón trỏ.


ky-nang-viet-ve-2-129e.jpg

Kỹ năng viết vẽ giai đoạn 2: trẻ kiểm soát các cơ bàn tay và ngón tay tốt hơn.


Giai đoạn 3 (2 tuổi rưỡi - 3 tuổi rưỡi): Vẽ đường kẻ và các mẫu hình


Trẻ hiểu được rằng, chữ viết tay được tạo nên bởi các đường kẻ, đường cong và các mẫu hình lặp đi lặp lại, nên trẻ sẽ cố gắng bắt chước để tạo nên “chữ” của mình. Do đó, dù chưa thực sự viết được chữ, nhưng trẻ đã tạo ra được một số nét hoặc phần của các chữ cái, như dấu chấm, các đường thẳng, đường cong. Những lúc như vậy, trẻ sẽ rất thích thú vì nhận ra hình vẽ của mình có ý nghĩa. Ví dụ, trẻ viết lên giấy và nói cho bố mẹ biết đó là những từ gì. Đây là bước tiến quan trọng để trẻ tiến tới học đọc và viết.


ky-nang-viet-ve-3-c23d.jpg

Trẻ vẽ được những dấu chấm, đường kẻ, đường cong.


Giai đoạn 4 (3-5 tuổi): Vẽ đồ vật và người

Khả năng lưu giữ một hình ảnh trong đầu và thể hiện nó trên trang giấy là kỹ năng tư duy cần nhiều thời gian để phát triển. Lúc đầu, trẻ sẽ vẽ xong rồi mới đặt tên cho “tác phẩm” của mình, thường là tên của những người, động vật, đồ vật mà trẻ quen thuộc.


Dần dần, trẻ sẽ lên kế hoạch rõ ràng về những gì mình sẽ vẽ từ trước khi bắt tay vào việc. Trẻ vẽ nhiều chi tiết hơn, thành thạo hơn trong việc dùng bút và kết hợp màu sắc. 


ky-nang-viet-ve-4-b137.jpg

Kỹ năng viết vẽ giai đoạn 4: trẻ vẽ được nhiều chi tiết hơn, dùng bút thành thạo hơn.


Khi bắt đầu biết vẽ có chủ đích, trẻ cũng sẽ biết tư duy tượng trưng. Đây là cột mốc quan trọng cho thấy trẻ đã hiểu rằng các nét vẽ trên giấy có thể tượng trưng cho những hình ảnh cụ thể, ví dụ như ngôi nhà, con mèo hay con người. 


Trẻ cũng bắt đầu hiểu sự khác biệt giữa tranh vẽ và chữ viết. Do vậy, trẻ có thể sẽ vẽ một bức tranh và viết nguệch ngoạc vài chữ ở bên dưới để mô tả hoặc kể một câu chuyện liên quan. Khi có thể chia sẻ câu chuyện với bố mẹ, trẻ sẽ có động lực để sáng tạo nhiều hơn nữa.

Giai đoạn 5 (3-5 tuổi): Luyện viết chữ

Trẻ thường bắt đầu việc luyện viết chữ bằng cách viết những chữ cái trong tên của mình, vì đây là những chữ quen thuộc nhất. Trẻ cũng tạo ra những “chữ giả” bằng cách sử dụng những mẫu hình quen thuộc trong các ký tự bình thường. Sau đó, trẻ thường cho rằng chữ “giả” mà mình tạo ra đó là chữ thật, vì trông chúng cũng giống những chữ thật mà trẻ vẫn nhìn thấy.


ky-nang-viet-ve-5-9f73.jpg

Kỹ năng viết vẽ giai đoạn 5: trẻ bắt đầu tập viết chữ ở giai đoạn 3-5 tuổi.


Trẻ cũng bắt đầu hiểu rằng, có những chữ có nét dài và có những chữ có nét ngắn. Từ đó, những nét nguệch ngoạc của trẻ cũng bắt đầu thay đổi. Thay vì viết một dãy dài các chữ hoặc các mẫu hình giống chữ, trẻ sẽ biết viết những nét ngắn dài khác nhau, trông giống các từ và câu thật. Đây là cột mốc quan trọng cho thấy trẻ đã bắt đầu hiểu rằng, chữ viết và chữ in là có ý nghĩa.

Vì mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nên 5 giai đoạn này chỉ có tính tương đối. Dù trẻ ở lứa tuổi hay phát triển đến giai đoạn nào, bố mẹ cũng hãy luôn tạo điều kiện để giúp đỡ trẻ phát triển kỹ năng viết vẽ nhé 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates