SƯU TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT CHO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC VIỆT NAM THỜI 4.0

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2023

Mô hình kinh doanh là gì? Top những mô hình kinh doanh được yêu thích nhất hiện nay

 


Mô hình kinh doanh là gì? Top những mô hình kinh doanh được yêu thích nhất hiện nay

Kinh doanh là một phần không thể thiếu trong việc phát triển kinh tế của các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, để lựa chọn được một mô hình kinh doanh phù hợp là điều không hề dễ dàng, nhất là đối với những cá nhân mới bắt đầu khởi nghiệp. Vậy mô hình kinh doanh là gì? Nó mang lại lợi ích như thế nào đối với chúng ta. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Mô hình kinh doanh là gì?

Được biết mô hình kinh doanh là chiến lược cốt lõi của công ty nhằm mục đích kinh doanh có lãi. Hay nói cách khác đó là xác định được sản phẩm, dịch vụ mà họ bán, bao gồm thị trường mục tiêu cũng như các khoản chi phí dự kiến khác cho Marketing.

Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn. Nó giúp cho các công ty/doanh nghiệp mới thu hút đầu tư, tạo động lực làm việc cho đội ngũ nhân viên. Riêng với những công ty/doanh nghiệp đã thành lập lâu đời, thì mô hình này lại giúp họ dự đoán được xu hướng và thách thức của cả hiện tại và tương lai.

Tất cả các quy trình cũng như chính sách kinh doanh mà họ áp dụng, tuân theo đều là một phần của mô hình kinh doanh.

Mô hình kinh doanh mang đến lợi ích gì cho sự phát triển của doanh nghiệp?

Mô hình kinh doanh là định hướng chiến lược phát triển của công ty/doanh nghiệp của hiện tại và tương lai. Hơn nữa, nó còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, đáp ứng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Song song với đó, doanh nghiệp còn có thể dự đoán chính xác doanh thu mà mình sẽ nhận được mỗi tháng, điều này giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về những điểm mạnh, điểm yếu hay những nguồn lực của công ty.

Một mô hình kinh doanh được cho là lý tưởng nhất khi mang trong mình sự độc đáo và không dễ dàng sao chép được. Đó cũng là lý do mà các nhà quản trị luôn trăn trở trong việc hình thành và xây dựng.

Những lợi ích mà mô hình kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp
Những lợi ích mà mô hình kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp

Những lợi ích mà mô hình kinh doanh mang đến cho doanh nghiệp đó là:

  • Xác định được chiến lược kinh doanh sản phẩm/dịch vụ ngắn và dài hạn
  • Xác định được phân khúc khách hàng chính mà doanh nghiệp hướng đến
  • Tạo tiền đề cho việc thiết lập kế hoạch phục vụ phân khúc khách hàng của doanh nghiệp
  • Xác định các kênh tiếp cận và cung cấp sản phẩm/dịch vụ của mình đến tay người dùng.
  • Thiết lập và duy trì mối quan hệ đối với khách hàng
  • Tập trung vào phát triển các nguồn lực chính của doanh nghiệp như nguồn vốn, nhân lực, công nghệ kỹ thuật,…
  • Mở rộng cơ hội phát triển thị trường mà doanh nghiệp có thể tận dụng, đưa ra những giải pháp có lợi cho khách hàng

Chung quy lại, mô hình kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định thành công cũng như thất bại của một doanh nghiệp. Nó giúp những nhà quản trị quyết định cách thức kinh doanh, hoạt động để kiếm tiền một cách hiệu quả.

Những thành phần thiết yếu của mô hình kinh doanh

Có thể thấy mỗi một mô hình kinh doanh đều sẽ mang trong mình những nét đặc trưng cũng như chức năng riêng. Tuy nhiên, chúng đều bao gồm những thành phần cơ bản như sau:

  • Đề xuất giá trị: Một tính năng cụ thể là cho sản phẩm/dịch vụ của bạn hấp dẫn khách hàng
  • Thị trường mục tiêu: Mỗi một nhóm người tiêu dùng cụ thể, có nhu cầu đến sản phẩm
  • Lợi thế cạnh tranh: Một tính năng độc đáo của sản phẩm/dịch vụ mà đối thủ cạnh tranh không thể dễ dàng sao chép được.
  • Cấu trúc chi phí: Bao gồm các chi phí cố định và biến đổi mà doanh nghiệp yêu cầu để hoạt động. Và những chi phí ấy ảnh hưởng như thế nào đến việc định giá
  • Các chỉ số chính: Những cách mà công ty của bạn có thể đo lường được
  • Nguồn lực: Bao gồm tài sản vật chất, trí tuệ và tài chính của công ty
  • Vấn đề và giải pháp: Điểm khó của khách hàng mục tiêu và cách mà công ty của bạn dự định đáp ứng
  • Mô hình doanh thu: Một khuôn khổ xác định nguồn thu nhập khả thi để theo đuổi
  • Các dòng doanh thu: Bao gồm những cách mà công ty của bạn có thể tạo ra thu nhập
  • Biên lợi nhuận: Số tiền doanh thu vượt quá chi phí kinh doanh.

Đây là yếu tố cần thiết để tạo nên một mô hình kinh doanh đúng nghĩa, tất nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể hình thành ý tưởng đó một cách rõ ràng dựa trên những thành phần này.

Vì thế, để chúng trở nên rõ ràng hơn thông qua mô hình kinh doanh thì bạn sẽ phải viết kế hoạch kinh doanh. Điều đó mang lại tầm nhìn cũng như định hướng chính cho ý tưởng kinh doanh của bạn, theo thời gian bạn sẽ có thể thay đổi sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh dài hạn của công ty.

Một số mô hình kinh doanh tiềm năng tại Việt Nam

Đối với những mô hình kinh doanh phổ biến trên thế giới thì các nhà đầu tư Việt ứng dụng và mang lại khá nhiều thành công. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những mô hình chưa được nhiều người biết đến nhưng trong tương lai, tiềm năng mà nó mang lại lại có doanh thu và lợi nhuận rất cao.

Một số mô hình kinh doanh tiềm năng tại Việt Nam
Một số mô hình kinh doanh tiềm năng tại Việt Nam
  • Mô hình kinh doanh lưu động: Đây là mô hình kinh doanh được bắt gặp vài năm trở lại đây, nhưng rất ít. Mô hình này hoạt động một cách độc lập, thường xuyên mà không cần phải đăng ký kinh doanh. Hiểu một cách đơn giản thì đó là hoạt động thương mại không có địa điểm cố định. Mô hình này được thể hiện thông qua hình thức bán hàng tích hợp trên những phương tiện di chuyển như xe máy, xe đẩy, xe tải nhỏ,…
  • Khách sạn chăm sóc thú cưng: Mô hình này ra đời đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng thú cung của nhiều người. Riêng Châu Âu có đến 200 triệu thú cưng được các hộ gia đình nuôi. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chỉ mới bắt đầu bắt gặp mô hình này tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố HCM. Nhưng trong tương lai, chắc chắn rằng mô hình này sẽ phát triển một cách mạnh mẽ hơn.
  • Mô hình đấu giá cao nhất: Đây là mô hình đưa khách hàng tiếp cận với những sản phẩm/dịch vụ tốt nhất qua các hình thức, ai đưa ra mức giá cao hơn thì người đó sẽ sở hữu sản phẩm.

Top những mô hình kinh doanh được yêu thích nhất hiện nay

Những mô hình kinh doanh được yêu thích nhất hiện nay
Những mô hình kinh doanh được yêu thích nhất hiện nay

Mô hình đăng ký

Mô hình này dựa trên ý tưởng bán các sản phẩm/dịch vụ để nhận doanh thu đăng ký định kỳ hàng tháng hoặc hàng năm. Nó có thể được áp dụng cho doanh nghiệp truyền thống hoặc doanh nghiệp trực tuyến.

Ví dụ như Netflix, người dùng cần thanh toán định kỳ hàng năm hoặc hàng tháng để có quyền sử dụng cũng như truy cập.

Mô hình Bundling

Đây là mô hình kinh doanh kết hợp, bao gồm các công ty bán 2 hoặc nhiều sản phẩm cùng lúc như một đơn vị duy nhất, với mức giá rẻ hơn so với việc họ tính phí bán các sản phẩm riêng lẻ.

Việc sử dụng mô hình này, các công ty sẽ có nhiều cơ hội tạo ra khối lượng bán hàng lớn hơn cũng như cung cấp các thị trường sản phẩm, dịch vụ đang khó khăn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bán sản phẩm với giá thấp thường sẽ có tỷ suất lợi nhuận thu hẹp dần.

Mô hình Freemium

Nó mô tả một công ty cung cấp miễn phí các tính năng cơ bản hoặc giới hạn cho người dùng và tính phí cho các tính năng bổ sung hoặc nâng cao.

Bạn cũng có thể hiểu đơn giản như việc bạn muốn truy cập một ứng dụng hay một phần mềm, trong đó bạn được truy cập tự do và sử dụng những tính năng nhất định. Để sử dụng tính năng này bạn cần phải trả tiền cho 1 lần đăng ký.

Mô hình Freemium
Mô hình Freemium

Mô hình Razor blades

Mô hình Razor blades là mô hình kinh doanh trong đó có một mặt hàng được bán với giá thấp hoặc tặng miễn phí nhằm mục đích thúc đẩy lượt mua và gia tăng doanh số.

Mô hình sản phẩm dưới dạng dịch vụ

Mô hình này cung cấp các sản phẩm giống nhau cho số lượng người tối đa, lặp đi lặp lại. Mô hình là một giải pháp thay thế cho cách tiếp cận “ mua và sở hữu” đã được thiết lập bao gồm thỏa thuận cho thuê để sử dụng. Nói đúng hơn thì đây là mô hình cho phép khách hàng mua dịch vụ thay vì mua sản phẩm chính.

Mô hình cho thuê

Mô hình cho thuê được thể hiện thông qua việc công ty mua sản phẩm từ người bán sau đó cho phép công ty khác sử dụng sản phẩm với một khoản phí định kỳ. Mô hình kinh doanh này hoạt động tốt nhất khi các mặt hàng có giá trị lớn như sản xuất các thiết bị y tế hay bất động sản,…

Mô hình Crowdsourcing

Mô hình này cho phép các công ty khai thác mạng lưới nhân tài trên khắp mọi nơi, mà không cần phải thuê nhân viên đến làm việc tại văn phòng. Nói đúng hơn đó là thuê nhân viên làm việc từ xa bằng cách trao đổi, tiếp nhận thông tin công việc qua mạng internet hoặc các phương tiện truyền thông khác.

Mô hình này cho phép công ty tiết kiệm tối đa thời gian cũng như tiền bạc và có thể tiếp thị được những người có kỹ năng chuyên môn cao trên khắp mọi miền tổ quốc.

Mô hình Crowdsourcing
Mô hình Crowdsourcing

Mô hình một tặng một

Đây là mô hình kinh doanh cho những người khởi nghiệp, được phát triển bởi Blake Mycoskie, trong đó mỗi một món hàng mua sẽ được nhận thêm một món đồ cần thiết. Mô hình này được đánh giá khá khả thi để tạo ra giá trị thương mại trong xã hội hiện nay.

Mô hình nhượng quyền

Trong tất cả các loại mô hình kinh doanh được đề cập ở trên thì mô hình này được xem là mô hình quen thuộc nhất trên thị trường hiện nay. Mô hình nhượng quyền mô tả phương thức cá nhân/ doanh nghiệp/tập thể cho phép người khác kinh doanh sản phẩm dưới tên thương hiệu của mình và có thu phí trong một khoảng thời gian nhất định.

Mô hình phân phối

Mô hình này được thể hiện qua 3 cấp độ. Bao gồm: người sản xuất, người bán buôn và người bán lẻ. Nó hoạt động như một nhà phân phối nhằm mục đích đưa hàng hóa đã sản xuất ra thị trường.

Mô hình nhà sản xuất

Mô hình này đề cập đến các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu thô sau đó bán trực tiếp nó đến tay người dùng hoặc bán qua trung gian. Nói đúng hơn sẽ có một doanh nghiệp khác phụ trách mang sản phẩm đến với khách hàng.

Mô hình nhà bán lẻ

Mô hình này mô tả hoạt động mua sản phẩm từ các nhà sản xuất, nhà bán buôn hoặc công ty bán lẻ lớn và bán lại cho người dùng.Có thể thấy, nhà bán lẻ là mắt xích cuối cùng trong việc cung ứng, mua hàng hóa từ các nhà phân phối và sau đó bán cho khách hàng với giá vừa đủ để bù đắp chi phí và thu lợi nhuận.

Trên đây là một số nội dung liên quan đến mô hình kinh doanh cũng như giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn trong việc xác định và lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được phần nào mô hình kinh doanh là gì? Nên nhớ rằng không phải ngành nghề nào cũng có thể áp dụng mô hình kinh doanh. Chúc các bạn thành công


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates